Divine Will
Ý Chúa - Tương tự như trí năng, ý muốn của Thiên Chúa tinh tuyền và thuần tại và không phụ thuộc vào bất cứ ngoại vật nào. Thiên Chúa là Đấng vô hạn, nên trong ý muốn của người không có quá trình chuyển đổi từ tiềm năng sang hiện thể, không có hệ quả của các hành vi cá thể, mà chỉ là một hành động đơn vô chuỗi của ý chí. Ý muốn cũng chính là bản tính của Người. Ngoại cảnh đối với Thiên Chúa không có tính quyết định mà đơn thuần chỉ là cùng đích trong thánh ý. Tính viên mãn trong hữu thể của Thiên Chúa loại trừ mọi tham vọng chiếm hữu. Lòng khao khát cho loài người được cứu độ của Người (Isaia 65,2) là một cách diễn tả tình yêu nhưng không, thể hiện mối bận tâm của Người đối với thọ tạo, khởi đầu từ hồng ân cho hiện hữu.

Divini Redemptoris
Đấng Cứu độ – Thông điệp của Giáo hoàng Piô XI, ban hành năm 1937, lên án chủ nghĩa Cộng sản vô thần và chỉ rõ những sai lầm chính của chủ nghĩa này: duy vật biện chứng, niềm tin không tưởng, tiến bộ thông qua xung đột giai cấp, phủ nhận quyền tự do cá nhân và chối bỏ tất cả quyền con người.

Divinity
Thiên tính - Ưu phẩm của Thiên Chúa. Theo nghĩa tuyệt đối, chỉ Thiên Chúa vô biên mới có ưu phẩm thiên tính. Nhưng hạn từ này đôi khi cũng dành cho những nhân vật khác, hoặc do lầm lẫn, hoặc do họ có mối liên hệ nào đó với Thiên Chúa. (Tiếng Latin divinus, thuộc về Thiên Chúa.)

Divorce
Ly dị - Chia cắt vợ chồng theo luật hay do chính quyền dân sự thừa nhận miễn khỏi một hoặc nhiều ràng buộc hôn nhân. Ly thân là sự chia ly giữa chồng và vợ mà theo đó họ không buộc phải chung sống, hoặc trợ giúp lẫn nhau, nhưng không có quyền tái hôn. Vì vậy, sự chia cắt này chỉ coi như là cách ly giữa cái gường và cái bàn, chứ chưa cắt đứt khế ước căn bản của hôn nhân, một khế ước đòi phải trung thành suốt cuộc đời theo như luật hôn nhân. (Thuật ngữ Latin divortium; từ động từ divertere, bỏ đi, chia cắt, quay mặt đi.)

D.N.
D.N. – Viết tắt của Dominus Noster—Thiên Chúa chúng ta.

Dn, Dns, D N U S
Dn, Dns, D N U S – Các ký hiệu tắt của Dominus—Thiên Chúa.

D.N.J.C.
D.N.J.C. - Viết tắt của Dominus Noster Jesus Christus — Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Docetism
Ảo thân thuyết - Một lạc thuyết xuất hiện từ thời các Tông đồ, chủ trương Đức Kitô chỉ là một con người, đã sinh ra, lớn lên, chịu đau khổ và sống lại từ cõi chết. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy Ảo thân thuyết thâu nạp những khuynh hướng của Ngộ thuyết và sau là của phái Manikê (Manichaeism). Theo nghĩa chặt, thuyết này là một thứ triết lý sai lầm hơn là một lạc giáo phủ nhận học thuyết Kitô giáo khi khẳng định có sự bất dung hoà giữa vật chất và tinh thần và từ lý luận này Thiên Chúa là thuần tinh thần, nên không thể hiện thân trong một thân thể vật chất.

Doct
Tiến sĩ – viết tắt của Doctor.

Docta Ignorantia
Vô tri học, sự vô tri thông thái – Trong thần học, hạn từ diễn tả tất cả những gì loài người học biết về Thiên Chúa không đáng gì khi sánh với sự vô biên vốn là bản tính của Người, và vì thế chỉ có thể diễn tả bằng những từ phủ định tựa như: vô – hạn; không thể hiểu, không thể diễn tả. Thần học vô tri khởi đi từ tựa đề một khảo luận, De Docta Ignorantia sự vô tri thông thái, của ông Nicholas of Cusa (1401-64) trình bầy sự hiểu biết của con người về thiên tính.

