HỒNG KÔNG - Chủ tịch lâm thời của Liên đoàn Sinh viên Công Giáo Hồng Kông nói với CNA tuần này rằng anh muốn thấy sinh viên Công Giáo và các Kitô hữu khác đảm nhận vai trò lớn hơn trong các cuộc biểu tình đang diễn ra chống lại chính phủ, trong bối cảnh lo ngại về sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.
"Đối với phong trào này, đó là cơ hội tuyệt vời để người Công Giáo và tín hữu Tin lành hợp tác với nhau," Edwin Chow, một sinh viên ngành Chính quyền và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Baptist Hồng Kông, nói với CNA.
"Đó là một cơ hội tốt để chúng ta trở nên hợp nhất. Bởi vì tôi nghĩ đối với hầu hết người Công Giáo và Tin Lành, chúng ta có cùng một giá trị, cùng một mục tiêu ... vì vậy đó là lý do tại sao chúng ta hợp tác, và tôi nghĩ sau khi tín hữu Tin Lành và Công Giáo hợp tác, sức mạnh và quyền lực của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn."
Hàng trăm ngàn người biểu tình ở Hồng Kông đã biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, nơi các tòa án Cộng sản sẽ xét xử các tội phạm bị cáo buộc - một kế hoạch mà vào tháng Sáu đã bị đình chỉ vô thời hạn.
Kể từ khi dự luật bị đình chỉ, những người biểu tình cũng đã lên tiếng chống lại việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông, bao gồm cả việc sử dụng đạn cao su và hơi cay, gây nên thương tích.
Giám Quản Tông Tòa Hồng Kông, Hồng Y John Tong, đã yêu cầu chính phủ loại bỏ hoàn toàn luật dẫn độ và cho mở một cuộc điều tra độc lập về việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông.
Trong khi Chow nói rằng các Kitô hữu, trong số họ là người Công Giáo, đã đóng vai trò lớn khi các cuộc biểu tình bắt đầu – họ hướng dẫn hát các bài thánh ca như “Sing Hallelujah to the Lord" (Hát Lên Mừng Chúa) trên đường phố trong các cuộc biểu tình, từ đó vai trò của họ đã giảm dần.
Khi các cuộc biểu tình tiếp diễn, anh nói một số người tham gia trở nên "hung hãn hơn, cực đoan hơn." Chow cho biết anh nghĩ rằng các cuộc biểu tình đã trở nên cực đoan hơn bởi vì ngay cả sau hai cuộc tuần hành vào tháng Sáu người ta đã chứng kiến hơn một triệu người tuần hành, chính phủ vẫn không trả lời yêu cầu của những người biểu tình.
Nhiều người biểu tình bắt đầu hành động như cố gắng đột nhập vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, hoặc đụng độ với cảnh sát vì quá thất vọng.
"Tôi nghĩ rằng các nhóm Tin Lành và Công Giáo nên tham gia nhiều hơn vào các cuộc biểu tình, để có vai trò lớn hơn, bởi vì tôi nghĩ ngày nay các cuộc biểu tình trở nên cực đoan hơn và mọi người rất dễ xúc động,” Chow nhận xét.
Đối với các nhóm Công Giáo và Tin Lành, chúng tôi có trách nhiệm và chúng tôi có khả năng làm dịu bạn bè của chúng tôi. Bởi vì tôi nghĩ hát thánh ca, ngay từ đầu, nó tạo ra một bầu không khí yên bình, và nó có một sức mạnh để giữ cho mọi người rất bình tĩnh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng điều này khi chúng ta thực hiện việc này một lần nữa."
Chow nói, mối đe dọa của dự luật dẫn độ rất quan trọng đối với người Công Giáo, vì họ sợ rằng nếu luật được giới thiệu lại và thông qua, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do tôn giáo, nó trao cho chính phủ Trung Quốc thêm quyền hạn để bắt giữ các Kitô hữu và chuyển họ sang Trung Quốc đại lục nếu họ phạm tội chống lại chính quyần đại lục.
Anh đã trích dẫn một trường hợp vào năm 2001, khi người Hồng Kông mang Kinh thánh đến Trung Quốc đại lục, và chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ họ.
