(Mạc Tư Khoa). Nhật báo Vedemosti tại Mạc Tư Khoa trong số ra hôm 26/9/2006 đã đăng tải nhận định của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha trong biến cố Regensburg. Bài nhận định của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa cho rằng diễn từ của Đức Thánh Cha tại Regensburg đã bị diễn dịch sai lầm và lên tiếng thúc giục người Hồi Giáo hãy có “đánh giá cân bằng hơn với những phát biểu và thuyết trình của Đức Thánh Cha về Hồi Giáo”.
Từ Strasbourg, linh mục Igumen Filaret Bulekov, quan sát viên thường trực của Chính Thống Giáo Nga tại Liên Hiệp Châu Âu viết:
“Những phản ứng dữ dội tại một vài cộng đồng Hồi Giáo trước diễn từ của Đức Giáo Hoàng La Mã trước một cử tọa khoa bảng trong bối cảnh của một cuộc trao đổi thần học hiện đại có lẽ là không thích hợp”.
Theo cha Bulekov, phản ứng này có vẻ như “một đánh giá được chính trị hóa đối với một phát biểu tôn giáo” hơn là một sự bất đồng của các đại diện một tôn giáo trước thái độ của một thần học gia đang bày tỏ quan điểm của một tôn giáo khác.
“Bản chất phi tôn giáo của các cuộc biểu tình, tỏ ra thù hận với tất cả mọi hình thức đối thoại, đã tỏ lộ sự thô bạo của chúng và đôi khi ngay cả chứng tỏ các hình thức hung hăng. Thật vậy, những người bày tỏ sự phản đối của họ trước các ống kính trên đường phố dường như hoàn toàn mù tịt về toàn văn bài diễn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và chỉ nhận được những thông tin không đầy đủ, bị bóp méo hay từ các nguồn tin mang tính chất thù địch với Vatican”.
Cha Bulekov cũng nhấn mạnh đến một điểm là trong khi phản đối diễn từ của Đức Thánh Cha, chính những nhà lãnh đạo Hồi Giáo trước đó đã từng có những tuyên bố không thể xem là khoan dung và “không xúc xiểm” người Kitô Giáo.
“Và chúng ta cho đến nay chưa từng thấy bất cứ một cuộc biểu tình phản đối hay các hành vi bạo lực nào từ phía người Kitô Giáo tương tự như phản ứng của người Hồi Giáo chống lại một mảnh trích dẫn từ diễn văn của Đức Giáo Hoàng, được đặt bên ngoài bối cảnh của nó”.
Vì lý do này, cha Bulekov kêu gọi người Hồi Giáo hãy “tiến thêm để gặp chúng ta ở giữa con đường hướng đến một cuộc đối thoại đích thực” nếu họ thực sự muốn được thông cảm và lắng nghe tại Âu Châu và tại các nước có truyền thống Kitô Giáo.
Từ Strasbourg, linh mục Igumen Filaret Bulekov, quan sát viên thường trực của Chính Thống Giáo Nga tại Liên Hiệp Châu Âu viết:
“Những phản ứng dữ dội tại một vài cộng đồng Hồi Giáo trước diễn từ của Đức Giáo Hoàng La Mã trước một cử tọa khoa bảng trong bối cảnh của một cuộc trao đổi thần học hiện đại có lẽ là không thích hợp”.
Theo cha Bulekov, phản ứng này có vẻ như “một đánh giá được chính trị hóa đối với một phát biểu tôn giáo” hơn là một sự bất đồng của các đại diện một tôn giáo trước thái độ của một thần học gia đang bày tỏ quan điểm của một tôn giáo khác.
“Bản chất phi tôn giáo của các cuộc biểu tình, tỏ ra thù hận với tất cả mọi hình thức đối thoại, đã tỏ lộ sự thô bạo của chúng và đôi khi ngay cả chứng tỏ các hình thức hung hăng. Thật vậy, những người bày tỏ sự phản đối của họ trước các ống kính trên đường phố dường như hoàn toàn mù tịt về toàn văn bài diễn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và chỉ nhận được những thông tin không đầy đủ, bị bóp méo hay từ các nguồn tin mang tính chất thù địch với Vatican”.
Cha Bulekov cũng nhấn mạnh đến một điểm là trong khi phản đối diễn từ của Đức Thánh Cha, chính những nhà lãnh đạo Hồi Giáo trước đó đã từng có những tuyên bố không thể xem là khoan dung và “không xúc xiểm” người Kitô Giáo.
“Và chúng ta cho đến nay chưa từng thấy bất cứ một cuộc biểu tình phản đối hay các hành vi bạo lực nào từ phía người Kitô Giáo tương tự như phản ứng của người Hồi Giáo chống lại một mảnh trích dẫn từ diễn văn của Đức Giáo Hoàng, được đặt bên ngoài bối cảnh của nó”.
Vì lý do này, cha Bulekov kêu gọi người Hồi Giáo hãy “tiến thêm để gặp chúng ta ở giữa con đường hướng đến một cuộc đối thoại đích thực” nếu họ thực sự muốn được thông cảm và lắng nghe tại Âu Châu và tại các nước có truyền thống Kitô Giáo.