Chúa Nhật XVII Thường Niên C: ABBA – LẠY CHA
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Đức Giám Mục Fénelon bên nước Pháp đi kinh lý. Trên đường, Ngài gặp một em bé chăn cừu, thấy em này qùy gối cầu nguyện, ngài tò mò dừng xe lại và hỏi: Con đang làm gì thế? Em bé nói: Thưa Đức Cha, con là đứa trẻ nhà quê, con không biết đọc chữ, vì thế, mỗi khi cầu nguyện, con chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, nhưng khi vừa đọc ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ thì con cảm động không cầm được nước mắt, vì con biết con có người cha vô cùng cao cả, là Thiên Chúa.
Sau khi hỏi han, Đức Giám Mục biết em bé ấy đã 14 tuổi, vì thất học, nên em chưa được chịu phép thêm sức. Ngài ghi tên em, và nói với cha xứ cho em được thêm sức cấp kỳ, vì em đã thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa em với Thiên Chúa, một điều cơ bản của Giáo lý Công Giáo.
Thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa chúng ta với Thiên Chúa trong đời sống, đặc biệt là tâm tình cầu nguyện:tâm tình tha thiết cầu nguyện mỗi ngày của Đức Giêsu với Thiên Chúa, điều mà Chúa Giêsu mong muốn nơi chúng ta. Thật thế, Ngài trong kinh nghiệm sống tình Cha đã mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là Cha hiền, Ngài mời gọi chúng ta khám phá vị Cha chung bằng tâm tình cầu nguyện “Abba – Lạy Cha”. Cha là từ êm ái dịu ngọt nhất nói lên mối dây liên kết giữa Ðấng Tạo Thành với con người – một thụ tạo được nâng lên địa vị làm con Thiên Chúa trong sự săn sóc gần gũi và yêu thương che chở của Ngài.
Kinh “Abba” được ghi nhận nơi hai Tin Mừng Mattheu và Luca. Tuy nhiên Luca ghi lại vắn tắt hơn lời kinh của Matthêu (Mt 6,9-13) trình bày, nhưng nội dung không thay đổi, Matthêu đi vào chi tiết hơn: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Trong lúc đó, Luca ghi nhận vắn tắt nhưng cũng bao hàm ý nghĩa các lời câu trên: “Lạy Cha, nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến”. Và câu kết với Matthêu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” trong lúc Luca trình bày ngắn hơn nhưng cũng bao hàm ý nghĩa đầy đủ: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
Lời kinh “Abba” mà Chúa Giêsu dạy cầu nguyện diễn tả tâm tình đơn sơ phó thác của cả một cuộc sống thường ngày. Đầu tiên “nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến “, vì Cha là tình yêu, khi danh cha toả sáng, là tình yêu cha trải dài trên trái đất nơi những người con của cha hiện hữu. Tiếp đến là những nhu cầu cấp thiết nhất của cuộc sống, những thực tế của thân phận con người, sự vấp ngã, đối diện với cám dỗ và hiểm nguy cuộc sống. Trong danh cha toả sáng và tình yêu cha trải dài, con tha thiết mong Cha ở bên con vượt khó:
• Lương thực hàng ngày: Lời cầu khẩn như tiếng khóc trẻ thơ báo với mẹ hiền biết mình đang đói cần dòng sữa mẹ nuôi dưỡng. Lương thực trong lời cầu là cơm bánh và những gì cần cho sự sống của thân xác. Lương thực cũng được hiểu là Lời Chúa, là Bí tích Thánh Thể, thứ lương thực thiêng liêng cho phận người. Vâng, đời sống của chúng ta cần được Cha trên trời nuôi dưỡng liên tục. Chúng ta cần cơm bánh nuôi thân xác, nhưng cũng cần thức ăn nuôi đời sống tinh thần. Của ăn tinh thần đó là Tình yêu của Cha hiện diện bên con cho dù con có hờ hững làm ngơ.
• Tha nợ: Nợ đời, là tượng trưng cho thân phận yếu đuối của con người. Đời sống của con cái Cha vẫn còn dính bén đến tội là vì xuất phát từ bụi tro. Ai cũng có tội, tôi phạm tội và cũng có người lỗi phạm đến tôi. Con mong được Thiên Chúa là Cha tha thứ, là Tình yêu của Cha được toả sáng trải dài trên thế gian. Khi yêu cầu tha thứ, con cũng tha thứ cho anh em vì con học nơi cha tình yêu tha thứ. Cho nên, vì là con cha, con phải biết tha thứ: “vì cha nào, con đấy”, "con nhà tông, không giống lông thì giống cánh".