"Chính phủ Trung Quốc đang đàn áp Giáo hội ở Trung Quốc đại lục, và vì vậy chúng tôi lo lắng rằng khi chúng tôi liên lạc với Giáo hội đại lục, có thể một ngày nào đó chính phủ Trung Quốc cũng sẽ bắt giữ người Hồng Kông để đàn áp dân Hồng Kông", anh nói.
Mặc dù dự luật dẫn độ đã được thâu hồi, nhưng tình hình ở Hồng Kông vẫn chưa kết thúc. Những người biểu tình đang kêu gọi hủy bỏ nó một cách dứt khoát và một số người đang yêu cầu bà Lam từ chức.
Chow cho biết hơn 160.000 sinh viên, giáo viên và cựu sinh viên đã ký một bản kiến nghị chống lại dự luật dẫn độ.
Liên đoàn đã lo ngại về dự luật dẫn độ kể từ tháng Năm, và vì vậy họ bắt đầu nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này bằng cách phát tờ rơi vào đầu tháng Sáu, Chow nói.
Nhóm này cũng tổ chức các buổi cầu nguyện và Thánh lễ gần các địa điểm biểu tình vào đầu tháng Sáu, khi các cuộc biểu tình lớn hơn bắt đầu.
Chow cho biết các giáo sĩ đã rất ủng hộ. Liên đoàn đã mời nguyên Hồng y Giám mục Joseph Trần Nhật Quân cử hành Thánh lễ vào ngày 16 tháng Sáu, trước trụ sở chính quyền.
Giám Mục Phụ Tá Joseph Hà Chí Thành cũng đã rất tích cực trong việc đi đến các địa điểm biểu tình, ủng hộ giới trẻ, và lên tiếng ủng hộ những người biểu tình. Đức cha Hà đã tham gia một buổi cầu nguyện đại kết liên tục qua đêm bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp với hàng ngàn Kitô hữu.
"Những người Công Giáo bình thường khác, một số người Công Giáo lớn tuổi, họ cũng tham gia vào các hoạt động của chúng tôi. Vì vậy, bạn có thể thấy rằng không chỉ thanh thiếu niên đang ủng hộ, tham gia vào toàn bộ cuộc biểu tình, mà cả người già, một số người lớn ... họ cũng tham gia, họ cũng ủng hộ toàn bộ cuộc biểu tình. "
Henry Au, một doanh nhân làm việc trong ban giám đốc của Phòng Thương mại Ái Nhĩ Lan tại Hồng Kông, là một trong những người Công Giáo lớn tuổi ấy, người đã và đang ủng hộ phong trào. Ông nói với CNA rằng mặc dù ông chỉ tham dự thực sự hai hoặc ba cuộc tuần hành, ông đã cố gắng hỗ trợ vật chất cho những người biểu tình theo cách nào ông có thể.
Ông nói rằng người Công Giáo lớn tuổi ít đi và biểu tình trên đường phố, nhưng họ vẫn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp tài chính để tổ chức các Thánh lễ và mua thiết bị bảo vệ cho người biểu tình.
Ông nói cảnh sát sẽ thường thu giữ điện thoại di động của người biểu tình và sử dụng những bức ảnh trên đó để làm bằng chứng chống lại họ, và các công ty viễn thông đang giúp chính phủ truy tìm số điện thoại. Để bảo vệ chống lại điều này, ông cho biết người Công Giáo lớn tuổi đã mua các công cụ truy cập WiFi di động giúp người biểu tình để họ có thể kết nối mà không bị truy ra.
"Chúng tôi không nói rằng những bạn trẻ luôn luôn đúng... nhưng quý vị không nên sử dụng đạn, hoặc thậm chí là đạn nhựa, để bắn vào đầu chúng", ông Au nói. "Cách họ đối xử với thế hệ trẻ là hoàn toàn không thể chấp nhận được."
Anh nói rằng những người biểu tình nói chung ôn hòa và không phá hoại. Vào ngày 1 tháng 9, các sinh viên sẽ phải quay lại trường, anh nói, vì vậy vẫn còn phải xem liệu các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc.
Chow cho biết tuần trước một số người biểu tình thấy có cảnh sát chìm trong đám đông. Chính phủ có thể sử dụng chiến lược này để tạo ra "cảm giác khủng bố" để những người biểu tình không còn tin tưởng lẫn nhau và bị chia rẽ, anh nói.