Doctrinaire
nhà giáo điều – Hạn từ này ban đầu dùng để chỉ một nhóm triết gia Pháp vào đầu thế ký thứ mười chín. Hiện nay được dùng để gọi những nhà lý thuyết tôn giáo, những triết gia quan tâm đến luận điểm của mình hơn của người khác. Nhà giáo điều là người suy lý nhiều hơn thực hành những điều họ tin, một kẻ viễn kiến vô hành.

Doctrinal Demythology
Giải huyền tín điều – Đánh giá phân tích tín điều của Giáo hội Công giáo, tương tự giải huyền Kinh Thánh. Tiền đề ban đầu là các định tín lệ thuộc vào điều kiện thời gian. Các định tín của công đồng Nicêa, Calcêđonia và Trentô phải được xem xét lại để tìm ra ý nghĩa thực sự của chúng bằng cách lột bỏ tất cả những gì phi lịch sử vì huyền nhiệm của chúng có tính lịch sử và vẫn là sự thật. Theo thuật ngữ này, các tín điều Giáo hội truyền dậy về đức tin và luân lý đều thay đổi, hoặc ít ra người tín hữu không nên xác tín vào những gì bất biến.

Doctrinal Pluralism
Đa nguyên về học thuyết – Lý thuyết mà theo đó Giáo hội Công giáo chấp nhận khách quan có những ý kiến đối lập về niềm tin hay luân lý. Tuy nhiên, Giáo hội đã lên án ít là một lần khi chủ thuyết này cho rằng đạo lý chỉ là một cách diễn đạt chủ quan niềm tin được một số người chấp nhận, chứ không phải là giáo huấn khách quan của thẩm quyền Giáo hội khi minh định hay giải thích mặc khải thần linh.

Doctrinal Spirituality
Linh đạo học thuyết – Một phương pháp diễn dịch trong nghiên cứu Thánh Kinh, truyền thống và thần học, đặc biệt Bộ tổng luận của thánh Tôma, về đời sống tâm linh. Những kết luận được rút ra từ kho tàng đức tin về bản chất của việc hoàn thiện Kitô giáo và các phương tiện nhằm đạt tới.

Doctrine
Học thuyết, Giáo lý, Đạo lý – Toàn bộ chân lý Giáo hội dạy các tín hữu cần phải tin. Chân lý có thể được mặc khải cách chính thức (như sự Hiện diện thật) hoặc do kết luận của thần học (như việc tôn phong một vị thánh), hoặc khởi đi từ luật tự nhiên (ví dụ như tội tránh thai). Trong bất cứ trường hợp nào, học thuyết là những gì Giáo hội dạy phải tin. Giáo huấn này có thể được tuyên bố một cách trang trọng từ ex cathedra (toà giảng), hay thông thường từ các văn bản thường niên của Huấn quyền Giáo hội hay của giáo quyền. Tín điều là những giáo lý Giáo hội công bố như là mặc khải của Thiên Chúa cho các tín hữu. (Tiếng Latin: doctrina, huấn giáo.)

Dogma
Tín điều - Đạo lý Giáo hội dạy người tín hữu phải tin như là một phần của mặc khải thần linh. Vì thế, tất cả đạo lý chính thức được mặc khải, hoặc được Giáo hội ban hành như là được mặc khải. Những đạo lý này được mặc khải qua Thánh Kinh, qua truyền thống, hoặc một cách minh thị (ví dụ Nhập thể) hoặc ẩn tàng (ví dụ Mông triệu). Hơn nữa, các đạo lý này được các tín hữu chấp nhận như yếu tố cần thiết cho ơn cứu độ. Giáo hội truyền dạy các đạo lý hoặc bằng một cách trang trọng, ví dụ như định tín Vô Nhiễm Nguyên tội, hoặc bằng cách thông thường, ví dụ như giáo huấn thường xuyên về việc phá thai. (Từ Latin dogma; phái sinh từ tiếng Hy Lạp: dogma, tuyên bố, nghị định.)

