”Anh chị em có nhiệm vụ tìm gặp ánh sáng thật”.
VATICAN (Zenit,org).- Bài huấn đức Đức Giáo Hoàng Biển Đức trình bày hôm nay tại buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI. Cuộc suy tư tập trung vào Thánh Gregory Nazianzen, một giám mục sống vào thế kỷ thứ tư.
* * *
Anh chị em thân mến:
Trong sự suy tư cuối cùng về các Giáo Phụ và Tiến Sĩ có tiếng của Giáo Hội trong bài giáo lý này, tôi đã nói về Thánh Gregory Nazianzen, giám mục thế kỷ thứ tư, và hôm nay tôi muốn tiếp tục với chân dung thầy dạy vĩ đại này. Hôm nay tôi tổng kết một số huấn giáo của ngài
Khi suy tư về sứ vụ Chúa đã phú cho ngài, Thánh Gregory Nazianzen kết luận: “Tôi đã được sáng tạo để lên tới Chúa với những hành động của tôi” (Oratio, 14,6 “De Pauperum Amore”:PD 34,865). Trên thực tế, ngài đã sử dụng tài năng ngài như một văn sĩ và một nhà diễn thuyết để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Ngài đã viết nhiều bài diễn thuyết, bài giảng và những bài tán tụng, nhiều thư và những tác phẩm thi thơ (gần 18,000 vần!) :một mức độ sinh hoạt thật sự phi thường.
Ngài hiểu sứ vụ Chúa giao phó cho ngài là gì: “Là Tôi tớ của lời, tôi gắn bó với thừa tác vụ của lời, thừa tác vụ không bao giờ cho phép tôi sao lãng sự thiện ích này. Tôi đánh giá và hưởng ơn gọi này, một ơn gọi ban cho tôi nhiều nhiềm vui hơn là tất cả gì khác” (Otatio 6,5: SC405, 134; x.Oratio 4,1o).
Người Nazianzen là một con người hiền lành, và trong đời sống của ngài ngài đã luôn luôn làm việc cổ võ sự bình an trong Giáo Hội thời đại ngài, bị xâu xé vì sự bất hoà và bè rối. Với sự bạo dạn tin mừng ngài đã ra sức lướt thắng tính nhát đảm của ngài hầu công bố chân lý đức tin. Ngài cảm thấy sâu xa sự ước muốn tới gần Chúa, để kết hợp với Người. Ngài đã diễn tả sự này trong bài thơ của ngài, như ngài viết: “ những làn sóng lớn của biển cả cuộc đời, bị tung lên đó đây bởi những ngọn gió dữ tợn… chỉ có một sự tôi ước muốn, một kho tàng duy nhất của tôi, sự an ủi và quên mệt nhọc, đó là sự sáng của Ba Ngôi Thiên Chúa” (“Carmina [historical]” 2,1,15: PG 37, 1250ss.)
Carmoni Gregory đã làm cho sự sáng Ba Ngôi chiếu sáng, bằng cách bênh vực đức tin đã được công bố trong Công Đồng Nicea: một Thiên Chúa trong ba Ngôi bằng và khác nhau---Cha, Con và Thánh Thần—ba sự sáng kết hợp thành một vẻ huy hoàng duy nhất” ((“Himno vespertino: Carmina [historical]” 2,1.32: PG 37,512).Như vậy, Gregory, theo Thánh Phaolô (1 Côrintô 8,6), khẳng định: “đối với chúng ta có một Thiên Chúa, Cha, từ Người tất cả mọi sự hiện hữu; một Đức Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mọi sự hiện hữu, và một Chúa Thánh Thần, trong Người mọi sự hiện hữu” (Oratio 39, 12: SC 358, 172).
Gregory đưa nhân tính đầy đủ của Chúa Kitô lên vị trí hàng đầu: Để cứu chuộc con người trong sự trọn vẹn thể xác, linh hồn và thần trí của họ, Chúa Kitô đã mặc lấy tất cả những bộ phận cấu thành bản tính nhân bản, bằng không con người không thể được cứu độ.
