Diễn tiến:
Trong chuyến về thăm quê hương, hôm thứ Ba 12/09/2006, trước giới khoa bảng và sinh viên tại đại học Regensburg, nơi ngài đã từng là giáo sư Thần Học từ năm 1959, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã diễn thuyết về đề tài “Đức Tin, Lý Trí và Đại Học: Ký Ức và Suy Tư” trong đó chủ ý ngài muốn khởi động một cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo với thế giới đời, giữa các nền văn hóa và các tôn giáo. Chủ ý của ngài đã thành công một cách “ngoại thường”, rất là “ngoại thường”.
Trong phần dẫn nhập của bài diễn từ, Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn trong cuốn sách của một học giả Li Băng, giáo sư Theodore Khoury (Muenster) liên quan đến cuộc đối thoại diễn ra – có lẽ vào năm 1391 trong các trại lính mùa đông gần Ankara, giữa Đại Đế uyên thâm của Byzatine là Manuel II Paleologus và một học giả Ba Tư, ông Ibn Hazn, về chủ đề Kitô Giáo và Hồi Giáo, và chân lý của cả hai tôn giáo.
Vị đại đế này nói:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Tuy chú ý của giới truyền thông chỉ tập trung vào nhận định này của đại đế Manuel II Paleologus, là điều đã gây ra những phản ứng tức giận nơi người Hồi Giáo, cuộc khủng hoảng ở tầm mức quốc tế này đã khiến cho diễn từ của Đức Thánh Cha trở thành tài liệu được nhiều người tìm đọc nhất trong các diễn văn Giáo Hoàng từ trước đến nay. Đồng nghiệp của chúng tôi, hãng tin Công Giáo Catholic World News cho biết chỉ trong một tuần đầu đã có hơn 150,000 lượt người đọc tài liệu này trên Web site của CWN. Trên Web site của VietCatholic, bản dịch Việt Ngữ (có thể xem tại đây http://vietcatholic.net/news/html/37545.htm) cho đến giờ này là bản dịch diễn văn Giáo Hoàng được nhiều người đọc nhất, với số lượt người xem đã hơn 80,000. Điều đáng nói là bản dịch này đã được thực hiện dưới sự thúc bách của cả các cơ quan truyền thông đời đến nỗi cha Gioan Trần Công Nghị đang bận rộn nhiều việc cũng đã phải thu xếp giúp chúng tôi một tay cho chóng hoàn thành.
Những cuộc biểu tình phản đối tuần qua đã dựa trên việc đọc một cách hời hợt và không chính xác diễn từ của Đức Thánh Cha. Thật vậy, theo cha Samir Khalil Samir, SJ một linh mục Ả rập, trong bài phân tích đăng trên thông tấn xã Công Giáo Asia News (xin xem tại đây http://www.asianews.it/dos.php?l=en&dos=75&art=7224) cho biết những người biểu tình không làm sao mà đọc được bài diễn văn của Đức Thánh Cha trước khi những cuộc biểu tình nổ ra vì trong nhiều ngày sau đó nữa hoàn toàn chỉ có bản tiếng Đức và bản tiếng Anh, không có một bản dịch nào bằng tiếng Ả rập.
Mặt khác, những thủ thuật thông tin giật gân của giới truyền thông cũng phải gánh trách nhiệm vụ này. Trong rất nhiều bài báo thay vì nói Đức Thánh Cha “quotes” (trích dẫn), người ta dùng từ “remarks” hay “comments” và tránh né không nhắc đến tên vị đại đế Manuel II Paleologus để cố tình gây ra ngộ nhận cho rằng đó là ý kiến của chính Đức Thánh Cha.
Sự kiện những cuộc biểu tình gọi là “tự phát” này hiển nhiên đã được dàn dựng không làm cho vấn đề kém phần nghiêm trọng. Từ kinh nghiệm của vụ tranh châm biếm Đan Mạch, ta có thể thấy rằng những người Hồi Giáo cực đoan có thể tiếp tục kích động tình cảm của người Hồi Giáo nhiều tuần sau khi biến cố xảy ra. Và cái chết của chị Leonella Sgorbita tại Somalia nhấn mạnh hơn nữa tính chất nghiêm trọng của vụ này.
