Doàn hành hương chúng tôi có 76 thành viên, gồm 15 linh mục và 61 giáo dân từ nhiều giáo xứ thuộc Giáo phận Sài gòn. Lm Giuse Nguyễn Đức Quang, Chánh xứ Nghĩa Hòa – Hạt Trưởng Hạt Chí Hòa – Giáo Phận Sài Gòn, tổ chức chuyến hành hương Năm Đức Tin, theo lộ trình: Roma – Rotondo – Assisi – Padova – Venice – Milan - Paris – Lisieux – Lourdes – Fatima – Lisbon, từ ngày 14/04/2013 đến ngày 01/05/2013. Công ty du lịch KLP (Khang Long Phúc) Sài Gòn đồng hành chuyến hành hương này.
Xem hình ảnh
Ngày 11.10.2011, bằng Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập Năm Đức Tin trong Hội Thánh Công Giáo, từ ngày 11.10.2012 (kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II) đến ngày 24.11.2013 (kỷ niệm 20 năm công bố sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo).
Năm Đức Tin là thời gian và cơ hội quý báu giúp mọi Kitô hữu “tái khám phá hành trình Đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say mới của việc gặp gỡ Đức Kitô” đồng thời, “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Cánh Cửa Đức Tin số 2 và 9).
“Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thuận tiện để tăng cường việc cử hành Đức Tin”. Cử hành đức tin là tuyên xưng, sống và làm chứng cho Đức Tin. Cần thiết phải tái khám phá cuộc hành trình đức tin, vừa để làm sáng lên niềm vui và nhiệt tâm đổi mới khi gặp gỡ Chúa Kitô, vừa nâng đỡ đức tin của các tín hữu là những người trong các thử thách hằng ngày, không ngừng biểu hiện can đảm và tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa.
Thánh Bộ Giáo lý Đức tin có bản hướng dẫn Mục vụ cho Năm Đức Tin, trong đó Giáo hội chỉ ra những việc phải làm trong Năm Đức tin là:
Hành hương đến Đất Thánh, Rôma, các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, kính các Thánh để thêm xác tín vào những điều mình đã nghe, đã đọc, nhờ đó đức tin được mạnh mẽ và tầm hiểu biết được mở rộng hơn.
Từ Tân Sơn Nhất đến Sân bay quốc tế Dubai của đất nước Tiểu vương quốc Ả rập đúng 7 giờ bay. Sau khi nghĩ ngơi tại khách sạn của sân bay, chúng tôi tiếp tục hành trình thêm 7giờ bay nữa mới đến sân bay Roma. Xe công ty du lịch địa phương đón đoàn tại phi trường. Vì đoàn hành hương quá đông nên chúng tôi chia làm 2 nhóm là mũ đỏ, mũ xanh và đi 2 xe Bus. Bắt đầu cuộc hành trình 17 ngày xuyên qua nước Ý – Pháp –Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng tôi đã đến thăm 47 Nhà Thờ vừa mang tính cổ kính và ý nghĩa lịch sử vừa giàu chất Tin Mừng hòa quyện trong các nền văn hóa địa phương. Hành hương và cầu nguyện tại 2 Trung Tâm Thánh Mẫu là Lộ Đức và Fatima. Mỗi nơi hành hương đều có hướng dẫn viên riêng. Mỗi nơi đến đều thấy sức sống mạnh mẽ của Giáo Hội. Ở đó gợi lên trong tâm hồn chúng tôi bao tâm tình ngưỡng mộ thán phục và thành kính nguyện cầu.Một chuyến đi đầy dấu ấn và kỷ niệm. Hàng ngày, chúng tôi đều dâng thánh lễ tại một Nhà thờ đã đăng ký trước và chụp hình chung lưu niệm. Đặc biệt tại Lộ Đức chúng tôi có 2 đêm đi kiệu Đức Mẹ, suy niệm và lần Chuỗi Mân Côi cùng hàng chục ngàn khách hành hương khắp thế giới. Tại Fatima chúng tôi có 1 đêm lẫn Chuỗi và kiệu Đức Mẹ cùng hàng ngàn người khắp nơi tề tựu về bên Mẹ, cùng với đoàn hành hương người Việt từ bên Úc qua, chúng tôi được vinh dự cầu nguyện và lẫn chuỗi bằng tiếng Việt. Thời tiết bên Âu Châu đang chuyển qua mùa hè mà vẫn quá lạnh, có ngày xuống chỉ còn 2 độ, mỗi người phải mặc nhiều lớp áo ấm mới khỏi run người. Mỗi nơi hành hương gợi lên bao cảm xúc, bao tâm tình yêu mến và tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ và tri ân Giáo Hội.
