Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt và Mỹ
Tác giả: Khải Chính Phạm Kim Thư
Theo phong tục Việt Nam, sự hiếu thảo và nhớ ơn được coi là một truyền thống cao cả nhất. Hiếu thảo được thể hiện trong việc ân cần, trìu mến, tôn kính, vâng lời, và biết ơn cha mẹ. Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ từ cách ăn nói đến việc đứng ngồi, nhất nhất đều phải giữ gìn ý tứ và không được làm điều gì mất lòng và trái ý cha mẹ.
Khi đã kính yêu cha mẹ, người con tất nhiên biết ơn cha mẹ. Sự biết ơn cha mẹ được bày tỏ trong việc phụng dưỡng và sáng viếng tối thăm (thần hôn định tỉnh). Nhớ ơn thân nhân và tha nhân, người ta thường thăm viếng và biếu quà trong các dịp lễ tết. Nhớ ơn người quá cố được thể hiện trong việc giỗ tổ tiên, ông bà, và cha mẹ. Nhớ ơn thần thánh trời Phật được biểu lộ qua việc xây chùa lập đền tế lễ tạ ơn và tổ chức hội hè đình đám. Nhớ ơn các đấng anh hùng liệt nữ và những vị có công với đất nước được cụ thể hóa bằng cách lập đền miếu để thờ và đúc tượng hay dựng đài kỷ niệm để ghi ơn.
Điểm đặc biệt về truyền thống hiếu thảo của Việt Nam là nhớ ơn người quá cố bằng cách cúng giỗ và thiết lập từ đường, nhà thờ, chùa chiền, đình, đền, hay miếu để thờ, tế lễ, và mở hội với mục đích tạ ơn hay kỷ niệm ngày thần húy (ngày thần hóa hay mất) và ngày thần đản (ngày thần giáng sinh) của các vị anh hùng có công với đất nước. Người Âu Mỹ không có phong tục này.
I. Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt Nam
Người Việt Nam rất trọng sự hiếu thảo và đặt hiếu thảo lên hàng đầu của trăm nết tốt (bách hạnh). Chính vì thế mà người xưa đã nói: Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên. Vì thiên tính, bậc cha mẹ nào cũng biết yêu thương, nuôi nấng, và dạy bảo con cái hết lòng mà không cần phải học mới biết. Nhưng con cái cần phải được giáo dục mới hiểu công ơn cha mẹ và bổn phận làm con.
Người Bắc Mỹ cũng có hiếu với cha mẹ, nhưng đa số có vẻ coi nhẹ chữ hiếu vì họ không được dạy bổn phận phải phụng dưỡng và nuôi nấng cha mẹ khi các người già yếu. Chính vì thế mà khi cha mẹ họ già yếu họ đưa quý cụ vào viện dưỡng lão và phú mặc cho nhà nước nuôi. Chúng ta có được truyền thống tốt đẹp về hiếu thảo là do các nhà giáo dục chân chính ở Việt Nam trước kia đã đưa vào chương trình học đường môn luân lý giáo dục. Những ai có học và được giáo dục phần lớn đều biết hiếu thảo.
Trong cuốn Nho Giáo, quyển thượng, Trần Trọng Kim đã viết về cách giáo dục con người như sau: “trước hết dùng Thi Thư mà dạy, lấy hiếu đễ mà giáo dưỡng người, lấy nhân nghĩa mà giảng giải, lấy lễ nhạc giúp người quan sát sự vật, và sau cùng mới lấy văn lấy đức để giáo dục con người cho hoàn hảo.”
Thi Thư là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm Kinh Thi và Kinh Thư. Kinh Thi gồm các bài ca dao có tác dụng di dưỡng tính tình và mở mang trí thức con người. Kinh Thư có nội dung giúp hậu thế hiểu được tư tưởng cổ nhân về đạo lý, chế độ, phép tắc, và sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa từ đời nọ tới đời kia.
Lễ Nhạc là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm Kinh Lễ và Kinh Nhạc. Kinh Lễ là bộ sách chép về lễ nghi với mục đích dạy người ta nuôi dưỡng tình cảm, tiết chế được cảm xúc, cũng như giữ được trật tự trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh Nhạc là bộ sách viết về âm nhạc nhằm mục đích dùng âm nhạc để giáo dục con người.
Trong đạo hiếu, chữ lễ lại giữ phần tối ư quan trọng. Phụng dưỡng cha mẹ mà không đúng lễ thì không phải là người con có hiếu. Chữ lễ bao gồm từ hình thức nghiêm trang đến tấm lòng thành ái, từ tình cảm thuần hậu đến dũng cảm đúng khuôn phép, từ sự phải trái đến trên dưới có trật tự phân minh, và từ việc tiết chế thất tình (hỉ nộ ai lạc ái ố dục) của con người như vui mừng (hỉ), tức giận (nộ), thương xót (ai), sợ hãi (cụ), yêu thương (ái), ghét bỏ (ố), và ham muốn (dục) đến việc làm thăng hoa đức hòa thuận nhường nhịn và loại trừ sự tranh quyền đoạt lợi một cách bất chính. Vì thế cho nên các nhà giáo dục xưa chủ trương tiên học lễ hậu học văn là vậy. Lễ có cái lợi là ngăn ngừa được việc xấu lúc nó chưa xảy ra. Vì thế các nhà chính trị giỏi thời xưa họ lấy lễ để cai trị dân hơn là dùng pháp luật vì pháp luật chỉ dùng để trừng trị những kẻ đã mắc phải tội lỗi rồi.
Các trường học Bắc Mỹ không có môn luân lý giáo dục và cũng không chủ trương tiên học lễ hậu học văn trong chương trình giáo dục của họ. Mục đích giáo dục của họ là tạo con người thực dụng và giúp con người kiếm được việc làm ngay khi ra trường. Việc làm là trên hết, không cần phải học cao hiểu rộng, miễn sao có việc làm là được. Việc làm, tiền, và quyền lợi quyết định tất cả hành động của họ. Khi chỉ chú trọng vào điều lợi mà thiếu lễ thì con người sẽ trở nên u mê và dễ dàng làm bậy. Chính vì thế mà xã hội của họ có rất nhiều tội phạm.
Trong những cuộc tranh tài về thể thao hay bất cứ cuộc tranh tài nào khác, người Bắc Mỹ đều coi sự thắng là tất cả. Mọi phương tiện chỉ để tạo mục đích thắng mà thôi. Tinh thần thượng võ hầu như lui vào bóng tối, nhất là trong môn khúc côn cầu trên băng (hockey game) và banh húc (football game). Các cầu thủ đều chủ trương húc nhau, đánh nhau, và chơi xấu một cách rất tàn nhẫn với mục đích để hạ đối phương cho bằng được mà không cần tới tinh thần thượng võ. Lý do chính của sự kiện này là thiếu lễ và coi sự thắng là mục đích tối hậu của họ để tự kiêu tự đại.
