Lúc 16 giờ chiều ngày thứ Bẩy 5 tháng 10, tức là một ngày sau khi tấn phong Tổng Giám Mục cho 4 linh mục, Đức Thánh Cha đã chủ sự công nghị tấn phong Hồng Y cho 13 vị tổng giám mục và giám mục. Trong 13 vị tân Hồng Y, có 10 vị dưới 80, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng.
Với công nghị tấn phong Hồng Y này, Hồng Y đoàn hiện tại có tổng cộng 225 Hồng Y, trong đó có 128 Hồng Y cử tri và 97 Hồng Y trên 80 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy Đức Cha Michael Czerny, là người mới được phong Tổng Giám Mục ngày hôm trước, cũng được tấn phong Hồng Y trong dịp này.
Tron phần đầu lễ Đức Thánh Cha đã đọc một lời nguyện cho chính ngài như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô kể về biến cố Chúa Giêsu thấy đám đông và Ngài chạnh lòng thương. Ngài nói các môn đệ hãy cho họ ăn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương cảm và nhắc nhở rằng các vị tân Hồng Y được ủy thác sứ vụ yêu thương: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu đối với Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, thậm chí đến mức đổ máu, nếu cần thiết, như khẩu hiệu được ghi trên mũ của họ và màu sắc trên áo choàng của họ “.
Ngài nói:
Ở trung tâm của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Mc 6: 30-37) là “lòng trắc ẩn” của Chúa Giêsu (x câu 34.). Lòng trắc ẩn là một từ khóa trong Tin Mừng. Lòng thương cảm ấy được ghi khắc trong trái tim của Chúa Kitô; và mãi mãi được viết trong trái tim của Thiên Chúa.
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ. Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng nhận ra rằng lòng trắc ẩn của Chúa không phải là một cảm xúc thỉnh thoảng, lẻ tẻ, nhưng kiên định và thực sự là thái độ của trái tim Người, qua đó lòng thương xót của Chúa được thể hiện.
Thánh Máccô, chẳng hạn, cho chúng ta biết rằng khi lần đầu tiên Chúa Giêsu rảo qua Galilê rao giảng và đuổi quỉ, “một người bị bệnh phong đến gần để cầu xin Ngài, anh ta quỳ xuống và nói với ngài ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!’ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (1: 40-42). Trong cử chỉ này và với những lời này, chúng ta nhìn thấy sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc nhân loại. Ngài là Đấng Cứu Chuộc giàu lòng xót thương. Ngài là hiện thân của thánh ý Chúa muốn thanh tẩy những người nam nữ bị thương tích bởi tai ương tội lỗi; Ngài là “cánh tay vươn ra của Thiên Chúa”, Đấng động đến xác thịt đau yếu của chúng ta và hoàn thành công việc này bằng cách lấp đi vực thẳm của sự chia cách.
Chúa Giêsu tiến ra để tìm kiếm những kẻ bị ruồng bỏ, những người sống không chút hy vọng. Đó là những người như người đàn ông bị bại liệt trong ba mươi tám năm nằm bên hồ Bethzatha, chờ đợi trong vô vọng có ai đó đưa anh ta xuống hồ nước (x. Ga 5: 1-9).
Lòng trắc ẩn này không xuất hiện bất chợt tại một thời điểm trong lịch sử cứu độ. Không, nó luôn ở đó nơi Chúa, được ghi khắc trong trái tim hiền phụ của Người. Chúng ta hãy suy nghĩ về trình thuật Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê, chẳng hạn, khi Chúa nói từ bụi gai cháy với ông rằng: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu ... Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng” (Xh 3: 7). Đây là lòng trắc ẩn của Chúa Cha!
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài thấm đẫm lòng từ bi, đến mức, trong mối quan hệ giao ước này, phía Thiên Chúa là từ bi, trong khi, thật buồn khi nói rằng dường như phía con người chúng ta thường thiếu lòng thương cảm. Chính Thiên Chúa nói thế này: “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!..Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi...vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Hos 11: 8-9).
