Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII Năm – C
(Lc 11, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng vào Chúa và tha thiết nguyện cầu. Bài đọc I (St 18, 20-32) là một minh họa đầy đủ ý nghĩa nhất. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã van nài Chúa, thậm trí mạc cả với Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính, Abraham đã tìm thấy tột đỉnh của tình thương Chúa là sự tha thứ. Tin Mừng (Lc 11, 1-13) thuật lại cho chúng ta lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa dạy các môn đệ. Người không dạy họ một công thức cầu nguyện cho bằng dạy họ hướng về Thiên Chúa là Cha bằng tình con thảo với trọn niềm tin, vì : “Kẻ cô thân Thiên Chúa cho nhà cửa, chính Người ban tặng cho dân dũng lực uy quyền.” (Ca nhập lễ).
Xem hình và nghe bài giảng
Gương của tổ phụ Abraham
Từ cây sồi ở Mambrê Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Abraham (x. St 18,1), và Abraham nhận ra lòng thương xót Chúa. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã dám thưa cùng Chúa :“Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Và ông tiếp tục mạc cả với Thiên Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính. Vấn đề là Thiên Chúa không bao giờ muốn tiêu diệt thành Sôđôma. Abraham sợ chứng kiến cảnh Thiên Chúa trừng phạt Sôđôma và Gômôrha. Với lòng thương dân sẵn có, Abraham đã nguyện cầu, đến nỗi táo bạo mặc cả với Chúa. Ông tin vào Thiên Chúa, nhưng giờ đây niềm tin đang bị thử thách, ông tự hỏi: Liệu Thiên Chúa có trung thành với lời giao ước tình thương đối với dân không? Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, nếu nói rằng Abraham mặc cả với Chúa, không có sai, vì ông đã giảm giá dần, từ năm mươi người xuống còn mười người. Chúa phán: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”. Abraham thấy các thành rơi vào cảnh bi đát, sắp bị Chúa tàn phá và ông tìm kiếm một con đường giải thoát cho hai thành. Ông kêu van, mặc cả nhưng không nói lộng ngôn phạm đến Chúa, Chúa đã nhận lời ông cầu xin.
Cầu nguyện như Đức Giêsu dạy
Niềm tin vào Thiên Chúa của Abraham bị thử thách, đó cũng là niềm tin của chúng ta nói chung. Vì nhiều khi chúng ta xin mãi mà không được, nên chán nản. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các môn đệ ra làm sao (x. Lc 11, 1-13).
Chuyện là khi các môn đệ chiêm ngắm Thầy cầu nguyện, có người thưa: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Giêsu đáp ứng lời xin và dạy : “Khi anh em cầu nguyện, thì hãy cầu nguyện như thế này : ‘Lạy cha…”. Người mời gọi các môn đệ hướng về Cha, đi vào trong tương quan thân tình với Thiên Chúa là Cha. Bởi lịch sử cứu độ con người là một chuỗi dài của tình phụ tử giữa Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của con người. Thiên Chúa cất tiếng gọi con người đáp trả và tìm thấy lòng tốt hảo của Thiên Chúa là Cha. Con người khát khao Thiên Chúa gặp được lòng mến của Thiên Chúa đối với con người, con người được Chúa ban ơn.
Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa cùng Thiên Chúa “Lạy Cha” là Người đưa chúng ta vào trong tương quan diện đối diện với Thiên Chúa, khiêm tốn, tin tưởng bước vào với tình con thảo. Tuy lời cầu nguyện tạ ơn dài trong Thánh Vịnh thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa: “Lạy Chúa, con tạ ơn danh Chúa vì tình thương và chân lý” ; “Nếu tôi đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ gìn tôi sống” ; “Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời” (Tv 137, 1-8)… Nhưng, thánh vịnh gia còn phải đương đầu với quân thù và những cám dỗ đang rình rập, lúc mà Thiên Chúa trung thành hình như vắng mặt.
Thiên Chúa luôn giữ lời hứa, muôn đời không hề thay đổi. Vậy, tại sao ta lại nghi ngờ về tình phụ tử của Thiên Chúa? Chúa Giêsu bảo đảm rằng những lời nguyện cầu mà chúng ta dâng lên Chúa Cha sẽ luôn được nhận lời : “Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,10). Người lưu ý chúng ta : “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.” (Lc 11,10) Người làm cho chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng không chỉ sẽ nhận lời mà còn trao ban cho chúng ta những điều tốt hơn điều chúng ta cầu xin.
Chúng ta đã chẳng đọc những lời của Chúa Giêsu rằng, Đấng trao ban còn quí trọng hơn những gì là ân huệ Ngài trao ban sao ? Chính Chúa, là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta nhận được trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện, là để Thiên Chúa đến ở với chúng ta và biến đổi chúng ta. Dần dà, chúng ta tìm thấy những gì tội lỗi đã làm hư mất. Và khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta làm cho mình trở lên trung gian của tình yêu Thiên Chúa giữa anh em.
Người tín hữu đích thực không chỉ cầu nguyện trong tình con thảo mà lời cầu nguyện còn đưa chúng ta vào trong niềm tin hòa giải : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha, kẻ có nợ chúng con”.