Vì nhà trường không đề cao chữ lễ và không có môn luân lý giáo dục nên hiện nay người Bắc Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề dạy bảo con em. Vì thấy nguy cơ đã gần kề, chính quyền, nhà trường, và phụ huynh đang cộng tác nghiên cứu để tìm ra phương pháp cải tiến việc giáo dục con em cho tốt đẹp hơn.
Về mặt luân lý, giáo dục của Việt Nam ta trước đây thật là tuyệt vời. Nhờ thế mà con em chúng ta đã được tiếng là giỏi và ngoan trong bao thế hệ học sinh đã qua. Biết bao các em đã làm vẻ vang dân Việt. Sở dĩ được như thế là do người Việt ta có nền tảng vững vàng về hiếu thảo. Người xưa đã quả quyết rằng hiếu thảo là cỗi rễ của mọi nết ăn ở trên đời: lòng hiếu thảo thấu đến trời thì mưa gió thuận mùa, lòng hiếu thảo thấu đến đất thì muôn việc hòa thạnh, và lòng hiếu thấu đến người thì mọi phước đều tuôn đến cho mình.
Kẻ nào không có hiếu thì không những không giúp ích gì cho xã hội được mà còn là loại sâu dân mọt nước nữa. Lý do rất giản dị và dễ hiểu là cha mẹ anh em ruột thịt của họ mà họ không phụng dưỡng săn sóc thì họ còn thương và giúp ích ai được. Những người con có hiếu và biết ơn cha mẹ, phần lớn đều giỏi và làm những điều ích lợi cho gia đình cùng xã hội bởi vì người có hiếu tức là người có lòng nhân. Chính vì thế mà nhà trường ở Việt Nam trước năm 1975 đã chú tâm dạy trẻ về khía cạnh biết ơn cha mẹ một cách rất kỹ càng.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc các đoạn văn sau đây được trích ra từ cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư để biết nhà trường của ta trước đây đã đặt nặng việc giáo dục trẻ em về bổn phận làm con và việc biết ơn cha mẹ như thế nào:
Bổn Phận Làm Con:
Kể từ khi con mới sinh ra cho đến khi khôn lớn, cha mẹ phải nuôi nấng công trình, kể biết là bao! Mẹ thì nuôi con, bồng bế nâng niu, phải chịu nhiều điều cực khổ. Cha thì đi làm lụng vất vả để lo cho con được no ấm. Cha mẹ lại dạy bảo con và cho con đi học để mở mang trí tuệ. Vậy bổn phận con là phải thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu.
Biết Ơn Cha Mẹ
Phàm người nào đã biết kính yêu cha mẹ tất là biết ơn cha mẹ. Cha mẹ mình sinh ra mình, nuôi dưỡng mình, khó nhọc biết bao nhiêu, lại lo cho mình nên người tử tế, thì công đức ấy kể sao cho xiết được. Vậy kẻ làm con phải dốc lòng báo ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, thì sự biết ơn chỉ cốt ở cách vâng lời và lòng yêu mến. Nhưng khi lớn lên, cha mẹ già cả thì phải biết hết lòng phụng dưỡng: sớm thăm, tối hỏi, cơm ngon, canh ngọt, quạt nồng, ấp lạnh. Chỉ có những quân vô học đê hạ như loài vật thì mới quên ơn cha mẹ.
Nhớ ơn cha mẹ thì phải nuôi cha mẹ khi các người về già. Nuôi cha mẹ không thôi cũng chưa hẳn là có hiếu. Sự kính cha mẹ và sự hòa ái trong khi phụng dưỡng cha mẹ mới là điều chủ yếu. Giữ sự kính ái cả lúc thường cũng như lúc bất thường. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con cái phải tìm cách êm dẹp dịu ngọt mà can ngăn. Nếu cha mẹ không nghe thì mình vẫn phải giữ lễ và phụng dưỡng sao cho đúng lễ. Nếu phải chịu điều gì đau đớn, vất vả, oan ức, hay thiệt thòi cũng không được oán hận mà bỏ mặc hay không chăm nom cha mẹ. Công ơn cha mẹ đã được bao đời công nhận trong các câu ca dao sau:
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, / Con nuôi mẹ con kể từng ngày./ Công cha như núi Thái Sơn,/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,/ Một lòng thờ mẹ kính cha, / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
1. Truyền Thống Hiếu Thảo của Người Việt
Ngày xưa các cụ quan niệm rằng hiểu thảo là bổn phận chính của người con trai, nhất là con trai trưởng. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã viết ở phần đầu cuốn truyện mà chúng tôi còn nhớ được như sau: Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu sửa mình (câu 5-6). Người con trai là rường cột trong gia đình sau khi cha mất. Trong khi đó con gái được các cụ coi là nữ nhân ngoại tộc Ca dao ta có câu: Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về. Muốn làm tròn chữ hiếu, khi cha mẹ còn sống, ta phải hết lòng nuôi dưỡng; khi cha mẹ mất, ta phải hết lòng thương tiếc. Cha mẹ còn sống ngày nào ta nên mừng ngày đó và ăn ở sao cho trọn đạo làm con, chớ để đến khi cha mẹ mất rồi mới hối thì không kịp. Người ta quan niệm rằng làm con mà có cha mẹ ở bên để báo đáp là điều sung sướng nhất đời. Phải có duyên có phúc mới được như vậy.
Việc hiếu thảo tuy vậy mà rất phức tạp. Những điều người con tưởng là có hiếu nhưng thực ra lại là bất hiếu. Có khi chính cha mẹ tạo hoàn cảnh cho các con làm điều bất hiếu mà không biết. Chính vì vậy người ta mới phân biệt ra minh hiếu và ngu hiếu. Khi thấy cha mẹ làm điều gì trái, ta phải liệu đường can ngăn một cách có lễ độ và khi thấy cha mẹ nóng giận muốn đánh đập ta, ta phải liệu đường trốn tránh và đợi cho đến khi cha mẹ nguôi giận mới giải thích hay xin lỗi cha mẹ thì đó mới là minh hiếu.