Các môn đệ của Chúa Giêsu thường tỏ ra thiếu lòng thương cảm, như trong trường hợp này, khi họ phải đối diện với vấn đề phải nuôi sống đám đông. Trong thực tế, họ nói: “Hãy để họ lo cho chính mình” Đây là một thái độ chung giữa con người chúng ta, ngay cả trong số chúng ta, là những tu sĩ nam nữ hoặc thậm chí là các “chuyên gia” về tôn giáo. Chúng ta rửa tay trước vấn đề. Vị trí chúng ta nắm giữ không đủ để khiến chúng ta trở nên từ bi, như chúng ta thấy trong hành vi của vị tư tế và người Lêvi, khi nhìn thấy một người đàn ông đang hấp hối bên đường, đã tránh né và đi qua phía bên kia (x. Lc 10: 31-32 ). Họ nghĩ: “Đây không phải là chuyện của tôi” . Luôn có những lời bào chữa và biện minh cho việc nhìn sang hướng khác. Và khi một con người của Giáo hội trở thành một công chức đơn thuần, kết quả thậm chí còn chua chát hơn. Luôn có những lời biện minh; có những khi những lời biện minh ấy thậm chí còn được hệ thống hóa đến mức trở thành một thứ “định chế tỉnh bơ”, như trong trường hợp với những người phong hủi: “Tất nhiên, họ phải giữ khoảng cách của họ; đó là điều đúng đắn nên làm”. Đó là cách nghĩ từ xưa đến giờ. Cái thái độ quá phàm tục này cũng tạo ra các cấu trúc thiếu lòng trắc ẩn.
Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có ý thức rằng - ngay từ đầu - chúng ta đã trở thành đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa hay không? Cách riêng, tôi hỏi điều này với anh em, các chư huynh Hồng Y và những vị sắp trở thành Hồng Y: anh em có một nhận thức sống động rằng anh em luôn luôn được lòng thương xót của Người đi trước và đi kèm không? Nhận thức này luôn hiện diện trong trái tim vô nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria, là người đã ca ngợi Thiên Chúa là “Đấng Cứu Độ” của Mẹ, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
Tôi thấy thật hữu ích khi thấy bản thân mình được phản ánh trong chương 16 sách tiên tri Êdêkien nói về tình yêu của Chúa dành cho Giêrusalem. Chương này được kết thúc với những dòng này: “Ta sẽ thiết lập giao ước giữa Ta với ngươi. Bấy giờ ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, để ngươi nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ không còn mở miệng nói gì được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả những việc ngươi đã làm” (Ez 16:62-63). Hoặc một đoạn khác, trong sách tiên tri Hôsê: “Ta sẽ đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó thoát ra khỏi Ai cập.” ( 2: 16-17). Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có cảm thấy lòng trắc ẩn của Chúa đối với tôi không? Tôi có cảm nhận được trong tôi xác tín là một người con của lòng từ bi không?
Chúng ta có nhận thức sống động về lòng thương cảm mà Chúa dành cho chúng ta không? Lòng từ bi không phải là một điều gì đó tùy chọn, hoặc một loại “lời khuyên phúc âm”. Không, nó là điều thiết yếu. Trừ khi tôi cảm thấy rằng tôi là đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa, tôi không thể hiểu được tình yêu của Người, tình yêu ấy trở thành một thực tại không thể giải thích được. Hoặc tôi cảm nhận được, hoặc là không. Nếu tôi không cảm thấy điều đó, làm thế nào tôi có thể chia sẻ điều ấy, làm chứng cho điều ấy, và ban tặng nó cho người khác? Có lẽ, tôi không thể làm điều này. Một cách cụ thể: liệu tôi có lòng thương cảm với anh chị em này, với vị giám mục đó, với vị linh mục kia hay không? Hay là tôi hay liên tục làm họ tan nát bởi một thái độ lên án, bởi sự thờ ơ, tỉnh bơ nhìn theo hướng khác và thực sự là rửa tay?
