St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
1- Tình mẹ như tình Chúa
Trong vụ động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, có một câu chuyện hết sức xúc động được lan truyền khắp thế giới mạng về một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô. Câu chuyện này khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.
Số là khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể của một phụ nữ trẻ qua khe tường nhà sụp đổ. Nhưng tư thế cô như một người đang quỳ gối cầu nguyện, và hai tay đỡ lấy một vật gì đó. Họ tìm cách dỡ bỏ đống đổ nát ra. Bỗng nhiên một người phát hiện một em bé 3 tháng tuổi còn sống, được bọc trong một chiếc chăn hoa dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ này đã hy sinh để cứu con mình khi ngôi nhà sập. Sau khi mở tấm chăn, bác sĩ nhìn thấy một điện thoại di động bên trong và có một tin nhắn: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con.” Tin nhắn này được loan truyền khắp nơi.
Từ câu chuyện này, tôi muốn chúng ta suy nghĩ về lòng thương xót Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Bởi vì có một điều gì đó tương tự trong chuyện này và câu chuyện về Thánh Thể: chính là tình yêu, là lòng thương xót, là sự hy sinh vì người mình yêu mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta như người mẹ đã làm cho con mình.
2- Thánh Thể, tột đỉnh của lòng thương xót
Trong Tông chiếu Dung Mạo Lòng Thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Chúa Giêsu Kitô là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của Đức tin Kitô giáo. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mạc khải danh Người với Môsê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Người. Vào “thời viên mãn” (Gl 4,4), Chúa Cha đã sai Con Một mình xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, để biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta một cách dứt khoát. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Chúa Giêsu thành Nadarét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Người đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
Nhưng tột đỉnh của tình yêu và lòng thương xót chính là việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và bước vào cuộc tử nạn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: “Khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời về chính mình và hy lễ vượt qua của mình, Chúa Giêsu đã đặt một cách biểu tượng hành động tối cao này của Mạc khải trong ánh sáng lòng thương xót của Người. Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Người, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ thành toàn trên thập tự giá” (số 7).
Quả thế, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của lòng thương xót Chúa. Tin Mừng thánh Gioan minh chứng điều đó: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nên Người muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người muốn ở với chúng ta luôn mãi (x. Mt 18,20). Người yêu chúng ta đến cùng (x. Ga 13,1), đến nỗi hiến mạng sống vì chúng ta (x. Ga 15,13). Người muốn chúng ta nên một với Người bằng cách ban chính Thịt và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6,53-54).
Vì thế, khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa. Chúng ta được nuôi sống bằng chính sự sống của Người. Cũng như khi tiếp nhận thức ăn vào trong bụng, chúng ta tiêu hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi sống mình. Cũng thế, khi rước Chúa Giêsu vào lòng, chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa; chúng ta có sự sống của Thiên Chúa; chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Điều này lý giải tại sao chúng ta chỉ rửa tội một lần, nhưng chúng ta cần phải đón nhận Bí tích Thánh Thể nhiều lần. Bởi lẽ, Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, tăng sức mạnh, làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày. Như thế, sau khi rước lễ, chúng ta có thể dám nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)” (Gl 2,20).
Khi nói về sự biến đổi nhờ Thánh Thể, Nicholas Cabasilas viết: “Chúa Kitô hiến mình trong chúng ta và tan biến mình với chúng ta, nhưng Người thay đổi và biến đổi chúng ta nên giống Người, như một giọt nước nhỏ được biến đổi bởi được đổ vào trong biển cả của dầu thơm.”
Với một cách diễn tả khác trong tập thơ về Thánh Thể tựa đề Khúc hát về Thiên Chúa Ẩn Dấu, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng con người mới, đời sống mới này được thực hiện nhờ Chúa Kitô Thánh Thể. Người viết:
“Và này một phép lạ xuất hiện
Một sự biến đổi:
Này Ngài trở nên con,
Con là Thánh Thể Ngài.”
