Trong tuần qua Tòa Thánh, Giáo Hội tại Á Căn Đình và các phong trào phò sinh đã phải lên tiếng trước một bản án quá bất công mà trình tự tư pháp này tự nó đã bộc lộ rõ một thái độ vô ơn một cách trâng tráo, tàn nhẫn và lòng háo sát của con người.
Cách đây hơn hai năm, chính xác là vào ngày 2 tháng Tư 2017, một thiếu nữ 19 tuổi được đưa đến bệnh viện Pedro Moguillansky ở thành phố Cipolleti ở phía nam Á Căn Đình trong một tình trạng hết sức ngặt nghèo.
Cô đã mang thai 22 tuần sau khi bị hãm hiếp và uống thuốc phá thai do một tổ chức phi chính phủ cung cấp. Đó là một viên thuốc Oxaprost cực mạnh có tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng.
Bác sĩ Leandro Rodriguez Lastra và bác sĩ Yamila Custillo đã cấp cứu cho cô gái và làm mọi cách để cứu mạng cả cô gái lẫn đứa bé. Sau khi đã qua cơn nguy hiểm, cô gái luôn miệng đòi các bác sĩ phá thai cho cô nhưng bác sĩ Rodriguez Lastra, với tư cách là trưởng khoa phụ sản, và bác sĩ Yamila Custillo là người trực tiếp chăm sóc cho cô đều không đồng ý vì quá nguy hiểm cho tính mạng của cô gái.
Sau đó cô gái được giữ ở bệnh viện thêm hai tháng nữa và đã hạ sinh một cháu bé lành mạnh không chút dị tật. Nhưng vì cô gái tỏ rõ một thái độ hằn học với cháu bé nên bệnh viện phụ sản Cipolleti đã tìm một người nhận cháu làm con nuôi. Cháu bé nay đã được hai tuổi.
Thay vì bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu mạng mình, cô gái đã tiến hành một tiến trình tư pháp nhằm buộc tội hai bác sĩ này vì không chịu phá thai cho cô.
Cũng nên nói thêm rằng tuy luôn miệng nói mình bị hãm hiếp, cô ta chưa từng khai báo với cảnh sát ai là người hãm hiếp cô và cũng chưa hề truy tố người này.
Phá thai hiện là bất hợp pháp tại quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù một số tỉnh, như Cipolleti, cho phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hoặc tính mạng của người mẹ bị đe dọa.
Các công tố viên lập luận rằng theo quy định của địa phương, các bác sĩ phải thực hiện phá thai trong trường hợp đó.
Tháng 5 năm ngoái 2018, bác sĩ Yamila Custillo được miễn tố vì chỉ là cấp dưới thừa hành. Trong khi đó vào đầu tuần này, chánh án Alvaro Meynet tuyên phạt bác sĩ Rodriguez Lastra hai năm tù và bằng cấp bác sĩ của ông có thể bị thu hồi.
Trong khi bào chữa, Rodriguez Lastra nói rằng ông đã thực hiện lời thề với tư cách là một bác sĩ là làm mọi cách để cứu mạng không chỉ đứa trẻ chưa sinh mà còn cả người mẹ, vì tiếp tục phá thai sẽ khiến sinh mạng cô ta rủi ro hơn.
Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình, các giáo hội Tin Lành và các tổ chức ủng hộ sự sống đều đã lên tiếng chống lại phán quyết của chánh án Alvaro Meynet.
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia chủ tịch Học viện Giáo Hoàng về sự sống chỉ trích mạnh mẽ bản án này. “Thật là vô lý khi người ta lên án một chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì đã thực hiện một hành động cứu mạng theo ơn gọi của mình”.
Đức Cha Alberto Bochatey, Giám Mục Phụ Tá của La Plata và là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống của Vatican, nói với một đài phát thanh địa phương rằng người dân Á Căn Đình muốn sự sống chứ không phải là cái chết.
Ngài nhắc lại rằng năm ngoái, Tổng thống Mauricio Macri đã mở một cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa phá thai, nhưng cuối cùng Quốc hội đã bỏ phiếu chống lại đề xuất này sau khi hàng triệu người Á Căn Đình xuống đường kêu gọi chính phủ bảo vệ cả mạng sống của người mẹ lẫn cháu bé.