Đối với tất cả chúng ta, khả năng trung thành với sứ vụ của mình cũng phụ thuộc vào nhận thức sống động này. Điều này cũng đúng với anh em, các chư huynh Hồng Y. Từ ngữ “lòng trắc ẩn” đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay từ khi tôi bắt đầu viết thư cho anh em vào ngày 1 tháng Chín. Sự sẵn sàng đổ máu chính mình của một Hồng Y - như được biểu thị bằng màu đỏ tươi trong áo choàng của anh em – chỉ có thể được bảo đảm nếu nó bắt nguồn từ nhận thức về việc đã được chứng kiến lòng thương xót, và từ khả năng thể hiện lòng trắc ẩn. Nếu không, ta không thể trung thành. Quá nhiều hành động không trung thành từ các thành viên của Giáo Hội phát sinh từ việc thiếu cảm giác đã được chứng kiến lòng thương xót, và bởi thói quen đảo mắt ngó quanh, thói quen thờ ơ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu khẩn, nhờ sự cầu bầu của Tông đồ Phêrô, ân sủng để có một trái tim nhân ái, ngõ hầu có thể trở thành chứng nhân của Đấng đã yêu thương và vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và là Đấng đã ưu ái nhìn đến chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta và sai chúng ta mang Tin Mừng cứu độ của Người đến cho muôn dân.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y. Ngài nhắc nhở các tân Hồng Y: “Mang phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất.”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như sau:
“Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Giáo Hội Rôma.”
Rồi ngài lần lượt xướng tên các vị sau:
. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.
3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta
4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.
5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa
6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg
7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo
8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.
9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat
10. Đức Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản
Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:
1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte
2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas
3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha và các tân Hồng Y đã đến Tu viện Mẹ Giáo Hội để chào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhắc nhở các tân Hồng Y về giá trị của lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sau đó, Đức Bênêđíctô XVI, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, đã cùng ban phép lành cho các tân Hồng Y.
Chào từ biệt Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Mười ba vị Tân Hồng Y đã đến Hội trường Phaolô Đệ Lục và điện Tông Tòa để chào thăm những người đến chúc mừng trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại nhà trọ Santa Marta.
Source:Libreria Editrice VaticanaORDINARY PUBLIC CONSISTORY FOR THE CREATION OF NEW CARDINALS PAPAL CHAPEL HOMILY OF POPE FRANCIS Vatican Basilica Saturday, 5 October 2019
Với công nghị tấn phong Hồng Y này, Hồng Y đoàn hiện tại có tổng cộng 225 Hồng Y, trong đó có 128 Hồng Y cử tri và 97 Hồng Y trên 80 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy Đức Cha Michael Czerny, là người mới được phong Tổng Giám Mục ngày hôm trước, cũng được tấn phong Hồng Y trong dịp này.
Tron phần đầu lễ Đức Thánh Cha đã đọc một lời nguyện cho chính ngài như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô kể về biến cố Chúa Giêsu thấy đám đông và Ngài chạnh lòng thương. Ngài nói các môn đệ hãy cho họ ăn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương cảm và nhắc nhở rằng các vị tân Hồng Y được ủy thác sứ vụ yêu thương: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu đối với Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, thậm chí đến mức đổ máu, nếu cần thiết, như khẩu hiệu được ghi trên mũ của họ và màu sắc trên áo choàng của họ “.
Ngài nói:
Ở trung tâm của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Mc 6: 30-37) là “lòng trắc ẩn” của Chúa Giêsu (x câu 34.). Lòng trắc ẩn là một từ khóa trong Tin Mừng. Lòng thương cảm ấy được ghi khắc trong trái tim của Chúa Kitô; và mãi mãi được viết trong trái tim của Thiên Chúa.
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ. Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng nhận ra rằng lòng trắc ẩn của Chúa không phải là một cảm xúc thỉnh thoảng, lẻ tẻ, nhưng kiên định và thực sự là thái độ của trái tim Người, qua đó lòng thương xót của Chúa được thể hiện.