Dogmatic Fact
sự kiện tín điều- Một chân lý không được mặc khải nhưng được coi là bất khả sai lầm. Lý do vì thẩm quyền của Giáo hội cho rằng sự kiện tín điều liên hệ chặt chẽ với chân lý mặc khải. Nếu Giáo hội không có thẩm quyền giáo huấn, tính bất khả sai lầm của chân lý sự kiện, những đạo lý mặc khải có thể gặp hiểm nguy. Những ví dụ về sự kiện tín điều: cuộc bầu cử giáo hoàng hữu hiệu, sự hữu hiệu của công đồng chung, thực tại hiện diện của vị thánh trên trời.

Dogmatic Relativism
Thuyết tương đối giáo điều – Lý thuyết mà theo đó các tín điều của Kitô giáo được đặt trong điều kiện thời gian và hoàn cảnh. Thuyết tương đối tín điều phủ nhận mặc khải đã hoàn tất thời các Tông đồ. Hay đúng hơn, theo thuyết này, mặc khải vẫn tiếp diễn, những cảm thức tôn giáo mới khởi sinh từ kinh nghiệm sẽ thay đổi, thậm chí thay thế đạo lý thuộc thẩm quyền giáo huấn của Giáo hội.

Dogmatic Theology
Thần học tín lý – Khoa nghiên cứu tín lý Kitô giáo. Khoa này xem xét có hệ thống toàn bộ giáo huấn của Giáo hội và xét đến vị thế của từng định tín một cũng như mối liên hệ với các định tín khác của Giáo hội công giáo. Khoa này minh chứng giáo lý của Giáo hội khởi đi từ Kinh Thánh, từ truyền thống bằng các so sánh thích đáng, đồng thời cũng chỉ ra rằng những tín điều này hòa hợp với lý trí. Ngành học này cũng trả lời những phản biện của triết học hay của các ngành khác và trên tất cả, ngành này suy diễn những hệ quả thần học từ những chân lý đức tin.

Dogmatism
Võ đoán, chủ nghĩa giáo điều – thứ phân định không có giá trị, gồm có ba cấp độ: 1. lập trường cho rằng trí năng loài người có thể nắm bắt được chân lý và sự thật; vì thế không chấp nhận chủ nghĩa hoài nghi; 2. Lập trường của những ngưòi thích sống theo triết lý riêng chứ không theo suy tư đúng đắn, vì thế đi ngược với niềm tin có hiểu biết; 3. theo Immanuel Kant, mọi phán quyết siêu hình đều không có những phân tích xác đáng do giới hạn của lý trí, vì thế điều này đi ngược lại với chủ nghĩa duy lý.

Dolors, Seven
Bảy sự thương khó - Bảy sự sầu bi của đức Trinh nữ Maria. Theo truyền thống, đây là bảy sự thương mà đức Maria đã phải chịu trong trong công cuộc cộng tác với Đức Kitô: lời tiên báo của ông Simêon (Luca 2,34-35), trốn sang Aicập (Mátthêu 2,13-21), ba ngày lạc mất đức Giêsu ở Jerusalem (Luca 2,41-50). Bốn sự thương khác liên quan đến cuộc khổ nạn của đức Kitô như các Tin Mừng mô tả: đức Maria gặp đức Giêsu trên đường đến núi Calvê, đức Giêsu chịu đóng đanh, hạ xác đức Giêsu khỏi thập giá và mai táng đức Giêsu trong mồ. Có hai ngày lễ kính bảy sự thương khó: thứ Sáu sau tuần Thương khó, được đức Giáo hoàng Bênêđitô XIII mở rộng kính trên toàn thế giới vào năm 1727; và ngày 15 tháng Chín, ban đầu được dòng Tôi tớ kính vào năm 1668, sau đó được Giáo hoàng Piô VII mở rộng ra toàn Giáo hội vào năm 1814. Từ khi sửa đổi lịch Roma sau Công đồng Vatican, chỉ lễ kính ngày 15 tháng Chín được giữ lại, nhưng tước hiệu được kính là Đức Mẹ sầu bi. (Từ nguyên Latinh dolor, đau khổ, buồn rầu.)

Dom
Dom – Viết tắt của dominica – Ngày Chúa Nhật.

D.O.M.
D.O.M. – Viết tắt từ tiếng Latin: Deo optimo maximo — Kính dâng Thiên Chúa chí đại chí tôn.

