Điều 39 của JDA - Bất lợi pháp y đáng kể
998 Khi Đạo luật Chứng cớ được ban hành, nó có chứa một số điều khoản xử lý điều được gọi là "bằng chứng không đáng dựa vào". Những điều khoản này đã thay thế thường luật về chủ đề đó, đòi hỏi phải đưa ra các lời cảnh giác về nguy cơ kết án khi không có sự hỗ trợ (corroboration).
999 Một điều khoản như vậy là điều 165B, đầu đề là ‘Trì hoãn việc truy tố’. Điều đó sau đó đã bị bãi bỏ và được thay thế bằng điều 39 của JDA. Điều 39 dự liệu rằng luật sư công tố có thể yêu cầu thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn về những ‘bất lợi pháp y mà bị cáo gặp phải’ vì lý do bị trì hoãn giữa hành vi bị coi là phạm tội và phiên tòa.
1000 Thẩm phán xét xử có thể hướng dẫn bồi thẩm đoàn, nhưng chỉ khi hài lòng rằng bị cáo đã trải qua một 'bất lợi pháp y đáng kể'. Tuy nhiên, thẩm phán có thể không hề nói hoặc gợi ý rằng sẽ là điều nguy hiểm hoặc không an toàn khi kết án trong những trường hợp như vậy. Thẩm phán cũng không thể gợi ý rằng, vì lý do chậm trễ, các bằng chứng của nạn nhân nên được xem xét kỹ lưỡng.
1001 Trong vụ án hiện tại, thẩm phán xét xử đã đúng đắn dành cho bồi thẩm đoàn một hướng dẫn bất lợi pháp y. Quan tòa đã phác thảo một số xem xét mà ông nói với bồi thẩm đoàn rằng họ nên coi như gây ảnh hưởng đến khả năng tự bào chữa của đương đơn. Ông ghi nhận cơ hội bị mất để đương đơn có thể tìm hiểu lúc, hoặc gần lúc bị tố cáo là vi phạm. Điều này bao gồm khả năng của đương đơn được thăm dò trong chi tiết các hoàn cảnh bị tố là phạm tội.
1002 Liên quan đến các nhân chứng, Quan tòa lưu ý rằng do sự chậm trễ giữa việc bị cáo là vi phạm và phiên tòa, hầu hết họ chỉ có thể đưa ra bằng chứng về thực hành và thói quen tổng quát, thay vì ký ức chuyên biệt. Người ta nói rằng ký ức của một số nhân chứng đã suy giảm trong thời gian trôi qua giữa việc cáo buộc là vi phạm và phiên tòa. Quan tòa đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng nếu họ thấy rằng sự sáng suốt của một nhân chứng đã bị ảnh hưởng bởi 22 năm trôi qua giữa điều cáo buộc là vi phạm và phiên tòa, thì họ phải xem xét điều này như một bất lợi cho bên bào chữa.
1003 Liên quan đến bằng chứng của người khiếu nại, Quan tòa đã nói với bồi thẩm đoàn rằng:
sự mãn hạn ... cũng làm giảm khả năng để bên bào chữa kiểm tra đầy đủ bằng chứng [của người khiếu nại] ... nếu cuộc điều tra và xét xử này đã được thực hiện ... vào thời điểm gần với năm 1996 thì người ta có thể mong [người khiếu nại] ở một vị trí tốt hơn để trả lời các câu hỏi về một số chi tiết [của việc vi phạm] ...
1004 Cuối cùng, Quan tòa nhận xét rằng cái chết của cậu bé kia, người đáng lẽ là nhân chứng thực chất nếu không có sự chậm trễ kéo dài như vậy, là một bất lợi pháp y khác mà bồi thẩm đoàn phải xem xét có lợi cho đương đơn.
1005 Phải hiểu rằng điều 39 hoạt động, trong các lời lẽ của nó, chỉ có lợi cho bị cáo. Nó không có bất cứ ứng dụng nào liên quan đến công tố, hoặc bất cứ nhân chứng nào của công tố.
1006 Vì điều 4A của JDA, việc lý luận của Tòa án này liên quan đến việc trì hoãn, khi xử lý Cơ sở 1, phải nhất quán với cách thức bồi thẩm đoàn đã được hướng dẫn, theo điều 39.
