Ngày 11 tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từ nhiệm ngôi vị giáo hoàng, lui về cuộc sống âm thầm cầu nguyện ngay trong Khu Vườn của Điện Vatican, nơi ngài kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 2005.
Năm năm đã trôi qua, nhưng theo Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tạp chí Convivium, thời gian này qúa ngắn không đủ để phán đoán chính xác liệu việc ngài từ nhiệm có phải là 1 quyết định đúng đắn hay không.
Cha de Souza nhận định thêm: phán đoán trên không nhất thiết tùy thuộc việc phán đoán triều giáo hoàng Phanxicô, nhưng trên thực tế, khó có thể tách biệt hai triều giáo hoàng này.
Tuy nhiên, theo cha, nhân 5 năm kỷ niệm, ta cũng có thể suy nghĩ tỉnh táo hơn là liền ngay sau khi ngài từ nhiệm.
Cha de Souza lúc ấy nhận định rằng việc từ nhiệm chứng tỏ lòng khiêm nhường của một người khôn ngoan và thánh thiện. George Weigel thì coi đó là “hành vi phục vụ Giáo Hội vĩ đại sau cùng của ngài”.
Tuy nhiên, ngay lúc đó, Cha de Souza cũng đã tỏ ý nghi ngại và cực kỳ bất an, vì điều “Đức Bênêđíctô làm chưa xẩy ra trước đây…Thực thế, chưa có vị giáo hoàng nào đang cai trị vững vàng, tính hợp pháp không ai đặt nghi vấn, mà lại từ nhiệm bao giờ”.
Đã lâu lắm, mãi năm 1294 lận, có việc từ nhiệm của Thánh Giáo Hòang Celestinô V nhưng sau đó, tòa Rôma trống ngôi tới 2 năm khiến 1 vị đan sĩ 80 tuổi “sốt ruột” đành phải viết thư thúc giục các Hồng Y cử tri phải bầu cho bằg được 1 vị giáo hoàng, nếu không muốn bị Thiên Chúa nổi giận. Sợ quá, các Hồng Y bầu luôn vị này làm giáo hoàng. Khổ 1 điều chỉ quen cuộc sống tu trì, vị này không có khả năng cai trị, nên chỉ 5 tháng sau đó, đã ban hành sắc lệnh mở ra khả thể từ nhiệm cho 1 vị giáo hoàng và chính ngài tự áp dụng khả thể này cho chính mình.
Dĩ nhiên, việc từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI không gây ra những điều đáng lo ngại ấy và điều đáng nói ở đâylà “từ tháng Hai năm 2013, Đức Bênêđíctô không hoàn toàn im lặng. Các can thiệp công khai của ngài, tuy ít, nhưng diễn ra mấy tháng một lần. Can thiệp gần đây nhất diễn ra tuần này trong 1 lá thư gửi 1 tờ báo Ý, cám ơn mọi người vì lời cầu nguyện và cầu chúc tốt đẹp khi ngài bước vào giai đoạn cuối cùng của đời ngài, trên “hành trình về Quê Hương”.
Cha de Souza nhắc lại 2 điểm quan trọng được Đức Bênêđíctô nêu ra với Peter Seewald liên quan đến việc từ nhiệm: Thứ nhất, ngài không hề bị 1 áp lực nào, nếu bị áp lực, chắc chắn ngài đã không từ chức. Thứ hai, quyết định tự do của ngài được thúc đẩy bởi xác tín nội tâm, sự chín mùi của lời cầu nguyện và suy nghĩ lâu dài cho thấy ngài không còn khả năng tiếp tục cai quản Giáo Hội nữa.
Sau chuyến tông du Mễ Tây Cơ và Cuba năm 2012, ngài kết luận ngài không còn hơi sức để thực hiện những chuyến đi như thế nữa. Bác sĩ của ngài khuyên ngài không nên thực hiện 1 chuyến xuyên Đại Tây Dương nữa. Với lịch trình Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Rio de Janeiro tới gần, Đức Bênêđictô nhất quyết ngài không thể đến được, nên phải từ nhiệm để 1 vị khác làm thế. Và thế là ngài từ nhiệm.
Cha de Souza cho rằng dù rất kính trọng ngài, lời giải thích trên cho tới nay vẫn không thuyết phục bao nhiêu. Không ai buộc 1 vị giáo hoàng phải chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài có thể hiện diện qua đường “link” video. Ngài cũng có thể thân hành tới đó bằng 1 máy bay được trang bị đầy đủ hơn.
Trong Chúc Thư Cuối Cùng, Đức Bênêđíctô cho rằng ngài không còn khả năng duy trì lịch trình của 1 vị giáo hoàng. Nhưng, theo Cha de Souza, thay đổi lịch trình này là điều ít triệt để hơn là thay vị giáo hoàng tại chức. Bớt du hành, bớt Thánh Lễ đại trào, bớt yết kiến chung, bớt Kinh Truyền Tin… là điều nhiều vị giáo hoàng trước ngài từng làm: Đức Piô XII, thập niên 1950, rất ít xuất hiện nơi công chúng.