Lấy lại những lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, chúng ta thưa: “Lạy Cha xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Lúc đó, chúng ta sẽ thực sự trở nên môn đệ Đức Giêsu, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và trở nên những sứ giả mang tình yêu của Chúa Cha đến với muôn người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 11, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng vào Chúa và tha thiết nguyện cầu. Bài đọc I (St 18, 20-32) là một minh họa đầy đủ ý nghĩa nhất. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã van nài Chúa, thậm trí mạc cả với Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính, Abraham đã tìm thấy tột đỉnh của tình thương Chúa là sự tha thứ. Tin Mừng (Lc 11, 1-13) thuật lại cho chúng ta lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa dạy các môn đệ. Người không dạy họ một công thức cầu nguyện cho bằng dạy họ hướng về Thiên Chúa là Cha bằng tình con thảo với trọn niềm tin, vì : “Kẻ cô thân Thiên Chúa cho nhà cửa, chính Người ban tặng cho dân dũng lực uy quyền.” (Ca nhập lễ).
Xem hình và nghe bài giảng
Gương của tổ phụ Abraham
Từ cây sồi ở Mambrê Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Abraham (x. St 18,1), và Abraham nhận ra lòng thương xót Chúa. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã dám thưa cùng Chúa :“Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Và ông tiếp tục mạc cả với Thiên Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính. Vấn đề là Thiên Chúa không bao giờ muốn tiêu diệt thành Sôđôma. Abraham sợ chứng kiến cảnh Thiên Chúa trừng phạt Sôđôma và Gômôrha. Với lòng thương dân sẵn có, Abraham đã nguyện cầu, đến nỗi táo bạo mặc cả với Chúa. Ông tin vào Thiên Chúa, nhưng giờ đây niềm tin đang bị thử thách, ông tự hỏi: Liệu Thiên Chúa có trung thành với lời giao ước tình thương đối với dân không? Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, nếu nói rằng Abraham mặc cả với Chúa, không có sai, vì ông đã giảm giá dần, từ năm mươi người xuống còn mười người. Chúa phán: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”. Abraham thấy các thành rơi vào cảnh bi đát, sắp bị Chúa tàn phá và ông tìm kiếm một con đường giải thoát cho hai thành. Ông kêu van, mặc cả nhưng không nói lộng ngôn phạm đến Chúa, Chúa đã nhận lời ông cầu xin.
Cầu nguyện như Đức Giêsu dạy
Niềm tin vào Thiên Chúa của Abraham bị thử thách, đó cũng là niềm tin của chúng ta nói chung. Vì nhiều khi chúng ta xin mãi mà không được, nên chán nản. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các môn đệ ra làm sao (x. Lc 11, 1-13).
Chuyện là khi các môn đệ chiêm ngắm Thầy cầu nguyện, có người thưa: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Giêsu đáp ứng lời xin và dạy : “Khi anh em cầu nguyện, thì hãy cầu nguyện như thế này : ‘Lạy cha…”. Người mời gọi các môn đệ hướng về Cha, đi vào trong tương quan thân tình với Thiên Chúa là Cha. Bởi lịch sử cứu độ con người là một chuỗi dài của tình phụ tử giữa Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của con người. Thiên Chúa cất tiếng gọi con người đáp trả và tìm thấy lòng tốt hảo của Thiên Chúa là Cha. Con người khát khao Thiên Chúa gặp được lòng mến của Thiên Chúa đối với con người, con người được Chúa ban ơn.
Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa cùng Thiên Chúa “Lạy Cha” là Người đưa chúng ta vào trong tương quan diện đối diện với Thiên Chúa, khiêm tốn, tin tưởng bước vào với tình con thảo. Tuy lời cầu nguyện tạ ơn dài trong Thánh Vịnh thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa: “Lạy Chúa, con tạ ơn danh Chúa vì tình thương và chân lý” ; “Nếu tôi đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ gìn tôi sống” ; “Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời” (Tv 137, 1-8)… Nhưng, thánh vịnh gia còn phải đương đầu với quân thù và những cám dỗ đang rình rập, lúc mà Thiên Chúa trung thành hình như vắng mặt.
Thiên Chúa luôn giữ lời hứa, muôn đời không hề thay đổi. Vậy, tại sao ta lại nghi ngờ về tình phụ tử của Thiên Chúa? Chúa Giêsu bảo đảm rằng những lời nguyện cầu mà chúng ta dâng lên Chúa Cha sẽ luôn được nhận lời : “Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,10). Người lưu ý chúng ta : “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.” (Lc 11,10) Người làm cho chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng không chỉ sẽ nhận lời mà còn trao ban cho chúng ta những điều tốt hơn điều chúng ta cầu xin.
Chúng ta đã chẳng đọc những lời của Chúa Giêsu rằng, Đấng trao ban còn quí trọng hơn những gì là ân huệ Ngài trao ban sao ? Chính Chúa, là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta nhận được trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện, là để Thiên Chúa đến ở với chúng ta và biến đổi chúng ta. Dần dà, chúng ta tìm thấy những gì tội lỗi đã làm hư mất. Và khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta làm cho mình trở lên trung gian của tình yêu Thiên Chúa giữa anh em.
Người tín hữu đích thực không chỉ cầu nguyện trong tình con thảo mà lời cầu nguyện còn đưa chúng ta vào trong niềm tin hòa giải : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha, kẻ có nợ chúng con”.
Lấy lại những lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, chúng ta thưa: “Lạy Cha xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Lúc đó, chúng ta sẽ thực sự trở nên môn đệ Đức Giêsu, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và trở nên những sứ giả mang tình yêu của Chúa Cha đến với muôn người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