Giáo quyền ra sức khuyên lơn; giáo dân hăm hở chuẩn bị; bộ du lịch ra sức quảng cáo; các hãng máy bay giảm vé để khuyến mãi cho các chuyến bay đến San Fernando, Bulacan, Cebu và Angeles City; trong khi bộ y tế khuyến khích chích ngừa phong đòn gánh. Đó là các phản ứng chính thức mà tờ Inquirer của Phi Luật Tân ghi nhận được xung quanh phong trào đóng đinh vào thập giá trong Tuần Thánh tại Phi Luật Tân.
Đóng đinh vào thập giá tại Phi Luật Tân là một hoạt động thể hiện “lòng đạo đức bình dân” (trong ngoặc kép) được tổ chức vào mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh, và được nhiều người xem là một nét đặc thù của Tuần Thánh tại Phi Luật Tân. Những người sùng đạo hay hối nhân, tiếng địa phương gọi là “magdarame” sẵn sàng bị đóng đinh để diễn lại sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Cũng với một tâm tình tương tự nhiều người khác vác thánh giá bằng gỗ trên các chặng đường dài, có người bò lết trên mặt đường gồ ghề, bụi bặm và đánh roi vào thân thể mình. Các hối nhân coi những hành vi này là sự hành xác để cầu xin sự tha thứ cho các tội lỗi, hay để thực hiện một “lời thề”, tiếng Tagalog gọi là “panatà”, hoặc để bày tỏ lòng biết ơn đối với những ân huệ đã nhận được.
Những “phong tục” này bị Giáo Hội Công Giáo ở Phi Luật Tân ngăn cản quyết liệt. Hàng giáo sĩ Phi Luật Tân coi những điều này là là những biểu hiện cuồng tín, mê tín và tự làm hại bản thân mình trái với những giáo huấn lành mạnh về thân xác. Mỗi lần Mùa Chay đến, trong các thư mục vụ, giáo quyền tại Phi Luật Tân lại phải lưu ý và năn nỉ anh chị em giáo dân tránh những biểu hiện của “lòng đạo đức bình dân” đã bị bóp méo thái quá.
Trong khi đó, Bộ Y tế thường khẳng định rằng những người tham gia các “nghi thức” này nên tiêm ngừa phong đòn gánh và các vết thương phải được khử trùng.
Trong các ngày thứ Sáu trong suốt Mùa Chay, từng đoàn người rủ nhau đánh tội công khai trên đường phố. Các hối nhân trùm đầu mình bằng bao bố chỉ khoét hai lỗ nhỏ để thấy đường đi, rồi dùng roi tre đánh túi bụi vào chính mình để đánh tội và thể hiện tâm tình sám hối. Việc trùm đầu bằng bao bố là để tránh bị cho rằng họ phô trương lòng đạo đức của mình. Các roi tre được chẻ ra ở đầu roi và có khi còn được buộc thêm những mảnh thiếc từ những lon coca cola. Nhiều người tự đánh mình đến độ máu me ra lênh láng. Có người phải vào nhà thương.
Hình thức kinh hoàng nhất khiến hàng giáo phẩm Phi Luật Tân lo lắng là việc đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh thật sự vào tay, chứ không phải là đóng kịch, và treo trên thập giá trong nhiều giờ.
Việc đóng đinh vào thập giá xảy ra ở hầu hết các giáo phận nhưng tình hình là nghiêm trọng nhất tại 4 thành phố là San Fernando, Bulacan, Cebu và Angeles City.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, từ mờ sớm đã có hàng đoàn người đi trên các con đường làng để đánh tội, liên tục cho đến tối.
Sau đó, hàng trăm người, có cả những phụ nữ, nhờ những người khác đóng đinh họ vào thập giá. Một số người ăn mặc như quân lính Rôma lấy dây thừng cột tay hay thậm chí đóng đinh những người khác vào thập giá và dựng lên trong nhiều giờ dưới trời nắng gắt. Việc đóng đinh diễn ra đúng theo nghĩa đen của từ này. Tay họ bị đóng những mũi đinh lớn và nhọn vào thập giá cách thực sự. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo tử vong nào nhưng đa số phải vào nhà thương vì mất nhiều máu.
Phong trào đóng đinh vào thập giá tại Phi Luật Tân đã bắt đầu từ năm 1946 và mặc dù giáo quyền lên tiếng nhiều lần, những lời khuyên bảo xem ra không có mấy tác dụng. Con số người chịu đóng đinh mỗi năm có xu hướng tăng lên.
Chính quyền không bao giờ ngăn cản. Trái lại, họ còn xúi thêm. Đúng thế, năm 2011, chính quyền thành phố Cebu phát hành khoảng 10,000 tờ quảng cáo miêu tả thành phố là một trung tâm “du lịch tôn giáo” với đầy những hình ảnh về các cuộc đóng đinh.
Nhiều nhân vật chịu đóng đinh được ghi vào Guiness
Nhiều người tham gia vào phong trào đóng đinh vào thập giá tại Cebu nổi tiếng đến mức tên tuổi của họ được ghi vào Guiness thế giới.
Ông Ruben Enaje, 56 tuổi, được xem là người nổi tiếng nhất. Tính cho đến hết Mùa Chay năm 2018, ông đã chịu đóng đinh vào thánh giá 30 lần. Năm 1986, ông Ruben Enaje té từ lầu 3 xuống, nhưng không chết. Sau lần thoát chết đó, ông quyết chí năm nào cũng chịu đóng đinh vào thập giá.
Nhân vật nổi tiếng thứ hai là ông Alex Laranang, 62 tuổi đã chịu đóng đinh vào thánh giá suốt từ Mùa Chay năm Thánh 2000 cho đến nay.