I. RÔMA
Khi đọc lịch sử của đế quốc Rôma, ai cũng trầm trồ thán phục về độ dài thời gian và mức độ bành trướng của một đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Một đế chế trải rộng trên phạm vi vượt ra ngoài ranh giới Châu Âu để vươn đến tận vùng Trung Cận Đông và Phi Châu. Sử sách và địa danh di tích còn lưu lại một thời huy hoàng của đế quốc Rôma.
Sự hùng mạnh vô song suốt chiều dài lịch sử trên diện rộng của khắp châu lục, đế quốc La Mã chắc hẳn phải tồn tại muôn năm. Thế nhưng đế quốc ấy cũng đã sụp đổ trong thời gian. Ngày nay các di tích lừng danh một thời vẫn còn lại theo năm tháng dòng đời.
Các môn đệ của Chúa Giêsu đã mạo hiểm đặt chân đến kinh đô Rôma của đế quốc để rao giảng Tin Mừng. Nổi bật nhất là Thánh Phaolô vị Tông đồ dân ngoại và Thánh Phêrô, trưởng Tông đồ đoàn.Nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh và quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, những môn đệ chỉ là con người yếu đuối và tầm thường đã trở nên nhân chứng sống động xây dựng Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo Hội tồn tại và phát triển qua dòng lịch sử. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Đến thăm những Đại Vương Cung Thánh Đường ở Roma, chúng tôi thấy được quyền năng Thiên Chúa và kỳ công của trí tuệ con người, cảm nhận sức mạnh của đức tin và sự nhiệt thành của đức mến nơi các tín hữu qua nhịp của thời gian.
Roma là Thủ đô tôn giáo của đạo Công Giáo và là chiếc nôi của của nền văn minh Kitô giáo.
Lịch sử Thành phố này bắt nguồn từ một nhóm dân cư sống bằng nghề chăn nuôi và trồng cấy trên đồi Palatino. Họ thuộc các sắc dân Latium, Sabin và Etrus. Có nhiều truyền thuyết về Thành phố. Roma có thể là tên của một người Etrus vị vọng. Theo tục truyền, Roma do hai anh em Romulus và Remus, thành lập năm 753 trước Công nguyên. Cha của họ là thần chiến tranh Marx và mẹ là nữ thần Vênus. Hai anh em bị song thân đem bỏ trôi trên dòng sông Tiber. Khi thủy triều xuống, chiếc nôi của hai đứa bé dạt vào chân đồi Palatino. Chúng được một con chó sói cái cho bú sữa cho đến khi một người tiều phu tìm thấy và mang về nhà nuôi. Do đó, biểu tượng của Roma là tượng con chó sói cái cho Romulus và Remus bú sữa. Khi thành lập Thành phố năm 753, Romulus cho cày một vòng ranh giới chung quanh. Ai muốn ra khỏi Thành phố phải qua cổng chính chứ không được phép đi ngang qua vòng đai bao quanh. Ai trái lệnh sẽ phải chết. Người em là Remus không tuân lệnh nên bị xử tử hình. Vì thế Thành phố có tên là Roma.
Roma mang nhiều dấu vết lịch sử từ ngàn xưa trong các kho tàng nghệ thuật, kiến trúc và tôn giáo. Roma nổi tiếng với bộ luật, công trình kiến trúc và nền văn hóa mang tính tôn giáo và chính trị ảnh hưởng đến cả trong và ngoài đế quốc Roma, xưa cũng như nay. Roma là một trong những thành phố duy nhất trên thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều biến cố lịch sử, chính trị và tôn giáo xảy ra. Do đó, người ta gọi Roma là “Thành phố vĩnh cửu” với những nét đặc trưng giữa thời xưa và thời nay, giữa thế tục và tôn giáo, giữa con người và xã hội.
Chúng tôi thăm Nhà thờ đầu tiên ở Roma là Tiểu Vương Cung Thánh Đường Thánh Lôrensô Ngoại Thành, Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành và dâng lễ tại Nhà Thờ Domine Quo Vadis.
1. TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH LÔRENSÔ NGOẠI THÀNH
Đền thờ này nổi tiếng nhờ việc gom lại hai nhà thờ cũ được sửa chữa thành một. Nhà thờ thứ nhất tôn kính thánh Lôrensô do hoàng đế Constantinô xây dựng năm 330 và được xây lại vào năm 578. Nhà thờ thứ hai tôn kính Đức Mẹ do Đức Giáo Hoàng Sixtô thứ 3 xây vào thế kỷ 5 sát liền với Nhà thờ thánh Lôrensô. Năm 1216, Đức Giáo Hoàng Honorio lấy phần cung thánh của Nhà thờ thánh Lorensô và bỏ phần cung thánh nhà thờ kính Đức Mẹ để nối liền hai nhà thờ lại với nhau thành một. Ngài cũng cho xây một tháp chuông kiểu Roma. Đền thờ được tu sửa vào thế kỷ 15 và 16. Mặt tiền Đền thờ với bức hình khảm đá màu và bên trong Đền thờ được sửa lại từ năm 1864- 1870. Hành lang Đền thờ có 6 hàng cột kiểu Ionien chạm trổ rất đẹp và bên trong có 22 cột nham thạch kiểu Ionien chia làm ba gian dọc với các bức tranh khảm đá màu rực rỡ. Trong số đó có bức tranh khảm đá màu về Chúa Giêsu và các Thánh làm theo nghệ thuật Byzantine thuộc thế kỷ thứ 5 trông rất độc đáo. Đây là những phần còn lại do hoàng đế Constantinô xây dựng và được Đức Giáo Hoàng Pilagio thứ 3 tu sửa lại gồm 12 cột kiểu Corintô rất đẹp chia thành 3 gian. Ở gian bên cạnh có giữ hài cốt của 3 vị thánh Lorensô, Sebastinô và Giustinô. Trên cung thánh có bàn thờ của Augustô và Sansone thuộc thế kỷ 12. Ngoài ra còn có một chân nến phục sinh và hai giá sách do gia đình Cosma tạc. Nền đá hoa của nhà thờ theo phong cách Cosma. Những mảnh bom của thời thế chiến thứ hai đã làm Đền thờ bị hư hại nhưng nay đã được tu sửa lại.
2. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH
a. Nguồn gốc:
Vương cung Thánh đường này được gọi là “ngoại thành” vì nó tọa lạc bên ngoài bức tường thành được Hoàng đế Roma là Aureliano cho xây cất vào năm 271 để bảo vệ thành Roma chống lại các cuộc tấn công của quân mandi. Trận hỏa hoạn dữ dội vào đêm 15 rạng ngày 16.7.1823 đã thiêu hủy toàn bộ ngôi Đền thờ được xây dựng 15 thế kỷ trước đó. Vương cung Thánh đường hùng vĩ ngày nay thật ra là ngôi Đền thờ được tái thiết hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn.
Đền thờ này gợi lên cho chúng tôi nhớ đến những năm tháng thăng trầm của vị Tông Đồ dân ngoại với ba cuộc hành trình truyền giáo ở khắp vùng Địa Trung Hải.
Khi Hoàng đế Nêrô chủ ý cho đốt thành Roma vào năm 64 để xây dựng lại thủ đô đế quốc rồi bị dân Roma phản ứng, ông liền đổ tội cho các Kitô hữu là thủ phạm. Thánh Phaolô cũng bị tố cáo là thủ lãnh một phong trào tập thể làm phương hại đến an ninh nhà nước Roma. Ngài bị bắt trở lại và giam tại nhà tù, rồi sau đó bị kết án xử trảm. Theo chứng từ của Eusebio, thánh Phaolô tử đạo vào giữa tháng 7 năm 67 tới tháng 6 năm 68.
b. Lịch sử Đền thờ
Thi hài Thánh nhân được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostia, cũng như thi hài của nhiều tội nhân bị kết án tử hình khác. Chẳng bao lâu mộ thánh nhân trở thành nơi hành hương nổi tiếng ở Roma. Vì thế trên mộ ngài, người ta cho xây một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae).
Sau này Hoàng đế La mã trở lại đạo công giáo là Constantino đã cho khởi công xây dựng ngôi Thánh đường đầu tiên trên mộ thánh Phaolô và đến ngày 18.11.324 Đức Giáo Hoàng Silvestro I (314- 335) đã thánh hiến. Kích thước của ngôi Thánh đường nguyên thủy tương đối nhỏ bé. Nửa thế kỷ sau khi hoàng đế Constantino qua đời, vào năm 386 ngôi Thánh đường to lớn hơn được xây cất lại tại chính địa danh này. Các hoàng đế Valentiano II, Teodosio và Arcadio đã viết cho đô trưởng Roma là Sallustio để được sự phê chuẩn của Thượng Viện và nhân dân Roma về dự án xây một ngôi Đền thờ lớn hơn, thay thế cho ngôi Nhà thờ nhỏ bé của Hoàng đế Constantinô trước tình hình hành hương càng ngày càng đông đến địa danh này.