1007 Sự kiện một số nhân chứng quan trọng, bao gồm, chẳng hạn, Cha xứ McCarthy, không có khả năng đưa ra bằng chứng có thể hỗ trợ cho lý lẽ của bên bào chữa, phải được Tòa án này xem xét, mặc dù chỉ có lợi cho đương đơn. Cha xứ McCarthy không đơn độc. Không ai biết, chẳng hạn, Cha Egan có thể đã nói gì nếu ông được mời ra để cung cấp bằng chứng, như ông chắc chắn đáng lẽ được mời như thế, nếu phiên tòa này diễn ra gần hơn với ngày của biến cố bị cáo buộc là vi phạm.
1008 Điều đặc biệt quan trọng là chỉ có thách thức được công tố đưa ra cho các nhân chứng này là về độ đáng dựa vào của ký ức họ. Potter là một thí dụ rõ ràng, nhưng ông không đơn độc. Trí nhớ của Portelli, và do đó độ đáng dựa vào trong bằng chứng của ông, đã bị tấn công, cũng như McGlone. Theo quan điểm của đương đơn, trong một vụ án phải phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề chi tiết chính xác, việc bất lợi do hơn 20 năm đã trôi qua từ thời điểm của điều bị cáo buộc là vi phạm đem lại không chỉ đơn thuần là đáng kể, mà còn rất sâu xa nữa.
1009 Điều đó không có nghĩa là bằng chứng của người khiếu nại cũng không bị giảm do sự chậm trễ. Ký ức của ông ta về những điều ông ta cho đã diễn ra có thể dễ dàng được chứng minh là không đáng dựa vào trong một số khía cạnh chủ chốt, như trên thực tế đã xảy ra. Tuy nhiên, điều 39 không cho phép sự chậm trễ được tính đến vì ưu ái đối với người khiếu nại. Như đã được báo trước trong những lý do này, có một loạt các điều khoản khác, chẳng hạn như các điều 52, 53 và 54 của Đạo luật, đã cung cấp một đối trọng cho điều 39.
1010 Do đó, để đánh giá tầm quan trọng phải dành cho lý lẽ công tố, và toàn bộ bằng chứng nói chung, cần phải tính đến việc này: cuộc tấn công đầu tiên thực hiện đối với rất nhiều nhân chứng ủng hộ lý lẽ bào chữa đáng lẽ đã hoàn toàn khác, và gần như chắc chắn là ít hiệu nghiệm hơn, nếu đã không có sự chậm trễ của bất cứ điều gì giống như loại này. Rõ ràng, đây là một trường hợp mà điều 39 phải được dành cho một tầm quan trọng rất đáng kể tại phiên tòa, và phải được Tòa án này dành cho một tầm quan trọng tương tự.
Các điều 52, 53 và 54 của JDA
1011 Nếu một thẩm phán xét xử cho rằng có xác suất có bằng chứng trong phiên tòa để gợi ý rằng người khiếu nại đã hoặc triển hạn việc đưa ra khiếu nại, hoặc quả có đưa ra khiếu nại, thẩm phán phải hướng dẫn bồi thẩm đoàn theo điều 52 (4).
1012 Tiểu mục đó đọc như sau:
(4) Khi đưa ra hướng dẫn theo điều này, thẩm phán xét xử phải thông báo cho bồi thẩm đoàn rằng kinh nghiệm cho thấy rằng
(a) người ta có thể phản ứng khác nhau đối với các tội phạm tình dục và không hề có một phản ứng điển hình, thích đáng hoặc bình thường đối với tội phạm tình dục; và
(b) một số người có thể khiếu nại ngay lập tức với người đầu tiên họ thấy, trong khi những người khác có thể không khiếu nại trong một thời gian và có những người khác có thể không bao giờ khiếu nại; và
(c) sự chậm trễ trong việc đưa ra khiếu nại liên quan đến hành vi phạm tội tình dục là một trường hợp phổ biến.
1013 Như đã nhấn mạnh trước đây, điều 53 cho phép công tố yêu cầu thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng có thể có lý do chính đáng tại sao một người có thể không khiếu nại, hoặc có thể trì hoãn khiếu nại về hành vi phạm tội tình dục.