Về phía phụ nữ có thể kể đến bà Percy Valencia, năm nay 44 tuổi cũng đã từng chịu đóng đinh vào thánh giá nhiều lần.
Source:Inquirer Holy Week retreats
Đóng đinh vào thập giá tại Phi Luật Tân là một hoạt động thể hiện “lòng đạo đức bình dân” (trong ngoặc kép) được tổ chức vào mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh, và được nhiều người xem là một nét đặc thù của Tuần Thánh tại Phi Luật Tân. Những người sùng đạo hay hối nhân, tiếng địa phương gọi là “magdarame” sẵn sàng bị đóng đinh để diễn lại sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Cũng với một tâm tình tương tự nhiều người khác vác thánh giá bằng gỗ trên các chặng đường dài, có người bò lết trên mặt đường gồ ghề, bụi bặm và đánh roi vào thân thể mình. Các hối nhân coi những hành vi này là sự hành xác để cầu xin sự tha thứ cho các tội lỗi, hay để thực hiện một “lời thề”, tiếng Tagalog gọi là “panatà”, hoặc để bày tỏ lòng biết ơn đối với những ân huệ đã nhận được.
Những “phong tục” này bị Giáo Hội Công Giáo ở Phi Luật Tân ngăn cản quyết liệt. Hàng giáo sĩ Phi Luật Tân coi những điều này là là những biểu hiện cuồng tín, mê tín và tự làm hại bản thân mình trái với những giáo huấn lành mạnh về thân xác. Mỗi lần Mùa Chay đến, trong các thư mục vụ, giáo quyền tại Phi Luật Tân lại phải lưu ý và năn nỉ anh chị em giáo dân tránh những biểu hiện của “lòng đạo đức bình dân” đã bị bóp méo thái quá.
Trong khi đó, Bộ Y tế thường khẳng định rằng những người tham gia các “nghi thức” này nên tiêm ngừa phong đòn gánh và các vết thương phải được khử trùng.
Trong các ngày thứ Sáu trong suốt Mùa Chay, từng đoàn người rủ nhau đánh tội công khai trên đường phố. Các hối nhân trùm đầu mình bằng bao bố chỉ khoét hai lỗ nhỏ để thấy đường đi, rồi dùng roi tre đánh túi bụi vào chính mình để đánh tội và thể hiện tâm tình sám hối. Việc trùm đầu bằng bao bố là để tránh bị cho rằng họ phô trương lòng đạo đức của mình. Các roi tre được chẻ ra ở đầu roi và có khi còn được buộc thêm những mảnh thiếc từ những lon coca cola. Nhiều người tự đánh mình đến độ máu me ra lênh láng. Có người phải vào nhà thương.
Hình thức kinh hoàng nhất khiến hàng giáo phẩm Phi Luật Tân lo lắng là việc đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh thật sự vào tay, chứ không phải là đóng kịch, và treo trên thập giá trong nhiều giờ.
Việc đóng đinh vào thập giá xảy ra ở hầu hết các giáo phận nhưng tình hình là nghiêm trọng nhất tại 4 thành phố là San Fernando, Bulacan, Cebu và Angeles City.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, từ mờ sớm đã có hàng đoàn người đi trên các con đường làng để đánh tội, liên tục cho đến tối.
Sau đó, hàng trăm người, có cả những phụ nữ, nhờ những người khác đóng đinh họ vào thập giá. Một số người ăn mặc như quân lính Rôma lấy dây thừng cột tay hay thậm chí đóng đinh những người khác vào thập giá và dựng lên trong nhiều giờ dưới trời nắng gắt. Việc đóng đinh diễn ra đúng theo nghĩa đen của từ này. Tay họ bị đóng những mũi đinh lớn và nhọn vào thập giá cách thực sự. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo tử vong nào nhưng đa số phải vào nhà thương vì mất nhiều máu.
Phong trào đóng đinh vào thập giá tại Phi Luật Tân đã bắt đầu từ năm 1946 và mặc dù giáo quyền lên tiếng nhiều lần, những lời khuyên bảo xem ra không có mấy tác dụng. Con số người chịu đóng đinh mỗi năm có xu hướng tăng lên.
Chính quyền không bao giờ ngăn cản. Trái lại, họ còn xúi thêm. Đúng thế, năm 2011, chính quyền thành phố Cebu phát hành khoảng 10,000 tờ quảng cáo miêu tả thành phố là một trung tâm “du lịch tôn giáo” với đầy những hình ảnh về các cuộc đóng đinh.
Nhiều nhân vật chịu đóng đinh được ghi vào Guiness
Nhiều người tham gia vào phong trào đóng đinh vào thập giá tại Cebu nổi tiếng đến mức tên tuổi của họ được ghi vào Guiness thế giới.
Ông Ruben Enaje, 56 tuổi, được xem là người nổi tiếng nhất. Tính cho đến hết Mùa Chay năm 2018, ông đã chịu đóng đinh vào thánh giá 30 lần. Năm 1986, ông Ruben Enaje té từ lầu 3 xuống, nhưng không chết. Sau lần thoát chết đó, ông quyết chí năm nào cũng chịu đóng đinh vào thập giá.
Nhân vật nổi tiếng thứ hai là ông Alex Laranang, 62 tuổi đã chịu đóng đinh vào thánh giá suốt từ Mùa Chay năm Thánh 2000 cho đến nay.
Về phía phụ nữ có thể kể đến bà Percy Valencia, năm nay 44 tuổi cũng đã từng chịu đóng đinh vào thánh giá nhiều lần.
Source:Inquirer