Chống lại bè rối Apollinaris, kẻ quả quyết rằng Chúa Giêsu Kitô không lấy một linh hồn có lý trí, Gregory đối mặt vấn đề trong sự sáng của mầu nhiệm cứu độ: “Điều gì không được lấy thì không được chữa lành” (Epistle 101, 32: SC 208,50), và nếu Chúa Kitô đã không có một “ trí tuệ hữu lý, thì sao Người đã là một con người?”
Chính xác trí tuệ chúng ta, lý trí chúng ta, cần một sự tương quan, một sự gặp gỡ với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Khi trở nên người, Chúa Kitô cho chúng ta khả năng trở nên như Người. Người Nazianzen khuyến khích: “ Chúng ta ra sức nên như Chúa Kitô, Chúa Kitô cũng đã làm cho mình trở nên như chúng ta vậy; ` để chúng ta trở nên như những vị thần qua Người, Người đã biến mình nên người vì chúng ta. Người mang lấy cái xấu nhất để cho chúng ta cái tốt nhất” (Oratio 1,5: SC 247, 78).
Đức Maria, Đấng đã ban cho Chúa Kitô nhân tính, thật sự là Mẹ Thiên Chúa (“Theotokos”: x. Epistle 101, 16: SC 208,42), Và đã được “tiền thanh tẩy” vì tầm nhìn tới sứ vụ cao cả của ngài” (Oratio 38, 13: SC 358, 132, biểu thị một kiểu mở đầu cho tín điều Đầu Thai Vô Nhiễm). Người giới thiệu Đức Maria như là một kiểu mẫu cho các Kitô hữu, hơn hết cho các người trinh nữ, và như một sự giúp đỡ phải kêu xin trong lúc cần thiết (x. Oratio 24, 11: SC 282, 60-64).
Gregory nhắc chúng ta rằng, với tư cách những con người, chúng ta cần sống tình liên đới với nhau. Ngài viết: “’Chúng ta, tuy nhiều, là một thân thể trong Chúa Kitô.’ (x. Romans 12:5), giàu và nghèo, kẻ nô lệ và người tự do, người mạnh kẻ bịnh; và có một đầu từ đó mọi sự phát xuất: Chúa Giêsu Kitô. Và như xảy ra với những thành phần của một thân thể, mỗi người săn sóc cho nhau, và mọi người chăm sóc cho mọi người.”
Sau cùng, khi qui chiếu về những người bịnh và những kẻ phải vất vả, ngài kết luận: “Đây chỉ là sự cứu độ thân xác và linh hồn chúng ta: Đức bác ái với mọi người khác” (Oratio 14, 8 “De Pauperum Amore”: PG 35, 868ab).
Gregory nhấn mạnh rằng con người phải bắt chước sự tốt lành và tình yêu của Thiên Chúa, và muốn được vậy ngài khuyên bảo: “Nếu anh chị em là những người khỏe mạnh và giàu có, hãy làm nhẹ nhu cầu của một người bịnh và nghèo; nếu anh chị em không bị thất bại, hãy giúp kẻ đã thất bại và sống trong đau khổ; nếu anh chị em có phúc, hãy an ủi kẻ buồn thảm; nếu anh chị em được may mắn, hãy giúp đỡ kẻ kém may mắn.
“Hãy tạ ơn Chúa, vì anh chị em là người có thể làm sự lành, và không phải là kẻ phải được giúp đỡ…Đừng nên giàu mà thôi trong của cải, nhưng cũng trong lòng mộ đạo; không trong vàng bạc, nhưng cũng trong nhân đức, hay là tốt hơn, trong sự này mà thôi; hãy vượt xa tiếng tốt của người thân cận anh chị em bằng cách ở tốt hơn mọi người; hãy nên Chúa cho kẻ bất hạnh,là bắt chước lòng thương xót của Chúa” (Oratio 14, 26 “De Pauoperum Amore”; PG 35, 892bc).