Tòa Thánh chắc chắn đã xem các cuộc biểu tình này là nghiêm trọng và đã phối hợp các nỗ lực để làm dịu tình cảm của người Hồi Giáo. Trước hết, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ, đã nhắc nhở các phóng viên báo chí rằng “Đức Thánh Cha chắc chắn không có ý thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về thánh chiến và về những tư tưởng Hồi Giáo liên quan tới chủ đề này, lại càng không có ý xúc phạm tới những tình cảm của các tín hữu Hồi Giáo”. (Toàn văn thông cáo báo chí của Tòa Thánh có thể xem tại đây http://vietcatholic.net/news/html/37473.htm)
Sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại đưa ra thêm một tiếng nói thẩm quyền hơn nữa khẳng định những lời nói của Đức Thánh Cha “đã bị diễn dịch trong cách thế hoàn toàn không thích đáng với những ý hướng của ngài”. Và khẳng định cuộc đối thoại với Hồi Giáo vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tòa Thánh. Toàn văn thông cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có thể xem tại đây: http://vietcatholic.net/news/html/37484.htm
Trong một diễn biến chưa từng có, công báo của Tòa Thánh, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma), cho đăng nơi trang nhất lời minh xác của Tòa Thánh bằng tiếng Ả rập.
Như thế, có thể nói Tòa Thánh đã xem sự việc là nghiêm trọng và có thể dẫn đến các xáo trộn trên thế giới với những hậu quả không lường trước được. Một viên chức tại Tòa Thánh nhận định rằng “những cuộc phản đối này có thể là cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất chúng ta thấy trong 25 năm qua”.
Thực sự không có chuyện xin lỗi như đòi hỏi của một số lãnh đạo Hồi giáo
Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý ở đây là Tòa Thánh và cá nhân Đức Thánh Cha không dùng danh từ XIN LỖI về vụ này (vì Đức Thánh Cha không nói gì sai!) Ngài chỉ nói là "rất đáng tiếc về sự hiểu lầm ý của Ngài" mà thôi. Cả 3 dịp lên tiếng hoặc ngài nói "sorry" (tiếc) hay là "regret" "deeply regret" (đáng tiếc, rất đáng tiếc) Chữ “apology” (xin lỗi) người ta thấy nhan nhản trên báo chí là một từ mà báo chí gán cho Vatican mà thôi!
Chính Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17/9/2006 nói rằng ngài “lấy làm tiếc” về “những phản ứng tại một vài quốc gia” trước bài diễn văn của ngài; nhưng ngài CHƯA BAO GIỜ nói ngài hối hận đã đưa ra bài diễn văn đó. Trái lại, Đức Thánh Cha cho rằng những cuộc phản đối ngài đã dựa trên những diễn dịch sai về bài diễn văn là “một lời mời gọi đối thoại thẳng thắn và chân thành trong niềm tôn trọng lẫn nhau”. Không ai phải đi xin lỗi vì một lời mời gọi đối thoại thẳng thắn và chân thành trong niềm tôn trọng lẫn nhau. Xin xem bài tường trình đầy đủ tại đây: http://vietcatholic.net/News/Html/37489.htm
Hơn thế nữa, trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20/9, trước hơn 40,000 tín hữu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tôi hy vọng rằng sau phản ứng ban đầu, những lời tôi nói tại đại học Regensburg sẽ thiết lập một lực đẩy hướng về một cuộc đối thoại tích cực, ngay cả tự phê bình giữa các tôn giáo và giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”. Xin xem bài tường thuật đầy đủ tại đây http://vietcatholic.net/News/Html/37560.htm
Nói một cách khác, khi diễn thuyết tại đại học Regensburg, Đức Thánh Cha đã hy vọng có thể thúc đẩy một cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí. Và ngài vẫn tin tưởng rằng cuộc thảo luận này là cấp thiết và là điều có thể.
Những thách đố cho một cuộc đối thoại chân thật và lý trí đối với Hồi Giáo
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là một con người hiền lành. Những ai biết qua ngài đều thấy được là ngài chưa hề có ý sỉ nhục ai. Ngay cả trong tư cách là tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin khi phải tranh luận với các thần học gia “bướng bỉnh nhất” như Hans Kung, ngài cũng được tiếng là điềm đạm và nhẹ nhàng.
Trong đoạn văn đã nhanh chóng gây ra những phản ứng tức giận nơi người Hồi Giáo, Đức Thánh Cha đã không nói theo ý kiến riêng của ngài, ngài đã “trích dẫn” một lời nói của đại đế Manuel II Paleologus. Và ngài đã cẩn thận đứng cách xa hai bước những lời “bốc lửa” này: ngài trích dẫn cuốn sách của một học giả Li Băng, mà đến lượt ông này lại trích dẫn lời của đại đế Manuel II Paleologus. Trước khi đọc đoạn đối thoại đó, Đức Thánh Cha đã nhận định rằng những lời này là "brusque" – thô bạo và trong một cố gắng rõ rệt để đứng cách xa nhận định này, Đức Thánh Cha nói “Tôi trích dẫn” trước khi đọc và lặp lại một lần nữa câu này sau khi đọc xong.
