LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH
Tôn thờ Phép Thánh Thể là tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô
Hôm nay cả gia đình giáo phận tập họp nhau tại đây, trong nhà thờ Chính tòa này, đúng vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa trong Giáo Hội. Chúng ta mừng lễ vào chính ngày, để các xứ họ mừng trọng thể vào ngày Chúa nhật tới.
Ở thế kỷ 16, một số người hồ nghi Chúa Kitô có thật trong Hình Bánh và Hình Rượu sau khi đã Truyền phép; hoặc cho rằng: Chúa Kitô chỉ hiện diện trong Phép Thánh Thể khi còn ở trong Thánh lễ, sau khi hiệp lễ thì không còn Thánh Thể nữa. Giáo Hội qua Công đồng Tridentiro dạy: Chúa Hiện diện trong Phép Thánh Thể khi còn hình Bánh và hình Rượu; nghĩa là hình thái còn được là Bánh và còn được là Rượu, thì Chúa Kitô vẫn Hiện diện với Mình và Máu Chúa trong Phép Thánh Thể. Để nhấn mạnh tới niềm tin đó, Giáo Hội truyền dạy sau lễ phải rước Mình Máu Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi mọi nơi có thể đi được: trong làng, ngoài phố vv... để chứng minh sự hiện diện của Chúa. Cuộc rước Thánh Thể là rước chính Chúa Kitô thật sự cả linh hồn và xác, như Chúa đã sống lại vinh quang có cả thiên tính và nhân tính đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Đó là cuộc rước vô cùng quí báu, vượt xa các cuộc rước các bức tượng bằng gỗ, đá, như chúng ta thường làm.
Vậy chúng ta tôn thờ Phép Thánh Thể là tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô ẩn thân trong hình Bánh và hình Rượu.
a) Một sự hiện diện do quyền phép của Chúa Thánh Thần. Cũng như xưa nhờ quyền phép Đức Chúa Thánh thần cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Đức Mẹ, thì nay cũng nhờ Đức Chúa Thánh Thần, như trong Kinh nguyện Thánh thể vẫn đọc trong thánh lễ: “Chúng tôi nài xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa lễ vật này, để trở nên cho chúng tôi Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng tôi”
b) Sự hiện diện do tình yêu mến vô bờ của Đức Kitô. Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình thì yêu thương đến tận cùng, đó là trao ban chính Mình và Máu Ngài cho chúng ta. Như Kinh Truyền phép chúng ta vẫn đọc: “Khi tự ý nộp mình chịu khổ hình, Người cầm lấy bánh tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán:. ... Này là Mình Thầy... Cũng một thể thức ấy, Người nói:. ..Này là chén Máu Thầy...”.
Bánh và rượu đã trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Mỗi lần chúng ta cử hành Thánh lễ như Chúa đã dạy, thì chúng ta lại có sự hiện diện của Chúa Kitô trong hình Bánh và hình Rượu... và cứ như vậy tiếp tục cho đến tận thế, như chính Chúa đã hứa: “Thầy ở cùng với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”.
Đó là mầu nhiệm Đức Tin. Nghĩa là các lí luận suy gẫm của nhân loại có thể cắt nghĩa phần nào, song phải được Đức Tin soi chiếu mới có thể thấu suốt, như chúng ta tung hô: “Lạy Chúa, chúng tôi loan truyền Chúa đã chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.
Để thể hiện sự Hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc sống mỗi người, chúng ta cũng được lãnh nhận Mình và Máu Chúa vào trong lòng chúng ta, để Chúa lấy chúng ta là Đền thờ, là Nhà tạm sống động của Chúa giữa cõi đời này.
Do đó, trong lễ này còn có một nghi thức trao các Bài Sai cho một số linh mục trong giáo phận.