Gregory dạy chúng ta, trước hết, tầm quan trọng và sự cần thiết cầu nguyện. Ngài khẳng định rằng ”cần nhớ Chúa thường hơn là người ta thở” (Oratio 27,4:PG 250, 78), bởi vì sư cầu nguyện là sự gặp gỡ của sự khát của Chúa với sự khát của chúng ta. Chúa khao khát sự chúng ta khao khát Người (x. Oratio 40,27: SC 358,60).
Trong khi cầu nguyện, chúng ta phải hướng lòng chúng ta tới Chúa để dâng hiến chúng ta cho Người như là một lễ dâng phải được thanh lọc và biến đổi. Trong sự cầu nguyện, chúng ta thấy mọi sự trong ánh sáng Chúa Kitô, chúng ta bỏ rơi sự bảo vệ chúng ta và chúng ta gìm mình trong chân lý và trong sự nghe Chúa, bằng cách nuôi lửa của tình yêu chúng ta.
Trong một bài thơ, bài thơ đồng thời cũng là một bài suy gẫm về ý nghĩa đời sống và là một lời cầu mặc nhiên với Chúa, Gregory viết: “Hỡi linh hồn tôi, người có một nhiệm vụ--nếu ngươi muốn--một nhiệm vụ lớn. Hãy xem xét cách suy nghĩ nội tại của ngươi, hữu thể của ngươi, vận mạng của ngươi; ngươi đến từ đâu và ngươi đang đi đâu, hãy cố gắng biết đó có phải là sự sống ngươi sống, hay là đó có phải là một điều gì hơn.
“Hỡi linh hồn tôi, vậy thì ngươi có một nhiệm vụ, hãy thanh lọc sự sống ngươi: Ngươi hãy vui lòng quan sát Thiên Chúa và các mầu nhiệm của Người, hãy kiểm tra ngươi là gì trước vũ trụ này, và nó là gì cho ngươi, ngươi đến từ đâu và vận mạng ngươi sẽ là gì. Vậy thì đây là nhiệm vụ ngươi, hỡi linh hồn thân yêu, hãy thanh lọc sự sống ngươi” (“Carmina [historical] 2,” 1,78:PG 37, 1425-1426).
Thánh Giám mục tiếp tục xin Chúa giúp nâng ngài lên và bắt đầu trở lại: “Lạy Chúa Giêsu yêu mến, con thất vọng, bởi sự tự phụ to tát của con: Từ những nơi cao con đã té xuống rất thấp. Nhưng, bây giờ con đứng thẳng lên lại, bởi vì con thấy con đã tự từa dối mình; nếu con ỷ lại vào chính con quá nhiều một lần nữa, con sẽ ngã lại lập tức, và sự ngã sẽ chí tử” (“Carmin [hisorical] 2,” 1,67: PG 37m 1408).
Do đó, Gregory, cảm thấy cần phải tới gần Chúa để chiến thắng sự mệt mỏi của hữu thể mình. Ngài kinh nghiệm sự thôi thúc của linh hồn, sự sôi nổi của một tinh thần nhạy cảm và sự thiếu ổn định của hạnh phúc thoáng qua. Đối với ngài, trong thảm kịch một đời sống với ý thức về sự yếu đuối và sự khốn khổ của mình đè nặng, kinh nghiệm về tình yêu của Chúa luôn mạnh hơn.
Anh chị em có một nhiệm vụ--Thánh Gregory cũng nói với tất cả chúng ta—nhiệm vụ tìm gặp ánh sáng thật, tìm gặp biện pháp thật của sự sống anh chị em. Và sự sống của anh chị em hệ tại sự gặp gỡ Chúa, Đấng khát sự khát của chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh, ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý của chúng ta về những bậc thầy của Giáo Hội xưa, bây giờ chúng ta tiếp tục bài suy tư chúng ta về Thánh Gregory Nazianzen. Gregory coi sứ vụ của mình là sử dụng sự học thức và tài văn chương của mình để phục vụ Tin Mừng.