Tuy nhiên, những lời của vị đại đế Byzantine cũng vẫn là một quả đấm:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Người ta tự hỏi tại sao một học giả cẩn thận như Đức Bênêđíctô XVI trước một cử tọa khoa bảng lại có thể bỏ một câu trích dẫn khiêu khích như vậy vào bài diễn văn của mình, một bài diễn văn đã được chuẩn bị rất công phu. Không, Đức Thánh Cha không có ý sỉ nhục người Hồi Giáo, và ngài đã làm mọi điều có thể để tránh gây ra hiểu lầm. Tuy nhiên, ngài hy vọng có thể gây được chú ý nơi họ và đưa ra một thách đố rõ rệt. Đọc kỹ lưỡng diễn từ của ngài tại Regensburg, ta có thể thấy được Đức Thánh Cha đã CỐ Ý đưa ra một thách đố đối với thế giới Hồi Giáo.
Nội dung thách đố đối thoại và tự kiểm điểm thanh lọc của Đức Thánh Cha
Nội dung thách đố này rất rõ ràng: Đức Thánh Cha đang nói với thế giới Hồi Giáo rằng cuộc đối thoại giữa các niềm tin tôn giáo chỉ có thể được nếu cả hai bên đều tôn trọng luật lý trí. Và khi ngài tiếp tục khai triển đề tài này, Đức Thánh Cha đưa ra một thách đố còn mạnh mẽ hơn với thế giới đời khi lý luận rằng một hình thức lý trí loại trừ niềm tin tôn giáo thì cũng nguy hiểm như một niềm tin phủ nhận lý trí.
Thế giới đời ngày càng có nguy cơ xa lạ với tín hữu các tôn giáo, và Đức Thánh Cha cảnh cáo “những nền văn hóa tôn giáo truyền thống đều xem việc loại trừ thần thánh ra khỏi tính chất phổ quát của lý trí là một tấn kích vào những xác tín sâu xa nhất của họ”. Ngài nhấn mạnh thêm: “Một lý trí điếc lác trước Thiên Chúa và hạ thấp tôn giáo vào trong lãnh vực những yếu tố văn hóa thứ yếu không có khả năng bước vào cuộc đối thoại văn hóa”.
Trong thế kỷ vừa qua, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao thảm kịch của nhân loại, mà không cần nói xa xôi đâu cả, chính chúng ta đây, những người Việt Nam nhà tan cửa nát, con mất cha, vợ mất chồng, bao nhiêu người chết mất xác trên đường vượt biển tìm tự do, biết bao thảm kịch vì những thứ chủ nghĩa chó chết mất hết lý trí và phủ nhận tất cả những giá trị thánh thiêng và luân lý. Sau những Hitler, Stalin, Mao, Hồ, Polpot, con người bước vào thiên niên kỷ mới những tưởng đã thoát cơn ác mộng của một thế kỷ máu lửa thì ngay lập tức lại chìm trong lửa máu với những tên cuồng tín như Bin Laden.
Đức Giáo Hoàng, với một trí thông minh ngoại thường, đã tổng kết tất cả những vấn nạn to lớn về sự sống, gồm cả những vấn nạn về xã hội và chính trị, và chỉ cho chúng ta thấy trong diễn từ của ngài tại Regensburg là tất cả những vấn nạn này một cách tối hậu đều là những vấn đề liên quan tới thần học. Chúng ta nghĩ thế nào về Thiên Chúa (hoặc không nghĩ gì) có liên quan mật thiết với cách thế chúng ta phê phán cái gì là tốt và cái gì là độc ác và thế giới ngày nay đang thực sự có những bất đồng sâu xa về chân lý của các sự việc.
Chẳng hạn, nếu chúng ta mường tượng rằng Thiên Chúa là thuần ý chí, một vị thần huy hoàng cao xa mà sự liên hệ của chúng ta với vị đó chỉ có thể hiện thực qua sự phục tùng tuyệt đối không cần suy tư, thế nghĩa là chúng ta đã hình dung một vị Thiên Chúa có thể ban ra những mệnh lệnh, ngay khi những lệnh truyền đó xem ra có vẻ vô lý – như giết hại người vô tội.
Theo Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, Úc Đại Lợi, “Có hai thành kiến về tôn giáo cần phải được loại bỏ. Trước hết là thành kiến cho rằng mọi tôn giáo về căn bản là như nhau: hoặc tốt hết hoặc xấu hết. Thực ra, những tôn giáo lớn khác nhau vô cùng về tín lý và về những xã hội mà chúng hình thành. Các tôn giáo có thể là nguồn mạch của chân thiện mỹ và chúng cũng có thể, thông qua sự dối trá, trở thành nguồn mạch của độc ác và hủy diệt.”.
Tại Regensburg, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cử tọa gồm các nhà trí thức và các sinh viên Đức rằng thế giới Kitô Giáo thờ phượng một Thiên Chúa có tình có lý: Một Thiên Chúa đã đồng hóa mình với Lời. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã nói với thế giới rằng Thiên Chúa là tình yêu. Giờ đây, Đức Thánh Cha lại đưa thêm một nhận thức nữa từ Phúc Âm của Thánh Gioan: Thiên Chúa là Logos: Thiên Chúa là lý trí. Hành động nghịch lại với lý trí là nghịch lại với bản tính của Thiên Chúa.