• Khỏi sa chước cám dỗ: Cám dỗ trong đời sống hàng ngày là điều không sao tránh khỏi trong kiếp người, Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ và đã vượt qua (x. Mt 4,1-11), Ngài cũng mong chúng ta vượt qua (x. Lc 22,40-46). Con người với những cám dỗ từ ngoài vào và những nghiêng chiều theo từ bên trong tâm hồn chính mình. Con không xin mình khỏi bị cám dỗ hay thử thách, chỉ xin được vượt qua chước cám dỗ mà vẫn giữ vẹn lòng tín trung, là thể hiện của lòng hiếu thảo với Cha, là làm cho con được vững vàng trưởng thành trước những phong ba cuộc đời.
Qua những lời cầu lên Thiên Chúa, chúng ta cảm nghiệp ngài là Cha đồng hành với con trong cuộc sống, luôn lo tìm kiếm những gì là tốt nhất cho đời con. Dù có lúc sự cám dỗ mãnh liệt, những thử thách đường đời làm con thật khốn quẫn, con cất tiếng kêu cầu Cha, có lúc con tưởng Ngài như quên lãng, cảm nhận mình là đứa con bị bỏ chợ, bơ vơ giữa phong ba, con thất vọng muốn bỏ cuộc và quên cả Cha. Chúa Giêsu khuyến khích con hãy kiên trì trong lòng trông cậy Cha bằng dụ ngôn người láng giềng xin bánh giữa đêm khuya để tiếp khách, chủ nhà nếu không vì lòng nhân nhưng vì bị quấy rầy nên phải thức dậy mà cho bánh anh láng giềng (x. Lc 11,5-8). Cha chúng ta, Người không để chúng ta thiếu thốn kia mà... Ngài luôn cho chúng ta những gì là tốt nhất cho cuộc đời mình, hãy vững tin dù những lúc thử thách nhất, thử thách đó chẳng phải là “hòn đá”, “rắn rết” hay “bò cạp” của Cha ban đâu. Ngài sẽ ban Thánh Thần để chúng ta vượt qua đồi Canvê mà tiến tới Phục sinh cùng với Đức Giêsu.
“Khi chúng ta lặp lại lời “cầu nguyện của Đức Giêsu”, đến lượt mình, chúng ta dám nghĩ rằng “Chúa Cha yêu thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Ngài yêu mến Con Một của Ngài” (Quesson). Chúng ta được chia sẻ với Ðức Giêsu cùng một tương quan với Cha, khi ta gọi tên Cha bằng tình con thảo trong lúc người Do Thái cũng như các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo khi cầu nguyện không dám gọi Thiên Chúa bằng lối gọi quá đỗi thân mật “Abba – Cha ơi”. Phần chúng ta, khi tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là nhìn nhận người khác là anh em, chúng ta có một người Cha trên trời. Lm. Jean-Luc Vesco nhấn mạnh: “Trong lời cầu nguyện của người con thảo, người Kitô hữu có thể lấy lại lời cầu khẩn này của Đức Kitô:”Lạy Cha” (Ga 4,6; Rm 8,15). Tiếng kêu Cha đó có tính cách riêng biệt, cá nhân. Nó diễn tả một sắc thái thân mật và cũng muốn nhấn mạnh là, mối liên hệ duy nhất và đặc biệt mà Chúa Con có với Chúa Cha cũng là mối liên hệ nối kết tất cả các Kitô hữu với Thiên Chúa”( Jérusalem et son prophète, Cerf, tr 72).
Lời kinh nhẹ nhàng đơn sơ như lời tâm sự của con đối với Cha – Abba như tiếng trẻ thơ gọi Cha trong tình yêu thương: “Ba ơi!”. Abba là tiếng thúc đẩy của Thánh Linh thổi vào tâm hồn của mỗi người để chúng ta “dám” gọi Thiên Chúa là Abba - Cha ơi mà Thánh Phaolô đã khẳng định :”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Thật thế như Thánh Phaolô xác tín: “Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15).
Chúng ta được nhận lời như Chúa Giêsu đã hứa:
"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 22/07/2016.