Domicile
Cư sở - Hạn từ theo giáo luật chỉ nơi cư trú thường xuyên mà thể nhân có trách nhiệm và được thừa hưởng một số quyền lợi nào đó. Để có cư sở, phải có ý cư trú lâu dài ở một nơi đã định hoặc đã sống ở đó được mười năm. Có thể có hai cư sở, ví dụ, nơi ở mùa đông và nơi ở mùa hè. Cư sở của vợ là cư sở của chồng; cư sở của con cái là cư sở của cha mẹ giám hộ hợp pháp; theo giáo luật, người vợ có thể có cư sở riêng. Nếu không ly thân về mặt giáo hội, người vợ chỉ có bán cư sở. Tạm vắng dù bao lâu đi nữa cũng không thủ tiêu quyền lợi về cư sở. Người đứng tên cơ sở mục vụ làm việc của linh mục hay của giám mục, thì phải vâng phục tinh thần các vị. Do có cư sở, mà thể nhân thuộc về một giáo xứ hay một giáo phận riêng (Tiếng Latin domicilium, cư trú, sống; phái sinh từ domus, nhà.)

Drug Abuse, Morality Of
Luân lý dùng thuốc gây mê – Việc sử dụng bất cứ loại thuốc gây mê, dù là với mục đích điều trị, đều có tác động nghiệm trọng đến phân định xã hội đến sức khoẻ thể xác và tinh thần của con người.

Drunkenness
Chứng nghiện rượu - Dùng rượu quá liều lượng. Trong luân lý Công Giáo, tội say rượu nặng nhẹ tuỳ theo ý thức nhận biết. Trầm trọng nếu biết trước rằng thứ rượu đó sẽ làm mất ý thức hoặc mất khả năng phán đoán đúng sai. Nhẹ nếu có lý do biết rằng với liều lượng rượu như thế, dù là đã quá, cũng không làm người uống mất ý thức hoặc mất khả năng phán đoán đúng sai.

Drusilla
Công chúa Dusilla – Con gái út của Herod Agrippa I, vị hoàng đế đã ra lệnh xử trảm Tông đồ Giacôbê và tra tấn Phêrô. Bà là vợ của Felix (Cv 24,24), biện lý Roma, người đứng ra xét xử thánh Phaolô mà bên nguyên, Tertullus, đã tố cáo như sau: “Số là chúng tôi đã bắt gặp tên này, một thứ ôn dịch, chuyên gây bạo loạn giữa mọi người Do thái trong thiên hạ, và là đầu sỏ phái Nadarét” (Cv 24,5). Sau đó, Drusilla đã chăm chú nghe thánh Phaolô giải thích niềm tin trước mặt Felix. (Tiếng Latin: Giống cái của Drusus).

Dry Mass
Thánh lễ khô – Thánh lễ rút ngắn. Đây là một tập tục thời Trung cổ, thánh lễ không có phần Tiến lễ, Kinh nguyện Tạ ơn và Hiệp lễ. Thánh lễ này được cử hành trong nhiều dịp khác nhau: khi không được cử hành lễ thứ hai trong ngày; khi hành hương, khi vị linh mục chưa giữ chay Thánh Thể, khi đang trên tầu giữa phong ba sóng cả, cũng gọi là “Thánh lễ thuỷ”; và trong những lần đi săn, gọi là “Thánh lễ đi săn”. Hiện nay, thánh lễ này vẫn còn được một số các linh mục tu sĩ cử hành và ngày lễ Đức Bà và trong nghi thức làm phép lá trong Chúa Nhật lễ Lá.

Ds
Ds – Viết tắt của Deus—Thiên Chúa.

Dualism
Thuyết Nhị nguyên – Thuyết cho rằng về cơ bản thực tại có hai loại hữu thể và hai cách thức vận hành hoàn toàn khác nhau. Thiên Chúa và thế gian, tinh thần và vật chất, lý trí và ý trí, đúng và sai, đạo đức và tội lỗi là những hạn từ tiêu biểu của nhị nguyên thuyết. (Tiếng Latin: dualis; phái sinh từ duo, hai.)