Thiên Chúa của Kitô Giáo là Thiên Chúa của Abraham, của Moses và Chúa Giêsu là Thiên Chúa của lý trí, Thiên Chúa của lòng từ tâm và tình yêu, một vị Thiên Chúa đến trong thế gian tìm kiếm con người trong lịch sử, thấm nhập tâm trí và trái tim con người và mời gọi con người vào cuộc đối thoại tới ơn cứu rỗi.
Khi đồng hóa Thiên Chúa với lý trí, Đức Thánh Cha thách đố thế giới đời với não trạng cho lý trí như một tiến trình toán học hoàn toàn tách biệt với niềm tin tôn giáo. Thách đố này có lẽ là một trong các chủ đề chính trong triều đại Giáo Hoàng này.
Kết luận:
Có người cho rằng Đức Thánh Cha đã không có một công thức ngoại giao thích hợp khi đưa thách đố của ngài đối với thế giới Hồi Giáo. Nhưng, ngoại giao không phải là ưu tiên hàng đầu của Đức Thánh Cha – như ngài đã thể hiện trong việc chọn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, một người không trong ngành ngoại giao, trong vai trò Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Sứ vụ chính của Đức Bênêđíctô XVI là truyền giáo: thuyết phục thế giới này trước một suy tư mới mẻ về chân lý Kitô Giáo.
Theo dự trù, thánh Mười Một này Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo và có một ác cảm nặng nề với niềm tin Công Giáo. Ngay sau bài diễn từ của ngài tại Regensburg, vụ trưởng tôn giáo vụ Thổ đã lên tiếng yêu cầu Đức Thánh Cha hủy bỏ chuyến viếng thăm vì ngài có “sự thù hận trong tim” đối với Hồi Giáo. Ngay cả Đức Cha Luigi Padovese, Giám Quản Tông Tòa tại Anatolia, cũng thừa nhận “Tôi không biết với tình hình dư luận hiện nay có sẵn sàng cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha không”. Trong khi đó, chương trình vẫn tiến hành theo dự trù và bất chấp những nguy hiểm hiển nhiên, Đức Hồng Y Bertone nói: “Cho đến giờ phút này, không có lý do gì để không đi”.
Cuộc tông du của Đức Thánh Cha có được tiến hành như dự trù hay không là điều tới giờ này không ai dám chắc. Nhưng có một điều này là chắc chắn: sân khấu đã được dàn dựng. Thách đố của Đức Thánh Cha với thế giới Hồi Giáo đã được nghe. Giờ đây các nhà lãnh đạo Hồi Giáo phải đáp trả. Họ có sẵn sàng cho một cuộc đối thoại liên tôn dựa trên lý trí không? Họ có muốn lên tiếng tố cáo việc lợi dụng tôn giáo để gây ra bạo lực không?
Có thể các nhà lãnh đạo Hồi Giáo sẽ từ chối trả lời lời mời gọi của Đức Thánh Cha. Có thể thế giới đời cũng sẽ lờ đi thách đố tại Regensburg. Tuy nhiên, nhờ vào những ồn ào phản đối trong tuần qua, mọi người thấy được là một thách đố đã được đưa ra.
Hugo Chavéz, tổng thống Venezuela, hôm 20/9, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng yêu cầu Đức Thánh Cha là từ nay nên “chừa đi”, “ăn nói cẩn thận hơn một chút” để thế giới được yên hàn.
Những ai chú ý theo dõi hoạt động của Đức Thánh Cha từ thời ngài còn là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đều biết rõ là ngài sẽ không “chừa” đâu. Hãy nhớ lại những ồn ào trong các hệ phái Kitô trước Tuyên ngôn DOMINUS IESUS hồi tháng 6 năm 2000 và gần đây nhất là bài diễn văn bốc lửa vạch trần một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối đang thống trị thế giới này:
“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình ‘bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý’ dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
(Xin đọc toàn văn tại đây: http://vietcatholic.net/news/html/25797.htm).
Những thí dụ này cho thấy bên trong con người hiền lành, chìm đắm trong cầu nguyện này, là một trí tuệ thông minh và một ý chí quật cường đấu tranh cho sự thật. Cho nên, đừng có nằm mơ. Ngài không “chừa” đâu. Ngài sẽ còn strike nữa again, and again.
Chúng ta cũng phải stand up và đừng đóng kín trong bốn bức tường nhà thờ.