Khởi sự từ Chúa Cha đã sai Chúa Con vào thế gian; và Chúa Con đã sai các tông đồ đi khắp thế gian, đồng thời chọn các đấng kế vị nơi trần thế là các Giám mục mọi nơi mọi thời; Các Giám mục cũng sai các linh mục, là những tông đồ chỉ hoàn toàn nhờ quyền năng Giám mục trao ban, để hợp tác với nhau trong giáo phận mà đem Tin Mừng đến cho anh em.
Đó là nhiệm vụ, nhưng cũng là vinh dự để được tham gia vào sứ mệnh được sai đi tốt đẹp như vậy.
Chúa hiện diện trong Thánh Thể cũng là lễ vượt qua như chúng ta đã đọc: “Trong đêm bị trao nộp...” Chúa đã hạ thân chịu nạn chịu chết trên thập giá nhờ qua biển đỏ, qua sa mạc, để sống lại vinh quang với Chúa trong Phép Thánh Thể: “Tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”. Các linh mục tham dự vào cuộc sai đi trong giáo phận cũng dự vào lễ vượt qua, bỏ mình đi, hạ mình xuống, ẩn thân trong hình bánh và rượu, qua sa mạc thử thách, mới có thể sống lại vinh quang với Chúa, đem Thánh Thể như của “cầm”, như bảo chứng cho chính mình và anh em chúng ta được sống lại và hằng sống.
Xin anh chị em cầu nguyện cho Đức Giám mục và các linh mục của anh chị em, là cộng tác viên và là cánh tay nối dài của Đức Giám mục, được bình an, vui mừng, chấp nhận một lễ vượt qua mới tới phục sinh vinh hiển trong Chúa Giêsu Thánh Thể.
Chúng ta sẽ dâng lễ này làm tái Hiện sự Hiện diện của Chúa, và sống thực tế Mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời chúng ta cho đến tận thế, để tận hưởng sự hiện diện hoàn toàn của Thiên Chúa Ba Ngôi cho tới muôn đời. Amen.
Lễ Thánh Thể 22/5/2008
Tôn thờ Phép Thánh Thể là tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô
Hôm nay cả gia đình giáo phận tập họp nhau tại đây, trong nhà thờ Chính tòa này, đúng vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa trong Giáo Hội. Chúng ta mừng lễ vào chính ngày, để các xứ họ mừng trọng thể vào ngày Chúa nhật tới.
Ở thế kỷ 16, một số người hồ nghi Chúa Kitô có thật trong Hình Bánh và Hình Rượu sau khi đã Truyền phép; hoặc cho rằng: Chúa Kitô chỉ hiện diện trong Phép Thánh Thể khi còn ở trong Thánh lễ, sau khi hiệp lễ thì không còn Thánh Thể nữa. Giáo Hội qua Công đồng Tridentiro dạy: Chúa Hiện diện trong Phép Thánh Thể khi còn hình Bánh và hình Rượu; nghĩa là hình thái còn được là Bánh và còn được là Rượu, thì Chúa Kitô vẫn Hiện diện với Mình và Máu Chúa trong Phép Thánh Thể. Để nhấn mạnh tới niềm tin đó, Giáo Hội truyền dạy sau lễ phải rước Mình Máu Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi mọi nơi có thể đi được: trong làng, ngoài phố vv... để chứng minh sự hiện diện của Chúa. Cuộc rước Thánh Thể là rước chính Chúa Kitô thật sự cả linh hồn và xác, như Chúa đã sống lại vinh quang có cả thiên tính và nhân tính đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Đó là cuộc rước vô cùng quí báu, vượt xa các cuộc rước các bức tượng bằng gỗ, đá, như chúng ta thường làm.