Source:Catholic News AgencyArgentinian doctor convicted of refusing to perform abortion
Cách đây hơn hai năm, chính xác là vào ngày 2 tháng Tư 2017, một thiếu nữ 19 tuổi được đưa đến bệnh viện Pedro Moguillansky ở thành phố Cipolleti ở phía nam Á Căn Đình trong một tình trạng hết sức ngặt nghèo.
Cô đã mang thai 22 tuần sau khi bị hãm hiếp và uống thuốc phá thai do một tổ chức phi chính phủ cung cấp. Đó là một viên thuốc Oxaprost cực mạnh có tác dụng phụ đe dọa đến tính mạng.
Bác sĩ Leandro Rodriguez Lastra và bác sĩ Yamila Custillo đã cấp cứu cho cô gái và làm mọi cách để cứu mạng cả cô gái lẫn đứa bé. Sau khi đã qua cơn nguy hiểm, cô gái luôn miệng đòi các bác sĩ phá thai cho cô nhưng bác sĩ Rodriguez Lastra, với tư cách là trưởng khoa phụ sản, và bác sĩ Yamila Custillo là người trực tiếp chăm sóc cho cô đều không đồng ý vì quá nguy hiểm cho tính mạng của cô gái.
Sau đó cô gái được giữ ở bệnh viện thêm hai tháng nữa và đã hạ sinh một cháu bé lành mạnh không chút dị tật. Nhưng vì cô gái tỏ rõ một thái độ hằn học với cháu bé nên bệnh viện phụ sản Cipolleti đã tìm một người nhận cháu làm con nuôi. Cháu bé nay đã được hai tuổi.
Thay vì bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu mạng mình, cô gái đã tiến hành một tiến trình tư pháp nhằm buộc tội hai bác sĩ này vì không chịu phá thai cho cô.
Cũng nên nói thêm rằng tuy luôn miệng nói mình bị hãm hiếp, cô ta chưa từng khai báo với cảnh sát ai là người hãm hiếp cô và cũng chưa hề truy tố người này.
Phá thai hiện là bất hợp pháp tại quê hương của Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù một số tỉnh, như Cipolleti, cho phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hoặc tính mạng của người mẹ bị đe dọa.
Các công tố viên lập luận rằng theo quy định của địa phương, các bác sĩ phải thực hiện phá thai trong trường hợp đó.
Tháng 5 năm ngoái 2018, bác sĩ Yamila Custillo được miễn tố vì chỉ là cấp dưới thừa hành. Trong khi đó vào đầu tuần này, chánh án Alvaro Meynet tuyên phạt bác sĩ Rodriguez Lastra hai năm tù và bằng cấp bác sĩ của ông có thể bị thu hồi.
Trong khi bào chữa, Rodriguez Lastra nói rằng ông đã thực hiện lời thề với tư cách là một bác sĩ là làm mọi cách để cứu mạng không chỉ đứa trẻ chưa sinh mà còn cả người mẹ, vì tiếp tục phá thai sẽ khiến sinh mạng cô ta rủi ro hơn.
Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình, các giáo hội Tin Lành và các tổ chức ủng hộ sự sống đều đã lên tiếng chống lại phán quyết của chánh án Alvaro Meynet.
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia chủ tịch Học viện Giáo Hoàng về sự sống chỉ trích mạnh mẽ bản án này. “Thật là vô lý khi người ta lên án một chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì đã thực hiện một hành động cứu mạng theo ơn gọi của mình”.
Đức Cha Alberto Bochatey, Giám Mục Phụ Tá của La Plata và là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống của Vatican, nói với một đài phát thanh địa phương rằng người dân Á Căn Đình muốn sự sống chứ không phải là cái chết.
Ngài nhắc lại rằng năm ngoái, Tổng thống Mauricio Macri đã mở một cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa phá thai, nhưng cuối cùng Quốc hội đã bỏ phiếu chống lại đề xuất này sau khi hàng triệu người Á Căn Đình xuống đường kêu gọi chính phủ bảo vệ cả mạng sống của người mẹ lẫn cháu bé.
Source:Catholic News Agency