Công trình được hoàn thành dưới thời hoàng đế Onorio vào năm 395. Đền thờ đó có 5 gian và có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột bằng đá cẩm thạch. Trước khi Đền thờ Thánh Phêrô được xây dựng thì Đền thờ này là đền thờ lớn nhất của Kitô giáo thời đó. Suốt 15 thế kỷ, Đền thờ này được chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ thứ 5, Thánh Giáo Hoàng Leo Cả cho tu bổ và trang hoàng Đền thờ này đẹp hơn.
Nhưng ngày 15 và 16 tháng 7 năm 1823, do sự bất cẩn của một người thợ, Đền thờ bị hỏa hoạn thiêu rụi hầu như hoàn toàn. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây mới lại ngôi Đền thờ, họa lại theo mô hình Đền thờ cũ. Được các giới chính trị và văn hóa ủng hộ, Đức Leo 12 đã cho khởi công xây lại và vào ngày 25.1.1825, ngài gửi thư tựa đề “An plurimas easque gravissimas” mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Rất nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương Ai Cập đã dâng tặng cột đá trắng và Nga hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai bên.
Đền thờ mới được khánh thành năm 1854, nhưng trong thực tế công trình tái thiết đã kéo dài gần 100 năm. Vào năm 1928, với việc xây cất 4 cổng với 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini, Đền thờ mới được hoàn thành như ta thấy hiện nay. Khuôn viên bên ngoài Đền thờ có 150 cột. Cửa đồng của Đền thờ là một kiệt tác theo nghệ thuật Byzantine do Đức GioanVII đặt làm ở Constantinople. Đền thờ dài 136 mét, rộng 65 mét, và cao 29,7 mét. Đền thờ có 5 gian, được phân chia thành 24 cột, có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Đức Gioan Phaolô II, nhắc nhớ đến sự liên tục của Huấn quyền Giáo Hoàng. Bức tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ do các nghệ sĩ ở Venise thế kỷ 13 thực hiện, diễn tả cảnh Chúa Kitô đang ngồi trên một ngai, hai thánh Phêrô và Anrê ngồi bên phải, hai thánh Phaolô và Luca bên trái. Ở dưới chân Chúa, ta thấy có hình nhỏ Đức Giáo Hoàng Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm là Đức Innocente III và người kế vị là Đức Gregorio IX, là những người cho thực hiện bức tranh khảm đá này. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng khánh thành Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 vị Giám Mục đến Roma để dự lễ tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Dưới bàn thờ chính hiện nay cao 1,37m, có một tấm đá cẩm thạch kích thước 2,12 x 1,27m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Phaolô Tông Đồ tử đạo). Theo ý kiến một số người, tấm bia cẩm thạch này có từ thế kỷ thứ I, một số chuyên viên khác lại cho là từ hậu bán thế kỷ thứ IV. Đây chính là ngôi mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ. Bên trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do nghệ sĩ Amolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Trong trận hỏa hoạn 1823, cái tán này chỉ bị hư hại sơ và được trùng tu lại sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ các Thánh Phêrô, Phaolô, Luca và Biển Đức.
3. NHÀ THỜ DOMINE QUO VADIS
Ngôi Nhà thờ này dài 17m, rộng 11m. Đây là một ngôi nhà thờ nhỏ nằm ở phía Đông Nam cách cổng San Sebastiano khoảng 800m. Theo tương truyền Thánh Phêrô đã gặp Đức Giêsu khi ông đang trốn cuộc bách hại xảy ra ở Rôma. Theo sách Ngụy thư và Công vụ của Thánh Phêrô, Thánh Phêrô hỏi Chúa: Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó? (Tiếng Latinh là Domine, quo vadis). Chúa Giêsu trả lời: “Ta đi đến thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa”.
Hiểu được ý Chúa Giêsu muốn nói, Thánh Phêrô quay trở lại Roma và chịu tử đạo ở đó.