Trong chuyến về thăm quê hương, hôm thứ Ba 12/09/2006, trước giới khoa bảng và sinh viên tại đại học Regensburg, nơi ngài đã từng là giáo sư Thần Học từ năm 1959, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã diễn thuyết về đề tài “Đức Tin, Lý Trí và Đại Học: Ký Ức và Suy Tư” trong đó chủ ý ngài muốn khởi động một cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo với thế giới đời, giữa các nền văn hóa và các tôn giáo. Chủ ý của ngài đã thành công một cách “ngoại thường”, rất là “ngoại thường”.
Trong phần dẫn nhập của bài diễn từ, Đức Thánh Cha đã trích dẫn một đoạn trong cuốn sách của một học giả Li Băng, giáo sư Theodore Khoury (Muenster) liên quan đến cuộc đối thoại diễn ra – có lẽ vào năm 1391 trong các trại lính mùa đông gần Ankara, giữa Đại Đế uyên thâm của Byzatine là Manuel II Paleologus và một học giả Ba Tư, ông Ibn Hazn, về chủ đề Kitô Giáo và Hồi Giáo, và chân lý của cả hai tôn giáo.
Vị đại đế này nói:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Tuy chú ý của giới truyền thông chỉ tập trung vào nhận định này của đại đế Manuel II Paleologus, là điều đã gây ra những phản ứng tức giận nơi người Hồi Giáo, cuộc khủng hoảng ở tầm mức quốc tế này đã khiến cho diễn từ của Đức Thánh Cha trở thành tài liệu được nhiều người tìm đọc nhất trong các diễn văn Giáo Hoàng từ trước đến nay. Đồng nghiệp của chúng tôi, hãng tin Công Giáo Catholic World News cho biết chỉ trong một tuần đầu đã có hơn 150,000 lượt người đọc tài liệu này trên Web site của CWN. Trên Web site của VietCatholic, bản dịch Việt Ngữ (có thể xem tại đây http://vietcatholic.net/news/html/37545.htm) cho đến giờ này là bản dịch diễn văn Giáo Hoàng được nhiều người đọc nhất, với số lượt người xem đã hơn 80,000. Điều đáng nói là bản dịch này đã được thực hiện dưới sự thúc bách của cả các cơ quan truyền thông đời đến nỗi cha Gioan Trần Công Nghị đang bận rộn nhiều việc cũng đã phải thu xếp giúp chúng tôi một tay cho chóng hoàn thành.
Những cuộc biểu tình phản đối tuần qua đã dựa trên việc đọc một cách hời hợt và không chính xác diễn từ của Đức Thánh Cha. Thật vậy, theo cha Samir Khalil Samir, SJ một linh mục Ả rập, trong bài phân tích đăng trên thông tấn xã Công Giáo Asia News (xin xem tại đây http://www.asianews.it/dos.php?l=en&dos=75&art=7224) cho biết những người biểu tình không làm sao mà đọc được bài diễn văn của Đức Thánh Cha trước khi những cuộc biểu tình nổ ra vì trong nhiều ngày sau đó nữa hoàn toàn chỉ có bản tiếng Đức và bản tiếng Anh, không có một bản dịch nào bằng tiếng Ả rập.
Mặt khác, những thủ thuật thông tin giật gân của giới truyền thông cũng phải gánh trách nhiệm vụ này. Trong rất nhiều bài báo thay vì nói Đức Thánh Cha “quotes” (trích dẫn), người ta dùng từ “remarks” hay “comments” và tránh né không nhắc đến tên vị đại đế Manuel II Paleologus để cố tình gây ra ngộ nhận cho rằng đó là ý kiến của chính Đức Thánh Cha.
Sự kiện những cuộc biểu tình gọi là “tự phát” này hiển nhiên đã được dàn dựng không làm cho vấn đề kém phần nghiêm trọng. Từ kinh nghiệm của vụ tranh châm biếm Đan Mạch, ta có thể thấy rằng những người Hồi Giáo cực đoan có thể tiếp tục kích động tình cảm của người Hồi Giáo nhiều tuần sau khi biến cố xảy ra. Và cái chết của chị Leonella Sgorbita tại Somalia nhấn mạnh hơn nữa tính chất nghiêm trọng của vụ này.
Tòa Thánh chắc chắn đã xem các cuộc biểu tình này là nghiêm trọng và đã phối hợp các nỗ lực để làm dịu tình cảm của người Hồi Giáo. Trước hết, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ, đã nhắc nhở các phóng viên báo chí rằng “Đức Thánh Cha chắc chắn không có ý thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về thánh chiến và về những tư tưởng Hồi Giáo liên quan tới chủ đề này, lại càng không có ý xúc phạm tới những tình cảm của các tín hữu Hồi Giáo”. (Toàn văn thông cáo báo chí của Tòa Thánh có thể xem tại đây http://vietcatholic.net/news/html/37473.htm)
Sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại đưa ra thêm một tiếng nói thẩm quyền hơn nữa khẳng định những lời nói của Đức Thánh Cha “đã bị diễn dịch trong cách thế hoàn toàn không thích đáng với những ý hướng của ngài”. Và khẳng định cuộc đối thoại với Hồi Giáo vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tòa Thánh. Toàn văn thông cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có thể xem tại đây: http://vietcatholic.net/news/html/37484.htm
Trong một diễn biến chưa từng có, công báo của Tòa Thánh, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma), cho đăng nơi trang nhất lời minh xác của Tòa Thánh bằng tiếng Ả rập.