Nếu ta chiều theo cha mẹ để về hùa cùng cha mẹ làm điều phi pháp và nếu ta chiều cơn giận của cha mẹ để cho cha mẹ đánh ta đến bị thương tích và có thể nguy đến tính mạng, đó là ngu hiếu. Trong trường hợp này, ta đã làm hại cha mẹ vì để cha mẹ mang tiếng bất từ và cha mẹ ta còn có thể bị vô phúc đáo tụng đình. Ngoài ra, ta cũng hại chính bản thân ta nữa.
Hiện thời dân Việt đang gặp đại nạn Việt Cộng nên đạo hiếu thảo của người Việt bị bọn quỉ đỏ ở trong nước phá hoại đến tận cỗi rễ. Đạo hiếu thảo người Việt hải ngoại cũng bị “văn minh vật chất nước người, làm mờ hiếu thảo làm vơi nghĩa tình.” (Thơ Khải Chính)
a. Tình Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Hải Ngoại Hiện Nay
Khi đến định cư ở Bắc Mỹ, thấy chính phủ của họ có chương trình trợ cấp xã hội và trợ cấp tuổi già, một số các đấng con cái dù là dư tiền nuôi cha mẹ, dù là kỹ sư, bác sĩ, và dược sĩ, cũng vẫn tìm cách này cách khác đẩy các cụ đi xin tiền trợ cấp xã hội. Đây là sự thật mà chúng tôi đã chứng kiến. Mặt khác, thấy tiền trợ cấp xã hội dễ xin trong khi nhờ các con lại khó khăn, các cụ cũng tự tìm cách đi xin tiền xã hội thay vì nhờ con. Ngoài ra, chính phủ ở đây lại quá dễ dãi về vấn đề trợ cấp xã hội, nên có một số người cho rằng tổ chức xã hội ở Bắc Mỹ đã đồng lõa với tội ác trong việc làm cho con cái bất hiếu. Khi còn vị thành niên, một số con cái không vâng lời cha mẹ, bỏ nhà ra ở riêng vì trông cậy vào tiền trợ cấp xã hội. Khi lớn lên, lại vì tự do, vì quyền lợi cá nhân, một số đông con cái đã phó thác cha mẹ mình cho chính phủ nuôi.
b. Tình Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Trong Nước Hiện Nay
Từ ngày Quỉ Đỏ xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên ở ngoài Bắc, sau ở toàn cõi, người dân học được cái thói bất hiếu của Trường Chinh Đặng Xuân Khu và bè lũ giặc Hồ ly tinh nên các bậc cha mẹ của họ thật khốn khổ. Ca dao ta mới có câu: Ai sinh thằng Khủ thằng Khu, tố chết thằng bác, bỏ tù thằng cha(“thằng Khủ thằng Khu”là Trường Chinh Đặng Xuân Khu). Các đấng cha mẹ bị một cổ hai tròng. Con cái nhiễm thói ăn cắp lừa đảo bất nhân của bọn Cộng Sản nên sinh ra bất hiếu với cha mẹ.
Bọn Cộng Sản là bọn cướp của và bóc lột toàn dân nên những người dân sống dưới chế độ Cộng Sản đều phải có thủ đoạn gian manh mới sống nổi. Họ phải dối trá và lường gạt để sống còn. Chính vì vậy mà những người sống dưới chế độ Cộng Sản Miền Bắc từ năm 1954 đến nay không bao giờ biết nói tiếng “cám ơn” với ai vì có ai ở Miền Bắc làm ơn cho họ đâu. Sống lâu với bọn Cộng Sản, họ đã nhiễm tính dối trá và lường gạt của bọn Cộng Sản cho nên khi vào Miền Nam họ không thể tưởng tượng là dân Miền Nam trước đó đã có cuộc sống văn minh, tự do, dân chủ, nhân quyền, và no ấm đến như thế. Dân Miền Nam có cho họ cái gì họ cũng không hề biết nói tiếng cám ơn. Điều này chứng minh là chế độ Cộng Sản đã phá hủy đến tận cỗi rễ truyền thống biết ơn tốt đẹp của dân ta.
Các bậc cha mẹ bị đảng Cộng Sản, một tổ chức vô nhân tính, bóc lột và làm cho tan nát gia đình nên đã khốn khổ lại càng khốn đốn vô cùng bởi vì tất cả con em của họ đều bị bọn Cộng Sản dụ dỗ và tách ra khỏi ảnh hưởng của gia đình để theo dõi các hành động của cha mẹ. Sau đó, bọn công an phường khóm bắt những con em này phải báo cáo các hành động của cha mẹ chúng để đổi lấy phần thưởng vô luân hão huyền là “cháu ngoan Bác Hồ,” từc là cháu của tên vô liêm sỉ và gian manh Hồ Chí Minh. Cảnh luân thường đạo lý bị đảo lộn thật là đau lòng! Tuy nhiên, với niềm tin vào truyền thống hiếu thảo lâu đời, người Việt chúng ta vẫn có dư nội công thâm hậu để phục hồi đạo hiếu thảo bằng cách thiết lập giềng mối chung chống Cộng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại cho vững mạnh về mọi mặt với mục đích loại trừ bọn quỉ đỏ ở trong nước để đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt.
Ở đâu và ở thời nào, hiếu thảo bao giờ cũng là rường cột của mọi nết ăn ở trên đời. Con người ta nếu có hiếu thảo với cha mẹ ông bà thì thường cũng biết nhớ ơn tiền nhân và có lòng cứu dân giúp nước. Kẻ bất hiếu thì dù nhất thời có khá giả, nhưng sau cùng cũng là loài vô dụng và sâu dân mọt nước.
2. Truyền Thống Biết Ơn Của Người Việt
Truyền thống hiếu thảo thường đi đôi với truyền thống biết ơn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu truyền thống biết ơn này để từ đó có thể giúp nhau duy trì và phát triển sự biết ơn trong cuộc sống mới cho tốt đẹp hơn. Sự biết ơn của người Việt Nam thường không được bày tỏ một cách lộ liễu như người Bắc Mỹ. Nó không ở đầu môi chót lưỡi mà ở tấm lòng và hành động. Chẳng hạn như có ai giúp ta cái gì ta không tìm cách trả ơn ngay tức khắc mà đợi có dịp nào đó mới đền ơn một cách kín đáo và tế nhị. Có giúp đỡ ai, dân mình cũng giúp một cách kín đáo và khéo léo. Người Bắc Mỹ thì không, chẳng hạn như ta cho họ đi nhờ xe, khi xuống xe họ trả lại ngay ta một đô la tiền xăng. Thế là họ yên lòng.