Bởi thế, một số nhà bình luận nêu lý do ngài gặp khó khăn trong việc cai trị. Nhưng Đức Bênêđíctô cực lực bác bỏ lý do này. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng một người khỏe mạnh hơn không có nghĩa sẽ thành công hơn trong việc cai trị.
Nhìn trở lui, nếu Đức Bênêđíctô thất vọng vì cuộc cải tổ của ngài tiến rất chậm thì là vì cuộc cải tổ nào cũng khó khăn và chậm chạp cả, chứ không hẳn vì Đức Bênêđíctô hay các cộng sự viên của ngài thiếu một điều gì đó.
Tưởng cũng nên nhớ Đức Hồng Y Ratzinger vốn có quan điểm cho rằng trong cuộc bầu giáo hoàng, Chúa Thánh Thần có vai trò phần lớn nhằm phòng ngự. Điều này có nghĩa một vị giáo hoàng nhất định nào đó không nhất thiết là do ý Thiên Chúa muốn, nhưng lời hứa của Chúa Kitô trong phương diện này có nghĩa nó sẽ không dẫn đến một sự phá sản hoàn toàn.
Xem ra quan điểm trên phản ảnh phần nào trong việc từ nhiệm của ngài. Việc từ nhiệm này chắc chắn do lòng thành thực của ngài. Nhưng có phải là do ý muốn của Thiên Chúa hay không, thì dường như chưa được chứng minh đầy đủ, cho tới nay.
Rocco Palmo thì thuật lại việc khi nghe lời tuyên bố từ nhiệm của ngài và sau khi Đức Bênêđíctô rời bỏ phòng họp, nhiều vị Hồng Y bật khóc, trong khi nhiều vị khác đi quanh quẩn vơ vẩn trong phòng.
Diễn văn loan báo từ nhiệm
Nhân dịp này, chúng tôi xin phổ biến lại lời tuyên bố từ nhiệm của Đức Bênêđíctô trước mật nghị hội các Hồng Y tại Vatican:
Anh em thân mến,
Tôi triệu tập anh em dự mật nghị hội này, không phải chỉ vì 3 cuộc phong thánh, mà còn để thông đạt tới anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi đã liên tục tra vấn lương tâm trước mặt Thiên Chúa, tôi đã tiến tới chỗ chắc chắn rằng sức lực của tôi, do tuổi già, đã không còn xứng hợp với việc thi hành thừa tác vụ Phêrô một cách thỏa đáng nữa. Tôi ý thức rõ ràng rằng thừa tác vụ này, do bản chất thiêng liêng của nó, phải được thực thi không phải chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn bằng cả lời cầu nguyện và đau khổ nữa.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, một thế giới chịu quá nhiều các thay đổi nhanh chóng và bị lay động bởi nhiều câu hỏi có liên quan sâu rộng tới đời sống đức tin, để có thể cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và công bố Tin Mừng, cả sức lực tâm trí lẫn thân xác đều cần thiết, một sức lực mà trong ít tháng gần đây, đã mất dần trong tôi đến độ tôi phải thừa nhận sự thiếu khả năng chu tòan thỏa đáng thừa tác vụ đã được trao phó cho tôi.
Vì lý do trên, và ý thức rõ sự nghiêm trọng của hành vi này, một cách hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố rằng tôi từ bỏ thừa tác vụ Giám Mục Rôma, Người Kế Nhiệm của Thánh Phêrô, được các Hồng Y ủy thác cho tôi ngày 19 tháng Tư năm 2005, theo phương cách, từ ngày 28 tháng Hai năm 2013, lúc 20:00 giờ, Tòa Rôma, Tòa của Thánh Phêrô, sẽ trống ngôi và một Mật Nghị Hội để bầu Tân Giáo Chủ Tối Cao sẽ được triệu tập bởi các vị có năng quyền.
Anh em thân mến, tôi cám ơn anh em một cách thành thực nhất vì mọi tình yêu và việc làm qua đó anh em đã nâng đỡ tôi trong thừa tác vụ của mình và tôi xin lỗi vì mọi thiếu sót của tôi. Và giờ đây, chúng ta hãy trao phó Thánh Giáo Hội cho sự chăm sóc của Mục Tử Tối Cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn nài Mẹ Thánh của Người, xin Mẹ phù giúp các Nghị Phụ Hồng Y bằng tình quan tâm mẫu thân của ngài, trong việc bầu ra vị tân Giáo Chủ Tối Cao. Còn về phần tôi, tôi muốn còn được tận tụy phục vụ Thánh Giáo Hội của Thiên Chúa trong tương lai qua một đời chuyên chăm cầu nguyện.
