Vatican - Hôm nay 31-5-2005, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã ra chỉ thị mới về những điều khoản điều hành liên quan tới Đại vương cung thánh đường thánh Phaol6o ngoại thành (St. Paul-Outside-the-Walls).
Trong tự sắc (motu proprio) có nhan đề là “Vương Cung Thánh Đường Cổ xưa và Đáng kính”, ĐGH đã ban những luật lệ cho việc điều hành ngôi đại giáo đường này và tu viện Benedictô nằm bên cạnh vương cung thánh đường, đồng thời bổ nhiệm ‘tổng linh mục’ (archpriest) cho vương cung thánh đường là Đức tổng giám mục Andrea Cordero Lanza di Montezemolo.
Tự sắc motu proprio có tính cách một chỉ thị luật lệ, qua đó Đức giáo hoàng thiết lập giáo luật. Đây là tự sắc đầu tiên của ĐGH Benedictô XVI đưa ra chỉ thị ề công việc mục vụ cho ngôi vương cung thánh đường được xây dựng trên phần đất tử đạo của thánh tông đồ Phaolô nằm về phía nam thành Roma. Không giống như 3 đại vương cung thánh đường khác của Roma (Đền Thánh Phêrô, vương cung thánh đường thánh Gioan Lateran, và nhà thờ Đức Bà Cả) Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành trước đây không có vị ‘tổng linh mục’ được bổ nhiệm. Cho nên giờ đây Đức Benedictô XVI chọn ĐTGM Cordero Lanza di Montezemolo cho vai trò này. Đức TGM năm nay 79 tuổi và trước đây từng là khâm sứ Tòa Thánh tại Do thái.
Trong tự sắc, ĐGH nhấn mạnh tới tầm quan trọng lịch sử của vương cung thánh đường thánh Phaolô, đặc biệt là vai trò ‘đại kết’ truyền thống của nhà thờ này. Ngài cũng khuyến khích vị tổng linh mục tiếp tục hoạt động đại kết tại nơi đây, kết hợp với công việc của Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Theo Thaỏ Ước Lateranô ký với chính phủ Italia vào năm 1929, đất của vương cung thánh đường thánh Phaolô thuộc về đất của Vatican, (tuy dù không nằm trong Vatican) và vì thế trực thuộc quyền điều hành luật của đức Giáo Hoàng. Như vậy muốn minh định lại việc quản trị đất đai và đền thánh đưới quyền của vị tổng linh mục.
Tu viện trưởng tu viện Benedictô nằm cạnh đền thờ giờ đây là phụ tá cho vị tổng linh mục. Tu việcn trưởng không còn quyền kiểm soát và điều hành đại vương cung thánh đường mà chỉ đặc trách về việc ban phép bí tích hòa giải trong đại vương cung thánh đường mà thôi. Tại đây có rất nhiều người đến xưng tội.
Đức Giáo Hoàng cũng nhận định rằng vương cung thánh đường này đã thường xuyên có những hoạt động đại kết Kito giáo, nên ngài cũng khuyến khích vị tân tổng linh mục hãy dễ dàng cho các cuộc đại kết như vậy trong tương lai.
Mỗi năm tại Vương cung Thánh đường thánh Phaolô ngoại thành thường có buổi cầu nguyện cho Hiệp Nhất Kitô giáo. Và cũng chính nơi đây, vào tháng Giêng năm 1959, ĐGH Gioan XXIII đã tuyên bố ý định triệu tập Công Đồng Vatican II. Rồi vào tháng giêng năm 1986, ĐGH Phaolô VI tuyên bố mời tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Cầu Nguyện cho Hòa bình tại Assisi. Tiếp đến vào tháng Giêng năm 2000, ĐGH Gioan Phaolô II mở cửa vương cung thánh đường thánh Phaolô khai mạc Năm thánh 2000, có sự giúp đở của Thương Phụ Giáo Chủ Đại kết thành Constantinople và Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury.
Vương cung thánh đường thánh Phaolô cũng đánh dấu vai trò quan trọng trong thời gian đầu của vị tân giáo hoàng đương nhiệm. Trong ngày khai mạc sứ vụ Mục Tử tòan thế giới, sau thánh lễ, ĐGH đã đi tới vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành trong một cử chỉ chủ tâm muốn nhấn mạnh tới quan tâm của ngài về hiệp nhất Kitô giáo trong tinh thần Đại Kết và ngài đã tuyên bố và ao ước rằng khía cạnh truyền giáo của đời sống Công giáo đó là những mối giây ràng buộc không chia lìa chủa Giáo Hội Công Giáo Roma với Vị Tông Đồ Dân Ngoại và Vị Ngư Phủ xứ Galilê.