Như thế, có thể nói Tòa Thánh đã xem sự việc là nghiêm trọng và có thể dẫn đến các xáo trộn trên thế giới với những hậu quả không lường trước được. Một viên chức tại Tòa Thánh nhận định rằng “những cuộc phản đối này có thể là cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nhất chúng ta thấy trong 25 năm qua”.
Thực sự không có chuyện xin lỗi như đòi hỏi của một số lãnh đạo Hồi giáo
Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý ở đây là Tòa Thánh và cá nhân Đức Thánh Cha không dùng danh từ XIN LỖI về vụ này (vì Đức Thánh Cha không nói gì sai!) Ngài chỉ nói là "rất đáng tiếc về sự hiểu lầm ý của Ngài" mà thôi. Cả 3 dịp lên tiếng hoặc ngài nói "sorry" (tiếc) hay là "regret" "deeply regret" (đáng tiếc, rất đáng tiếc) Chữ “apology” (xin lỗi) người ta thấy nhan nhản trên báo chí là một từ mà báo chí gán cho Vatican mà thôi!
Chính Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17/9/2006 nói rằng ngài “lấy làm tiếc” về “những phản ứng tại một vài quốc gia” trước bài diễn văn của ngài; nhưng ngài CHƯA BAO GIỜ nói ngài hối hận đã đưa ra bài diễn văn đó. Trái lại, Đức Thánh Cha cho rằng những cuộc phản đối ngài đã dựa trên những diễn dịch sai về bài diễn văn là “một lời mời gọi đối thoại thẳng thắn và chân thành trong niềm tôn trọng lẫn nhau”. Không ai phải đi xin lỗi vì một lời mời gọi đối thoại thẳng thắn và chân thành trong niềm tôn trọng lẫn nhau. Xin xem bài tường trình đầy đủ tại đây: http://vietcatholic.net/News/Html/37489.htm
Hơn thế nữa, trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20/9, trước hơn 40,000 tín hữu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tôi hy vọng rằng sau phản ứng ban đầu, những lời tôi nói tại đại học Regensburg sẽ thiết lập một lực đẩy hướng về một cuộc đối thoại tích cực, ngay cả tự phê bình giữa các tôn giáo và giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”. Xin xem bài tường thuật đầy đủ tại đây http://vietcatholic.net/News/Html/37560.htm
Nói một cách khác, khi diễn thuyết tại đại học Regensburg, Đức Thánh Cha đã hy vọng có thể thúc đẩy một cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí. Và ngài vẫn tin tưởng rằng cuộc thảo luận này là cấp thiết và là điều có thể.
Những thách đố cho một cuộc đối thoại chân thật và lý trí đối với Hồi Giáo
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là một con người hiền lành. Những ai biết qua ngài đều thấy được là ngài chưa hề có ý sỉ nhục ai. Ngay cả trong tư cách là tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin khi phải tranh luận với các thần học gia “bướng bỉnh nhất” như Hans Kung, ngài cũng được tiếng là điềm đạm và nhẹ nhàng.
Trong đoạn văn đã nhanh chóng gây ra những phản ứng tức giận nơi người Hồi Giáo, Đức Thánh Cha đã không nói theo ý kiến riêng của ngài, ngài đã “trích dẫn” một lời nói của đại đế Manuel II Paleologus. Và ngài đã cẩn thận đứng cách xa hai bước những lời “bốc lửa” này: ngài trích dẫn cuốn sách của một học giả Li Băng, mà đến lượt ông này lại trích dẫn lời của đại đế Manuel II Paleologus. Trước khi đọc đoạn đối thoại đó, Đức Thánh Cha đã nhận định rằng những lời này là "brusque" – thô bạo và trong một cố gắng rõ rệt để đứng cách xa nhận định này, Đức Thánh Cha nói “Tôi trích dẫn” trước khi đọc và lặp lại một lần nữa câu này sau khi đọc xong.
Tuy nhiên, những lời của vị đại đế Byzantine cũng vẫn là một quả đấm:
“Hãy chỉ cho tôi thấy Mohammed đã mang lại điều gì mới, và ở đó bạn chỉ thấy toàn là sự dữ và phi nhân bản, chẳng hạn như lệnh truyền của Mahommed là phải dùng gươm giáo để truyền bá niềm tin mà ông ta đã rao giảng”.