1014 Điều 54 bãi bỏ một số quy tắc của thường luật từng được Tòa án tối cao khai triển, lần lượt được quy cho vụ Kilby v The Queen [252] và Crofts v The Queen [253]. Thành thử, khi tuân theo Đạo luật, một thẩm phán không còn bị yêu cầu phải hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng việc trì hoãn của người khiếu nại, hoặc đúng hơn, việc không khiếu nại gì cả, có thể tạo ra một nghi ngờ về độ đáng dựa vào trong bằng chứng của người đó.
1015 Điều 52 không có ứng dụng nào đối với cậu bé kia trong trường hợp này. Theo bất cứ ý nghĩa nào, Ông ta cũng không phải là người khiếu nại, theo nghĩa của điều 52 (1). Tuy nhiên, điều này áp dụng cho người khiếu nại. Nó ít nhất trả lời một phần cho đệ trình của bên bào chữa rằng nếu biến cố đầu tiên có xảy ra như bị cáo buộc, thì người khiếu nại và cậu bé kia sẽ phải thảo luận về nó ở một giai đoạn nào đó.
Bản chất ‘hay thay đổi’ (fluid) của lý lẽ công tố
1016 Như đã nêu, cáo trạng buộc tội rằng các tội phạm nói là xảy ra trong biến cố đầu tiên đều được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 đến ngày 31 tháng 12 năm 1996. Hành vi phạm tội được trình bầy trong cáo buộc 5 được nói là đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 và ngày 28 tháng 2 1997.
1017 Tất nhiên, biện hộ giữa các ngày tháng, theo cách đó, khá phổ biến trong các trường hợp liên quan đến tội phạm tình dục đã lâu năm. Trong nhiều trường hợp, không có phương thức thay thế có giá trị nào khác cho việc tiếp nhận diễn trình đó.
1018 Trong vụ án này, bản tóm tắt viết lúc khai mở của công tố chỉ đơn giản là đề cử ‘nửa sau của năm 1996’, là thời gian khi biến cố đầu tiên diễn ra. Nó ấn định ít nhất một tháng sau biến cố [lần đầu tiên] này là ngày xảy ra biến cố thứ hai.
1019 Như đã đề cập trên đây, khi ông Gibson đến lúc mở lý lẽ cho bồi thẩm đoàn, ông không nói chuyên biệt hơn thế. Ông đã nói đến biến cố đầu tiên như xảy ra vào sáng Chúa Nhật, ‘vào cuối năm 1996’. Ông ấy nói đến biến cố thứ hai như đã xảy ra ‘hơn một tháng sau đó’.
1020 Người ta sẽ được nhắc nhở rằng nhật ký Connor chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi phiên tòa đầu tiên đã kết thúc. Cuốn nhật ký đó, cùng với vô số bằng chứng khác, cho thấy rõ ràng rằng Đức Tổng Giám Mục mới được bổ nhiệm chỉ cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính Tòa vào hai ngày chuyên biệt vào năm 1996; 15 và 22 tháng 12.
1021 Công tố đã miễn cưỡng một cách dễ hiểu, trong cả hai phiên tòa, trong việc làm cho trình thuật của người khiếu nại được cố định vào một hoặc các ngày chuyên biệt. Độ chuyên biệt càng lớn, thì càng khó coi trình thuật của người khiếu nại là đáng tin cậy để ông ta tiếp tục khẳng định các biến cố này xảy ra lúc nào.
1022 Như ông Richter lưu ý, nếu, biến cố đầu tiên, giả sử nó có xảy ra, phải xảy ra vào giữa đến cuối tháng 12 năm 1996, biến cố thứ hai không thể xảy ra trước Lễ Giáng sinh năm đó, bất kể người khiếu nại có khăng khăng như thế nào về trình tự đó của các biến cố.
1023 Theo như tôi có thể nói, ông Walker đã đúng khi đệ trình rằng không có bằng chứng nào chuyên biệt nối kết biến cố thứ hai vào tháng 2 năm 1997, lại càng ít hơn khi, cuối cùng, nối kết nó với một ngày được công tố đề cử, ngày 23 tháng 2 năm đó. Điều người ta có thể nói chỉ là đương đơn có mặt tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày đó.