Năm năm đã trôi qua, nhưng theo Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tạp chí Convivium, thời gian này qúa ngắn không đủ để phán đoán chính xác liệu việc ngài từ nhiệm có phải là 1 quyết định đúng đắn hay không.
Cha de Souza nhận định thêm: phán đoán trên không nhất thiết tùy thuộc việc phán đoán triều giáo hoàng Phanxicô, nhưng trên thực tế, khó có thể tách biệt hai triều giáo hoàng này.
Tuy nhiên, theo cha, nhân 5 năm kỷ niệm, ta cũng có thể suy nghĩ tỉnh táo hơn là liền ngay sau khi ngài từ nhiệm.
Cha de Souza lúc ấy nhận định rằng việc từ nhiệm chứng tỏ lòng khiêm nhường của một người khôn ngoan và thánh thiện. George Weigel thì coi đó là “hành vi phục vụ Giáo Hội vĩ đại sau cùng của ngài”.
Tuy nhiên, ngay lúc đó, Cha de Souza cũng đã tỏ ý nghi ngại và cực kỳ bất an, vì điều “Đức Bênêđíctô làm chưa xẩy ra trước đây…Thực thế, chưa có vị giáo hoàng nào đang cai trị vững vàng, tính hợp pháp không ai đặt nghi vấn, mà lại từ nhiệm bao giờ”.
Đã lâu lắm, mãi năm 1294 lận, có việc từ nhiệm của Thánh Giáo Hòang Celestinô V nhưng sau đó, tòa Rôma trống ngôi tới 2 năm khiến 1 vị đan sĩ 80 tuổi “sốt ruột” đành phải viết thư thúc giục các Hồng Y cử tri phải bầu cho bằg được 1 vị giáo hoàng, nếu không muốn bị Thiên Chúa nổi giận. Sợ quá, các Hồng Y bầu luôn vị này làm giáo hoàng. Khổ 1 điều chỉ quen cuộc sống tu trì, vị này không có khả năng cai trị, nên chỉ 5 tháng sau đó, đã ban hành sắc lệnh mở ra khả thể từ nhiệm cho 1 vị giáo hoàng và chính ngài tự áp dụng khả thể này cho chính mình.
Dĩ nhiên, việc từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI không gây ra những điều đáng lo ngại ấy và điều đáng nói ở đâylà “từ tháng Hai năm 2013, Đức Bênêđíctô không hoàn toàn im lặng. Các can thiệp công khai của ngài, tuy ít, nhưng diễn ra mấy tháng một lần. Can thiệp gần đây nhất diễn ra tuần này trong 1 lá thư gửi 1 tờ báo Ý, cám ơn mọi người vì lời cầu nguyện và cầu chúc tốt đẹp khi ngài bước vào giai đoạn cuối cùng của đời ngài, trên “hành trình về Quê Hương”.
Cha de Souza nhắc lại 2 điểm quan trọng được Đức Bênêđíctô nêu ra với Peter Seewald liên quan đến việc từ nhiệm: Thứ nhất, ngài không hề bị 1 áp lực nào, nếu bị áp lực, chắc chắn ngài đã không từ chức. Thứ hai, quyết định tự do của ngài được thúc đẩy bởi xác tín nội tâm, sự chín mùi của lời cầu nguyện và suy nghĩ lâu dài cho thấy ngài không còn khả năng tiếp tục cai quản Giáo Hội nữa.
Sau chuyến tông du Mễ Tây Cơ và Cuba năm 2012, ngài kết luận ngài không còn hơi sức để thực hiện những chuyến đi như thế nữa. Bác sĩ của ngài khuyên ngài không nên thực hiện 1 chuyến xuyên Đại Tây Dương nữa. Với lịch trình Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Rio de Janeiro tới gần, Đức Bênêđictô nhất quyết ngài không thể đến được, nên phải từ nhiệm để 1 vị khác làm thế. Và thế là ngài từ nhiệm.
Cha de Souza cho rằng dù rất kính trọng ngài, lời giải thích trên cho tới nay vẫn không thuyết phục bao nhiêu. Không ai buộc 1 vị giáo hoàng phải chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài có thể hiện diện qua đường “link” video. Ngài cũng có thể thân hành tới đó bằng 1 máy bay được trang bị đầy đủ hơn.
Trong Chúc Thư Cuối Cùng, Đức Bênêđíctô cho rằng ngài không còn khả năng duy trì lịch trình của 1 vị giáo hoàng. Nhưng, theo Cha de Souza, thay đổi lịch trình này là điều ít triệt để hơn là thay vị giáo hoàng tại chức. Bớt du hành, bớt Thánh Lễ đại trào, bớt yết kiến chung, bớt Kinh Truyền Tin… là điều nhiều vị giáo hoàng trước ngài từng làm: Đức Piô XII, thập niên 1950, rất ít xuất hiện nơi công chúng.