Trong Thánh Thể, không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô, như Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi viết trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về Tân Lang; Tân Lang của con đã cưới con; Người muốn con thêm cho Người một nhân tính. Chúa Giêsu cũng đang nói với chúng ta: Ta đói khát con, Ta muốn sống trong con, vì thế, Ta cần sống trong các tư tưởng của con, trong mọi tình cảm của con; Ta cần sống qua thân xác con, qua cơ thể con, qua ước vọng mỗi ngày con; Ta cần con nuôi dưỡng theo cách thức mà con được Ta nuôi dưỡng!”
3- Hồng ân cao cả gắn liền với trách nhiệm
Trước Thánh Thể, chúng ta phải thốt lên rằng: Ôi thật là kỳ diệu và thật là an ủi biết bao khi nghĩ rằng con người của chúng ta trở thành con người của Chúa Kitô! Nhưng ân huệ này cũng đòi hỏi trách nhiệm và sự cố gắng của mỗi người: Nếu cặp mắt tôi trở thành cặp mắt Chúa Kitô và miệng tôi trở thành miệng Chúa Kitô, thì không có lý do nào có thể cho phép đôi mắt tôi thỏa thuê với những hình ảnh dâm dật trên phương tiện truyền thông truyền hình; không có lý do nào cho phép miệng lưỡi tôi nói những lời gian dối, lừa lọc, chống lại anh chị em mình, hay tôi dùng thân xác tôi phục vụ như một phương tiện của tội lỗi. Như thánh Phaolô chất vấn: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao?” (1 Cr 6,15).
Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta được mời gọi lên rước Chúa vào lòng. Nhưng khi lên rước Chúa, chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội trọng. Thánh Phaolô viết: “Vì thế, ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì xúc phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11,27-29).
Như vậy, bí tích Thánh Thể là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, nguồn mạch Lòng Thương Xót Chúa trào dâng cho loài người. Chúng ta được mời gọi năng đến tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể để kín múc nguồn ơn Thương Xót và để đáp lại tình Chúa đã dành cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự thật trong bí tích Thánh Thể. Con kính mến Chúa trên hết mọi sự, và khao khát được rước Chúa vào linh hồn con. Con muốn kết hợp với Chúa và xin Chúa đừng bao giờ để con lìa xa Chúa. Amen!
1- Tình mẹ như tình Chúa
Trong vụ động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, có một câu chuyện hết sức xúc động được lan truyền khắp thế giới mạng về một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô. Câu chuyện này khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.
Số là khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể của một phụ nữ trẻ qua khe tường nhà sụp đổ. Nhưng tư thế cô như một người đang quỳ gối cầu nguyện, và hai tay đỡ lấy một vật gì đó. Họ tìm cách dỡ bỏ đống đổ nát ra. Bỗng nhiên một người phát hiện một em bé 3 tháng tuổi còn sống, được bọc trong một chiếc chăn hoa dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ này đã hy sinh để cứu con mình khi ngôi nhà sập. Sau khi mở tấm chăn, bác sĩ nhìn thấy một điện thoại di động bên trong và có một tin nhắn: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con.” Tin nhắn này được loan truyền khắp nơi.
Từ câu chuyện này, tôi muốn chúng ta suy nghĩ về lòng thương xót Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Bởi vì có một điều gì đó tương tự trong chuyện này và câu chuyện về Thánh Thể: chính là tình yêu, là lòng thương xót, là sự hy sinh vì người mình yêu mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta như người mẹ đã làm cho con mình.
2- Thánh Thể, tột đỉnh của lòng thương xót
Trong Tông chiếu Dung Mạo Lòng Thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Chúa Giêsu Kitô là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của Đức tin Kitô giáo. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mạc khải danh Người với Môsê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Người. Vào “thời viên mãn” (Gl 4,4), Chúa Cha đã sai Con Một mình xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, để biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta một cách dứt khoát. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Chúa Giêsu thành Nadarét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Người đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
Nhưng tột đỉnh của tình yêu và lòng thương xót chính là việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và bước vào cuộc tử nạn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: “Khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời về chính mình và hy lễ vượt qua của mình, Chúa Giêsu đã đặt một cách biểu tượng hành động tối cao này của Mạc khải trong ánh sáng lòng thương xót của Người. Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Người, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ thành toàn trên thập tự giá” (số 7).