Tuy chăm học và cầu nguyện, ngài đã tham gia trong nhiều cuộc bàn cãi theo sau Công Đồng Nicea. Greogory đã binh vực cách sinh động đức tin của Giáo Hội trong một Chúa ba Ngôi bằng và khác biệt nhau. Ngài ủng hộ nhân tính trọn vẹn của Con Nhập Thể, biện luận Chúa Kitô mặt lấy bản tính nhân bản của chúng ta cách trọn vẹn, bao hàm một linh hồn có lý trí, ngõ hầu mang lại cho chúng ta sự viên mãn cứu độ. Ngài cũng bênh vực phẩm giá Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa, đức thanh tịnh của mẹ và quyền năng cầu bàu của mẹ.
Gregory thường nhấn mạnh trách nhiệm Kitô hữu chúng ta là bắt chước lòng lành và tình yêu của Chúa nhờ đức bác ái và tình liên đới với những kẻ khác, cách riêng những người bịnh và những kẻ túng thiếu. Ngài cũng nói cách hùng hồn về tầm quan trọng của sự cầu nguyện, nơi chúng ta thấy mọi sự trong ánh sáng Chúa Kitô, chìm ngập trong chân lý của Chúa và được đốt nóng bởi tình yêu của Người. Sự sống và huấn giáo của Thánh Gregory là một sự cử hành tình yêu của của Chúa được mạc khải trong Chúa Kitô. Chúng ta hãy rộng mở lòng chúng ta cho tình yêu này, thứ tình yêu chiến thắng sự yếu hèn chúng ta và ban cho niềm vui và hạnh phúc bền vững cho những sự sống chúng ta.
Tôi vui mừng chào tất cả những khách thăm viếng và hành hương nói tiếng Anh hiện diện trong buổi Tiếp Kiến hôm nay, cách riêng những nhóm đến từ Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Trên tất cả anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành niềm vui và bình an của Thiên Chúa Toàn Năng.
VATICAN (Zenit,org).- Bài huấn đức Đức Giáo Hoàng Biển Đức trình bày hôm nay tại buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI. Cuộc suy tư tập trung vào Thánh Gregory Nazianzen, một giám mục sống vào thế kỷ thứ tư.
* * *
Anh chị em thân mến:
Trong sự suy tư cuối cùng về các Giáo Phụ và Tiến Sĩ có tiếng của Giáo Hội trong bài giáo lý này, tôi đã nói về Thánh Gregory Nazianzen, giám mục thế kỷ thứ tư, và hôm nay tôi muốn tiếp tục với chân dung thầy dạy vĩ đại này. Hôm nay tôi tổng kết một số huấn giáo của ngài
Khi suy tư về sứ vụ Chúa đã phú cho ngài, Thánh Gregory Nazianzen kết luận: “Tôi đã được sáng tạo để lên tới Chúa với những hành động của tôi” (Oratio, 14,6 “De Pauperum Amore”:PD 34,865). Trên thực tế, ngài đã sử dụng tài năng ngài như một văn sĩ và một nhà diễn thuyết để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Ngài đã viết nhiều bài diễn thuyết, bài giảng và những bài tán tụng, nhiều thư và những tác phẩm thi thơ (gần 18,000 vần!) :một mức độ sinh hoạt thật sự phi thường.
Ngài hiểu sứ vụ Chúa giao phó cho ngài là gì: “Là Tôi tớ của lời, tôi gắn bó với thừa tác vụ của lời, thừa tác vụ không bao giờ cho phép tôi sao lãng sự thiện ích này. Tôi đánh giá và hưởng ơn gọi này, một ơn gọi ban cho tôi nhiều nhiềm vui hơn là tất cả gì khác” (Otatio 6,5: SC405, 134; x.Oratio 4,1o).
