Xc., Xcs.
Xc., Xcs – Chúa Kitô (các mẫu tự đầu, giữa, và cuối của tên Chúa Ki-tô theo tiếng Hy-lạp).


Yellow
Màu vàng. Màu dùng trong phụng vụ, phổ biến vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 16, và hiện tại thỉnh thoảng được dùng ở Pháp. Tuy nhiên, màu vàng cũng xuất hiện ở các nơi khác như một màu thay thế cho màu trắng hoặc mô phỏng màu vàng kim lọai.


Yoke
Gánh, Ách. Một đòn gỗ dùng để nối hai đầu (Đnl 21:3). Nói một cách ẩn dụ, từ này gợi lên ý “bị khuất phục” hay “bị khống chế nô lệ” và việc thoát ách tự do. “Khi con được tự do, con sẽ giũ được ách em con ra khỏi cổ con” (St 27:40). Đức Ki-tô đã quả quyết với các tín đồ: “Ách tôi thì êm ái”. (Mt 11:29).


Zacchaeus
Ông Gia-kêu. Một người thu thuế giàu có. Khi Chúa Giê-su đi ngang qua miền Jericho, ông Gia-kêu vì nóng lòng muốn thấy mặt Chúa nên đã trèo lên cây để có tầm nhìn tốt hơn. Ông vui mừng khi Chúa Giê-su trông thấy ông và ngỏ ý muốn ghé thăm nhà ông. Vì ông là người không có tiếng tốt, đám đông dân chúng đã xầm xí với nhau về chuyện này, nhưng sự việc đã có kết quả mau chóng. Ông Gia-kêu mau mắn hứa sẽ dâng hiến phân nửa gia tài của mình cho người nghèo (Lc 10:1-10). (Từ nguyên Hi lạp zacchaios; từ Do thái cổ zakkai, trong sạch)


Zechariah
Ông Dacaria (Zechariah), sách Dacaria. Một tên thường gặp trong Kinh Thánh; khoảng 25 đến 30 người được gọi bằng tên này. Còn đọc là Zacharias và Zachariah. Có 3 người thường được nhắc đến với tên này: 1. thân phụ ông Gio-an Tẩy Giả; ông lập gia đình với bà Ê-li-sa-bét, một người chị họ của Đức Trinh Nữ Maria (Lc 1:5). Ông bị làm cho câm khi đã nghi ngờ sứ điệp của thiên thần Ga-bri-en là vợ ông sẽ thụ thai trong lúc tuổi già (Lc 1:22). Vào lễ cắt bì của trẻ Gio-an, ông Dacaria phát ra lời tiên tri rằng Đấng Cứu Tinh của Ít-ra-en sắp xuất hiện và đứa con sơ sinh của bà Ê-li-sa-bét sẽ “đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1:59-76); 2. một vị tử đạo người Do-thái, con ông Jehoiada trong Cựu Ước; ông bị ném đá đến chết vì đã lên án sự thiếu lòng tin của dân chúng (II Sb 24:20-22). Đức Ki-tô đã nhắc đến ông khi Người nói về việc giết hại các nhà tiên tri “từ máu ông A-ben đến máu ông Dacaria” (Lc 11:50-51); 3. một quyển sách trong bộ Cựu Ước đặt theo tên của vị tiên tri thứ 11. Tiên tri Dacaria là người cùng thời với tiên tri Khác-gai. Cả hai là những tiên tri vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.


Zechariah, Book Of
Sách Tiên Tri Dacaria. Quyển sách tiên tri trong bộ Cựu Ước, chứa đựng trong chiều dài cuốn sách một số lượng lớn nhất các lời tiên tri về Đức Ki-tô. Ba thị kiến nói về sự thành lập Vương Quốc Messia/Vương Quốc của Đấng Cứu Thế. Thị kiến thứ 4 hứa hẹn “sẽ nâng cao người tôi tớ Baruc của Ta” (3-9b). Thị kiến thứ 4 đến thứ 6 nói về Đức Ki-tô trong vai trò tư tế và hàng vương giả. Một đoạn nhấn mạnh việc tuân giữ các giới răn, và về quyền năng của các tiên tri Đấng Cứu Thế (7-8). Những phần khác của quyển sách chủ yếu nói về hai gánh nặng: một là về Sy-ri-a, Phê-ni-xi-a, và Phi-li-tinh; và hai là về Ít-ra-en. Trong phần đầu là lời tiên tri về Chúa Nhật Lễ Lá (9:9-10), và về việc dùng các đồng tiền phản bội của Giu-đa, người đã bán Chúa, để mua ruộng Haceldama. Trong phần thứ hai (12), có lời hứa khôi phục Jerusalem. Chính tác giả tự gọi mình là “Con của Erechiah”, nhưng có lẽ ông không phải là một tiên tri.


Zephaniah
Zephaniah, Thiên Chúa Che Chở. Tác giả quyển thứ 9 trong nhóm Các tiên tri nhỏ. Là con trai ông Cushi và là hậu duệ Vua Hezekiah, ông sống vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên. Những điểm chính trong sách của ông là về sự thoái hóa của dân chúng Giu-đa vào thời Assyrian cai trị, và lời hứa Chúa sẽ trừng phạt. Chủ đề chính của ông là “Hãy tìm sự công chính, hãy tìm đức khiêm nhường. May ra anh em sẽ được che chở trong ngày thịnh nộ của Đức Chúa” (Xp 2:3)


Zion
Xi-on. Một trong những ngọn đồi dưới chân thành Giê-ru-sa-lem. Được sử dụng như một pháo đài, đồi Xi-on bị vua Đa-vít chinh phục và đặt tên mới là Thành Trì Vua Đa-vít (II Sm 5:7). Thành Giê-ru-sa-lem trở thành thánh thiêng khi vua Đa-vít mang Hòm Bia Giao Ước đến Xi-on. Dần dần theo thời gian cái tên mới được loan truyền cho đến khi tên này được dùng cho toàn bộ thành Giê-ru-sa-lem (II Sách Các Vua 19:21; Thánh Vịnh 125, 126). [[[Thật vậy, càng ngày Xi-on càng được dùng để chỉ lòng tin của người Do-thái (Is 33:20); vì thế mà có thuật ngữ “chủ nghĩa phục quốc Do thái” để chỉ phong trào hiện đại đòi biến Pa-let-tin thành quê hương dân Do-thái. Cũng còn được đọc là Si-on.


Zoce, Our Lady Of
Đền Zoce. Ngôi đền thánh kính Đức Maria tọa lạc trên một ngọn đồi gần Thượng Hải, Trung Quốc. Ngọn đồi này thuộc quyền sở hữu của vị tướng tên Zo, nên ngôi đền được đặt theo tên ông là Zoce. Vào năm 1870, dân Trung Hoa đã cuồng loạn cướp phá một ngôi làng ở gần đó, và nhóm tín đồ Công Giáo nhỏ bé ở Zoce chỉ thoát nạn khi một cơn bão bất thình lình ập tới phân tán quân cướp. Một linh mục dòng Tên, Cha Della Croce, và các giáo dân của ngài đã cho rằng Đức Nữ Đồng Trinh đã cứu thoát họ, vì họ đã liên tục cầu nguyện cùng Mẹ trong cơn hoạn nạn. Để tỏ lòng biết ơn họ xây một ngôi nhà nguyện nhỏ và đặt nơi đó một bức ảnh Đức Bà Phù Hộ Các Tín Hữu. Ngôi đền càng ngày càng nổi tiếng. Vào năm 1873, một ngôi nhà thờ lớn hơn được xây lên để đủ chỗ cho các khách hành hươong. Từ trên đỉnh tháp của ngôi nhà thờ mới này, số 20.000 người mỗi năm đến viếng đền thánh có thể trông thấy pho tượng khổng lồ của Mẹ Đồng Trinh và Hài Đồng Giê-su. Hội Đồng Thành Phố Thượng Hải, gồm các thành viên Công Giáo lẫn Phật Giáo, đã dâng nước Trung Hoa cho Đức Mẹ dưới danh hiệu “Đức Bà Zoce”. Cho đến năm 1953 hơn 1.500 người vẫn còn rước mình thánh Chúa ở đó mỗi ngày. Ngày nay người ta không rõ tình trạng của ngôi đền này.


Zucchetto
Mũ sọ, mũ Zucchetto. Một loại mũ tròn, nhỏ đội trên đỉnh đầu của các giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội Công Giáo; màu trắng dành cho Giáo Hoàng, đỏ cho các Hồng Y, tím cho Giám Mục, và đen dành cho bậc bề trên các dòng tu.