Quả thế, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của lòng thương xót Chúa. Tin Mừng thánh Gioan minh chứng điều đó: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nên Người muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người muốn ở với chúng ta luôn mãi (x. Mt 18,20). Người yêu chúng ta đến cùng (x. Ga 13,1), đến nỗi hiến mạng sống vì chúng ta (x. Ga 15,13). Người muốn chúng ta nên một với Người bằng cách ban chính Thịt và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6,53-54).
Vì thế, khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa. Chúng ta được nuôi sống bằng chính sự sống của Người. Cũng như khi tiếp nhận thức ăn vào trong bụng, chúng ta tiêu hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi sống mình. Cũng thế, khi rước Chúa Giêsu vào lòng, chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa; chúng ta có sự sống của Thiên Chúa; chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Điều này lý giải tại sao chúng ta chỉ rửa tội một lần, nhưng chúng ta cần phải đón nhận Bí tích Thánh Thể nhiều lần. Bởi lẽ, Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, tăng sức mạnh, làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày. Như thế, sau khi rước lễ, chúng ta có thể dám nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)” (Gl 2,20).
Khi nói về sự biến đổi nhờ Thánh Thể, Nicholas Cabasilas viết: “Chúa Kitô hiến mình trong chúng ta và tan biến mình với chúng ta, nhưng Người thay đổi và biến đổi chúng ta nên giống Người, như một giọt nước nhỏ được biến đổi bởi được đổ vào trong biển cả của dầu thơm.”
Với một cách diễn tả khác trong tập thơ về Thánh Thể tựa đề Khúc hát về Thiên Chúa Ẩn Dấu, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng con người mới, đời sống mới này được thực hiện nhờ Chúa Kitô Thánh Thể. Người viết:
“Và này một phép lạ xuất hiện
Một sự biến đổi:
Này Ngài trở nên con,
Con là Thánh Thể Ngài.”
Trong Thánh Thể, không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô, như Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi viết trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về Tân Lang; Tân Lang của con đã cưới con; Người muốn con thêm cho Người một nhân tính. Chúa Giêsu cũng đang nói với chúng ta: Ta đói khát con, Ta muốn sống trong con, vì thế, Ta cần sống trong các tư tưởng của con, trong mọi tình cảm của con; Ta cần sống qua thân xác con, qua cơ thể con, qua ước vọng mỗi ngày con; Ta cần con nuôi dưỡng theo cách thức mà con được Ta nuôi dưỡng!”
3- Hồng ân cao cả gắn liền với trách nhiệm
Trước Thánh Thể, chúng ta phải thốt lên rằng: Ôi thật là kỳ diệu và thật là an ủi biết bao khi nghĩ rằng con người của chúng ta trở thành con người của Chúa Kitô! Nhưng ân huệ này cũng đòi hỏi trách nhiệm và sự cố gắng của mỗi người: Nếu cặp mắt tôi trở thành cặp mắt Chúa Kitô và miệng tôi trở thành miệng Chúa Kitô, thì không có lý do nào có thể cho phép đôi mắt tôi thỏa thuê với những hình ảnh dâm dật trên phương tiện truyền thông truyền hình; không có lý do nào cho phép miệng lưỡi tôi nói những lời gian dối, lừa lọc, chống lại anh chị em mình, hay tôi dùng thân xác tôi phục vụ như một phương tiện của tội lỗi. Như thánh Phaolô chất vấn: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao?” (1 Cr 6,15).
Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta được mời gọi lên rước Chúa vào lòng. Nhưng khi lên rước Chúa, chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội trọng. Thánh Phaolô viết: “Vì thế, ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì xúc phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11,27-29).
Như vậy, bí tích Thánh Thể là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, nguồn mạch Lòng Thương Xót Chúa trào dâng cho loài người. Chúng ta được mời gọi năng đến tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể để kín múc nguồn ơn Thương Xót và để đáp lại tình Chúa đã dành cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự thật trong bí tích Thánh Thể. Con kính mến Chúa trên hết mọi sự, và khao khát được rước Chúa vào linh hồn con. Con muốn kết hợp với Chúa và xin Chúa đừng bao giờ để con lìa xa Chúa. Amen!