Dân Việt vốn là dân có truyền thống nhớ ơn từ lâu đời, chẳng hạn như ta thấy có nhiều nơi thờ những bậc có công to với dân với đất nước như Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, và Phù Đổng Thiên Vương, v.v. Người ta còn nhớ ơn và thờ những vị đã tạo ra một nghề như nghề sơn, nghề khảm, nghề đúc, nghề mộc, v.v., và tôn những vị sáng tạo ra nghề này làm Thánh Sư, Tổ Sư, hay Tiên Sư. Người ta dựng đền hay miếu để thờ các vị này. Hàng năm dân làng tổ chức tế lễ hai lần gọi là “xuân thu nhị kỳ,” tức là tế vào tháng hai thuộc mùa xuân và vào tháng tám thuộc mùa thu. Dân làng còn ăn mừng khi được mùa. Mỗi lần trời cho “hòa cốc phong đăng,” tức là được mùa, thì dân chúng lại mở đại hội, thường là vào tháng hai mỗi năm, để tế lễ tạ ơn thần thánh trời Phật và ăn mừng.
Trong các ngày lễ tết, dân ta thường có lệ đi tết, tức là biếu quà trong dịp tết, để tạ ơn và thắt chặt tình gia đình, nghĩa thầy trò, và mối thân thiện giữa bằng hữu. Con cháu thì đi tết cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, v.v. Học trò đi tết thầy cô. Những người thọ ơn đi tết ân nhân của mình. Ngoài việc đi tết, người ta còn đi lễ chùa, đền, miếu để tạ ơn trời Phật và thánh thần đã ban phước lành cho họ.
Việc tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt được coi là rất quan trọng. Học trò nhớ ơn thầy được thể hiện trong câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Điều này có nghĩa là hễ ai dậy ta một chữ hay nửa chữ cũng là thầy của ta. Ca dao ta còn có câu: Không thầy đố mày làm nên. Việc nhớ ơn thầy và tầm quan trọng của sự giáo huấn đã làm người ta đưa địa vị ông thầy (sư) lên trên địa vị của cha (phụ) trong thứ tự: quân, sư, phụ.
Bổn phận đối với thầy và việc nhớ ơn thầy đã được coi là định luật không thể thay đổi trong xã hội Việt Nam. Nhớ ơn thầy bằng cách thăm nom săn sóc và giúp đỡ thầy. Trong các ngày lễ tết, học trò dù đang học hay đã thôi thọc đều nhớ mua quà đến tết thầy. Bổn phận đối với thầy trong khi học và sau khi thôi học cũng được người Việt ta tôn trọng và coi là một bổn phận thiêng liêng. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại hai bài học về bổn phận đối với thầy ở trong cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư. Hai bài này trước đây đã được đem vào chương trình giáo dục ở Lớp Sơ Đẳng từ năm 1941.
Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Đang Học
Thầy là người thay cha mẹ mình để dạy bảo mình. Luân lý ta lấy quân, sư, phụ làm trọng hơn cả. Người học trò tốt phải biết ơn thầy, phải tôn kính thầy, phải yêu mến thầy, và phải vâng lời thầy.
Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Thôi Học Rồi
Lúc thôi học rồi, cũng như lúc còn học, bao giờ ta cũng phải yêu kính thầy và biết ơn thầy. Ta phải năng lui tới thăm nom (viếng), lỡ khi thầy đau yếu hay gặp hoạn nạn, ta phải săn sóc giúp đỡ. Ta đừng bắt chước những quân vô hạnh làm nên chút danh phận gì, gặp thầy cũ, lờ đi như không biết, lấy sự phải chào hỏi thầy làm xấu hổ. Như thế là vong ân bội nghĩa rất đáng khinh bỉ.
Chính nhờ có lòng biết ơn và kính trọng thầy nên việc giáo dục của Việt Nam trước đây mới dễ dàng và thành công mỹ mãn đến như thế. Người Việt ta còn có thói quen trong cuộc sống hàng ngày về việc nhớ ơn. Vào các ngày tết, bất cứ tết gì, theo phong tục Việt, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, và cha mẹ khi các người đã qua đời. Ngoài ra, khi đến mùa hoa quả hay thấy của ngon vật lạ, người ta thường mua về để cúng gia tiên trước rồi mới ăn. Đây là cách kính trọng và nhớ ơn ông bà tổ tiên đã thành nếp của dân tộc Việt.
Từ việc cúng cơm người quá cố đến việc để tang, giỗ tết, tế lễ, đốt vàng mã, và cúng lễ trong ngày rằm tháng bảy âm lịch, Lễ Vu Lan, tức là ngày xá tội vong nhân mà ngày nay người ta gọi là mùa báo hiếu, v.v., hết thẩy đều thể hiện tấm lòng thành và nhớ ơn tiền nhân. Ý nghĩa đó được gói ghém trong các câu tục ngữ : Uống nước phải nhớ đến nguồn, / Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, / Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
Ngoài ra, việc xưng hô trong tiếng Việt cũng phản ảnh tấm lòng hiếu thảo, biết ơn, và tôn ti trật tự trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Việc thưa gửi, đi thưa về trình, và gọi dạ bảo vâng trong phong tục của người Việt chúng ta lại càng tế nhị và văn minh, nhất là trong vấn đề kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo. Phải có nền văn hóa lâu đời người ta mới đạt đến trình độ xưng hô, kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo đến như vậy.
Truyền thống hiếu thảo và biết ơn của người Việt chúng ta đã có nền tảng từ lâu đời, gần 5 ngàn năm trước. Người Hoa Kỳ mới có văn hóa riêng cho Hợp Chủng Quốc kể từ năm 1776, tức là cách đây (2003) 227 năm nay. Người Canada mới được độc lập từ năm 1867, tức là cách đây (2003) 136 năm mà thôi. Chính vì thế mà nếp sống và văn hóa của họ còn phôi thai, đang trên đà củng cổ để thành nề nếp. Họ không có nền tảng gia đình vững vàng như dân Việt ta. Chính phủ của họ phải đứng ra lo cho người già.Vì thế mà lòng hiếu thảo của con cái không có chỗ đứng. Theo văn hóa của Bắc Mỹ, ta có thể nói trẻ cậy cha mẹ và chính phủ, già thì chỉ trông cậy vào chính phủ không mà thôi.