Ngôi Nhà thờ có từ năm 1633, mặt tiền hiện nay ở Nhà thờ được thêm vào thế kỷ 17.
Sự hiện diện của Tông đồ Phêrô ở vùng này nơi người ta giả thiết ngài đã sống ở đây. Điều này được xác nhận trong một bảng khắc chữ tại Hang toại đạo Sebastianô gọi đây là Domus Petri (nhà của Thánh Phêrô). Trong một bảng khắc chữ của Đức Giáo Hoàng Damasô (386-384) kính Thánh Phêrô và Phaolô ngài đã viết: “Khi tìm kiếm tên của Phêrô và Phaolô, các bạn phải biết rằng các Thánh này đã sống ở đây”. Theo tương truyền hai dấu chân của Chúa Giêsu được ghi lại ở trên một phiến đá cẩm thạch tại trung tâm Đền thờ là phiên bản của tấm cẩm thạch nguyên thủy được giữ ở Vương cung Thánh đường Thánh Sebastianô gần đó ở mặt tiền Nhà thờ.
Ngôi nhà thờ hiện nay được các Cha dòng Tổng lãnh Thiên thần Micae quản lý. Chúng tôi dâng thánh lễ trong ngôi Nhà thờ tuy bé nhỏ nhưng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và đức tin. Cha Phổ, chánh xứ Nam Thái chủ tế và giảng lễ. Sau lễ, đoàn chụp hình lưu niệm, rồi lần lượt mỗi người đặt tay trên 2 dấu chân mà theo tương truyền là dấu chân Chúa Giêsu trên con đường via Appia cổ xưa. Chúng tôi trở về khách sạn nghĩ ngơi sau một hành trình dài.
(còn tiếp)
Xem hình ảnh
Ngày 11.10.2011, bằng Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin”, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập Năm Đức Tin trong Hội Thánh Công Giáo, từ ngày 11.10.2012 (kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II) đến ngày 24.11.2013 (kỷ niệm 20 năm công bố sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo).
“Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thuận tiện để tăng cường việc cử hành Đức Tin”. Cử hành đức tin là tuyên xưng, sống và làm chứng cho Đức Tin. Cần thiết phải tái khám phá cuộc hành trình đức tin, vừa để làm sáng lên niềm vui và nhiệt tâm đổi mới khi gặp gỡ Chúa Kitô, vừa nâng đỡ đức tin của các tín hữu là những người trong các thử thách hằng ngày, không ngừng biểu hiện can đảm và tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa.
Thánh Bộ Giáo lý Đức tin có bản hướng dẫn Mục vụ cho Năm Đức Tin, trong đó Giáo hội chỉ ra những việc phải làm trong Năm Đức tin là:
- 1.Học hỏi và phổ biến sách Giáo lý Công giáo toàn cầu.
- 2.Học hỏi các văn kiện Công đồng chung vatican II.
- 3.Hoán cải, thay đổi đời sống.
- 4.Gia tăng việc truyền giáo.
- 5.Tuyên xưng, suy tư về đức tin cách công khai trong các nhà thờ, trong các gia đình.
- 6.Thực thi đức bác ái trong Năm Đức tin.
- 7.Sống lời Chúa để trở nên chứng tá cho đức tin Công giáo.
- 8.Tổ chức những buổi gặp gỡ, họp mặt để học hỏi, trao đổi về Đức tin Công giáo, gặp gỡ những chứng nhân sống đức tin cách sống động để giúp thay đổi cuộc sống con người.
- 9.Khuyến khích mọi người hành hương tới Giáo đô Roma và Thánh địa để viếng thăm,suy niệm, hiệp thông với Giáo hội và kính nhớ nơi Đấng Cứu Thế đã giáng sinh, sống và rao giảng Tin mừng cứu độ.
Hành hương đến Đất Thánh, Rôma, các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, kính các Thánh để thêm xác tín vào những điều mình đã nghe, đã đọc, nhờ đó đức tin được mạnh mẽ và tầm hiểu biết được mở rộng hơn.