Due
Nợ nần – Khoản nợ; đối tượng của công bằng. Nợ là khoản phải trả cho người khác theo lẽ công bằng, "nợ" hợp pháp. Trong thần học, nợ nần là một điều tốt cho thọ tạo; vì nợ nần là thứ cần và đủ cho cơ cấu, năng lực và số phận của thọ tạo cũng như cho những phương tiện cần đạt tới sự hiện hữu của nó. Theo nghĩa này, nợ nần khác với ơn siêu nhiêu. Nợ nần thuộc về con người, ân sủng thuộc về Thiên Chúa.

Dueling
Đọ vũ khí, đấu tay đôi, quyết đấu – Cuộc tranh chấp giữa hai bên bằng vũ khí gây chết người qua một thỏa thuận kín đáo. Cuộc đối đầu này nhằm thanh toán mối bất hoà rõ ràng hay ẩn tàng giữa hai bên tranh chấp. Luật tự nhiên, luật dân sự và nhất là luật Giáo hội cấm ngặt kiểu giải quyết tranh chấp như thế này vì nó đồng thời vừa mang tính tự sát và vừa giết người. Đọ vũ khí không phải là trường hợp tự vệ hợp pháp vì không có sự tấn công vào thời điểm đó; hơn nữa người ta có thể giải quyết mâu thuẫn bằng luật pháp hay bằng nhiều cách khác; dùng vũ khí giết người thể hiện sự bất lực trong việc thuyết phục người khác; đọ vũ khí không phải là phương tiện chính đáng để chứng minh vô tội, vì kẻ ác có thể có nhiều mưu mẹo sử dụng vũ khí hơn người buồn bực.

Dulia
Tôn kính – Lòng mến mộ của người môn đệ dành cho vị thầy hoặc của tôi tớ cho ông chủ. Hạn từ này diễn tả lòng sùng kính dành cho các thiên thần, các thánh, những người bạn hữu của Thiên Chúa. (Tiếng Hylạp douleia, quy phục, bái tôn.)

Duration
Tuổi thọ – thời gian sống hoặc thời gian sống được. Có thể nhất thời nếu sự vật chấm dứt hiện hữu, giống như động vật, hoặc gián đoạn nếu như sự vật ngừng sống sau đó lại tiếp tục, tựa như thân xác con người, hoặc trường thọ, sống tới bất diệt sau khi được dựng nên, như linh hồn con người.

D.V.
D.V. – Viết tắt của Lời Chúa: theo bản dịch Douay.

Dynamism
Động lực thuyết – Triết thuyết phủ nhận thực tại khuyếch trương của vật chất hay của khối lượng trong thế giới. Triết thuyết này tìm cách giải thích hiện tượng trong vũ trụ chủ yếu hoặc chỉ theo sức lực hay năng lượng nhất là năng lượng vật chất. (Tiếng Hylạp Greek: dynamis, sức mạnh.)

Dysteleology
Vô định – Thiếu mục đích hay kế hoạch, hoặc là do kết quả của hành động thiếu suy nghĩ, hoặc là do thái độ thất vọng không thấy sự quan phòng trong thế giới mà chỉ thấy biến động, rối loạn. (Tiếng Latin dys, tách rời + telos, mục đích, completion + logia, khoa học, hiểu biết.)

E., Eccl.
E., Eccl. – Viết tắt của Ecclesia – Giáo hội.

Eagle
Đại bàng – Biểu tượng của thánh Gioan, tác giả sách Tin Mừng. Tin mừng này nhấn mạnh đến Thiên tính của đức Kitô. Bay cao hơn những loài chim khác, đại bàng cũng là biểu tượng cho giáo lý huyền nhiệm của thánh Gioan về nguyên lý nội tại của Chúa Ba Ngôi và lời cầu nguyện vươn cao của những ai kính mến đức Kitô. Đại bàng cũng là biểu tượng của Chúa Thăng Thiên.

Easter
Lễ Phục Sinh – Ngày kỷ niệm biến cố sống lại từ cõi chết của Đức Kitô. Đây là ngày lễ lớn nhất của Kitô giáo, là trung tâm của năm phụng vụ. Lễ Phục sinh có liên hệ chặt chẽ với lễ Vượt qua của người Do thái. Lời tụng ca Alleluia được lặp đi lặp lại trong Thánh lễ và trong giờ kinh Phụng vụ, nghi thức Vidi Aquam thay thế nghi thức rảy nước và Nữ vương Thiên đàng thay thế kinh Truyền tin. Mùa Phục sinh bắt đầu từ Chúa Nhật phục sinh đến Chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi (Tiếng Anh Eastre: nữ thần Teutonic ló rạng và nhảy múa.)