Ở Việt Nam ta, trước 1975, các chính phủ Quốc Gia không để ý đến vấn đề người già mấy, không có chương trình trợ cấp tiền già như ở Bắc Mỹ này vì con cái và gia đình đều tự lo cho cha mẹ và ông bà. Sự hợp lý và công bằng từ nền tảng gia đình Việt Nam về việc cha mẹ và con cái giúp đỡ nhau đã được chứng minh trong câu tục ngữ: Trẻ cậy cha già cậy con.(Còn tiếp)
Tác giả: Khải Chính Phạm Kim Thư
Theo phong tục Việt Nam, sự hiếu thảo và nhớ ơn được coi là một truyền thống cao cả nhất. Hiếu thảo được thể hiện trong việc ân cần, trìu mến, tôn kính, vâng lời, và biết ơn cha mẹ. Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ từ cách ăn nói đến việc đứng ngồi, nhất nhất đều phải giữ gìn ý tứ và không được làm điều gì mất lòng và trái ý cha mẹ.
Khi đã kính yêu cha mẹ, người con tất nhiên biết ơn cha mẹ. Sự biết ơn cha mẹ được bày tỏ trong việc phụng dưỡng và sáng viếng tối thăm (thần hôn định tỉnh). Nhớ ơn thân nhân và tha nhân, người ta thường thăm viếng và biếu quà trong các dịp lễ tết. Nhớ ơn người quá cố được thể hiện trong việc giỗ tổ tiên, ông bà, và cha mẹ. Nhớ ơn thần thánh trời Phật được biểu lộ qua việc xây chùa lập đền tế lễ tạ ơn và tổ chức hội hè đình đám. Nhớ ơn các đấng anh hùng liệt nữ và những vị có công với đất nước được cụ thể hóa bằng cách lập đền miếu để thờ và đúc tượng hay dựng đài kỷ niệm để ghi ơn.
Điểm đặc biệt về truyền thống hiếu thảo của Việt Nam là nhớ ơn người quá cố bằng cách cúng giỗ và thiết lập từ đường, nhà thờ, chùa chiền, đình, đền, hay miếu để thờ, tế lễ, và mở hội với mục đích tạ ơn hay kỷ niệm ngày thần húy (ngày thần hóa hay mất) và ngày thần đản (ngày thần giáng sinh) của các vị anh hùng có công với đất nước. Người Âu Mỹ không có phong tục này.
I. Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt Nam
Người Việt Nam rất trọng sự hiếu thảo và đặt hiếu thảo lên hàng đầu của trăm nết tốt (bách hạnh). Chính vì thế mà người xưa đã nói: Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên. Vì thiên tính, bậc cha mẹ nào cũng biết yêu thương, nuôi nấng, và dạy bảo con cái hết lòng mà không cần phải học mới biết. Nhưng con cái cần phải được giáo dục mới hiểu công ơn cha mẹ và bổn phận làm con.
Người Bắc Mỹ cũng có hiếu với cha mẹ, nhưng đa số có vẻ coi nhẹ chữ hiếu vì họ không được dạy bổn phận phải phụng dưỡng và nuôi nấng cha mẹ khi các người già yếu. Chính vì thế mà khi cha mẹ họ già yếu họ đưa quý cụ vào viện dưỡng lão và phú mặc cho nhà nước nuôi. Chúng ta có được truyền thống tốt đẹp về hiếu thảo là do các nhà giáo dục chân chính ở Việt Nam trước kia đã đưa vào chương trình học đường môn luân lý giáo dục. Những ai có học và được giáo dục phần lớn đều biết hiếu thảo.
Trong cuốn Nho Giáo, quyển thượng, Trần Trọng Kim đã viết về cách giáo dục con người như sau: “trước hết dùng Thi Thư mà dạy, lấy hiếu đễ mà giáo dưỡng người, lấy nhân nghĩa mà giảng giải, lấy lễ nhạc giúp người quan sát sự vật, và sau cùng mới lấy văn lấy đức để giáo dục con người cho hoàn hảo.”
Thi Thư là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm Kinh Thi và Kinh Thư. Kinh Thi gồm các bài ca dao có tác dụng di dưỡng tính tình và mở mang trí thức con người. Kinh Thư có nội dung giúp hậu thế hiểu được tư tưởng cổ nhân về đạo lý, chế độ, phép tắc, và sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa từ đời nọ tới đời kia.
Lễ Nhạc là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm Kinh Lễ và Kinh Nhạc. Kinh Lễ là bộ sách chép về lễ nghi với mục đích dạy người ta nuôi dưỡng tình cảm, tiết chế được cảm xúc, cũng như giữ được trật tự trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh Nhạc là bộ sách viết về âm nhạc nhằm mục đích dùng âm nhạc để giáo dục con người.
Trong đạo hiếu, chữ lễ lại giữ phần tối ư quan trọng. Phụng dưỡng cha mẹ mà không đúng lễ thì không phải là người con có hiếu. Chữ lễ bao gồm từ hình thức nghiêm trang đến tấm lòng thành ái, từ tình cảm thuần hậu đến dũng cảm đúng khuôn phép, từ sự phải trái đến trên dưới có trật tự phân minh, và từ việc tiết chế thất tình (hỉ nộ ai lạc ái ố dục) của con người như vui mừng (hỉ), tức giận (nộ), thương xót (ai), sợ hãi (cụ), yêu thương (ái), ghét bỏ (ố), và ham muốn (dục) đến việc làm thăng hoa đức hòa thuận nhường nhịn và loại trừ sự tranh quyền đoạt lợi một cách bất chính. Vì thế cho nên các nhà giáo dục xưa chủ trương tiên học lễ hậu học văn là vậy. Lễ có cái lợi là ngăn ngừa được việc xấu lúc nó chưa xảy ra. Vì thế các nhà chính trị giỏi thời xưa họ lấy lễ để cai trị dân hơn là dùng pháp luật vì pháp luật chỉ dùng để trừng trị những kẻ đã mắc phải tội lỗi rồi.
Các trường học Bắc Mỹ không có môn luân lý giáo dục và cũng không chủ trương tiên học lễ hậu học văn trong chương trình giáo dục của họ. Mục đích giáo dục của họ là tạo con người thực dụng và giúp con người kiếm được việc làm ngay khi ra trường. Việc làm là trên hết, không cần phải học cao hiểu rộng, miễn sao có việc làm là được. Việc làm, tiền, và quyền lợi quyết định tất cả hành động của họ. Khi chỉ chú trọng vào điều lợi mà thiếu lễ thì con người sẽ trở nên u mê và dễ dàng làm bậy. Chính vì thế mà xã hội của họ có rất nhiều tội phạm.
Trong những cuộc tranh tài về thể thao hay bất cứ cuộc tranh tài nào khác, người Bắc Mỹ đều coi sự thắng là tất cả. Mọi phương tiện chỉ để tạo mục đích thắng mà thôi. Tinh thần thượng võ hầu như lui vào bóng tối, nhất là trong môn khúc côn cầu trên băng (hockey game) và banh húc (football game). Các cầu thủ đều chủ trương húc nhau, đánh nhau, và chơi xấu một cách rất tàn nhẫn với mục đích để hạ đối phương cho bằng được mà không cần tới tinh thần thượng võ. Lý do chính của sự kiện này là thiếu lễ và coi sự thắng là mục đích tối hậu của họ để tự kiêu tự đại.