1024 Một khi đã rõ ràng rằng hai ngày của tháng 12 năm 1996 là những ngày duy nhất có thể đứng vững được trong đó, biến cố đầu tiên có thể hình dung được là đã xảy ra, công tố đã đối diện với một rào cản đáng kể. Như đã chỉ rõ, đó là vì bằng chứng đã cho thấy rõ ràng rằng đã có các buổi diễn tập của ca đoàn giữa 12 giờ 00 đến 12 giờ 30 trưa vào cả hai ngày đó. Khung thời gian đó quá chặt chẽ đến nỗi khó có thể thấy làm sao trình thuật của người khiếu nại có thể được điều chỉnh cho ăn khớp vào đó được.
1025 Một lần nữa, hầu như không ngạc nhiên gì khi ông Gibson đối chất một số nhân chứng được gọi tới (và đặc biệt là Portelli), nhằm gợi ý rằng có thể đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính Tòa vào ngày 3 tháng 11 năm 1996 (sau khi ngài, trong cùng buổi sáng hôm đó, đã cử hành Thánh lễ cho huynh đoàn ngành đua). Lý thuyết được giả định là có thể đã có đủ thời gian để đương đơn di chuyển từ nhà thờ St Francis trong thành phố, đến Nhà thờ Chính Tòa, cho phép ngài cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lúc 11giờ 00 sáng.
1026 Như đã đề cập trước đây, cuối cùng đã tương đối rõ ràng rằng lý thuyết ngày 3 tháng 11 năm 1996 là hoàn toàn không thể nào hợp lý được. Ông Gibson đáng khen, vì đã tiến đến chỗ đánh giá cao rằng chuyện là như thế, và thực tế đã thừa nhận đại khái là: biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào một trong hai ngày của tháng Mười hai. Điều đó, tất nhiên, có nghĩa là bỏ trình thuật người khiếu nại về việc hai biến cố đã xảy ra trong cùng một năm hợp xướng, trước lễ Giáng sinh.
1027 Điều đó cũng có nghĩa là một ngày thay thế phải được tìm ra để biến cố thứ hai có thể xảy ra. Ngày được đề cử là ngày 23 tháng 2 năm 1997, ngày mà theo nhật ký của Connor, là lần tiếp theo, đương đơn đã có mặt tại Nhà thờ Chính Tòa dự Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Tất nhiên, đó là khoảng hai tháng hay gần như thế sau biến cố đầu tiên, thay vì một tháng. Tuy nhiên, đó là điều tốt nhất mà công tố có thể làm.
1028 Có một số khó khăn với kịch bản đó. Một là, đương đơn đã không cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật ngày 23 tháng 2 năm 1997. Thay vào đó, ông chỉ chủ trì Thánh lễ đó. Điều đó có nghĩa là ông sẽ mặc những lễ phục hoàn toàn khác, 'trang phục ca đoàn’, chứ không phải là 'áo lễ đầy đủ' của một Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ, mà người khiếu nại mô tả ông đã mặc vào thời điểm xảy ra biến cố thứ hai. Bằng chứng của Portelli về những chiếc áo lễ đã được mặc khi Đức Tổng Giám Mục chủ trì, thay vì cử hành, Thánh lễ không bị thách thức. Dù sao, nó đã được hỗ trợ bởi bằng chứng của Connor. Không có lý do tại sao bằng chứng đó không nên được chấp nhận.
1029 Bản chất ‘lỏng’ (liquid) của lý lẽ công tố, ít nhất là khi nói đến ngày tháng, là một vấn đề phải được tính đến khi đánh giá sức mạnh của nó. Đây cũng là một vấn đề cần được tính đến khi xem xét điều 39, và bất lợi pháp y. Một bị cáo có quyền đòi lý lẽ chống lại mình được đặc thù hóa cách thích đáng. Theo quan điểm bên bào chữa, trong một trường hợp phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề chi tiết rất phức tạp, việc đề cử một ngày, như ngày 23 tháng 2 năm 1997, mà không có bất cứ sự biện minh đầy đủ nào để làm như vậy phải là một vấn đề đáng quan tâm.
