Trong hội nghị nghiên cứu về ảnh hưởng của diễn từ Regensburg vừa diễn ra trong tháng Giêng tại Học Viện Giáo Hoàng về Ả rập và Hồi Giáo, cha Maurice Borrmans một tác giả về Hồi Giáo cho rằng diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tại Đại Học Regensburg có những tác động tích cực.
“Bài diễn từ này đã dẫn các học giả Hồi Giáo đi đến việc vạch ra các đường lối canh tân thần học Hồi Giáo”.
Cha Maurice Borrmans là một nhà truyền giáo tại Phi Châu. Ngài là tác giả cuốn “Những Chỉ Dẫn trong Đối Thoại giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo”, và gần đây nhất là chủ bút tờ “Islamochristina” của Học Viện Giáo Hoàng về Ả rập và Hồi Giáo.
Trong hội nghị nghiên cứu về ảnh hưởng của diễn từ Regensburg, cha Maurice Borrmans đã trình bày 4 phản ứng của Hồi Giáo mà ngài cho là có ý nghĩa nhất. Đối với ngài, những cuộc biểu tình ồn ào rộ lên rồi tàn vào tháng Chín năm ngoái không có ý nghĩa gì đáng kể. Bốn phản ứng đáng kể đó là lá thư ngỏ của các học giả và đạo trưởng trong hiệp hội Al-al-Bayt tại Amman ngày 15/10/2006. Tiếp đó là bài bình luận của học giả Aref Alas Nayed người Li Bi, suy tư của giám đốc tờ Ijtihad tại Li Băng, và cuối cùng là thư ngỏ của vị đồng chủ tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Hồi Giáo-Kitô Giáo là ông Hmida Ennaifer.
Theo cha Borrmans, bốn phản ứng này đều nhấn mạnh đến nhu cầu suy tư nghiêm chỉnh, sâu xa, và khoa học về những khía cạnh thiết yếu trong cuộc đối thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo. Đức Thánh Cha đã đặt ra một thách đố đối với Hồi Giáo về tương quan giữa đức tin và lý trí. Một số người Hồi Giáo đã nghiêm chỉnh chấp nhận thách đố này.
Bàn đến phương hướng trong tương lai, cha Borrmans đề nghị rằng “Nhu cầu cấp bách hiện nay là vực dậy cuộc đối thoại và nhấn mạnh đến nhân phẩm con người, ý nghĩa của lịch sử và sự thánh thiêng của kỳ công tạo dựng”.
“Bài diễn từ này đã dẫn các học giả Hồi Giáo đi đến việc vạch ra các đường lối canh tân thần học Hồi Giáo”.
Cha Maurice Borrmans là một nhà truyền giáo tại Phi Châu. Ngài là tác giả cuốn “Những Chỉ Dẫn trong Đối Thoại giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo”, và gần đây nhất là chủ bút tờ “Islamochristina” của Học Viện Giáo Hoàng về Ả rập và Hồi Giáo.
Trong hội nghị nghiên cứu về ảnh hưởng của diễn từ Regensburg, cha Maurice Borrmans đã trình bày 4 phản ứng của Hồi Giáo mà ngài cho là có ý nghĩa nhất. Đối với ngài, những cuộc biểu tình ồn ào rộ lên rồi tàn vào tháng Chín năm ngoái không có ý nghĩa gì đáng kể. Bốn phản ứng đáng kể đó là lá thư ngỏ của các học giả và đạo trưởng trong hiệp hội Al-al-Bayt tại Amman ngày 15/10/2006. Tiếp đó là bài bình luận của học giả Aref Alas Nayed người Li Bi, suy tư của giám đốc tờ Ijtihad tại Li Băng, và cuối cùng là thư ngỏ của vị đồng chủ tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Hồi Giáo-Kitô Giáo là ông Hmida Ennaifer.
Theo cha Borrmans, bốn phản ứng này đều nhấn mạnh đến nhu cầu suy tư nghiêm chỉnh, sâu xa, và khoa học về những khía cạnh thiết yếu trong cuộc đối thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo. Đức Thánh Cha đã đặt ra một thách đố đối với Hồi Giáo về tương quan giữa đức tin và lý trí. Một số người Hồi Giáo đã nghiêm chỉnh chấp nhận thách đố này.
Bàn đến phương hướng trong tương lai, cha Borrmans đề nghị rằng “Nhu cầu cấp bách hiện nay là vực dậy cuộc đối thoại và nhấn mạnh đến nhân phẩm con người, ý nghĩa của lịch sử và sự thánh thiêng của kỳ công tạo dựng”.