Quan hệ tình cảm con người không phải chỉ giới hạn gữa người này với người kia mà còn liên quan đến Thiên Chúa. Quan hệ tình cảm thật bén nhậy và rất dễ sứt mẻ. Coi sóc, bảo vệ tình cảm sẽ được sống thảnh thơi, thoải mái. Lơ là, coi thường nó sẽ bị đau khổ, nhiều khi cái giá đau thương ngoài sức mình. Cả tinh thần lẫn tâm linh đều đau khổ. Cởi mở và thành thật trong đối thoại may ra tạo được cảm thông, nếu không vấn đề trở nên trầm trọng đến độ mọi liên hệ tình cảm đều ảnh hưởng, lung lay tận gốc rễ. Theo sau đổ vỡ là thù hận, bạn thành thù, thương thành hận.

Xã hội loài người dường như hài lòng với lối giải quyết từ ngàn xưa. Công bằng, sòng phẳng đối với họ là: 'Răng đền răng, mắt đền mắt'. Lối giải quyết một chiều này không thoả đáng, bởi nó có thể giảm bớt hận thù nhưng không nối lại mối tình cảm đã đổ vỡ, và chắc chắn lối giải quyết này không giải quyết sứt mẻ tâm linh.

Quan hệ tình cảm con người liên quan đến Thiên Chúa. Khi ta gây đau khổ cho ai, ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại. Chúa dựng nên người đó và yêu thương họ. Như thế chúng ta gây đau khổ cho người Chúa yêu thương. Đức Kitô nói với môn đệ cách xã hội áp dụng chỉ là 'cao dán', tạm giảm đau, không trị căn bệnh, bởi công bằng xã hội giải quyết bằng cách trừng phạt giam tù, hay bồi thường thiệt hại. Công lí đối với Đức Kitô là yêu thương và tha thứ. Đức Kitô còn đi xa hơn khi Ngài nói với môn đệ ngay cả khi nghe tin 'kẻ thù' gặp nạn cũng không nên vui mừng. Đức Kitô dậy hãy cầu nguyện, yêu thương, và tha thứ cho kẻ làm hại mình. Thực hiện một trong ba điều trên đã là khó. Đức Kitô dậy môn đệ thực hiện một lúc cả ba điều trên. Đối với xã hội, lời dậy bảo này xem ra không thể thực hiện. Nhất là khi vết thương lòng còn đang rỉ máu, nỗi nhục và niềm đau còn mới. Tuy nhiên Kitô hữu có thể thực hiện cùng lúc ba điều trên. Thứ nhất, Kitô hữu có Đức Kitô đồng hành, hướng dẫn, ban sức mạnh làm điều tốt lành. Thứ hai, Kitô hữu tin là Đức Kitô không dậy bảo làm điều gì quá sức mình. Chính Đức Kitô thực hiện điều Ngài phán dậy môn đệ: cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Trong cuộc tử nạn, Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài. Ngài bỏ qua cho kẻ vu vạ, cáo gian. Ngài làm lơ cho kẻ làm chứng dối. Lời cầu nguyện:

Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm'. Lc 23,34.

Chúng thật sự lầm hay cố tình lầm? Bởi chúng lầm nên không phạm tội sát nhân mà là ngộ sát, hình phạt được giảm khinh. Lời cầu vắn gọn trên tóm lược điều Đức Kitô dậy môn đệ: a/ cầu nguyện cho kẻ làm hại; b/ yêu thương kẻ làm hại và cuối cùng; c/ tha cho kẻ Giết, đóng đanh Đức Kitô.

Gây đau khổ cho người khác là sai, là tội bởi ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại, người mà Chúa dựng nên và yêu thương. Thứ hai, hành hạ người khác là ỉ vào sức mạnh, đồng thời lạm dụng quyền hành. Hơn nữa ta mất tự chủ, làm nô lệ cho cơn giận, để chúng sai khiến. Giận dữ luôn trái với bác ái, yêu thương. Thay vì chọn nhân đức, ta chọn sa đoạ. Người thiếu tình yêu Chúa trong tâm hồn, hành động chiều theo xác thịt.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ học từ Ngài. Chúng ta đều có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, ngay cả trong trường hợp ta phạm tội, chính ta không thể tha cho ta. Chúa không kết án, nhưng ban ơn giúp ta thống hối, nhận tội. Nhìn vào kinh nghiệm đó để dâng lời tạ ơn và tha thứ cho kẻ khác.

