MANILA, Philippines - ĐHY Jaime Sin, một trong những vị hồng y nổi tiếng nhất Á châu đã qua đời vào ngày hôm nay, hưởng thọ 76 tuổi, sau 3 thập niên là vị lãnh đạo Công giáo của quốc gia Phi luật tân.

Vì sức khoẻ nên ĐHY Sin đã xin hưu dưỡng vào tháng 11 năm 2003, và trong kỳ bầu giáo hoàng vừa qua cũng không tham dự được.

Khi ngài việt thư xin từ chức và được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận lời, ngài đã phát biểu như sau: "Khi tôi bước vào những năm tranh sáng tranh tối đời mình, tôi có thể nói với tâm tình cảm tạ rằng tôi đã cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho thiên Chúa và cho tổ quốc. tôi xin sự tha thứ những ai mà tôi đã làm cho xa đàn chiên hoặc những ai tôi làm tổn thương. Xin nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện”.

ĐHY Sin là chiếc địa bàn chỉ đạo luân lý của Phi luật tân, người ta biết nhiều đến ngài nhờ tiếng nói mạnh dạn của ngài lên tiếng về những vấn đề như ngừa thai, nghèo đói, chính trị và chiến tranh Mỹ quốc xâm chiếm Iraq.

ĐHY Sin cũng là nhạn vật trọng yếu chính trong cao trào cuộc “cách mạng dân quyền” làm hạ bệ 2 vị tổng thống Phi luật tân.

ĐHY Sin được coi là một thành lũy bảo vệ và gìn giữ ‘nền tự do dân chủ” của Phi luật tân.

ĐHY Sin là người thứ 14 trong 16 anh chị em, được sinh ra bởi cha là một thương gia gốc Tầu và mẹ Phi luật tân. Ngài thường tự chế diễu về tên gọi của mình. Sin cũng có nghĩa là tội lỗi trong Anh ngữ. Vì thế ngài gọi nơi cư trú của ngài là “nhà của Sin” hay nhà tội lỗi.

Ngài nổi danh trên chính trường chínht rị quốc tế từ khi mà ngài kêu gọi dân chúng Phi luật tân vao vây các đồn binh cảnh sát và khu vực quân sự ở manila vào năm 1986 cốt ý bảo vệ Phó tư lệnh quân đội là ông Fidel Ramos và Bộ trưởng Quốc Phòng Juan Ponce Enrile, khi đó tách khỏi nhà độc tài Ferdinand Marcos.

Sau đó ĐHY Sin dẫn cuộc cách mạng “dân quyền” lật đổ TT Marcos vì chính sách thối nát và những vi phạm nhân quyền. Cuộc cách mạng tay nhung không đổ máu thành công đã trở thành mẫu gương cho các cuộc cách mạng nhân quyền trên khắp thế giới. TT Marcos chết tại nơi lưu đầy bên Hawaii vào năm 1989.

Thế nhưng chính sách thối nát và vi phạm các quyền công dân tiếp tục tái diễn sau đó. Có lần ĐHY Sin đã tuyên bố rằng: “chúng tôi loại trừ được Ali Baba (TT Marcos), nhưng 40 tay trộm hãy còn đó”.

ĐHY Sin acũng giúp dẫn đầu cách cuộc xuống đường lật đổ TT Joseph Estrada vì thối nát vào tháng Giêng năm 2001.