Kỳ tới: Thử nghiệm M v The Queen - chi thứ hai
998 Khi Đạo luật Chứng cớ được ban hành, nó có chứa một số điều khoản xử lý điều được gọi là "bằng chứng không đáng dựa vào". Những điều khoản này đã thay thế thường luật về chủ đề đó, đòi hỏi phải đưa ra các lời cảnh giác về nguy cơ kết án khi không có sự hỗ trợ (corroboration).
999 Một điều khoản như vậy là điều 165B, đầu đề là ‘Trì hoãn việc truy tố’. Điều đó sau đó đã bị bãi bỏ và được thay thế bằng điều 39 của JDA. Điều 39 dự liệu rằng luật sư công tố có thể yêu cầu thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn về những ‘bất lợi pháp y mà bị cáo gặp phải’ vì lý do bị trì hoãn giữa hành vi bị coi là phạm tội và phiên tòa.
1000 Thẩm phán xét xử có thể hướng dẫn bồi thẩm đoàn, nhưng chỉ khi hài lòng rằng bị cáo đã trải qua một 'bất lợi pháp y đáng kể'. Tuy nhiên, thẩm phán có thể không hề nói hoặc gợi ý rằng sẽ là điều nguy hiểm hoặc không an toàn khi kết án trong những trường hợp như vậy. Thẩm phán cũng không thể gợi ý rằng, vì lý do chậm trễ, các bằng chứng của nạn nhân nên được xem xét kỹ lưỡng.
1001 Trong vụ án hiện tại, thẩm phán xét xử đã đúng đắn dành cho bồi thẩm đoàn một hướng dẫn bất lợi pháp y. Quan tòa đã phác thảo một số xem xét mà ông nói với bồi thẩm đoàn rằng họ nên coi như gây ảnh hưởng đến khả năng tự bào chữa của đương đơn. Ông ghi nhận cơ hội bị mất để đương đơn có thể tìm hiểu lúc, hoặc gần lúc bị tố cáo là vi phạm. Điều này bao gồm khả năng của đương đơn được thăm dò trong chi tiết các hoàn cảnh bị tố là phạm tội.
1002 Liên quan đến các nhân chứng, Quan tòa lưu ý rằng do sự chậm trễ giữa việc bị cáo là vi phạm và phiên tòa, hầu hết họ chỉ có thể đưa ra bằng chứng về thực hành và thói quen tổng quát, thay vì ký ức chuyên biệt. Người ta nói rằng ký ức của một số nhân chứng đã suy giảm trong thời gian trôi qua giữa việc cáo buộc là vi phạm và phiên tòa. Quan tòa đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng nếu họ thấy rằng sự sáng suốt của một nhân chứng đã bị ảnh hưởng bởi 22 năm trôi qua giữa điều cáo buộc là vi phạm và phiên tòa, thì họ phải xem xét điều này như một bất lợi cho bên bào chữa.
1003 Liên quan đến bằng chứng của người khiếu nại, Quan tòa đã nói với bồi thẩm đoàn rằng:
sự mãn hạn ... cũng làm giảm khả năng để bên bào chữa kiểm tra đầy đủ bằng chứng [của người khiếu nại] ... nếu cuộc điều tra và xét xử này đã được thực hiện ... vào thời điểm gần với năm 1996 thì người ta có thể mong [người khiếu nại] ở một vị trí tốt hơn để trả lời các câu hỏi về một số chi tiết [của việc vi phạm] ...
1004 Cuối cùng, Quan tòa nhận xét rằng cái chết của cậu bé kia, người đáng lẽ là nhân chứng thực chất nếu không có sự chậm trễ kéo dài như vậy, là một bất lợi pháp y khác mà bồi thẩm đoàn phải xem xét có lợi cho đương đơn.
1005 Phải hiểu rằng điều 39 hoạt động, trong các lời lẽ của nó, chỉ có lợi cho bị cáo. Nó không có bất cứ ứng dụng nào liên quan đến công tố, hoặc bất cứ nhân chứng nào của công tố.
1006 Vì điều 4A của JDA, việc lý luận của Tòa án này liên quan đến việc trì hoãn, khi xử lý Cơ sở 1, phải nhất quán với cách thức bồi thẩm đoàn đã được hướng dẫn, theo điều 39.