Vậy chúng ta tôn thờ Phép Thánh Thể là tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô ẩn thân trong hình Bánh và hình Rượu.
a) Một sự hiện diện do quyền phép của Chúa Thánh Thần. Cũng như xưa nhờ quyền phép Đức Chúa Thánh thần cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Đức Mẹ, thì nay cũng nhờ Đức Chúa Thánh Thần, như trong Kinh nguyện Thánh thể vẫn đọc trong thánh lễ: “Chúng tôi nài xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa lễ vật này, để trở nên cho chúng tôi Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng tôi”
b) Sự hiện diện do tình yêu mến vô bờ của Đức Kitô. Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình thì yêu thương đến tận cùng, đó là trao ban chính Mình và Máu Ngài cho chúng ta. Như Kinh Truyền phép chúng ta vẫn đọc: “Khi tự ý nộp mình chịu khổ hình, Người cầm lấy bánh tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán:. ... Này là Mình Thầy... Cũng một thể thức ấy, Người nói:. ..Này là chén Máu Thầy...”.
Bánh và rượu đã trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Mỗi lần chúng ta cử hành Thánh lễ như Chúa đã dạy, thì chúng ta lại có sự hiện diện của Chúa Kitô trong hình Bánh và hình Rượu... và cứ như vậy tiếp tục cho đến tận thế, như chính Chúa đã hứa: “Thầy ở cùng với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”.
Đó là mầu nhiệm Đức Tin. Nghĩa là các lí luận suy gẫm của nhân loại có thể cắt nghĩa phần nào, song phải được Đức Tin soi chiếu mới có thể thấu suốt, như chúng ta tung hô: “Lạy Chúa, chúng tôi loan truyền Chúa đã chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.
Để thể hiện sự Hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc sống mỗi người, chúng ta cũng được lãnh nhận Mình và Máu Chúa vào trong lòng chúng ta, để Chúa lấy chúng ta là Đền thờ, là Nhà tạm sống động của Chúa giữa cõi đời này.
Do đó, trong lễ này còn có một nghi thức trao các Bài Sai cho một số linh mục trong giáo phận.
Khởi sự từ Chúa Cha đã sai Chúa Con vào thế gian; và Chúa Con đã sai các tông đồ đi khắp thế gian, đồng thời chọn các đấng kế vị nơi trần thế là các Giám mục mọi nơi mọi thời; Các Giám mục cũng sai các linh mục, là những tông đồ chỉ hoàn toàn nhờ quyền năng Giám mục trao ban, để hợp tác với nhau trong giáo phận mà đem Tin Mừng đến cho anh em.
Đó là nhiệm vụ, nhưng cũng là vinh dự để được tham gia vào sứ mệnh được sai đi tốt đẹp như vậy.
Chúa hiện diện trong Thánh Thể cũng là lễ vượt qua như chúng ta đã đọc: “Trong đêm bị trao nộp...” Chúa đã hạ thân chịu nạn chịu chết trên thập giá nhờ qua biển đỏ, qua sa mạc, để sống lại vinh quang với Chúa trong Phép Thánh Thể: “Tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”. Các linh mục tham dự vào cuộc sai đi trong giáo phận cũng dự vào lễ vượt qua, bỏ mình đi, hạ mình xuống, ẩn thân trong hình bánh và rượu, qua sa mạc thử thách, mới có thể sống lại vinh quang với Chúa, đem Thánh Thể như của “cầm”, như bảo chứng cho chính mình và anh em chúng ta được sống lại và hằng sống.
Xin anh chị em cầu nguyện cho Đức Giám mục và các linh mục của anh chị em, là cộng tác viên và là cánh tay nối dài của Đức Giám mục, được bình an, vui mừng, chấp nhận một lễ vượt qua mới tới phục sinh vinh hiển trong Chúa Giêsu Thánh Thể.
Chúng ta sẽ dâng lễ này làm tái Hiện sự Hiện diện của Chúa, và sống thực tế Mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời chúng ta cho đến tận thế, để tận hưởng sự hiện diện hoàn toàn của Thiên Chúa Ba Ngôi cho tới muôn đời. Amen.
Lễ Thánh Thể 22/5/2008