Easter Communion
Rước lễ trong mùa phục sinh – Rước Mình Thánh Chúa trong mùa Phục sinh theo như luật Giáo hội. Thời gian này thay đổi ở mỗi nước, nhưng thường là vào thứ Tư lễ Tro (hay Chúa nhật đầu tiên mùa Chay) đến lễ Chúa Ba Ngôi. Luật này còn gọi là “Bổn phận mùa Phục Sinh”, bao gồm việc đón nhận bí tích Hoà giải. Thiếu nhi (puberes) cũng có bổn phận trong mùa Phục sinh, các bậc phụ huynh, người có trách nhiệm và mục tử thì phải thực thi nghĩa vụ này đầy đủ hơn nữa.

Easter Controversy
Tranh luận Phục sinh – Cuộc tranh cãi lâu dài trong suốt thế kỷ thứ hai và thứ ba về ngày cử hành lễ Phục Sinh. Giáo hội Đông phương kết thúc mùa Chay và bắt đầu của hành lễ Phục sinh vào ngày mười bốn tháng Nisan bất luận ngày đó rơi vào bất kỳ ngày này trong tuần. Người Do thái cũng cử hành lễ Vượt qua vào ngày này. Truyền thống này do hai thánh tông đồ Philiphê và thánh Gioan để lại. Tuy nhiên, Giáo hội Tây phương lại cử hành vào Chúa nhật sau ngày thứ mười bốn, ngày rằm tháng đầu mùa xuân vì đó là ngày Chúa Phục sinh. Người Tây phương cho rằng truyền thống này do thánh Phêrô và thánh Phaolô để lại. Ly giáo đã xảy ra khi Giáo hoàng Victor I phạt vạ tuyệt thông bất cứ ai không tuân theo phong tục của Roma. Thánh Irênê (130-200) đã xin đức Giáo hoàng nhân nhượng. Tuy nhiên, Kitô hữu Đông phương vẫn không tuân phục và cuộc tranh cãi lại chuyển theo chiều hướng khác, khi Giáo hội Antiôkia đồng ý chấp nhận ngày Chúa Nhật sau ngày mười bốn Nisan thay vì ngày trăng tròn đầu mùa xuân. Tranh cãi cứ tiếp tục xảy ra cho đến công đồng Nicaea (năm 325) đặt dấu chấm hết bằng sắc lệch đòi buộc Giáo hội Đông phương phải đồng bộ mừng kính lễ Phục sinh vào ngày Chúa Nhật sau ngày mười bốn tháng Vượt qua, tức ngày ngày mười bốn tháng trăng tròn. Giáo hội Rôma đã áp dụng chu trình chín mươi lăm năm để quy định lễ Phục sinh, nhưng Giáo hội Celtic vẫn theo chu trình 532 năm và ngày Chúa Nhật cử hành cũng khác biệt. Vào thế kỷ thứ chín, Giáo hội này đã theo chu trình 95 năm như các nơi khác.

Easter Duty
Bổn phận mùa Phục Sinh – Bổn phận bắt buộc tất cả các tín hữu Công giáo rước lễ trong mùa Phục Sinh. Khoảng thời gian này thay đổi theo mỗi nước. Ở Hoa Kỳ, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Chay cho đến lễ Chúa Ba Ngôi. Ở các nước khác, lại bắt đầu từ thứ tư Mùa Chay cho đến Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh hoặc lễ Thăng Thiên.

Easter Fire
Lửa Phục Sinh – Lửa được đốt lên từ củi khô, bắt đầu nghi lễ canh thức Phục Sinh vào tối thứ Bảy Tuần Thánh. Lửa biểu tượng Chúa Kitô phục sinh. Khi làm phép lửa, vị linh mục dâng lời nguyện: “Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một đến giãi ánh sáng vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hóa ngọn lửa này và cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc tham dự lễ ánh sáng muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”. Và giáo dân thưa lại “Amen”.

