Một vụ phun trào núi lửa lớn ở Đông Caribe đã khiến hàng nghìn người phải di tản khỏi các khu vực của hai hòn đảo chính St. Vincent và Grenadines. Người Công Giáo đang yêu cầu những lời cầu nguyện và sự trợ giúp.

“Xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho đất nước chúng tôi, xin anh chị em đặc biệt nhớ đến những người đã bị di dời,” Giáo phận Kingstown cho biết trong một bài đăng trên Facebook vào sáng thứ Bảy 10 tháng Tư.

Núi lửa La Soufrire trên đã St. Vincent phun trào lần đầu tiên lúc 8:41 sáng Thứ Sáu. Nó bao phủ hòn đảo trong tro bụi. Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1979. Một vụ phun trào năm 1902 đã giết chết khoảng 1,600 người, theo báo cáo của AP.

Hơn 100,000 người sống trên chín hòn đảo có dân cư của quốc gia St. Vincent và Grenadines. Đảo St. Vincent có diện tích gấp đôi thủ đô Washington.

Khoảng 16,000 người sống trong “vùng báo động đỏ” ở phía bắc của đảo St. Vincent, một khu vực được coi là có nguy cơ cao nhất do hoạt động của núi lửa. Hầu hết những cư dân này đã được di tản.

Một vụ nổ thứ hai vào Chúa Nhật đã gây mất điện lớn và cắt nguồn cung cấp nước. Các vụ phun trào có thể tiếp tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Tro bụi và đất đá khiến việc đi lại khó khăn. Tro làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.

Những người di tản đã được đưa đến những nơi trú ẩn khẩn cấp, nhưng có những lo ngại rằng trong những điều kiện đông đúc như vậy, họ có thể nhiễm coronavirus.

Cư dân của St. Lucia, khoảng 47 dặm về phía bắc của St. Vincent, đã được cảnh báo rằng phẩm chất không khí sẽ bị ảnh hưởng. Tại Barbados, khoảng 124 dặm về phía đông, người dân đã được cảnh báo ở bên trong nhà đừng ra ngoài.

Một số trường học và nhà thờ Công Giáo đang đóng vai trò là nơi trú ẩn cho những người di tản. Giáo phận Kingstown cho biết đang có “nhu cầu cấp thiết” về nệm, khăn trải giường và gối. Giáo phận yêu cầu các nhà tài trợ địa phương gửi tiền quyên góp tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Kingstown.
Source:Catholic News Agency