Bởi thế, một số nhà bình luận nêu lý do ngài gặp khó khăn trong việc cai trị. Nhưng Đức Bênêđíctô cực lực bác bỏ lý do này. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng một người khỏe mạnh hơn không có nghĩa sẽ thành công hơn trong việc cai trị.
Nhìn trở lui, nếu Đức Bênêđíctô thất vọng vì cuộc cải tổ của ngài tiến rất chậm thì là vì cuộc cải tổ nào cũng khó khăn và chậm chạp cả, chứ không hẳn vì Đức Bênêđíctô hay các cộng sự viên của ngài thiếu một điều gì đó.
Tưởng cũng nên nhớ Đức Hồng Y Ratzinger vốn có quan điểm cho rằng trong cuộc bầu giáo hoàng, Chúa Thánh Thần có vai trò phần lớn nhằm phòng ngự. Điều này có nghĩa một vị giáo hoàng nhất định nào đó không nhất thiết là do ý Thiên Chúa muốn, nhưng lời hứa của Chúa Kitô trong phương diện này có nghĩa nó sẽ không dẫn đến một sự phá sản hoàn toàn.
Xem ra quan điểm trên phản ảnh phần nào trong việc từ nhiệm của ngài. Việc từ nhiệm này chắc chắn do lòng thành thực của ngài. Nhưng có phải là do ý muốn của Thiên Chúa hay không, thì dường như chưa được chứng minh đầy đủ, cho tới nay.
Rocco Palmo thì thuật lại việc khi nghe lời tuyên bố từ nhiệm của ngài và sau khi Đức Bênêđíctô rời bỏ phòng họp, nhiều vị Hồng Y bật khóc, trong khi nhiều vị khác đi quanh quẩn vơ vẩn trong phòng.
Diễn văn loan báo từ nhiệm
Nhân dịp này, chúng tôi xin phổ biến lại lời tuyên bố từ nhiệm của Đức Bênêđíctô trước mật nghị hội các Hồng Y tại Vatican:
Anh em thân mến,
Tôi triệu tập anh em dự mật nghị hội này, không phải chỉ vì 3 cuộc phong thánh, mà còn để thông đạt tới anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi đã liên tục tra vấn lương tâm trước mặt Thiên Chúa, tôi đã tiến tới chỗ chắc chắn rằng sức lực của tôi, do tuổi già, đã không còn xứng hợp với việc thi hành thừa tác vụ Phêrô một cách thỏa đáng nữa. Tôi ý thức rõ ràng rằng thừa tác vụ này, do bản chất thiêng liêng của nó, phải được thực thi không phải chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn bằng cả lời cầu nguyện và đau khổ nữa.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, một thế giới chịu quá nhiều các thay đổi nhanh chóng và bị lay động bởi nhiều câu hỏi có liên quan sâu rộng tới đời sống đức tin, để có thể cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và công bố Tin Mừng, cả sức lực tâm trí lẫn thân xác đều cần thiết, một sức lực mà trong ít tháng gần đây, đã mất dần trong tôi đến độ tôi phải thừa nhận sự thiếu khả năng chu tòan thỏa đáng thừa tác vụ đã được trao phó cho tôi.
Vì lý do trên, và ý thức rõ sự nghiêm trọng của hành vi này, một cách hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố rằng tôi từ bỏ thừa tác vụ Giám Mục Rôma, Người Kế Nhiệm của Thánh Phêrô, được các Hồng Y ủy thác cho tôi ngày 19 tháng Tư năm 2005, theo phương cách, từ ngày 28 tháng Hai năm 2013, lúc 20:00 giờ, Tòa Rôma, Tòa của Thánh Phêrô, sẽ trống ngôi và một Mật Nghị Hội để bầu Tân Giáo Chủ Tối Cao sẽ được triệu tập bởi các vị có năng quyền.
Anh em thân mến, tôi cám ơn anh em một cách thành thực nhất vì mọi tình yêu và việc làm qua đó anh em đã nâng đỡ tôi trong thừa tác vụ của mình và tôi xin lỗi vì mọi thiếu sót của tôi. Và giờ đây, chúng ta hãy trao phó Thánh Giáo Hội cho sự chăm sóc của Mục Tử Tối Cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn nài Mẹ Thánh của Người, xin Mẹ phù giúp các Nghị Phụ Hồng Y bằng tình quan tâm mẫu thân của ngài, trong việc bầu ra vị tân Giáo Chủ Tối Cao. Còn về phần tôi, tôi muốn còn được tận tụy phục vụ Thánh Giáo Hội của Thiên Chúa trong tương lai qua một đời chuyên chăm cầu nguyện.