Phúc Âm hôm nay chia ra hai phần rõ rệt. Phần đầu nói về lối sống, cách suy nghĩ, giao tế hành xử giữa con người với con người. Lối sống xã hội hoàn toàn trái nghịch đường lối Chúa.

Cách hành xử, lối sống của con người gây tang thương thống khổ cho tha nhân. Chọn đi theo đường lối Chúa chính là chọn sống hạnh phúc bởi:

'Chúa là Đấng từ bi, nhân hậu, chậm bất bình và giầu tình thương' Tv103:8

Phần một trong bài Phúc Âm ghi lại hai biến cố tang thương. Biến cố thứ nhất toàn quyền Philatô lạn quyền giết đoàn hành hương về Thành Thánh Jêrusalem. Ông còn ác độc hơn khi trộn máu nạn nhân với máu chiên bò hiến tế bôi lên cột cổng. Biến cố thứ hai do một phần bức tường quanh thành thánh sập đổ giết chết mười tám người Galilê. Đây là tai nạn tự nhiên hay do sơ xuất khi kiến trúc tường thành. Cả hai biến cố nhắc nhở chúng ta về thân phận mỏng dòn của con người. Con người rất quí, linh thánh nhưng cũng dễ bị thương tật, chết bất ưng. Hai biến cố cho thấy cái tàn nhẫn con người trong giao tế xã hội. Thay vì thông cảm, tỏ lòng thương xót. Nhiều người, trái lại, kết án cho rằng những nạn nhân đó chết cũng xứng vì tội của họ. Xã hội con người quen thói xỉ vả, kết án nặng nề phạm nhân. Đức Kitô nhắc chung cho mọi người nhớ, tất cả ai cũng có tội không nặng thì nhẹ, không nhiều thì ít. Nguy hiểm hơn tội bóp nghẹt cuộc sống tâm linh. Tội âm thầm, kín đáo ngầm phá hoại tâm hồn. Bởi mắt thường không nhìn thấy nên con người coi thường mức độ tàn phá tội âm thầm hoành hành. Tội là do con người chọn sống ích kỉ. Thiên Chúa toàn năng không ngăn cản con người làm điều ác bởi Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa. Khi con người làm điều tàn ác, Thiên Chúa không phạt ngay, nhưng ban cho họ cơ hội thống hối, trở về. Đức Kitô kêu gọi hãy đón nhận cơ hội thống hối đó bởi cơ hội đó có giới hạn về thời gian.

Phần hai của bài Phúc Âm giải thích rõ hơn về thời gian giới hạn ban cho. Từ chối thống hối là đi theo con đường dẫn đến diệt vong. Một khi con tim không còn tình thương cho tha nhân, con tim đó coi như chết bởi nó không biết yêu thương. Con tim đó giống như cây vả, tốn chỗ trồng mà không sinh hoa trái. Người chủ vườn nói với người làm vườn, ba năm rồi cây vả tôi trồng không sinh trái, chặt nó đi, để tốn chỗ dược ích gì?

'Xin cho tôi thêm một năm, tôi vun xới, bón phân cho nó. Sang năm nếu nó không ra trái ông sẽ chặt nó đi' Lc 13: 8

Người làm vườn xin chủ cho thêm thời gian. Cây vả sống sót do lòng tốt của người làm vườn. Người làm vườn không những đã xin cho cây vả sống thêm một năm mà còn ra công chăm sóc, xén tỉa bón phân. Nếu nó vẫn không sinh hoa trái, đời nó tàn. Thời gian có hạn, một năm. Sinh hoa trái nhiều ít, tốt xấu không xác định. Người làm vườn quí cây vả hết mình. Có trái nó được sống. Điều này biểu hiệu tình yêu vô bờ Chúa yêu ta. Sinh hoa trái tốt lành là được ơn cứu độ.

Thiên Chúa không để mặc con người cô đơn chiến đấu chống sự dữ. Ngài ban Đức Kitô cùng đồng hành với ta. Đức Kitô xin Chúa Cha cho ta thêm cơ hội, thời gian chờ mong ta thống hối, trở về đường lối Chúa. Tội là nguyên nhân của đau khổ nhưng chết bất ưng không phải do Chúa phạt bởi Ngài giầu tình thương. Đau khổ giúp ta nhận biết trong sự sống có mầm chết. Tin vào Chúa, trong chết có hy vọng phục sinh. Con người không kiểm soát được sự chết. Nhờ niềm tin ta có hy vọng Phục Sinh. Đức Kitô kêu gọi ta đừng bao giờ mất niềm tin vào Chúa. Ta cần ơn Chúa, bởi Ngài ban ơn thống hối. Thống hối ban sự sống trường sinh.

TiengChuong.org

More Time

Today's Gospel reading has two distinct parts: the first part is humanity's way of life which is in contrast to the second, the divine way. When we follow the humanity's way of life, we cause immeasurable harm and suffering for others. When we follow God's way, we are fully alive because God's way is:

'full of compassion, rich in mercy, slow to anger, abounding in love' Ps 103: 8.

The Bible's text records two deadly events. The first event was about the misused of power. Pilate, the governor, showed no mercy to the innocent Galileans who came to the Jerusalem Temple to worship. To humiliate the victims further, he 'mingled their blood with that of their sacrifices' Lk 13:1. The second event was when a part of the tower at Siloam randomly felt and killed eighteen people. This would be either a sheer natural disaster, or the result of human structural error. Both events tells us about the fragility of a human life which is holy, precious and yet very delicate. It also tells us about the cruelty of life. Instead of showing compassion for the victims, many condemned them, saying these people died because they were great sinners. Our society often judges criminals harshly. Jesus told us, we are all sinners and should be aware of the destruction nature of sin. It causes an inner death which is hidden from our eyes. God's nature is love. Instead of punishing us sinners, God, in His mercy, calls us to repent. Evil exists because we, as humans, exercise our own free will. God has the power to stop this, but chooses to respect our free will. God's way gives us a second chance, to repent and to return to God. Jesus encourages us to take every opportunity to make change while it is still available because the offer to repent is not without end.

The second part of the reading makes clear what God would to do us, sinners. Refusing to repent means choosing to follow a path that leads to doom. When the heart of a person is unable to show compassion for others, that person knows no love. That person is very much like a barren fig tree; it takes space and bears no fruits. The owner of the garden, for three years, had found no fruit on the fig tree he had planted. He told the gardener to

'Cut it down: why should it be taking up the ground?' Lk 13.8.

The verdict was given 'cut it down', but the gardener asked to have more time. More time was given, not to the fig tree, but to the gardener. The gardener gave extra time to the fig tree. He would spend time to care for and fertilize the fig tree. Once he had exhausted every option, if the fig tree still bears no fruit, that would be the time to cut it down. It is interesting to know that the time frame to take care of the fig is defined, one more year, but the outcome of the harvest is not specified. The gardener would accept any harvest, regardless of quality or quantity. The gardener loves the fig tree without limit, and that symbolizes the way Jesus loves us.

We are grateful that God doesn't leave us to struggle alone, but sent Jesus to care for us. Jesus asked the Father to give us more time. Tragedy of life is not the immediate cause of sin, but it tells us that life and death are intertwined, and we have no absolute control of life.

Jesus calls us not to lose hope in God's mercy. Hope in God leads to repentance and repentance leads to eternal life.