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Đức Giám Mục Fénelon bên nước Pháp đi kinh lý. Trên đường, Ngài gặp một em bé chăn cừu, thấy em này qùy gối cầu nguyện, ngài tò mò dừng xe lại và hỏi: Con đang làm gì thế? Em bé nói: Thưa Đức Cha, con là đứa trẻ nhà quê, con không biết đọc chữ, vì thế, mỗi khi cầu nguyện, con chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, nhưng khi vừa đọc ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ thì con cảm động không cầm được nước mắt, vì con biết con có người cha vô cùng cao cả, là Thiên Chúa.
Sau khi hỏi han, Đức Giám Mục biết em bé ấy đã 14 tuổi, vì thất học, nên em chưa được chịu phép thêm sức. Ngài ghi tên em, và nói với cha xứ cho em được thêm sức cấp kỳ, vì em đã thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa em với Thiên Chúa, một điều cơ bản của Giáo lý Công Giáo.
Thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa chúng ta với Thiên Chúa trong đời sống, đặc biệt là tâm tình cầu nguyện:tâm tình tha thiết cầu nguyện mỗi ngày của Đức Giêsu với Thiên Chúa, điều mà Chúa Giêsu mong muốn nơi chúng ta. Thật thế, Ngài trong kinh nghiệm sống tình Cha đã mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là Cha hiền, Ngài mời gọi chúng ta khám phá vị Cha chung bằng tâm tình cầu nguyện “Abba – Lạy Cha”. Cha là từ êm ái dịu ngọt nhất nói lên mối dây liên kết giữa Ðấng Tạo Thành với con người – một thụ tạo được nâng lên địa vị làm con Thiên Chúa trong sự săn sóc gần gũi và yêu thương che chở của Ngài.
Kinh “Abba” được ghi nhận nơi hai Tin Mừng Mattheu và Luca. Tuy nhiên Luca ghi lại vắn tắt hơn lời kinh của Matthêu (Mt 6,9-13) trình bày, nhưng nội dung không thay đổi, Matthêu đi vào chi tiết hơn: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Trong lúc đó, Luca ghi nhận vắn tắt nhưng cũng bao hàm ý nghĩa các lời câu trên: “Lạy Cha, nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến”. Và câu kết với Matthêu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” trong lúc Luca trình bày ngắn hơn nhưng cũng bao hàm ý nghĩa đầy đủ: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
Lời kinh “Abba” mà Chúa Giêsu dạy cầu nguyện diễn tả tâm tình đơn sơ phó thác của cả một cuộc sống thường ngày. Đầu tiên “nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến “, vì Cha là tình yêu, khi danh cha toả sáng, là tình yêu cha trải dài trên trái đất nơi những người con của cha hiện hữu. Tiếp đến là những nhu cầu cấp thiết nhất của cuộc sống, những thực tế của thân phận con người, sự vấp ngã, đối diện với cám dỗ và hiểm nguy cuộc sống. Trong danh cha toả sáng và tình yêu cha trải dài, con tha thiết mong Cha ở bên con vượt khó:
• Lương thực hàng ngày: Lời cầu khẩn như tiếng khóc trẻ thơ báo với mẹ hiền biết mình đang đói cần dòng sữa mẹ nuôi dưỡng. Lương thực trong lời cầu là cơm bánh và những gì cần cho sự sống của thân xác. Lương thực cũng được hiểu là Lời Chúa, là Bí tích Thánh Thể, thứ lương thực thiêng liêng cho phận người. Vâng, đời sống của chúng ta cần được Cha trên trời nuôi dưỡng liên tục. Chúng ta cần cơm bánh nuôi thân xác, nhưng cũng cần thức ăn nuôi đời sống tinh thần. Của ăn tinh thần đó là Tình yêu của Cha hiện diện bên con cho dù con có hờ hững làm ngơ.
• Tha nợ: Nợ đời, là tượng trưng cho thân phận yếu đuối của con người. Đời sống của con cái Cha vẫn còn dính bén đến tội là vì xuất phát từ bụi tro. Ai cũng có tội, tôi phạm tội và cũng có người lỗi phạm đến tôi. Con mong được Thiên Chúa là Cha tha thứ, là Tình yêu của Cha được toả sáng trải dài trên thế gian. Khi yêu cầu tha thứ, con cũng tha thứ cho anh em vì con học nơi cha tình yêu tha thứ. Cho nên, vì là con cha, con phải biết tha thứ: “vì cha nào, con đấy”, "con nhà tông, không giống lông thì giống cánh".