Người Nazianzen là một con người hiền lành, và trong đời sống của ngài ngài đã luôn luôn làm việc cổ võ sự bình an trong Giáo Hội thời đại ngài, bị xâu xé vì sự bất hoà và bè rối. Với sự bạo dạn tin mừng ngài đã ra sức lướt thắng tính nhát đảm của ngài hầu công bố chân lý đức tin. Ngài cảm thấy sâu xa sự ước muốn tới gần Chúa, để kết hợp với Người. Ngài đã diễn tả sự này trong bài thơ của ngài, như ngài viết: “ những làn sóng lớn của biển cả cuộc đời, bị tung lên đó đây bởi những ngọn gió dữ tợn… chỉ có một sự tôi ước muốn, một kho tàng duy nhất của tôi, sự an ủi và quên mệt nhọc, đó là sự sáng của Ba Ngôi Thiên Chúa” (“Carmina [historical]” 2,1,15: PG 37, 1250ss.)
Carmoni Gregory đã làm cho sự sáng Ba Ngôi chiếu sáng, bằng cách bênh vực đức tin đã được công bố trong Công Đồng Nicea: một Thiên Chúa trong ba Ngôi bằng và khác nhau---Cha, Con và Thánh Thần—ba sự sáng kết hợp thành một vẻ huy hoàng duy nhất” ((“Himno vespertino: Carmina [historical]” 2,1.32: PG 37,512).Như vậy, Gregory, theo Thánh Phaolô (1 Côrintô 8,6), khẳng định: “đối với chúng ta có một Thiên Chúa, Cha, từ Người tất cả mọi sự hiện hữu; một Đức Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mọi sự hiện hữu, và một Chúa Thánh Thần, trong Người mọi sự hiện hữu” (Oratio 39, 12: SC 358, 172).
Gregory đưa nhân tính đầy đủ của Chúa Kitô lên vị trí hàng đầu: Để cứu chuộc con người trong sự trọn vẹn thể xác, linh hồn và thần trí của họ, Chúa Kitô đã mặc lấy tất cả những bộ phận cấu thành bản tính nhân bản, bằng không con người không thể được cứu độ.
Chống lại bè rối Apollinaris, kẻ quả quyết rằng Chúa Giêsu Kitô không lấy một linh hồn có lý trí, Gregory đối mặt vấn đề trong sự sáng của mầu nhiệm cứu độ: “Điều gì không được lấy thì không được chữa lành” (Epistle 101, 32: SC 208,50), và nếu Chúa Kitô đã không có một “ trí tuệ hữu lý, thì sao Người đã là một con người?”
Chính xác trí tuệ chúng ta, lý trí chúng ta, cần một sự tương quan, một sự gặp gỡ với Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Khi trở nên người, Chúa Kitô cho chúng ta khả năng trở nên như Người. Người Nazianzen khuyến khích: “ Chúng ta ra sức nên như Chúa Kitô, Chúa Kitô cũng đã làm cho mình trở nên như chúng ta vậy; ` để chúng ta trở nên như những vị thần qua Người, Người đã biến mình nên người vì chúng ta. Người mang lấy cái xấu nhất để cho chúng ta cái tốt nhất” (Oratio 1,5: SC 247, 78).
Đức Maria, Đấng đã ban cho Chúa Kitô nhân tính, thật sự là Mẹ Thiên Chúa (“Theotokos”: x. Epistle 101, 16: SC 208,42), Và đã được “tiền thanh tẩy” vì tầm nhìn tới sứ vụ cao cả của ngài” (Oratio 38, 13: SC 358, 132, biểu thị một kiểu mở đầu cho tín điều Đầu Thai Vô Nhiễm). Người giới thiệu Đức Maria như là một kiểu mẫu cho các Kitô hữu, hơn hết cho các người trinh nữ, và như một sự giúp đỡ phải kêu xin trong lúc cần thiết (x. Oratio 24, 11: SC 282, 60-64).
