9. CƯỜI NGƯỜI TRỘM CHỮ
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao nhiều là người đến hái, thu nhặt đồ của tôi, thì các vị coi tôi giống như cái gì chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng, để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao nhiều là người đến hái, thu nhặt đồ của tôi, thì các vị coi tôi giống như cái gì chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng, để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info