Người ta tự hỏi tại sao một học giả cẩn thận như Đức Bênêđíctô XVI trước một cử tọa khoa bảng lại có thể bỏ một câu trích dẫn khiêu khích như vậy vào bài diễn văn của mình, một bài diễn văn đã được chuẩn bị rất công phu. Không, Đức Thánh Cha không có ý sỉ nhục người Hồi Giáo, và ngài đã làm mọi điều có thể để tránh gây ra hiểu lầm. Tuy nhiên, ngài hy vọng có thể gây được chú ý nơi họ và đưa ra một thách đố rõ rệt. Đọc kỹ lưỡng diễn từ của ngài tại Regensburg, ta có thể thấy được Đức Thánh Cha đã CỐ Ý đưa ra một thách đố đối với thế giới Hồi Giáo.
Nội dung thách đố đối thoại và tự kiểm điểm thanh lọc của Đức Thánh Cha
Nội dung thách đố này rất rõ ràng: Đức Thánh Cha đang nói với thế giới Hồi Giáo rằng cuộc đối thoại giữa các niềm tin tôn giáo chỉ có thể được nếu cả hai bên đều tôn trọng luật lý trí. Và khi ngài tiếp tục khai triển đề tài này, Đức Thánh Cha đưa ra một thách đố còn mạnh mẽ hơn với thế giới đời khi lý luận rằng một hình thức lý trí loại trừ niềm tin tôn giáo thì cũng nguy hiểm như một niềm tin phủ nhận lý trí.
Thế giới đời ngày càng có nguy cơ xa lạ với tín hữu các tôn giáo, và Đức Thánh Cha cảnh cáo “những nền văn hóa tôn giáo truyền thống đều xem việc loại trừ thần thánh ra khỏi tính chất phổ quát của lý trí là một tấn kích vào những xác tín sâu xa nhất của họ”. Ngài nhấn mạnh thêm: “Một lý trí điếc lác trước Thiên Chúa và hạ thấp tôn giáo vào trong lãnh vực những yếu tố văn hóa thứ yếu không có khả năng bước vào cuộc đối thoại văn hóa”.
Trong thế kỷ vừa qua, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao thảm kịch của nhân loại, mà không cần nói xa xôi đâu cả, chính chúng ta đây, những người Việt Nam nhà tan cửa nát, con mất cha, vợ mất chồng, bao nhiêu người chết mất xác trên đường vượt biển tìm tự do, biết bao thảm kịch vì những thứ chủ nghĩa chó chết mất hết lý trí và phủ nhận tất cả những giá trị thánh thiêng và luân lý. Sau những Hitler, Stalin, Mao, Hồ, Polpot, con người bước vào thiên niên kỷ mới những tưởng đã thoát cơn ác mộng của một thế kỷ máu lửa thì ngay lập tức lại chìm trong lửa máu với những tên cuồng tín như Bin Laden.
Đức Giáo Hoàng, với một trí thông minh ngoại thường, đã tổng kết tất cả những vấn nạn to lớn về sự sống, gồm cả những vấn nạn về xã hội và chính trị, và chỉ cho chúng ta thấy trong diễn từ của ngài tại Regensburg là tất cả những vấn nạn này một cách tối hậu đều là những vấn đề liên quan tới thần học. Chúng ta nghĩ thế nào về Thiên Chúa (hoặc không nghĩ gì) có liên quan mật thiết với cách thế chúng ta phê phán cái gì là tốt và cái gì là độc ác và thế giới ngày nay đang thực sự có những bất đồng sâu xa về chân lý của các sự việc.
Chẳng hạn, nếu chúng ta mường tượng rằng Thiên Chúa là thuần ý chí, một vị thần huy hoàng cao xa mà sự liên hệ của chúng ta với vị đó chỉ có thể hiện thực qua sự phục tùng tuyệt đối không cần suy tư, thế nghĩa là chúng ta đã hình dung một vị Thiên Chúa có thể ban ra những mệnh lệnh, ngay khi những lệnh truyền đó xem ra có vẻ vô lý – như giết hại người vô tội.
Theo Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, Úc Đại Lợi, “Có hai thành kiến về tôn giáo cần phải được loại bỏ. Trước hết là thành kiến cho rằng mọi tôn giáo về căn bản là như nhau: hoặc tốt hết hoặc xấu hết. Thực ra, những tôn giáo lớn khác nhau vô cùng về tín lý và về những xã hội mà chúng hình thành. Các tôn giáo có thể là nguồn mạch của chân thiện mỹ và chúng cũng có thể, thông qua sự dối trá, trở thành nguồn mạch của độc ác và hủy diệt.”.