Vì nhà trường không đề cao chữ lễ và không có môn luân lý giáo dục nên hiện nay người Bắc Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề dạy bảo con em. Vì thấy nguy cơ đã gần kề, chính quyền, nhà trường, và phụ huynh đang cộng tác nghiên cứu để tìm ra phương pháp cải tiến việc giáo dục con em cho tốt đẹp hơn.
Về mặt luân lý, giáo dục của Việt Nam ta trước đây thật là tuyệt vời. Nhờ thế mà con em chúng ta đã được tiếng là giỏi và ngoan trong bao thế hệ học sinh đã qua. Biết bao các em đã làm vẻ vang dân Việt. Sở dĩ được như thế là do người Việt ta có nền tảng vững vàng về hiếu thảo. Người xưa đã quả quyết rằng hiếu thảo là cỗi rễ của mọi nết ăn ở trên đời: lòng hiếu thảo thấu đến trời thì mưa gió thuận mùa, lòng hiếu thảo thấu đến đất thì muôn việc hòa thạnh, và lòng hiếu thấu đến người thì mọi phước đều tuôn đến cho mình.
Kẻ nào không có hiếu thì không những không giúp ích gì cho xã hội được mà còn là loại sâu dân mọt nước nữa. Lý do rất giản dị và dễ hiểu là cha mẹ anh em ruột thịt của họ mà họ không phụng dưỡng săn sóc thì họ còn thương và giúp ích ai được. Những người con có hiếu và biết ơn cha mẹ, phần lớn đều giỏi và làm những điều ích lợi cho gia đình cùng xã hội bởi vì người có hiếu tức là người có lòng nhân. Chính vì thế mà nhà trường ở Việt Nam trước năm 1975 đã chú tâm dạy trẻ về khía cạnh biết ơn cha mẹ một cách rất kỹ càng.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc các đoạn văn sau đây được trích ra từ cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư để biết nhà trường của ta trước đây đã đặt nặng việc giáo dục trẻ em về bổn phận làm con và việc biết ơn cha mẹ như thế nào:
Bổn Phận Làm Con:
Kể từ khi con mới sinh ra cho đến khi khôn lớn, cha mẹ phải nuôi nấng công trình, kể biết là bao! Mẹ thì nuôi con, bồng bế nâng niu, phải chịu nhiều điều cực khổ. Cha thì đi làm lụng vất vả để lo cho con được no ấm. Cha mẹ lại dạy bảo con và cho con đi học để mở mang trí tuệ. Vậy bổn phận con là phải thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu.
Biết Ơn Cha Mẹ
Phàm người nào đã biết kính yêu cha mẹ tất là biết ơn cha mẹ. Cha mẹ mình sinh ra mình, nuôi dưỡng mình, khó nhọc biết bao nhiêu, lại lo cho mình nên người tử tế, thì công đức ấy kể sao cho xiết được. Vậy kẻ làm con phải dốc lòng báo ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, thì sự biết ơn chỉ cốt ở cách vâng lời và lòng yêu mến. Nhưng khi lớn lên, cha mẹ già cả thì phải biết hết lòng phụng dưỡng: sớm thăm, tối hỏi, cơm ngon, canh ngọt, quạt nồng, ấp lạnh. Chỉ có những quân vô học đê hạ như loài vật thì mới quên ơn cha mẹ.
Nhớ ơn cha mẹ thì phải nuôi cha mẹ khi các người về già. Nuôi cha mẹ không thôi cũng chưa hẳn là có hiếu. Sự kính cha mẹ và sự hòa ái trong khi phụng dưỡng cha mẹ mới là điều chủ yếu. Giữ sự kính ái cả lúc thường cũng như lúc bất thường. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con cái phải tìm cách êm dẹp dịu ngọt mà can ngăn. Nếu cha mẹ không nghe thì mình vẫn phải giữ lễ và phụng dưỡng sao cho đúng lễ. Nếu phải chịu điều gì đau đớn, vất vả, oan ức, hay thiệt thòi cũng không được oán hận mà bỏ mặc hay không chăm nom cha mẹ. Công ơn cha mẹ đã được bao đời công nhận trong các câu ca dao sau:
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, / Con nuôi mẹ con kể từng ngày./ Công cha như núi Thái Sơn,/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,/ Một lòng thờ mẹ kính cha, / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
1. Truyền Thống Hiếu Thảo của Người Việt
Ngày xưa các cụ quan niệm rằng hiểu thảo là bổn phận chính của người con trai, nhất là con trai trưởng. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã viết ở phần đầu cuốn truyện mà chúng tôi còn nhớ được như sau: Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu sửa mình (câu 5-6). Người con trai là rường cột trong gia đình sau khi cha mất. Trong khi đó con gái được các cụ coi là nữ nhân ngoại tộc Ca dao ta có câu: Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về. Muốn làm tròn chữ hiếu, khi cha mẹ còn sống, ta phải hết lòng nuôi dưỡng; khi cha mẹ mất, ta phải hết lòng thương tiếc. Cha mẹ còn sống ngày nào ta nên mừng ngày đó và ăn ở sao cho trọn đạo làm con, chớ để đến khi cha mẹ mất rồi mới hối thì không kịp. Người ta quan niệm rằng làm con mà có cha mẹ ở bên để báo đáp là điều sung sướng nhất đời. Phải có duyên có phúc mới được như vậy.
Việc hiếu thảo tuy vậy mà rất phức tạp. Những điều người con tưởng là có hiếu nhưng thực ra lại là bất hiếu. Có khi chính cha mẹ tạo hoàn cảnh cho các con làm điều bất hiếu mà không biết. Chính vì vậy người ta mới phân biệt ra minh hiếu và ngu hiếu. Khi thấy cha mẹ làm điều gì trái, ta phải liệu đường can ngăn một cách có lễ độ và khi thấy cha mẹ nóng giận muốn đánh đập ta, ta phải liệu đường trốn tránh và đợi cho đến khi cha mẹ nguôi giận mới giải thích hay xin lỗi cha mẹ thì đó mới là minh hiếu.