Thánh Máccô, chẳng hạn, cho chúng ta biết rằng khi lần đầu tiên Chúa Giêsu rảo qua Galilê rao giảng và đuổi quỉ, “một người bị bệnh phong đến gần để cầu xin Ngài, anh ta quỳ xuống và nói với ngài ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!’ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (1: 40-42). Trong cử chỉ này và với những lời này, chúng ta nhìn thấy sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc nhân loại. Ngài là Đấng Cứu Chuộc giàu lòng xót thương. Ngài là hiện thân của thánh ý Chúa muốn thanh tẩy những người nam nữ bị thương tích bởi tai ương tội lỗi; Ngài là “cánh tay vươn ra của Thiên Chúa”, Đấng động đến xác thịt đau yếu của chúng ta và hoàn thành công việc này bằng cách lấp đi vực thẳm của sự chia cách.
Chúa Giêsu tiến ra để tìm kiếm những kẻ bị ruồng bỏ, những người sống không chút hy vọng. Đó là những người như người đàn ông bị bại liệt trong ba mươi tám năm nằm bên hồ Bethzatha, chờ đợi trong vô vọng có ai đó đưa anh ta xuống hồ nước (x. Ga 5: 1-9).
Lòng trắc ẩn này không xuất hiện bất chợt tại một thời điểm trong lịch sử cứu độ. Không, nó luôn ở đó nơi Chúa, được ghi khắc trong trái tim hiền phụ của Người. Chúng ta hãy suy nghĩ về trình thuật Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê, chẳng hạn, khi Chúa nói từ bụi gai cháy với ông rằng: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu ... Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng” (Xh 3: 7). Đây là lòng trắc ẩn của Chúa Cha!
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài thấm đẫm lòng từ bi, đến mức, trong mối quan hệ giao ước này, phía Thiên Chúa là từ bi, trong khi, thật buồn khi nói rằng dường như phía con người chúng ta thường thiếu lòng thương cảm. Chính Thiên Chúa nói thế này: “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!..Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi...vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Hos 11: 8-9).
Các môn đệ của Chúa Giêsu thường tỏ ra thiếu lòng thương cảm, như trong trường hợp này, khi họ phải đối diện với vấn đề phải nuôi sống đám đông. Trong thực tế, họ nói: “Hãy để họ lo cho chính mình” Đây là một thái độ chung giữa con người chúng ta, ngay cả trong số chúng ta, là những tu sĩ nam nữ hoặc thậm chí là các “chuyên gia” về tôn giáo. Chúng ta rửa tay trước vấn đề. Vị trí chúng ta nắm giữ không đủ để khiến chúng ta trở nên từ bi, như chúng ta thấy trong hành vi của vị tư tế và người Lêvi, khi nhìn thấy một người đàn ông đang hấp hối bên đường, đã tránh né và đi qua phía bên kia (x. Lc 10: 31-32 ). Họ nghĩ: “Đây không phải là chuyện của tôi” . Luôn có những lời bào chữa và biện minh cho việc nhìn sang hướng khác. Và khi một con người của Giáo hội trở thành một công chức đơn thuần, kết quả thậm chí còn chua chát hơn. Luôn có những lời biện minh; có những khi những lời biện minh ấy thậm chí còn được hệ thống hóa đến mức trở thành một thứ “định chế tỉnh bơ”, như trong trường hợp với những người phong hủi: “Tất nhiên, họ phải giữ khoảng cách của họ; đó là điều đúng đắn nên làm”. Đó là cách nghĩ từ xưa đến giờ. Cái thái độ quá phàm tục này cũng tạo ra các cấu trúc thiếu lòng trắc ẩn.
Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có ý thức rằng - ngay từ đầu - chúng ta đã trở thành đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa hay không? Cách riêng, tôi hỏi điều này với anh em, các chư huynh Hồng Y và những vị sắp trở thành Hồng Y: anh em có một nhận thức sống động rằng anh em luôn luôn được lòng thương xót của Người đi trước và đi kèm không? Nhận thức này luôn hiện diện trong trái tim vô nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria, là người đã ca ngợi Thiên Chúa là “Đấng Cứu Độ” của Mẹ, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
Tôi thấy thật hữu ích khi thấy bản thân mình được phản ánh trong chương 16 sách tiên tri Êdêkien nói về tình yêu của Chúa dành cho Giêrusalem. Chương này được kết thúc với những dòng này: “Ta sẽ thiết lập giao ước giữa Ta với ngươi. Bấy giờ ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, để ngươi nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ không còn mở miệng nói gì được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả những việc ngươi đã làm” (Ez 16:62-63). Hoặc một đoạn khác, trong sách tiên tri Hôsê: “Ta sẽ đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó thoát ra khỏi Ai cập.” ( 2: 16-17). Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có cảm thấy lòng trắc ẩn của Chúa đối với tôi không? Tôi có cảm nhận được trong tôi xác tín là một người con của lòng từ bi không?
Chúng ta có nhận thức sống động về lòng thương cảm mà Chúa dành cho chúng ta không? Lòng từ bi không phải là một điều gì đó tùy chọn, hoặc một loại “lời khuyên phúc âm”. Không, nó là điều thiết yếu. Trừ khi tôi cảm thấy rằng tôi là đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa, tôi không thể hiểu được tình yêu của Người, tình yêu ấy trở thành một thực tại không thể giải thích được. Hoặc tôi cảm nhận được, hoặc là không. Nếu tôi không cảm thấy điều đó, làm thế nào tôi có thể chia sẻ điều ấy, làm chứng cho điều ấy, và ban tặng nó cho người khác? Có lẽ, tôi không thể làm điều này. Một cách cụ thể: liệu tôi có lòng thương cảm với anh chị em này, với vị giám mục đó, với vị linh mục kia hay không? Hay là tôi hay liên tục làm họ tan nát bởi một thái độ lên án, bởi sự thờ ơ, tỉnh bơ nhìn theo hướng khác và thực sự là rửa tay?
Đối với tất cả chúng ta, khả năng trung thành với sứ vụ của mình cũng phụ thuộc vào nhận thức sống động này. Điều này cũng đúng với anh em, các chư huynh Hồng Y. Từ ngữ “lòng trắc ẩn” đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay từ khi tôi bắt đầu viết thư cho anh em vào ngày 1 tháng Chín. Sự sẵn sàng đổ máu chính mình của một Hồng Y - như được biểu thị bằng màu đỏ tươi trong áo choàng của anh em – chỉ có thể được bảo đảm nếu nó bắt nguồn từ nhận thức về việc đã được chứng kiến lòng thương xót, và từ khả năng thể hiện lòng trắc ẩn. Nếu không, ta không thể trung thành. Quá nhiều hành động không trung thành từ các thành viên của Giáo Hội phát sinh từ việc thiếu cảm giác đã được chứng kiến lòng thương xót, và bởi thói quen đảo mắt ngó quanh, thói quen thờ ơ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu khẩn, nhờ sự cầu bầu của Tông đồ Phêrô, ân sủng để có một trái tim nhân ái, ngõ hầu có thể trở thành chứng nhân của Đấng đã yêu thương và vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và là Đấng đã ưu ái nhìn đến chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta và sai chúng ta mang Tin Mừng cứu độ của Người đến cho muôn dân.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y. Ngài nhắc nhở các tân Hồng Y: “Mang phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất.”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như sau:
“Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Giáo Hội Rôma.”
Rồi ngài lần lượt xướng tên các vị sau:
. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.
3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta
4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.
5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa
6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg
7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo
8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.
9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat
10. Đức Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản
Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:
1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte
2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas
3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha và các tân Hồng Y đã đến Tu viện Mẹ Giáo Hội để chào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhắc nhở các tân Hồng Y về giá trị của lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sau đó, Đức Bênêđíctô XVI, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, đã cùng ban phép lành cho các tân Hồng Y.
Chào từ biệt Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Mười ba vị Tân Hồng Y đã đến Hội trường Phaolô Đệ Lục và điện Tông Tòa để chào thăm những người đến chúc mừng trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại nhà trọ Santa Marta.
Source:Libreria Editrice Vaticana