Trong tự sắc (motu proprio) có nhan đề là “Vương Cung Thánh Đường Cổ xưa và Đáng kính”, ĐGH đã ban những luật lệ cho việc điều hành ngôi đại giáo đường này và tu viện Benedictô nằm bên cạnh vương cung thánh đường, đồng thời bổ nhiệm ‘tổng linh mục’ (archpriest) cho vương cung thánh đường là Đức tổng giám mục Andrea Cordero Lanza di Montezemolo.
Tự sắc motu proprio có tính cách một chỉ thị luật lệ, qua đó Đức giáo hoàng thiết lập giáo luật. Đây là tự sắc đầu tiên của ĐGH Benedictô XVI đưa ra chỉ thị ề công việc mục vụ cho ngôi vương cung thánh đường được xây dựng trên phần đất tử đạo của thánh tông đồ Phaolô nằm về phía nam thành Roma. Không giống như 3 đại vương cung thánh đường khác của Roma (Đền Thánh Phêrô, vương cung thánh đường thánh Gioan Lateran, và nhà thờ Đức Bà Cả) Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành trước đây không có vị ‘tổng linh mục’ được bổ nhiệm. Cho nên giờ đây Đức Benedictô XVI chọn ĐTGM Cordero Lanza di Montezemolo cho vai trò này. Đức TGM năm nay 79 tuổi và trước đây từng là khâm sứ Tòa Thánh tại Do thái.
Trong tự sắc, ĐGH nhấn mạnh tới tầm quan trọng lịch sử của vương cung thánh đường thánh Phaolô, đặc biệt là vai trò ‘đại kết’ truyền thống của nhà thờ này. Ngài cũng khuyến khích vị tổng linh mục tiếp tục hoạt động đại kết tại nơi đây, kết hợp với công việc của Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Theo Thaỏ Ước Lateranô ký với chính phủ Italia vào năm 1929, đất của vương cung thánh đường thánh Phaolô thuộc về đất của Vatican, (tuy dù không nằm trong Vatican) và vì thế trực thuộc quyền điều hành luật của đức Giáo Hoàng. Như vậy muốn minh định lại việc quản trị đất đai và đền thánh đưới quyền của vị tổng linh mục.
Tu viện trưởng tu viện Benedictô nằm cạnh đền thờ giờ đây là phụ tá cho vị tổng linh mục. Tu việcn trưởng không còn quyền kiểm soát và điều hành đại vương cung thánh đường mà chỉ đặc trách về việc ban phép bí tích hòa giải trong đại vương cung thánh đường mà thôi. Tại đây có rất nhiều người đến xưng tội.
Đức Giáo Hoàng cũng nhận định rằng vương cung thánh đường này đã thường xuyên có những hoạt động đại kết Kito giáo, nên ngài cũng khuyến khích vị tân tổng linh mục hãy dễ dàng cho các cuộc đại kết như vậy trong tương lai.
Mỗi năm tại Vương cung Thánh đường thánh Phaolô ngoại thành thường có buổi cầu nguyện cho Hiệp Nhất Kitô giáo. Và cũng chính nơi đây, vào tháng Giêng năm 1959, ĐGH Gioan XXIII đã tuyên bố ý định triệu tập Công Đồng Vatican II. Rồi vào tháng giêng năm 1986, ĐGH Phaolô VI tuyên bố mời tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Cầu Nguyện cho Hòa bình tại Assisi. Tiếp đến vào tháng Giêng năm 2000, ĐGH Gioan Phaolô II mở cửa vương cung thánh đường thánh Phaolô khai mạc Năm thánh 2000, có sự giúp đở của Thương Phụ Giáo Chủ Đại kết thành Constantinople và Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury.
Vương cung thánh đường thánh Phaolô cũng đánh dấu vai trò quan trọng trong thời gian đầu của vị tân giáo hoàng đương nhiệm. Trong ngày khai mạc sứ vụ Mục Tử tòan thế giới, sau thánh lễ, ĐGH đã đi tới vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành trong một cử chỉ chủ tâm muốn nhấn mạnh tới quan tâm của ngài về hiệp nhất Kitô giáo trong tinh thần Đại Kết và ngài đã tuyên bố và ao ước rằng khía cạnh truyền giáo của đời sống Công giáo đó là những mối giây ràng buộc không chia lìa chủa Giáo Hội Công Giáo Roma với Vị Tông Đồ Dân Ngoại và Vị Ngư Phủ xứ Galilê.