1007 Sự kiện một số nhân chứng quan trọng, bao gồm, chẳng hạn, Cha xứ McCarthy, không có khả năng đưa ra bằng chứng có thể hỗ trợ cho lý lẽ của bên bào chữa, phải được Tòa án này xem xét, mặc dù chỉ có lợi cho đương đơn. Cha xứ McCarthy không đơn độc. Không ai biết, chẳng hạn, Cha Egan có thể đã nói gì nếu ông được mời ra để cung cấp bằng chứng, như ông chắc chắn đáng lẽ được mời như thế, nếu phiên tòa này diễn ra gần hơn với ngày của biến cố bị cáo buộc là vi phạm.
1008 Điều đặc biệt quan trọng là chỉ có thách thức được công tố đưa ra cho các nhân chứng này là về độ đáng dựa vào của ký ức họ. Potter là một thí dụ rõ ràng, nhưng ông không đơn độc. Trí nhớ của Portelli, và do đó độ đáng dựa vào trong bằng chứng của ông, đã bị tấn công, cũng như McGlone. Theo quan điểm của đương đơn, trong một vụ án phải phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề chi tiết chính xác, việc bất lợi do hơn 20 năm đã trôi qua từ thời điểm của điều bị cáo buộc là vi phạm đem lại không chỉ đơn thuần là đáng kể, mà còn rất sâu xa nữa.
1009 Điều đó không có nghĩa là bằng chứng của người khiếu nại cũng không bị giảm do sự chậm trễ. Ký ức của ông ta về những điều ông ta cho đã diễn ra có thể dễ dàng được chứng minh là không đáng dựa vào trong một số khía cạnh chủ chốt, như trên thực tế đã xảy ra. Tuy nhiên, điều 39 không cho phép sự chậm trễ được tính đến vì ưu ái đối với người khiếu nại. Như đã được báo trước trong những lý do này, có một loạt các điều khoản khác, chẳng hạn như các điều 52, 53 và 54 của Đạo luật, đã cung cấp một đối trọng cho điều 39.
1010 Do đó, để đánh giá tầm quan trọng phải dành cho lý lẽ công tố, và toàn bộ bằng chứng nói chung, cần phải tính đến việc này: cuộc tấn công đầu tiên thực hiện đối với rất nhiều nhân chứng ủng hộ lý lẽ bào chữa đáng lẽ đã hoàn toàn khác, và gần như chắc chắn là ít hiệu nghiệm hơn, nếu đã không có sự chậm trễ của bất cứ điều gì giống như loại này. Rõ ràng, đây là một trường hợp mà điều 39 phải được dành cho một tầm quan trọng rất đáng kể tại phiên tòa, và phải được Tòa án này dành cho một tầm quan trọng tương tự.
Các điều 52, 53 và 54 của JDA
1011 Nếu một thẩm phán xét xử cho rằng có xác suất có bằng chứng trong phiên tòa để gợi ý rằng người khiếu nại đã hoặc triển hạn việc đưa ra khiếu nại, hoặc quả có đưa ra khiếu nại, thẩm phán phải hướng dẫn bồi thẩm đoàn theo điều 52 (4).
1012 Tiểu mục đó đọc như sau:
(4) Khi đưa ra hướng dẫn theo điều này, thẩm phán xét xử phải thông báo cho bồi thẩm đoàn rằng kinh nghiệm cho thấy rằng
(a) người ta có thể phản ứng khác nhau đối với các tội phạm tình dục và không hề có một phản ứng điển hình, thích đáng hoặc bình thường đối với tội phạm tình dục; và
(b) một số người có thể khiếu nại ngay lập tức với người đầu tiên họ thấy, trong khi những người khác có thể không khiếu nại trong một thời gian và có những người khác có thể không bao giờ khiếu nại; và
(c) sự chậm trễ trong việc đưa ra khiếu nại liên quan đến hành vi phạm tội tình dục là một trường hợp phổ biến.
1013 Như đã nhấn mạnh trước đây, điều 53 cho phép công tố yêu cầu thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng có thể có lý do chính đáng tại sao một người có thể không khiếu nại, hoặc có thể trì hoãn khiếu nại về hành vi phạm tội tình dục.