Nếu ta chiều theo cha mẹ để về hùa cùng cha mẹ làm điều phi pháp và nếu ta chiều cơn giận của cha mẹ để cho cha mẹ đánh ta đến bị thương tích và có thể nguy đến tính mạng, đó là ngu hiếu. Trong trường hợp này, ta đã làm hại cha mẹ vì để cha mẹ mang tiếng bất từ và cha mẹ ta còn có thể bị vô phúc đáo tụng đình. Ngoài ra, ta cũng hại chính bản thân ta nữa.
Hiện thời dân Việt đang gặp đại nạn Việt Cộng nên đạo hiếu thảo của người Việt bị bọn quỉ đỏ ở trong nước phá hoại đến tận cỗi rễ. Đạo hiếu thảo người Việt hải ngoại cũng bị “văn minh vật chất nước người, làm mờ hiếu thảo làm vơi nghĩa tình.” (Thơ Khải Chính)
a. Tình Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Hải Ngoại Hiện Nay
Khi đến định cư ở Bắc Mỹ, thấy chính phủ của họ có chương trình trợ cấp xã hội và trợ cấp tuổi già, một số các đấng con cái dù là dư tiền nuôi cha mẹ, dù là kỹ sư, bác sĩ, và dược sĩ, cũng vẫn tìm cách này cách khác đẩy các cụ đi xin tiền trợ cấp xã hội. Đây là sự thật mà chúng tôi đã chứng kiến. Mặt khác, thấy tiền trợ cấp xã hội dễ xin trong khi nhờ các con lại khó khăn, các cụ cũng tự tìm cách đi xin tiền xã hội thay vì nhờ con. Ngoài ra, chính phủ ở đây lại quá dễ dãi về vấn đề trợ cấp xã hội, nên có một số người cho rằng tổ chức xã hội ở Bắc Mỹ đã đồng lõa với tội ác trong việc làm cho con cái bất hiếu. Khi còn vị thành niên, một số con cái không vâng lời cha mẹ, bỏ nhà ra ở riêng vì trông cậy vào tiền trợ cấp xã hội. Khi lớn lên, lại vì tự do, vì quyền lợi cá nhân, một số đông con cái đã phó thác cha mẹ mình cho chính phủ nuôi.
b. Tình Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Trong Nước Hiện Nay
Từ ngày Quỉ Đỏ xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên ở ngoài Bắc, sau ở toàn cõi, người dân học được cái thói bất hiếu của Trường Chinh Đặng Xuân Khu và bè lũ giặc Hồ ly tinh nên các bậc cha mẹ của họ thật khốn khổ. Ca dao ta mới có câu: Ai sinh thằng Khủ thằng Khu, tố chết thằng bác, bỏ tù thằng cha(“thằng Khủ thằng Khu”là Trường Chinh Đặng Xuân Khu). Các đấng cha mẹ bị một cổ hai tròng. Con cái nhiễm thói ăn cắp lừa đảo bất nhân của bọn Cộng Sản nên sinh ra bất hiếu với cha mẹ.
Bọn Cộng Sản là bọn cướp của và bóc lột toàn dân nên những người dân sống dưới chế độ Cộng Sản đều phải có thủ đoạn gian manh mới sống nổi. Họ phải dối trá và lường gạt để sống còn. Chính vì vậy mà những người sống dưới chế độ Cộng Sản Miền Bắc từ năm 1954 đến nay không bao giờ biết nói tiếng “cám ơn” với ai vì có ai ở Miền Bắc làm ơn cho họ đâu. Sống lâu với bọn Cộng Sản, họ đã nhiễm tính dối trá và lường gạt của bọn Cộng Sản cho nên khi vào Miền Nam họ không thể tưởng tượng là dân Miền Nam trước đó đã có cuộc sống văn minh, tự do, dân chủ, nhân quyền, và no ấm đến như thế. Dân Miền Nam có cho họ cái gì họ cũng không hề biết nói tiếng cám ơn. Điều này chứng minh là chế độ Cộng Sản đã phá hủy đến tận cỗi rễ truyền thống biết ơn tốt đẹp của dân ta.
Các bậc cha mẹ bị đảng Cộng Sản, một tổ chức vô nhân tính, bóc lột và làm cho tan nát gia đình nên đã khốn khổ lại càng khốn đốn vô cùng bởi vì tất cả con em của họ đều bị bọn Cộng Sản dụ dỗ và tách ra khỏi ảnh hưởng của gia đình để theo dõi các hành động của cha mẹ. Sau đó, bọn công an phường khóm bắt những con em này phải báo cáo các hành động của cha mẹ chúng để đổi lấy phần thưởng vô luân hão huyền là “cháu ngoan Bác Hồ,” từc là cháu của tên vô liêm sỉ và gian manh Hồ Chí Minh. Cảnh luân thường đạo lý bị đảo lộn thật là đau lòng! Tuy nhiên, với niềm tin vào truyền thống hiếu thảo lâu đời, người Việt chúng ta vẫn có dư nội công thâm hậu để phục hồi đạo hiếu thảo bằng cách thiết lập giềng mối chung chống Cộng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại cho vững mạnh về mọi mặt với mục đích loại trừ bọn quỉ đỏ ở trong nước để đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt.
Ở đâu và ở thời nào, hiếu thảo bao giờ cũng là rường cột của mọi nết ăn ở trên đời. Con người ta nếu có hiếu thảo với cha mẹ ông bà thì thường cũng biết nhớ ơn tiền nhân và có lòng cứu dân giúp nước. Kẻ bất hiếu thì dù nhất thời có khá giả, nhưng sau cùng cũng là loài vô dụng và sâu dân mọt nước.
2. Truyền Thống Biết Ơn Của Người Việt
Truyền thống hiếu thảo thường đi đôi với truyền thống biết ơn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu truyền thống biết ơn này để từ đó có thể giúp nhau duy trì và phát triển sự biết ơn trong cuộc sống mới cho tốt đẹp hơn. Sự biết ơn của người Việt Nam thường không được bày tỏ một cách lộ liễu như người Bắc Mỹ. Nó không ở đầu môi chót lưỡi mà ở tấm lòng và hành động. Chẳng hạn như có ai giúp ta cái gì ta không tìm cách trả ơn ngay tức khắc mà đợi có dịp nào đó mới đền ơn một cách kín đáo và tế nhị. Có giúp đỡ ai, dân mình cũng giúp một cách kín đáo và khéo léo. Người Bắc Mỹ thì không, chẳng hạn như ta cho họ đi nhờ xe, khi xuống xe họ trả lại ngay ta một đô la tiền xăng. Thế là họ yên lòng.