Từ Tân Sơn Nhất đến Sân bay quốc tế Dubai của đất nước Tiểu vương quốc Ả rập đúng 7 giờ bay. Sau khi nghĩ ngơi tại khách sạn của sân bay, chúng tôi tiếp tục hành trình thêm 7giờ bay nữa mới đến sân bay Roma. Xe công ty du lịch địa phương đón đoàn tại phi trường. Vì đoàn hành hương quá đông nên chúng tôi chia làm 2 nhóm là mũ đỏ, mũ xanh và đi 2 xe Bus. Bắt đầu cuộc hành trình 17 ngày xuyên qua nước Ý – Pháp –Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng tôi đã đến thăm 47 Nhà Thờ vừa mang tính cổ kính và ý nghĩa lịch sử vừa giàu chất Tin Mừng hòa quyện trong các nền văn hóa địa phương. Hành hương và cầu nguyện tại 2 Trung Tâm Thánh Mẫu là Lộ Đức và Fatima. Mỗi nơi hành hương đều có hướng dẫn viên riêng. Mỗi nơi đến đều thấy sức sống mạnh mẽ của Giáo Hội. Ở đó gợi lên trong tâm hồn chúng tôi bao tâm tình ngưỡng mộ thán phục và thành kính nguyện cầu.Một chuyến đi đầy dấu ấn và kỷ niệm. Hàng ngày, chúng tôi đều dâng thánh lễ tại một Nhà thờ đã đăng ký trước và chụp hình chung lưu niệm. Đặc biệt tại Lộ Đức chúng tôi có 2 đêm đi kiệu Đức Mẹ, suy niệm và lần Chuỗi Mân Côi cùng hàng chục ngàn khách hành hương khắp thế giới. Tại Fatima chúng tôi có 1 đêm lẫn Chuỗi và kiệu Đức Mẹ cùng hàng ngàn người khắp nơi tề tựu về bên Mẹ, cùng với đoàn hành hương người Việt từ bên Úc qua, chúng tôi được vinh dự cầu nguyện và lẫn chuỗi bằng tiếng Việt. Thời tiết bên Âu Châu đang chuyển qua mùa hè mà vẫn quá lạnh, có ngày xuống chỉ còn 2 độ, mỗi người phải mặc nhiều lớp áo ấm mới khỏi run người. Mỗi nơi hành hương gợi lên bao cảm xúc, bao tâm tình yêu mến và tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ và tri ân Giáo Hội.
I. RÔMA
Khi đọc lịch sử của đế quốc Rôma, ai cũng trầm trồ thán phục về độ dài thời gian và mức độ bành trướng của một đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Một đế chế trải rộng trên phạm vi vượt ra ngoài ranh giới Châu Âu để vươn đến tận vùng Trung Cận Đông và Phi Châu. Sử sách và địa danh di tích còn lưu lại một thời huy hoàng của đế quốc Rôma.
Sự hùng mạnh vô song suốt chiều dài lịch sử trên diện rộng của khắp châu lục, đế quốc La Mã chắc hẳn phải tồn tại muôn năm. Thế nhưng đế quốc ấy cũng đã sụp đổ trong thời gian. Ngày nay các di tích lừng danh một thời vẫn còn lại theo năm tháng dòng đời.
Các môn đệ của Chúa Giêsu đã mạo hiểm đặt chân đến kinh đô Rôma của đế quốc để rao giảng Tin Mừng. Nổi bật nhất là Thánh Phaolô vị Tông đồ dân ngoại và Thánh Phêrô, trưởng Tông đồ đoàn.Nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh và quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, những môn đệ chỉ là con người yếu đuối và tầm thường đã trở nên nhân chứng sống động xây dựng Giáo hội của Chúa Kitô. Giáo Hội tồn tại và phát triển qua dòng lịch sử. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Đến thăm những Đại Vương Cung Thánh Đường ở Roma, chúng tôi thấy được quyền năng Thiên Chúa và kỳ công của trí tuệ con người, cảm nhận sức mạnh của đức tin và sự nhiệt thành của đức mến nơi các tín hữu qua nhịp của thời gian.
Roma là Thủ đô tôn giáo của đạo Công Giáo và là chiếc nôi của của nền văn minh Kitô giáo.
Lịch sử Thành phố này bắt nguồn từ một nhóm dân cư sống bằng nghề chăn nuôi và trồng cấy trên đồi Palatino. Họ thuộc các sắc dân Latium, Sabin và Etrus. Có nhiều truyền thuyết về Thành phố. Roma có thể là tên của một người Etrus vị vọng. Theo tục truyền, Roma do hai anh em Romulus và Remus, thành lập năm 753 trước Công nguyên. Cha của họ là thần chiến tranh Marx và mẹ là nữ thần Vênus. Hai anh em bị song thân đem bỏ trôi trên dòng sông Tiber. Khi thủy triều xuống, chiếc nôi của hai đứa bé dạt vào chân đồi Palatino. Chúng được một con chó sói cái cho bú sữa cho đến khi một người tiều phu tìm thấy và mang về nhà nuôi. Do đó, biểu tượng của Roma là tượng con chó sói cái cho Romulus và Remus bú sữa. Khi thành lập Thành phố năm 753, Romulus cho cày một vòng ranh giới chung quanh. Ai muốn ra khỏi Thành phố phải qua cổng chính chứ không được phép đi ngang qua vòng đai bao quanh. Ai trái lệnh sẽ phải chết. Người em là Remus không tuân lệnh nên bị xử tử hình. Vì thế Thành phố có tên là Roma.