Cha Bernardo Cervellera, chủ bút của Asia News, nói với EWTN News Nightly rằng thanh niên Công Giáo là những người hoàn toàn dấn thân trong cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ. Ông nói rằng những người lớn tuổi có thể ít có xu hướng tham gia vào các cuộc biểu tình vì các mối sợ hãi bạo lực.
Hai yêu cầu này là những yêu cầu chính của phong trào đang thực hiện qua tất cả các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, theo cha Cervellera.
Cha Cervellera nói, Chính quyền Trung Quốc đã chi phối chính quyền Hồng Kông, từ chối một nền dân chủ toàn diện trên lãnh thổ và cố gắng kiểm soát hệ thống giáo dục, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Hồng Kông.
Hồng Kông có toàn quyền tự do thờ phượng và truyền giáo, cha Cervellera nói, bởi vì trong 50 năm qua, đây là một xã hội tự do, nơi các quyết định của các giáo phận không chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Sự sợ hãi của chúng tôi là nếu luật dẫn độ này có hiệu lực, điều này có thể phá hủy khả năng của các linh mục, giáo dân ở Hồng Kông, những người có thể giúp đỡ Giáo hội ở Trung Quốc. Bởi vì theo cách này, sự giúp đỡ của người Công Giáo ở Hồng Kông đến Trung Quốc có thể được coi là một vụ án hình sự.
Đức Hồng Y Tong đã mời người Công Giáo ở Hồng Kông tham dự một nghi thức tôn vinh Thánh Thể vì sự an bình của lãnh thổ vào Thứ Sáu, ngày 23 tháng 8 tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi.
Có khoảng 581.000 người Công Giáo ở Hồng Kông, hoặc khoảng 8% dân số.
Người Hồng Kông hiện có nhiều quyền tự do đáng kể hơn so với người Trung Quốc sống ở đại lục, bao gồm cả việc truy cập internet không bị kiểm duyệt. Hồng Kông là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, và nó được trả lại cho Trung Quốc theo nguyên tắc của một quốc gia, hai hệ thống, cho phép lãnh thổ này có hệ thống lập pháp và nền kinh tế riêng.
Giáo hội ở Trung Quốc đại lục đã bị chia rẽ trong khoảng 60 năm giữa Giáo hội hầm trú, tổ chức bị đàn áp và việc bổ nhiệm giám mục cho họ thường không được chính quyền Trung Quốc thừa nhận, và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một tổ chức được chính phủ chuẩn nhận.
Nguồn: National Catholic Register
"Đối với phong trào này, đó là cơ hội tuyệt vời để người Công Giáo và tín hữu Tin lành hợp tác với nhau," Edwin Chow, một sinh viên ngành Chính quyền và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Baptist Hồng Kông, nói với CNA.
"Đó là một cơ hội tốt để chúng ta trở nên hợp nhất. Bởi vì tôi nghĩ đối với hầu hết người Công Giáo và Tin Lành, chúng ta có cùng một giá trị, cùng một mục tiêu ... vì vậy đó là lý do tại sao chúng ta hợp tác, và tôi nghĩ sau khi tín hữu Tin Lành và Công Giáo hợp tác, sức mạnh và quyền lực của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn."
Hàng trăm ngàn người biểu tình ở Hồng Kông đã biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, nơi các tòa án Cộng sản sẽ xét xử các tội phạm bị cáo buộc - một kế hoạch mà vào tháng Sáu đã bị đình chỉ vô thời hạn.
Kể từ khi dự luật bị đình chỉ, những người biểu tình cũng đã lên tiếng chống lại việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông, bao gồm cả việc sử dụng đạn cao su và hơi cay, gây nên thương tích.
Giám Quản Tông Tòa Hồng Kông, Hồng Y John Tong, đã yêu cầu chính phủ loại bỏ hoàn toàn luật dẫn độ và cho mở một cuộc điều tra độc lập về việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông.
Trong khi Chow nói rằng các Kitô hữu, trong số họ là người Công Giáo, đã đóng vai trò lớn khi các cuộc biểu tình bắt đầu – họ hướng dẫn hát các bài thánh ca như “Sing Hallelujah to the Lord" (Hát Lên Mừng Chúa) trên đường phố trong các cuộc biểu tình, từ đó vai trò của họ đã giảm dần.