1014 Điều 54 bãi bỏ một số quy tắc của thường luật từng được Tòa án tối cao khai triển, lần lượt được quy cho vụ Kilby v The Queen [252] và Crofts v The Queen [253]. Thành thử, khi tuân theo Đạo luật, một thẩm phán không còn bị yêu cầu phải hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng việc trì hoãn của người khiếu nại, hoặc đúng hơn, việc không khiếu nại gì cả, có thể tạo ra một nghi ngờ về độ đáng dựa vào trong bằng chứng của người đó.
1015 Điều 52 không có ứng dụng nào đối với cậu bé kia trong trường hợp này. Theo bất cứ ý nghĩa nào, Ông ta cũng không phải là người khiếu nại, theo nghĩa của điều 52 (1). Tuy nhiên, điều này áp dụng cho người khiếu nại. Nó ít nhất trả lời một phần cho đệ trình của bên bào chữa rằng nếu biến cố đầu tiên có xảy ra như bị cáo buộc, thì người khiếu nại và cậu bé kia sẽ phải thảo luận về nó ở một giai đoạn nào đó.
Bản chất ‘hay thay đổi’ (fluid) của lý lẽ công tố
1016 Như đã nêu, cáo trạng buộc tội rằng các tội phạm nói là xảy ra trong biến cố đầu tiên đều được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 đến ngày 31 tháng 12 năm 1996. Hành vi phạm tội được trình bầy trong cáo buộc 5 được nói là đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 và ngày 28 tháng 2 1997.
1017 Tất nhiên, biện hộ giữa các ngày tháng, theo cách đó, khá phổ biến trong các trường hợp liên quan đến tội phạm tình dục đã lâu năm. Trong nhiều trường hợp, không có phương thức thay thế có giá trị nào khác cho việc tiếp nhận diễn trình đó.
1018 Trong vụ án này, bản tóm tắt viết lúc khai mở của công tố chỉ đơn giản là đề cử ‘nửa sau của năm 1996’, là thời gian khi biến cố đầu tiên diễn ra. Nó ấn định ít nhất một tháng sau biến cố [lần đầu tiên] này là ngày xảy ra biến cố thứ hai.
1019 Như đã đề cập trên đây, khi ông Gibson đến lúc mở lý lẽ cho bồi thẩm đoàn, ông không nói chuyên biệt hơn thế. Ông đã nói đến biến cố đầu tiên như xảy ra vào sáng Chúa Nhật, ‘vào cuối năm 1996’. Ông ấy nói đến biến cố thứ hai như đã xảy ra ‘hơn một tháng sau đó’.
1020 Người ta sẽ được nhắc nhở rằng nhật ký Connor chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi phiên tòa đầu tiên đã kết thúc. Cuốn nhật ký đó, cùng với vô số bằng chứng khác, cho thấy rõ ràng rằng Đức Tổng Giám Mục mới được bổ nhiệm chỉ cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính Tòa vào hai ngày chuyên biệt vào năm 1996; 15 và 22 tháng 12.
1021 Công tố đã miễn cưỡng một cách dễ hiểu, trong cả hai phiên tòa, trong việc làm cho trình thuật của người khiếu nại được cố định vào một hoặc các ngày chuyên biệt. Độ chuyên biệt càng lớn, thì càng khó coi trình thuật của người khiếu nại là đáng tin cậy để ông ta tiếp tục khẳng định các biến cố này xảy ra lúc nào.
1022 Như ông Richter lưu ý, nếu, biến cố đầu tiên, giả sử nó có xảy ra, phải xảy ra vào giữa đến cuối tháng 12 năm 1996, biến cố thứ hai không thể xảy ra trước Lễ Giáng sinh năm đó, bất kể người khiếu nại có khăng khăng như thế nào về trình tự đó của các biến cố.
1023 Theo như tôi có thể nói, ông Walker đã đúng khi đệ trình rằng không có bằng chứng nào chuyên biệt nối kết biến cố thứ hai vào tháng 2 năm 1997, lại càng ít hơn khi, cuối cùng, nối kết nó với một ngày được công tố đề cử, ngày 23 tháng 2 năm đó. Điều người ta có thể nói chỉ là đương đơn có mặt tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày đó.