Roma mang nhiều dấu vết lịch sử từ ngàn xưa trong các kho tàng nghệ thuật, kiến trúc và tôn giáo. Roma nổi tiếng với bộ luật, công trình kiến trúc và nền văn hóa mang tính tôn giáo và chính trị ảnh hưởng đến cả trong và ngoài đế quốc Roma, xưa cũng như nay. Roma là một trong những thành phố duy nhất trên thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều biến cố lịch sử, chính trị và tôn giáo xảy ra. Do đó, người ta gọi Roma là “Thành phố vĩnh cửu” với những nét đặc trưng giữa thời xưa và thời nay, giữa thế tục và tôn giáo, giữa con người và xã hội.
Chúng tôi thăm Nhà thờ đầu tiên ở Roma là Tiểu Vương Cung Thánh Đường Thánh Lôrensô Ngoại Thành, Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành và dâng lễ tại Nhà Thờ Domine Quo Vadis.
1. TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH LÔRENSÔ NGOẠI THÀNH
2. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH
a. Nguồn gốc:
Đền thờ này gợi lên cho chúng tôi nhớ đến những năm tháng thăng trầm của vị Tông Đồ dân ngoại với ba cuộc hành trình truyền giáo ở khắp vùng Địa Trung Hải.
Khi Hoàng đế Nêrô chủ ý cho đốt thành Roma vào năm 64 để xây dựng lại thủ đô đế quốc rồi bị dân Roma phản ứng, ông liền đổ tội cho các Kitô hữu là thủ phạm. Thánh Phaolô cũng bị tố cáo là thủ lãnh một phong trào tập thể làm phương hại đến an ninh nhà nước Roma. Ngài bị bắt trở lại và giam tại nhà tù, rồi sau đó bị kết án xử trảm. Theo chứng từ của Eusebio, thánh Phaolô tử đạo vào giữa tháng 7 năm 67 tới tháng 6 năm 68.
b. Lịch sử Đền thờ
Thi hài Thánh nhân được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostia, cũng như thi hài của nhiều tội nhân bị kết án tử hình khác. Chẳng bao lâu mộ thánh nhân trở thành nơi hành hương nổi tiếng ở Roma. Vì thế trên mộ ngài, người ta cho xây một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae).
Sau này Hoàng đế La mã trở lại đạo công giáo là Constantino đã cho khởi công xây dựng ngôi Thánh đường đầu tiên trên mộ thánh Phaolô và đến ngày 18.11.324 Đức Giáo Hoàng Silvestro I (314- 335) đã thánh hiến. Kích thước của ngôi Thánh đường nguyên thủy tương đối nhỏ bé. Nửa thế kỷ sau khi hoàng đế Constantino qua đời, vào năm 386 ngôi Thánh đường to lớn hơn được xây cất lại tại chính địa danh này. Các hoàng đế Valentiano II, Teodosio và Arcadio đã viết cho đô trưởng Roma là Sallustio để được sự phê chuẩn của Thượng Viện và nhân dân Roma về dự án xây một ngôi Đền thờ lớn hơn, thay thế cho ngôi Nhà thờ nhỏ bé của Hoàng đế Constantinô trước tình hình hành hương càng ngày càng đông đến địa danh này.
Công trình được hoàn thành dưới thời hoàng đế Onorio vào năm 395. Đền thờ đó có 5 gian và có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột bằng đá cẩm thạch. Trước khi Đền thờ Thánh Phêrô được xây dựng thì Đền thờ này là đền thờ lớn nhất của Kitô giáo thời đó. Suốt 15 thế kỷ, Đền thờ này được chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ thứ 5, Thánh Giáo Hoàng Leo Cả cho tu bổ và trang hoàng Đền thờ này đẹp hơn.
