ĐTC Biển Đức XVI: ‘Các thánh và các Đẳng nhắc nhở ta rằng vận mạng con người là nơi Chúa’
Vatican – “Lễ Các Thánh hôm nay, và lễ các Đẳng Linh hồn ngày mai, nhắc nhở chúng ta rằng sự thánh thiện là vận mạng của con người, và thật vui mừng sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi đời đời", - ĐTC Biển Đức XVI nhận định như vậy ngày 1-11, trong lúc đọc kinh Truyền Tin, trước sự hiện diện của khoảng 10 ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài nói: "Lễ các thánh trọng thể là một cơ hội thuận lợi để nâng cái nhìn của chúng ta lên từ thực tại trần thế, được đánh dấu bởi thời gian, đến chiều kích của Thiên Chúa, chiều kích của cõi đời đời và sự thánh thiện. Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng sự thánh thiện là ơn gọi ban đầu của mỗi người được rửa tội. Vì Chúa Kitô, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh duy nhất, đã yêu thương Giáo Hội như là tân nương của mình, và đã hiến mình cho Giáo hội để thánh hoá Giáo hội”.
“Vì lý do này, tất cả các thành viên của Dân Chúa được mời gọi để trở nên thánh, theo lời của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy nên thánh”. Vì thế, chúng ta được mời gọi nhìn vào Giáo Hội, không nhìn vào khía cạnh trần thế và con người, vốn có đặc tính là sự yếu đuối, nhưng nhìn Giáo hội như ý Chúa Kitô muốn, như một sự hiệp thông của các thánh". Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Giáo hội là "thánh thiện", như là Thân Thể Chúa Kitô, một công cụ để tham dự vào các mầu nhiệm thánh, trước hết là Thánh Thể, và mầu nhiệm Thánh Gia, mà chúng ta được tín thác vào sự che chở của Thánh Gia ngày chúng ta nhận Bí tích Rửa tội”.
Ngài nói tiếp: "Hôm nay, chúng ta mừng kính cộng đồng vô số Các Thánh, là những người qua nhiếu lối sống khác nhau, đã nêu cho chúng ta biết các con đường khác nhau của sự thánh thiện, hiệp nhất trong một mẫu số chung: đi theo Chúa Kitô và liên kết với Ngài, mục tiêu cuối cùng của đời sống con người chúng ta. Thật vậy, mọi bậc sống có thể trở nên một con đường đi đến thánh thiện, nhờ hành động của ân sủng và với cam kết và sự kiên trì của mỗi người chúng ta”.
"Mừng lễ các Đẳng Linh hồn ngày mai 2-11, giúp chúng ta nhớ đến những người thân của chúng ta đã rời bỏ chúng ta, và tất cả các linh hồn trên đường đến cuộc sống viên mãn, trên chân trời của Giáo Hội Thiên đàng, mà hôm nay được mừng trọng thể. Từ những ngày đầu của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội trần gian, công nhận sự hiệp thông của toàn bộ nhiệm thể của Chúa Giêsu Kitô, đã tôn vinh lễ nhớ người qua đời với sự tôn trọng lớn và trợ giúp cho họ. Lời cầu nguyện của chúng ta cho người chết không những hữu ích nhưng còn cần thiết, bởi vì nó không chỉ có thể giúp cho họ, nhưng đồng thời làm cho hiệu quả lời cầu bầu của họ cho chúng ta nữa”.
