Sài Gòn: Chúa Nhật Thứ VI Mùa Chay, vợ chồng cùng nhau đi lễ. Đến phần Đáp Ca sau Bài Đọc 1, ca đoàn hát dẫn: " Lưỡi tôi dính vào cuống họng. Nếu tôi không nghe Lời Người". Và Cộng Đoàn hát theo: "Lưỡi tôi dính vào.. .". tôi nghe vợ hát được một câu rồi thôi, không hát tiếp được nữa.
Khi ra về, nghe vợ cứ cằn nhằn: "Câu hát Đáp Ca nghe kỳ quá. Lưỡi nào mà không dính vào cuống họng. Nghe (lời Người) cũng dính mà không nghe (lời Người) cũng dính, thì câu Đáp Ca này mang ý nghĩa gì?".
Tôi liền tìm mở cuốc Đặc San Giáng Sinh 2005- Phụng Vụ năm B của báo CG&DT ra xem, thấy câu Đáp Ca trong TV 136: "Giêrusalem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm", mới phát hiện một lỗi sai lầm của người phổ nhạc, TV 136 ghi rõ "dính với hàm", nghĩa là câm, hoàn toàn không nói được, trong khi lời nhạc Đáp Ca lại chuyễn thành "dính vào cuống họng". "Dính vào cuống họng" thì lưỡi nào mà không thế. Người phổ nhạc đã không tìm hiểu kỹ ý nghĩa và bộ phận xét duyệt cũng thông qua nên mới ra chuyện. Ca từ trở nên vô nghĩa. làm mất đi ý nghĩa của lời TV 136.
Buổi lễ dành riêng cho các em lớp giáo lý, chắc các em chẳng hiểu gì. Phải chi, trong phần giảng lễ,m cùng với những câu hỏi dan`h cho các em lớp giáo lý, linh mục chủ tế đính chính lại lời hát Đáp Ca cho đúng với tinh thần nội dung TV 136 thì hay biết bao.
Thiết tưởng, Ban Phụng Tự và Thánh Nhạc của Giáo Hội địa phương cũng cần quan tâm đến những ca từ phổ nhạc Thánh Vịnh dùng trong Thánh Lễ để tránh những sơ suất đáng tiếc. Đây cũng là bài học nhỏ - sự thận trọng và tường tận - cần thiết cho những tác giả phổ nhạc Thánh Vịnh.
Khi ra về, nghe vợ cứ cằn nhằn: "Câu hát Đáp Ca nghe kỳ quá. Lưỡi nào mà không dính vào cuống họng. Nghe (lời Người) cũng dính mà không nghe (lời Người) cũng dính, thì câu Đáp Ca này mang ý nghĩa gì?".
Tôi liền tìm mở cuốc Đặc San Giáng Sinh 2005- Phụng Vụ năm B của báo CG&DT ra xem, thấy câu Đáp Ca trong TV 136: "Giêrusalem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm", mới phát hiện một lỗi sai lầm của người phổ nhạc, TV 136 ghi rõ "dính với hàm", nghĩa là câm, hoàn toàn không nói được, trong khi lời nhạc Đáp Ca lại chuyễn thành "dính vào cuống họng". "Dính vào cuống họng" thì lưỡi nào mà không thế. Người phổ nhạc đã không tìm hiểu kỹ ý nghĩa và bộ phận xét duyệt cũng thông qua nên mới ra chuyện. Ca từ trở nên vô nghĩa. làm mất đi ý nghĩa của lời TV 136.
Buổi lễ dành riêng cho các em lớp giáo lý, chắc các em chẳng hiểu gì. Phải chi, trong phần giảng lễ,m cùng với những câu hỏi dan`h cho các em lớp giáo lý, linh mục chủ tế đính chính lại lời hát Đáp Ca cho đúng với tinh thần nội dung TV 136 thì hay biết bao.
Thiết tưởng, Ban Phụng Tự và Thánh Nhạc của Giáo Hội địa phương cũng cần quan tâm đến những ca từ phổ nhạc Thánh Vịnh dùng trong Thánh Lễ để tránh những sơ suất đáng tiếc. Đây cũng là bài học nhỏ - sự thận trọng và tường tận - cần thiết cho những tác giả phổ nhạc Thánh Vịnh.