Eastern Churches
Các Giáo hội Đông phương – Các Giáo hội Công giáo theo nghi lễ Đông phương. Theo lịch sử, các Giáo hội này bao gồm các tòa thượng phụ: Constantinople, Alexandria, Antiokia và Giêrusalem trước khi chính thức ly khai vào thế kỷ thứ mười ba. Các Giáo hội này theo nghi lễ của toà thượng phụ Constantinople. Nhóm Giáo hội không hiệp thông với Giáo hội Rôma gọi là những giáo hội Đông phương ly khai, các Giáo hội Đông phương còn lại là các giáo hội Công giáo theo nghi lễ Đông Phương.

Eastern Schism
Ly giáo Đông phương - Cuộc chia ly, không hiệp thông với Rôma của các Giáo hội kitô giáo Đông phương. Sự chia ly này đã nhen nhóm nhiều lần và chính thức xảy ra vào năm 1054, khi thượng phụ Constantinople, Michael Cerularius (1059), bị phái đoàn toà thánh phạt vạ tuyệt thông vì đã không chấp thuận sử dụng bánh không men của giáo hội Latin và loại bỏ tên Giáo hoàng ra khỏi danh sách những người phải cầu nguyện trong phụng vụ Thánh thể. Sau công đồng Florence thứ hai (1439), hai bên đã có sự hiệp nhất, nhưng không được bền lâu.

Easter Vigil
Canh thức vượt qua – Các nghi thức thứ Bảy tuần thánh và là nghi thức tưởng niệm trọng thể nhất trong năm phụng vụ. Nghi thức gồm bốn phần: thắp nến phục sinh, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Thánh tẩy và phụng vụ Thánh thể. Tất cả các nghi thức được cử hành về đêm, vì vậy không nên bắt đầu trước khi đêm xuống và nên kết thúc vào trước lúc rạng đông ngày Chúa Nhật. Thời Giáo hội sơ khai, đêm vọng Phục sinh được cử hành bằng nghi thức thắp sáng các nhà thờ, thậm chí cả thành phố. Trong Sách nghi thức canh thức Vượt qua sửa đổi có các nghi thức thời kỳ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo và nhấn mạnh tới niềm vui của Giáo hội khi tưởng niệm đêm đức Kitô sống lại từ cõi chết.

Easter Water
Nước Phục sinh – Nghi thức làm phép nước long trọng trong đêm canh thức Vượt qua. Đỉnh cao của nghi thức này là việc nhúng nến Phục sinh (tượng trưng Đức Kitô) vào nước, nhấc lên, rồi nhúng xuống, tới ba lần. Hình ảnh này tượng trưng đức Kitô chịu chết và sống lại ra khỏi mồ. Nước trở nên hình ảnh tượng trưng cho cả cái chết lẫn sự sống, cho cái chết vì tội lỗi của con người qua việc hoán cải và cho sự phục sinh của Đức Kitô trong cuộc sống mới. Nước Phục sinh được dùng cho nghi thức Thánh tẩy sau đó.

Eastward Position
Vị trí hướng đông, thế đông hướng – Vị trí đứng của vị linh mục trong thánh lễ. Vị trí này ở phía tây bàn thờ, đối diện với hướng đông.Tập tục này du nhập vào Rôma từ thế kỷ thứ tám. Trong Liên hiệp Anh giáo, tập tục này còn được nhiều nhà thờ lưu giữ.

Ebionites
Các phái Ebionite (Duy bần) – Hai giáo phái Kitô giáo đầu tiên cho rằng Do thái giáo và Ngộ đạo giáo là sai lầm. Phái Duy bần Kitô giáo gốc Do Thái chủ trương tiếp tục tuân giữ luật lệ Môisê, phủ nhận Thiên Tính của Đức Kitô và thụ thai trinh khiết, coi thánh Phaolô là người phản bội và chỉ sử dụng Tin Mừng thánh Mátthêu. Còn phái Duy bần Ngộ thuyết cho rằng vật chất vĩnh cửu và phát sinh từ Thiên Chúa. Chúng tự tạo nên hình hài thân thể, và công cuộc sáng tạo chỉ là chuyển hoá từ vật liệu trước đó; và rằng vũ trụ cấu thành bởi hai thành phần: tốt và xấu; và Con Thiên Chúa cai quản phần tốt của thế giới này, phần xấu do ma quỷ.