ĐTC kết luận: “Ngay cả việc viếng nghĩa trang, vốn trình bày các mối liên hệ yêu thương với những người đã yêu thương chúng ta trong cuộc sống này, nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều hướng về một cuộc sống mai hậu. Những giọt nước mắt, kết quả của sự chia ly, sẽ không chiếm ưu thế so với sự chắc chắn của việc phục sinh, với hy vọng đạt đến hạnh phúc của cõi đời đời, "thời điểm tối cao của sự thoả lòng, trong đó tất cả ôm lấy chúng ta và chúng ta ôm lấy tất cả" (Thông điệp Spe Salvi, ‘Chúng ta được cứu rỗi trong hy vọng’, 12). Đối tượng của niềm hy vọng chúng ta là niềm vui mừng sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi đời đời". (AsiaNews 1-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican – “Lễ Các Thánh hôm nay, và lễ các Đẳng Linh hồn ngày mai, nhắc nhở chúng ta rằng sự thánh thiện là vận mạng của con người, và thật vui mừng sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi đời đời", - ĐTC Biển Đức XVI nhận định như vậy ngày 1-11, trong lúc đọc kinh Truyền Tin, trước sự hiện diện của khoảng 10 ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài nói: "Lễ các thánh trọng thể là một cơ hội thuận lợi để nâng cái nhìn của chúng ta lên từ thực tại trần thế, được đánh dấu bởi thời gian, đến chiều kích của Thiên Chúa, chiều kích của cõi đời đời và sự thánh thiện. Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng sự thánh thiện là ơn gọi ban đầu của mỗi người được rửa tội. Vì Chúa Kitô, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh duy nhất, đã yêu thương Giáo Hội như là tân nương của mình, và đã hiến mình cho Giáo hội để thánh hoá Giáo hội”.
“Vì lý do này, tất cả các thành viên của Dân Chúa được mời gọi để trở nên thánh, theo lời của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy nên thánh”. Vì thế, chúng ta được mời gọi nhìn vào Giáo Hội, không nhìn vào khía cạnh trần thế và con người, vốn có đặc tính là sự yếu đuối, nhưng nhìn Giáo hội như ý Chúa Kitô muốn, như một sự hiệp thông của các thánh". Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Giáo hội là "thánh thiện", như là Thân Thể Chúa Kitô, một công cụ để tham dự vào các mầu nhiệm thánh, trước hết là Thánh Thể, và mầu nhiệm Thánh Gia, mà chúng ta được tín thác vào sự che chở của Thánh Gia ngày chúng ta nhận Bí tích Rửa tội”.
Ngài nói tiếp: "Hôm nay, chúng ta mừng kính cộng đồng vô số Các Thánh, là những người qua nhiếu lối sống khác nhau, đã nêu cho chúng ta biết các con đường khác nhau của sự thánh thiện, hiệp nhất trong một mẫu số chung: đi theo Chúa Kitô và liên kết với Ngài, mục tiêu cuối cùng của đời sống con người chúng ta. Thật vậy, mọi bậc sống có thể trở nên một con đường đi đến thánh thiện, nhờ hành động của ân sủng và với cam kết và sự kiên trì của mỗi người chúng ta”.
"Mừng lễ các Đẳng Linh hồn ngày mai 2-11, giúp chúng ta nhớ đến những người thân của chúng ta đã rời bỏ chúng ta, và tất cả các linh hồn trên đường đến cuộc sống viên mãn, trên chân trời của Giáo Hội Thiên đàng, mà hôm nay được mừng trọng thể. Từ những ngày đầu của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội trần gian, công nhận sự hiệp thông của toàn bộ nhiệm thể của Chúa Giêsu Kitô, đã tôn vinh lễ nhớ người qua đời với sự tôn trọng lớn và trợ giúp cho họ. Lời cầu nguyện của chúng ta cho người chết không những hữu ích nhưng còn cần thiết, bởi vì nó không chỉ có thể giúp cho họ, nhưng đồng thời làm cho hiệu quả lời cầu bầu của họ cho chúng ta nữa”.
ĐTC kết luận: “Ngay cả việc viếng nghĩa trang, vốn trình bày các mối liên hệ yêu thương với những người đã yêu thương chúng ta trong cuộc sống này, nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều hướng về một cuộc sống mai hậu. Những giọt nước mắt, kết quả của sự chia ly, sẽ không chiếm ưu thế so với sự chắc chắn của việc phục sinh, với hy vọng đạt đến hạnh phúc của cõi đời đời, "thời điểm tối cao của sự thoả lòng, trong đó tất cả ôm lấy chúng ta và chúng ta ôm lấy tất cả" (Thông điệp Spe Salvi, ‘Chúng ta được cứu rỗi trong hy vọng’, 12). Đối tượng của niềm hy vọng chúng ta là niềm vui mừng sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi đời đời". (AsiaNews 1-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa