94. LẤY CHUYỆN NÀY MÀ SUY RA

Đất nước Trung Quốc sau khi “Thời Vụ báo” xuất bản, thì các loại báo chí tin tức ra đời, lấy phong khí địa phương để đặt tên và phổ biến rộng rãi. Nghe nói Giang Tây có “Tân Dự Chương”, Trực Khang (nay là Hà Bắc) có “Trực Thuyết”...

Có người lấy chuyện này mà suy ra, nói:

- “Sơn Đông nên có báo “Tề luận” và “ Phổ luận”; “Quảng Đông” nên có tờ “quảng cáo”; Hà Nam nên có báo “dự báo”; Cam Túc nên có tờ báo “cam ngôn; Phúc Kiến nên có báo “phúc âm”.

Ký giả “Tân tiểu thuyết” nghe vậy thì vội vàng tranh luận: - “Tân tiểu thuyết (1) không phải người do Tân Cương xuất bản à?”


(Tân tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 94:

Có nhiều người suy bụng ta ra bụng người nên lắm chuyện giận hờn trách móc, nhưng cũng có nhiều người lấy chuyện này mà suy ra, nên cũng dễ dàng thông cảm với người khác.

Đối với người Ki-tô hữu “lấy chuyện này mà suy ra” thì có rất nhiều cái lợi cho đời sống tâm linh của họ, chẳng hạn như:

- Lái xe thấy tai nạn giao thông thì do chuyện này mà họ suy ra: Chúa dạy tôi phải lái xe cẩn thận và luôn dọn mình sẵn sàng.

- Thấy hai người đang cãi nhau dữ tợn thì do chuyện này mà suy ra: mình phải biết sống nhịn nhục, hiền hòa.

- Đọc sách đọc báo, coi truyền hình thấy những thiên tai, chiến tranh chỗ này chỗ nọ, thì do chuyện này mà suy ra: Chúa dạy tôi phải biết hiệp thông và cầu nguyện cho họ.

- Bị người khác chỉ trích phê bình, thì do chuyện này mà suy ra: Chúa dạy tôi phải tập sống khiêm nhường và yêu thương hơn nữa...

Từ “do chuyện này mà suy ra” đều là những bài học quý giá cho người Ki-tô hữu, bởi vì họ luôn nhìn thấy thánh ý của Thiên Chúa qua mọi biến cố trong cuộc sống của họ và của thế giới này.

Người Ki-tô hữu có đức tin đều như thế cả, bởi vì chỉ có “con mắt đức tin” mới “thấy” được ý của Thiên Chúa mà thôi.

(1) Tiểu thuyết nguyệt san do Lương Khải Siêu chủ biên.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info