Dân Việt vốn là dân có truyền thống nhớ ơn từ lâu đời, chẳng hạn như ta thấy có nhiều nơi thờ những bậc có công to với dân với đất nước như Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, và Phù Đổng Thiên Vương, v.v. Người ta còn nhớ ơn và thờ những vị đã tạo ra một nghề như nghề sơn, nghề khảm, nghề đúc, nghề mộc, v.v., và tôn những vị sáng tạo ra nghề này làm Thánh Sư, Tổ Sư, hay Tiên Sư. Người ta dựng đền hay miếu để thờ các vị này. Hàng năm dân làng tổ chức tế lễ hai lần gọi là “xuân thu nhị kỳ,” tức là tế vào tháng hai thuộc mùa xuân và vào tháng tám thuộc mùa thu. Dân làng còn ăn mừng khi được mùa. Mỗi lần trời cho “hòa cốc phong đăng,” tức là được mùa, thì dân chúng lại mở đại hội, thường là vào tháng hai mỗi năm, để tế lễ tạ ơn thần thánh trời Phật và ăn mừng.
Trong các ngày lễ tết, dân ta thường có lệ đi tết, tức là biếu quà trong dịp tết, để tạ ơn và thắt chặt tình gia đình, nghĩa thầy trò, và mối thân thiện giữa bằng hữu. Con cháu thì đi tết cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, v.v. Học trò đi tết thầy cô. Những người thọ ơn đi tết ân nhân của mình. Ngoài việc đi tết, người ta còn đi lễ chùa, đền, miếu để tạ ơn trời Phật và thánh thần đã ban phước lành cho họ.
Việc tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt được coi là rất quan trọng. Học trò nhớ ơn thầy được thể hiện trong câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Điều này có nghĩa là hễ ai dậy ta một chữ hay nửa chữ cũng là thầy của ta. Ca dao ta còn có câu: Không thầy đố mày làm nên. Việc nhớ ơn thầy và tầm quan trọng của sự giáo huấn đã làm người ta đưa địa vị ông thầy (sư) lên trên địa vị của cha (phụ) trong thứ tự: quân, sư, phụ.
Bổn phận đối với thầy và việc nhớ ơn thầy đã được coi là định luật không thể thay đổi trong xã hội Việt Nam. Nhớ ơn thầy bằng cách thăm nom săn sóc và giúp đỡ thầy. Trong các ngày lễ tết, học trò dù đang học hay đã thôi thọc đều nhớ mua quà đến tết thầy. Bổn phận đối với thầy trong khi học và sau khi thôi học cũng được người Việt ta tôn trọng và coi là một bổn phận thiêng liêng. Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại hai bài học về bổn phận đối với thầy ở trong cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư. Hai bài này trước đây đã được đem vào chương trình giáo dục ở Lớp Sơ Đẳng từ năm 1941.
Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Đang Học
Thầy là người thay cha mẹ mình để dạy bảo mình. Luân lý ta lấy quân, sư, phụ làm trọng hơn cả. Người học trò tốt phải biết ơn thầy, phải tôn kính thầy, phải yêu mến thầy, và phải vâng lời thầy.
Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Thôi Học Rồi
Lúc thôi học rồi, cũng như lúc còn học, bao giờ ta cũng phải yêu kính thầy và biết ơn thầy. Ta phải năng lui tới thăm nom (viếng), lỡ khi thầy đau yếu hay gặp hoạn nạn, ta phải săn sóc giúp đỡ. Ta đừng bắt chước những quân vô hạnh làm nên chút danh phận gì, gặp thầy cũ, lờ đi như không biết, lấy sự phải chào hỏi thầy làm xấu hổ. Như thế là vong ân bội nghĩa rất đáng khinh bỉ.
Chính nhờ có lòng biết ơn và kính trọng thầy nên việc giáo dục của Việt Nam trước đây mới dễ dàng và thành công mỹ mãn đến như thế. Người Việt ta còn có thói quen trong cuộc sống hàng ngày về việc nhớ ơn. Vào các ngày tết, bất cứ tết gì, theo phong tục Việt, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, và cha mẹ khi các người đã qua đời. Ngoài ra, khi đến mùa hoa quả hay thấy của ngon vật lạ, người ta thường mua về để cúng gia tiên trước rồi mới ăn. Đây là cách kính trọng và nhớ ơn ông bà tổ tiên đã thành nếp của dân tộc Việt.
Từ việc cúng cơm người quá cố đến việc để tang, giỗ tết, tế lễ, đốt vàng mã, và cúng lễ trong ngày rằm tháng bảy âm lịch, Lễ Vu Lan, tức là ngày xá tội vong nhân mà ngày nay người ta gọi là mùa báo hiếu, v.v., hết thẩy đều thể hiện tấm lòng thành và nhớ ơn tiền nhân. Ý nghĩa đó được gói ghém trong các câu tục ngữ : Uống nước phải nhớ đến nguồn, / Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, / Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
Ngoài ra, việc xưng hô trong tiếng Việt cũng phản ảnh tấm lòng hiếu thảo, biết ơn, và tôn ti trật tự trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Việc thưa gửi, đi thưa về trình, và gọi dạ bảo vâng trong phong tục của người Việt chúng ta lại càng tế nhị và văn minh, nhất là trong vấn đề kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo. Phải có nền văn hóa lâu đời người ta mới đạt đến trình độ xưng hô, kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo đến như vậy.
Truyền thống hiếu thảo và biết ơn của người Việt chúng ta đã có nền tảng từ lâu đời, gần 5 ngàn năm trước. Người Hoa Kỳ mới có văn hóa riêng cho Hợp Chủng Quốc kể từ năm 1776, tức là cách đây (2003) 227 năm nay. Người Canada mới được độc lập từ năm 1867, tức là cách đây (2003) 136 năm mà thôi. Chính vì thế mà nếp sống và văn hóa của họ còn phôi thai, đang trên đà củng cổ để thành nề nếp. Họ không có nền tảng gia đình vững vàng như dân Việt ta. Chính phủ của họ phải đứng ra lo cho người già.Vì thế mà lòng hiếu thảo của con cái không có chỗ đứng. Theo văn hóa của Bắc Mỹ, ta có thể nói trẻ cậy cha mẹ và chính phủ, già thì chỉ trông cậy vào chính phủ không mà thôi.
Ở Việt Nam ta, trước 1975, các chính phủ Quốc Gia không để ý đến vấn đề người già mấy, không có chương trình trợ cấp tiền già như ở Bắc Mỹ này vì con cái và gia đình đều tự lo cho cha mẹ và ông bà. Sự hợp lý và công bằng từ nền tảng gia đình Việt Nam về việc cha mẹ và con cái giúp đỡ nhau đã được chứng minh trong câu tục ngữ: Trẻ cậy cha già cậy con.(Còn tiếp)