Việc tự xét mình là một ơn đặc biệt Chúa ban, bởi xét mình để biết rõ mình hơn và xin ơn tha thứ. Chính vì biết mình yếu đuối cần ơn tha thứ nên cần sống khiêm nhường và rộng lượng khi phải phán đoán. Có lần người ta thử Đức Kitô có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô nói với họ: Ai không có tội hãy ném trước đi. Tất cả lần lượt bỏ đi, còn lại mình người phụ nữ. Đức Kitô nói với người đó, Ta cũng không kết án con, ra về bằng an và đừng phạm tội nữa. Gioan 8:11.

Đức Kitô muốn con người sống thảnh thơi, hạnh phúc. Thù hận tạo đau khổ, mất bình an. Để sống an vui, hạnh phúc, ta cần ơn Chúa. Để có ơn Chúa cần theo con đường Chúa đi. Môn đệ không đi theo Thầy, môn đệ đó có đóng hiệu môn đệ, trong ruột là gì chính người đó biết. Trong tâm ai chan chứa tình yêu Chúa, người đó không có hận thù. Cuộc sống họ thảnh thơo bởi họ giầu tình yêu, lòng mến.

TiengChuong.org

Enemy From Within

Human relationships involve not just person- to- person, but it extends to the divine. A human relationship is very sensitive and delicate. We enjoy life when we take care of it, but when mistreat it, the cost is beyond control. We would suffer both physically and spiritually. Without openness and honest communication, the problem could intensify, and the whole relationship network suffered. What follows is hurt and pain; love turns to hate, friend becomes foe. Our society seems to support the ancient idea, that 'An eye is for an eye and a tooth is for a tooth'. This principal approach is one sided solution, because it may calm the mind, but could not mend what had been broken, and certainly would not improve our spirituality.

Our human relationship involves the divine. When we hurt someone. It involves God because it hurts the person whom God loves. Jesus told us the worldly way would not solve the problem, because human justice is about punishment and compensation. God's justice is love and forgiveness. Jesus went as far as telling us not even wish them harm. Instead, Jesus told us to love and pray for those who hurt us. This teaching is a real challenge for all the parties involved. Praying for those who hurt us is a real challenge. It is even harder when Jesus told us to love them, especially when the hurt and pain is still raw and fresh.

It is a big ask but it is possible, because we believe Jesus would not command His disciples to do the impossible. He would help us all along. The teaching was the revelation of what would happen to Him personally, and how He dealt with the false accusation and allegation. In His Passion, Jesus prayed, 'Father forgive them, for they don't know what they are doing' Lk 23,34. This statement sums up Jesus' teaching about forgiveness. First, Jesus prayed for those who persecuted Him. Second, He asked God to pardon their sin. And third, Jesus gave the reason why they would not be charged as manslaughter but guilty of negligence, because of their ignorance.

When we hurt someone. It is wrong for a number of reasons. First, we hurt a member of God's family. Second, mistreating someone we put ourselves above the victim, and third, we take justice in our own hands. Furthermore, we allow anger or vice to take control of our life. We say no to Christian virtues, and instead of choosing God's love, we chose vice. Finally, hurting someone we reveal our lack of God's love in us.

Jesus wanted us to learn from Him. We each have personal experience of God's forgiveness. We are sinners, and couldn't forgive horrible thing we had done, and yet God forgives us, and continues to love us. By reflecting upon our own sin and God's mercy, we learn from God to forgive others.

The calling to examine our inner life and give thanks to God is the gift, because through self- examination we know our true self better, and seek God's forgiveness and redemption. This recognition alone makes us to be more humbler and more generous in judging others. Once Jesus' opponents asked His opinion about whether or not to judge the woman, who was caught in the very act of adultery. Jesus told them who has no sin cast the first stone. They all left Him one by one until the woman alone remaining there. Jesus told her: Go away and sin no more. He forgave her and saved her from being stoned to death. Jn 8,11.

Jesus wants us to have a good and peaceful life. Retaliation destroys life and peace. In order to enjoy life to the full, we Christians need to embrace God's love. Jesus' disciples must learn from their Master, otherwise they are disciples by name. Only those whose inner life are full of love, can love their enemy.