• Khỏi sa chước cám dỗ: Cám dỗ trong đời sống hàng ngày là điều không sao tránh khỏi trong kiếp người, Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ và đã vượt qua (x. Mt 4,1-11), Ngài cũng mong chúng ta vượt qua (x. Lc 22,40-46). Con người với những cám dỗ từ ngoài vào và những nghiêng chiều theo từ bên trong tâm hồn chính mình. Con không xin mình khỏi bị cám dỗ hay thử thách, chỉ xin được vượt qua chước cám dỗ mà vẫn giữ vẹn lòng tín trung, là thể hiện của lòng hiếu thảo với Cha, là làm cho con được vững vàng trưởng thành trước những phong ba cuộc đời.
Qua những lời cầu lên Thiên Chúa, chúng ta cảm nghiệp ngài là Cha đồng hành với con trong cuộc sống, luôn lo tìm kiếm những gì là tốt nhất cho đời con. Dù có lúc sự cám dỗ mãnh liệt, những thử thách đường đời làm con thật khốn quẫn, con cất tiếng kêu cầu Cha, có lúc con tưởng Ngài như quên lãng, cảm nhận mình là đứa con bị bỏ chợ, bơ vơ giữa phong ba, con thất vọng muốn bỏ cuộc và quên cả Cha. Chúa Giêsu khuyến khích con hãy kiên trì trong lòng trông cậy Cha bằng dụ ngôn người láng giềng xin bánh giữa đêm khuya để tiếp khách, chủ nhà nếu không vì lòng nhân nhưng vì bị quấy rầy nên phải thức dậy mà cho bánh anh láng giềng (x. Lc 11,5-8). Cha chúng ta, Người không để chúng ta thiếu thốn kia mà... Ngài luôn cho chúng ta những gì là tốt nhất cho cuộc đời mình, hãy vững tin dù những lúc thử thách nhất, thử thách đó chẳng phải là “hòn đá”, “rắn rết” hay “bò cạp” của Cha ban đâu. Ngài sẽ ban Thánh Thần để chúng ta vượt qua đồi Canvê mà tiến tới Phục sinh cùng với Đức Giêsu.
“Khi chúng ta lặp lại lời “cầu nguyện của Đức Giêsu”, đến lượt mình, chúng ta dám nghĩ rằng “Chúa Cha yêu thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Ngài yêu mến Con Một của Ngài” (Quesson). Chúng ta được chia sẻ với Ðức Giêsu cùng một tương quan với Cha, khi ta gọi tên Cha bằng tình con thảo trong lúc người Do Thái cũng như các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo khi cầu nguyện không dám gọi Thiên Chúa bằng lối gọi quá đỗi thân mật “Abba – Cha ơi”. Phần chúng ta, khi tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là nhìn nhận người khác là anh em, chúng ta có một người Cha trên trời. Lm. Jean-Luc Vesco nhấn mạnh: “Trong lời cầu nguyện của người con thảo, người Kitô hữu có thể lấy lại lời cầu khẩn này của Đức Kitô:”Lạy Cha” (Ga 4,6; Rm 8,15). Tiếng kêu Cha đó có tính cách riêng biệt, cá nhân. Nó diễn tả một sắc thái thân mật và cũng muốn nhấn mạnh là, mối liên hệ duy nhất và đặc biệt mà Chúa Con có với Chúa Cha cũng là mối liên hệ nối kết tất cả các Kitô hữu với Thiên Chúa”( Jérusalem et son prophète, Cerf, tr 72).
Lời kinh nhẹ nhàng đơn sơ như lời tâm sự của con đối với Cha – Abba như tiếng trẻ thơ gọi Cha trong tình yêu thương: “Ba ơi!”. Abba là tiếng thúc đẩy của Thánh Linh thổi vào tâm hồn của mỗi người để chúng ta “dám” gọi Thiên Chúa là Abba - Cha ơi mà Thánh Phaolô đã khẳng định :”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Thật thế như Thánh Phaolô xác tín: “Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15).
Chúng ta được nhận lời như Chúa Giêsu đã hứa:
"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 22/07/2016.