1024 Một khi đã rõ ràng rằng hai ngày của tháng 12 năm 1996 là những ngày duy nhất có thể đứng vững được trong đó, biến cố đầu tiên có thể hình dung được là đã xảy ra, công tố đã đối diện với một rào cản đáng kể. Như đã chỉ rõ, đó là vì bằng chứng đã cho thấy rõ ràng rằng đã có các buổi diễn tập của ca đoàn giữa 12 giờ 00 đến 12 giờ 30 trưa vào cả hai ngày đó. Khung thời gian đó quá chặt chẽ đến nỗi khó có thể thấy làm sao trình thuật của người khiếu nại có thể được điều chỉnh cho ăn khớp vào đó được.
1025 Một lần nữa, hầu như không ngạc nhiên gì khi ông Gibson đối chất một số nhân chứng được gọi tới (và đặc biệt là Portelli), nhằm gợi ý rằng có thể đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính Tòa vào ngày 3 tháng 11 năm 1996 (sau khi ngài, trong cùng buổi sáng hôm đó, đã cử hành Thánh lễ cho huynh đoàn ngành đua). Lý thuyết được giả định là có thể đã có đủ thời gian để đương đơn di chuyển từ nhà thờ St Francis trong thành phố, đến Nhà thờ Chính Tòa, cho phép ngài cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lúc 11giờ 00 sáng.
1026 Như đã đề cập trước đây, cuối cùng đã tương đối rõ ràng rằng lý thuyết ngày 3 tháng 11 năm 1996 là hoàn toàn không thể nào hợp lý được. Ông Gibson đáng khen, vì đã tiến đến chỗ đánh giá cao rằng chuyện là như thế, và thực tế đã thừa nhận đại khái là: biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào một trong hai ngày của tháng Mười hai. Điều đó, tất nhiên, có nghĩa là bỏ trình thuật người khiếu nại về việc hai biến cố đã xảy ra trong cùng một năm hợp xướng, trước lễ Giáng sinh.
1027 Điều đó cũng có nghĩa là một ngày thay thế phải được tìm ra để biến cố thứ hai có thể xảy ra. Ngày được đề cử là ngày 23 tháng 2 năm 1997, ngày mà theo nhật ký của Connor, là lần tiếp theo, đương đơn đã có mặt tại Nhà thờ Chính Tòa dự Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Tất nhiên, đó là khoảng hai tháng hay gần như thế sau biến cố đầu tiên, thay vì một tháng. Tuy nhiên, đó là điều tốt nhất mà công tố có thể làm.
1028 Có một số khó khăn với kịch bản đó. Một là, đương đơn đã không cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật ngày 23 tháng 2 năm 1997. Thay vào đó, ông chỉ chủ trì Thánh lễ đó. Điều đó có nghĩa là ông sẽ mặc những lễ phục hoàn toàn khác, 'trang phục ca đoàn’, chứ không phải là 'áo lễ đầy đủ' của một Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ, mà người khiếu nại mô tả ông đã mặc vào thời điểm xảy ra biến cố thứ hai. Bằng chứng của Portelli về những chiếc áo lễ đã được mặc khi Đức Tổng Giám Mục chủ trì, thay vì cử hành, Thánh lễ không bị thách thức. Dù sao, nó đã được hỗ trợ bởi bằng chứng của Connor. Không có lý do tại sao bằng chứng đó không nên được chấp nhận.
1029 Bản chất ‘lỏng’ (liquid) của lý lẽ công tố, ít nhất là khi nói đến ngày tháng, là một vấn đề phải được tính đến khi đánh giá sức mạnh của nó. Đây cũng là một vấn đề cần được tính đến khi xem xét điều 39, và bất lợi pháp y. Một bị cáo có quyền đòi lý lẽ chống lại mình được đặc thù hóa cách thích đáng. Theo quan điểm bên bào chữa, trong một trường hợp phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề chi tiết rất phức tạp, việc đề cử một ngày, như ngày 23 tháng 2 năm 1997, mà không có bất cứ sự biện minh đầy đủ nào để làm như vậy phải là một vấn đề đáng quan tâm.
Kỳ tới: Thử nghiệm M v The Queen - chi thứ hai