Khi các cuộc biểu tình tiếp diễn, anh nói một số người tham gia trở nên "hung hãn hơn, cực đoan hơn." Chow cho biết anh nghĩ rằng các cuộc biểu tình đã trở nên cực đoan hơn bởi vì ngay cả sau hai cuộc tuần hành vào tháng Sáu người ta đã chứng kiến hơn một triệu người tuần hành, chính phủ vẫn không trả lời yêu cầu của những người biểu tình.
Nhiều người biểu tình bắt đầu hành động như cố gắng đột nhập vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, hoặc đụng độ với cảnh sát vì quá thất vọng.
"Tôi nghĩ rằng các nhóm Tin Lành và Công Giáo nên tham gia nhiều hơn vào các cuộc biểu tình, để có vai trò lớn hơn, bởi vì tôi nghĩ ngày nay các cuộc biểu tình trở nên cực đoan hơn và mọi người rất dễ xúc động,” Chow nhận xét.
Đối với các nhóm Công Giáo và Tin Lành, chúng tôi có trách nhiệm và chúng tôi có khả năng làm dịu bạn bè của chúng tôi. Bởi vì tôi nghĩ hát thánh ca, ngay từ đầu, nó tạo ra một bầu không khí yên bình, và nó có một sức mạnh để giữ cho mọi người rất bình tĩnh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng điều này khi chúng ta thực hiện việc này một lần nữa."
Chow nói, mối đe dọa của dự luật dẫn độ rất quan trọng đối với người Công Giáo, vì họ sợ rằng nếu luật được giới thiệu lại và thông qua, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do tôn giáo, nó trao cho chính phủ Trung Quốc thêm quyền hạn để bắt giữ các Kitô hữu và chuyển họ sang Trung Quốc đại lục nếu họ phạm tội chống lại chính quyần đại lục.
Anh đã trích dẫn một trường hợp vào năm 2001, khi người Hồng Kông mang Kinh thánh đến Trung Quốc đại lục, và chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ họ.
"Chính phủ Trung Quốc đang đàn áp Giáo hội ở Trung Quốc đại lục, và vì vậy chúng tôi lo lắng rằng khi chúng tôi liên lạc với Giáo hội đại lục, có thể một ngày nào đó chính phủ Trung Quốc cũng sẽ bắt giữ người Hồng Kông để đàn áp dân Hồng Kông", anh nói.
Mặc dù dự luật dẫn độ đã được thâu hồi, nhưng tình hình ở Hồng Kông vẫn chưa kết thúc. Những người biểu tình đang kêu gọi hủy bỏ nó một cách dứt khoát và một số người đang yêu cầu bà Lam từ chức.
Chow cho biết hơn 160.000 sinh viên, giáo viên và cựu sinh viên đã ký một bản kiến nghị chống lại dự luật dẫn độ.
Liên đoàn đã lo ngại về dự luật dẫn độ kể từ tháng Năm, và vì vậy họ bắt đầu nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này bằng cách phát tờ rơi vào đầu tháng Sáu, Chow nói.
Nhóm này cũng tổ chức các buổi cầu nguyện và Thánh lễ gần các địa điểm biểu tình vào đầu tháng Sáu, khi các cuộc biểu tình lớn hơn bắt đầu.
Chow cho biết các giáo sĩ đã rất ủng hộ. Liên đoàn đã mời nguyên Hồng y Giám mục Joseph Trần Nhật Quân cử hành Thánh lễ vào ngày 16 tháng Sáu, trước trụ sở chính quyền.
Giám Mục Phụ Tá Joseph Hà Chí Thành cũng đã rất tích cực trong việc đi đến các địa điểm biểu tình, ủng hộ giới trẻ, và lên tiếng ủng hộ những người biểu tình. Đức cha Hà đã tham gia một buổi cầu nguyện đại kết liên tục qua đêm bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp với hàng ngàn Kitô hữu.
"Những người Công Giáo bình thường khác, một số người Công Giáo lớn tuổi, họ cũng tham gia vào các hoạt động của chúng tôi. Vì vậy, bạn có thể thấy rằng không chỉ thanh thiếu niên đang ủng hộ, tham gia vào toàn bộ cuộc biểu tình, mà cả người già, một số người lớn ... họ cũng tham gia, họ cũng ủng hộ toàn bộ cuộc biểu tình. "
Henry Au, một doanh nhân làm việc trong ban giám đốc của Phòng Thương mại Ái Nhĩ Lan tại Hồng Kông, là một trong những người Công Giáo lớn tuổi ấy, người đã và đang ủng hộ phong trào. Ông nói với CNA rằng mặc dù ông chỉ tham dự thực sự hai hoặc ba cuộc tuần hành, ông đã cố gắng hỗ trợ vật chất cho những người biểu tình theo cách nào ông có thể.