Gregory nhắc chúng ta rằng, với tư cách những con người, chúng ta cần sống tình liên đới với nhau. Ngài viết: “’Chúng ta, tuy nhiều, là một thân thể trong Chúa Kitô.’ (x. Romans 12:5), giàu và nghèo, kẻ nô lệ và người tự do, người mạnh kẻ bịnh; và có một đầu từ đó mọi sự phát xuất: Chúa Giêsu Kitô. Và như xảy ra với những thành phần của một thân thể, mỗi người săn sóc cho nhau, và mọi người chăm sóc cho mọi người.”
Sau cùng, khi qui chiếu về những người bịnh và những kẻ phải vất vả, ngài kết luận: “Đây chỉ là sự cứu độ thân xác và linh hồn chúng ta: Đức bác ái với mọi người khác” (Oratio 14, 8 “De Pauperum Amore”: PG 35, 868ab).
Gregory nhấn mạnh rằng con người phải bắt chước sự tốt lành và tình yêu của Thiên Chúa, và muốn được vậy ngài khuyên bảo: “Nếu anh chị em là những người khỏe mạnh và giàu có, hãy làm nhẹ nhu cầu của một người bịnh và nghèo; nếu anh chị em không bị thất bại, hãy giúp kẻ đã thất bại và sống trong đau khổ; nếu anh chị em có phúc, hãy an ủi kẻ buồn thảm; nếu anh chị em được may mắn, hãy giúp đỡ kẻ kém may mắn.
“Hãy tạ ơn Chúa, vì anh chị em là người có thể làm sự lành, và không phải là kẻ phải được giúp đỡ…Đừng nên giàu mà thôi trong của cải, nhưng cũng trong lòng mộ đạo; không trong vàng bạc, nhưng cũng trong nhân đức, hay là tốt hơn, trong sự này mà thôi; hãy vượt xa tiếng tốt của người thân cận anh chị em bằng cách ở tốt hơn mọi người; hãy nên Chúa cho kẻ bất hạnh,là bắt chước lòng thương xót của Chúa” (Oratio 14, 26 “De Pauoperum Amore”; PG 35, 892bc).
Gregory dạy chúng ta, trước hết, tầm quan trọng và sự cần thiết cầu nguyện. Ngài khẳng định rằng ”cần nhớ Chúa thường hơn là người ta thở” (Oratio 27,4:PG 250, 78), bởi vì sư cầu nguyện là sự gặp gỡ của sự khát của Chúa với sự khát của chúng ta. Chúa khao khát sự chúng ta khao khát Người (x. Oratio 40,27: SC 358,60).
Trong khi cầu nguyện, chúng ta phải hướng lòng chúng ta tới Chúa để dâng hiến chúng ta cho Người như là một lễ dâng phải được thanh lọc và biến đổi. Trong sự cầu nguyện, chúng ta thấy mọi sự trong ánh sáng Chúa Kitô, chúng ta bỏ rơi sự bảo vệ chúng ta và chúng ta gìm mình trong chân lý và trong sự nghe Chúa, bằng cách nuôi lửa của tình yêu chúng ta.
Trong một bài thơ, bài thơ đồng thời cũng là một bài suy gẫm về ý nghĩa đời sống và là một lời cầu mặc nhiên với Chúa, Gregory viết: “Hỡi linh hồn tôi, người có một nhiệm vụ--nếu ngươi muốn--một nhiệm vụ lớn. Hãy xem xét cách suy nghĩ nội tại của ngươi, hữu thể của ngươi, vận mạng của ngươi; ngươi đến từ đâu và ngươi đang đi đâu, hãy cố gắng biết đó có phải là sự sống ngươi sống, hay là đó có phải là một điều gì hơn.
“Hỡi linh hồn tôi, vậy thì ngươi có một nhiệm vụ, hãy thanh lọc sự sống ngươi: Ngươi hãy vui lòng quan sát Thiên Chúa và các mầu nhiệm của Người, hãy kiểm tra ngươi là gì trước vũ trụ này, và nó là gì cho ngươi, ngươi đến từ đâu và vận mạng ngươi sẽ là gì. Vậy thì đây là nhiệm vụ ngươi, hỡi linh hồn thân yêu, hãy thanh lọc sự sống ngươi” (“Carmina [historical] 2,” 1,78:PG 37, 1425-1426).