Tại Regensburg, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cử tọa gồm các nhà trí thức và các sinh viên Đức rằng thế giới Kitô Giáo thờ phượng một Thiên Chúa có tình có lý: Một Thiên Chúa đã đồng hóa mình với Lời. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã nói với thế giới rằng Thiên Chúa là tình yêu. Giờ đây, Đức Thánh Cha lại đưa thêm một nhận thức nữa từ Phúc Âm của Thánh Gioan: Thiên Chúa là Logos: Thiên Chúa là lý trí. Hành động nghịch lại với lý trí là nghịch lại với bản tính của Thiên Chúa.
Thiên Chúa của Kitô Giáo là Thiên Chúa của Abraham, của Moses và Chúa Giêsu là Thiên Chúa của lý trí, Thiên Chúa của lòng từ tâm và tình yêu, một vị Thiên Chúa đến trong thế gian tìm kiếm con người trong lịch sử, thấm nhập tâm trí và trái tim con người và mời gọi con người vào cuộc đối thoại tới ơn cứu rỗi.
Khi đồng hóa Thiên Chúa với lý trí, Đức Thánh Cha thách đố thế giới đời với não trạng cho lý trí như một tiến trình toán học hoàn toàn tách biệt với niềm tin tôn giáo. Thách đố này có lẽ là một trong các chủ đề chính trong triều đại Giáo Hoàng này.
Kết luận:
Có người cho rằng Đức Thánh Cha đã không có một công thức ngoại giao thích hợp khi đưa thách đố của ngài đối với thế giới Hồi Giáo. Nhưng, ngoại giao không phải là ưu tiên hàng đầu của Đức Thánh Cha – như ngài đã thể hiện trong việc chọn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, một người không trong ngành ngoại giao, trong vai trò Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Sứ vụ chính của Đức Bênêđíctô XVI là truyền giáo: thuyết phục thế giới này trước một suy tư mới mẻ về chân lý Kitô Giáo.
Theo dự trù, thánh Mười Một này Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo và có một ác cảm nặng nề với niềm tin Công Giáo. Ngay sau bài diễn từ của ngài tại Regensburg, vụ trưởng tôn giáo vụ Thổ đã lên tiếng yêu cầu Đức Thánh Cha hủy bỏ chuyến viếng thăm vì ngài có “sự thù hận trong tim” đối với Hồi Giáo. Ngay cả Đức Cha Luigi Padovese, Giám Quản Tông Tòa tại Anatolia, cũng thừa nhận “Tôi không biết với tình hình dư luận hiện nay có sẵn sàng cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha không”. Trong khi đó, chương trình vẫn tiến hành theo dự trù và bất chấp những nguy hiểm hiển nhiên, Đức Hồng Y Bertone nói: “Cho đến giờ phút này, không có lý do gì để không đi”.
Cuộc tông du của Đức Thánh Cha có được tiến hành như dự trù hay không là điều tới giờ này không ai dám chắc. Nhưng có một điều này là chắc chắn: sân khấu đã được dàn dựng. Thách đố của Đức Thánh Cha với thế giới Hồi Giáo đã được nghe. Giờ đây các nhà lãnh đạo Hồi Giáo phải đáp trả. Họ có sẵn sàng cho một cuộc đối thoại liên tôn dựa trên lý trí không? Họ có muốn lên tiếng tố cáo việc lợi dụng tôn giáo để gây ra bạo lực không?
Có thể các nhà lãnh đạo Hồi Giáo sẽ từ chối trả lời lời mời gọi của Đức Thánh Cha. Có thể thế giới đời cũng sẽ lờ đi thách đố tại Regensburg. Tuy nhiên, nhờ vào những ồn ào phản đối trong tuần qua, mọi người thấy được là một thách đố đã được đưa ra.
Hugo Chavéz, tổng thống Venezuela, hôm 20/9, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng yêu cầu Đức Thánh Cha là từ nay nên “chừa đi”, “ăn nói cẩn thận hơn một chút” để thế giới được yên hàn.
Những ai chú ý theo dõi hoạt động của Đức Thánh Cha từ thời ngài còn là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đều biết rõ là ngài sẽ không “chừa” đâu. Hãy nhớ lại những ồn ào trong các hệ phái Kitô trước Tuyên ngôn DOMINUS IESUS hồi tháng 6 năm 2000 và gần đây nhất là bài diễn văn bốc lửa vạch trần một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối đang thống trị thế giới này:
“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình ‘bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý’ dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
(Xin đọc toàn văn tại đây: http://vietcatholic.net/news/html/25797.htm).
Những thí dụ này cho thấy bên trong con người hiền lành, chìm đắm trong cầu nguyện này, là một trí tuệ thông minh và một ý chí quật cường đấu tranh cho sự thật. Cho nên, đừng có nằm mơ. Ngài không “chừa” đâu. Ngài sẽ còn strike nữa again, and again.
Chúng ta cũng phải stand up và đừng đóng kín trong bốn bức tường nhà thờ.