Ông nói rằng người Công Giáo lớn tuổi ít đi và biểu tình trên đường phố, nhưng họ vẫn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp tài chính để tổ chức các Thánh lễ và mua thiết bị bảo vệ cho người biểu tình.
Ông nói cảnh sát sẽ thường thu giữ điện thoại di động của người biểu tình và sử dụng những bức ảnh trên đó để làm bằng chứng chống lại họ, và các công ty viễn thông đang giúp chính phủ truy tìm số điện thoại. Để bảo vệ chống lại điều này, ông cho biết người Công Giáo lớn tuổi đã mua các công cụ truy cập WiFi di động giúp người biểu tình để họ có thể kết nối mà không bị truy ra.
"Chúng tôi không nói rằng những bạn trẻ luôn luôn đúng... nhưng quý vị không nên sử dụng đạn, hoặc thậm chí là đạn nhựa, để bắn vào đầu chúng", ông Au nói. "Cách họ đối xử với thế hệ trẻ là hoàn toàn không thể chấp nhận được."
Anh nói rằng những người biểu tình nói chung ôn hòa và không phá hoại. Vào ngày 1 tháng 9, các sinh viên sẽ phải quay lại trường, anh nói, vì vậy vẫn còn phải xem liệu các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc.
Chow cho biết tuần trước một số người biểu tình thấy có cảnh sát chìm trong đám đông. Chính phủ có thể sử dụng chiến lược này để tạo ra "cảm giác khủng bố" để những người biểu tình không còn tin tưởng lẫn nhau và bị chia rẽ, anh nói.
Cha Bernardo Cervellera, chủ bút của Asia News, nói với EWTN News Nightly rằng thanh niên Công Giáo là những người hoàn toàn dấn thân trong cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ. Ông nói rằng những người lớn tuổi có thể ít có xu hướng tham gia vào các cuộc biểu tình vì các mối sợ hãi bạo lực.
Hai yêu cầu này là những yêu cầu chính của phong trào đang thực hiện qua tất cả các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, theo cha Cervellera.
Cha Cervellera nói, Chính quyền Trung Quốc đã chi phối chính quyền Hồng Kông, từ chối một nền dân chủ toàn diện trên lãnh thổ và cố gắng kiểm soát hệ thống giáo dục, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Hồng Kông.
Hồng Kông có toàn quyền tự do thờ phượng và truyền giáo, cha Cervellera nói, bởi vì trong 50 năm qua, đây là một xã hội tự do, nơi các quyết định của các giáo phận không chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Sự sợ hãi của chúng tôi là nếu luật dẫn độ này có hiệu lực, điều này có thể phá hủy khả năng của các linh mục, giáo dân ở Hồng Kông, những người có thể giúp đỡ Giáo hội ở Trung Quốc. Bởi vì theo cách này, sự giúp đỡ của người Công Giáo ở Hồng Kông đến Trung Quốc có thể được coi là một vụ án hình sự.
Đức Hồng Y Tong đã mời người Công Giáo ở Hồng Kông tham dự một nghi thức tôn vinh Thánh Thể vì sự an bình của lãnh thổ vào Thứ Sáu, ngày 23 tháng 8 tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi.
Có khoảng 581.000 người Công Giáo ở Hồng Kông, hoặc khoảng 8% dân số.
Người Hồng Kông hiện có nhiều quyền tự do đáng kể hơn so với người Trung Quốc sống ở đại lục, bao gồm cả việc truy cập internet không bị kiểm duyệt. Hồng Kông là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, và nó được trả lại cho Trung Quốc theo nguyên tắc của một quốc gia, hai hệ thống, cho phép lãnh thổ này có hệ thống lập pháp và nền kinh tế riêng.
Giáo hội ở Trung Quốc đại lục đã bị chia rẽ trong khoảng 60 năm giữa Giáo hội hầm trú, tổ chức bị đàn áp và việc bổ nhiệm giám mục cho họ thường không được chính quyền Trung Quốc thừa nhận, và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một tổ chức được chính phủ chuẩn nhận.
Nguồn: National Catholic Register