Thánh Giám mục tiếp tục xin Chúa giúp nâng ngài lên và bắt đầu trở lại: “Lạy Chúa Giêsu yêu mến, con thất vọng, bởi sự tự phụ to tát của con: Từ những nơi cao con đã té xuống rất thấp. Nhưng, bây giờ con đứng thẳng lên lại, bởi vì con thấy con đã tự từa dối mình; nếu con ỷ lại vào chính con quá nhiều một lần nữa, con sẽ ngã lại lập tức, và sự ngã sẽ chí tử” (“Carmin [hisorical] 2,” 1,67: PG 37m 1408).
Do đó, Gregory, cảm thấy cần phải tới gần Chúa để chiến thắng sự mệt mỏi của hữu thể mình. Ngài kinh nghiệm sự thôi thúc của linh hồn, sự sôi nổi của một tinh thần nhạy cảm và sự thiếu ổn định của hạnh phúc thoáng qua. Đối với ngài, trong thảm kịch một đời sống với ý thức về sự yếu đuối và sự khốn khổ của mình đè nặng, kinh nghiệm về tình yêu của Chúa luôn mạnh hơn.
Anh chị em có một nhiệm vụ--Thánh Gregory cũng nói với tất cả chúng ta—nhiệm vụ tìm gặp ánh sáng thật, tìm gặp biện pháp thật của sự sống anh chị em. Và sự sống của anh chị em hệ tại sự gặp gỡ Chúa, Đấng khát sự khát của chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh, ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý của chúng ta về những bậc thầy của Giáo Hội xưa, bây giờ chúng ta tiếp tục bài suy tư chúng ta về Thánh Gregory Nazianzen. Gregory coi sứ vụ của mình là sử dụng sự học thức và tài văn chương của mình để phục vụ Tin Mừng.
Tuy chăm học và cầu nguyện, ngài đã tham gia trong nhiều cuộc bàn cãi theo sau Công Đồng Nicea. Greogory đã binh vực cách sinh động đức tin của Giáo Hội trong một Chúa ba Ngôi bằng và khác biệt nhau. Ngài ủng hộ nhân tính trọn vẹn của Con Nhập Thể, biện luận Chúa Kitô mặt lấy bản tính nhân bản của chúng ta cách trọn vẹn, bao hàm một linh hồn có lý trí, ngõ hầu mang lại cho chúng ta sự viên mãn cứu độ. Ngài cũng bênh vực phẩm giá Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa, đức thanh tịnh của mẹ và quyền năng cầu bàu của mẹ.
Gregory thường nhấn mạnh trách nhiệm Kitô hữu chúng ta là bắt chước lòng lành và tình yêu của Chúa nhờ đức bác ái và tình liên đới với những kẻ khác, cách riêng những người bịnh và những kẻ túng thiếu. Ngài cũng nói cách hùng hồn về tầm quan trọng của sự cầu nguyện, nơi chúng ta thấy mọi sự trong ánh sáng Chúa Kitô, chìm ngập trong chân lý của Chúa và được đốt nóng bởi tình yêu của Người. Sự sống và huấn giáo của Thánh Gregory là một sự cử hành tình yêu của của Chúa được mạc khải trong Chúa Kitô. Chúng ta hãy rộng mở lòng chúng ta cho tình yêu này, thứ tình yêu chiến thắng sự yếu hèn chúng ta và ban cho niềm vui và hạnh phúc bền vững cho những sự sống chúng ta.
Tôi vui mừng chào tất cả những khách thăm viếng và hành hương nói tiếng Anh hiện diện trong buổi Tiếp Kiến hôm nay, cách riêng những nhóm đến từ Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Trên tất cả anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành niềm vui và bình an của Thiên Chúa Toàn Năng.