Nhưng ngày 15 và 16 tháng 7 năm 1823, do sự bất cẩn của một người thợ, Đền thờ bị hỏa hoạn thiêu rụi hầu như hoàn toàn. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây mới lại ngôi Đền thờ, họa lại theo mô hình Đền thờ cũ. Được các giới chính trị và văn hóa ủng hộ, Đức Leo 12 đã cho khởi công xây lại và vào ngày 25.1.1825, ngài gửi thư tựa đề “An plurimas easque gravissimas” mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Rất nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương Ai Cập đã dâng tặng cột đá trắng và Nga hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai bên.
Đền thờ mới được khánh thành năm 1854, nhưng trong thực tế công trình tái thiết đã kéo dài gần 100 năm. Vào năm 1928, với việc xây cất 4 cổng với 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini, Đền thờ mới được hoàn thành như ta thấy hiện nay. Khuôn viên bên ngoài Đền thờ có 150 cột. Cửa đồng của Đền thờ là một kiệt tác theo nghệ thuật Byzantine do Đức GioanVII đặt làm ở Constantinople. Đền thờ dài 136 mét, rộng 65 mét, và cao 29,7 mét. Đền thờ có 5 gian, được phân chia thành 24 cột, có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Đức Gioan Phaolô II, nhắc nhớ đến sự liên tục của Huấn quyền Giáo Hoàng. Bức tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ do các nghệ sĩ ở Venise thế kỷ 13 thực hiện, diễn tả cảnh Chúa Kitô đang ngồi trên một ngai, hai thánh Phêrô và Anrê ngồi bên phải, hai thánh Phaolô và Luca bên trái. Ở dưới chân Chúa, ta thấy có hình nhỏ Đức Giáo Hoàng Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm là Đức Innocente III và người kế vị là Đức Gregorio IX, là những người cho thực hiện bức tranh khảm đá này. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng khánh thành Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 vị Giám Mục đến Roma để dự lễ tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Dưới bàn thờ chính hiện nay cao 1,37m, có một tấm đá cẩm thạch kích thước 2,12 x 1,27m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Phaolô Tông Đồ tử đạo). Theo ý kiến một số người, tấm bia cẩm thạch này có từ thế kỷ thứ I, một số chuyên viên khác lại cho là từ hậu bán thế kỷ thứ IV. Đây chính là ngôi mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ. Bên trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do nghệ sĩ Amolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Trong trận hỏa hoạn 1823, cái tán này chỉ bị hư hại sơ và được trùng tu lại sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ các Thánh Phêrô, Phaolô, Luca và Biển Đức.
3. NHÀ THỜ DOMINE QUO VADIS
Hiểu được ý Chúa Giêsu muốn nói, Thánh Phêrô quay trở lại Roma và chịu tử đạo ở đó.
Ngôi Nhà thờ có từ năm 1633, mặt tiền hiện nay ở Nhà thờ được thêm vào thế kỷ 17.
Sự hiện diện của Tông đồ Phêrô ở vùng này nơi người ta giả thiết ngài đã sống ở đây. Điều này được xác nhận trong một bảng khắc chữ tại Hang toại đạo Sebastianô gọi đây là Domus Petri (nhà của Thánh Phêrô). Trong một bảng khắc chữ của Đức Giáo Hoàng Damasô (386-384) kính Thánh Phêrô và Phaolô ngài đã viết: “Khi tìm kiếm tên của Phêrô và Phaolô, các bạn phải biết rằng các Thánh này đã sống ở đây”. Theo tương truyền hai dấu chân của Chúa Giêsu được ghi lại ở trên một phiến đá cẩm thạch tại trung tâm Đền thờ là phiên bản của tấm cẩm thạch nguyên thủy được giữ ở Vương cung Thánh đường Thánh Sebastianô gần đó ở mặt tiền Nhà thờ.
Ngôi nhà thờ hiện nay được các Cha dòng Tổng lãnh Thiên thần Micae quản lý. Chúng tôi dâng thánh lễ trong ngôi Nhà thờ tuy bé nhỏ nhưng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và đức tin. Cha Phổ, chánh xứ Nam Thái chủ tế và giảng lễ. Sau lễ, đoàn chụp hình lưu niệm, rồi lần lượt mỗi người đặt tay trên 2 dấu chân mà theo tương truyền là dấu chân Chúa Giêsu trên con đường via Appia cổ xưa. Chúng tôi trở về khách sạn nghĩ ngơi sau một hành trình dài.
(còn tiếp)