Trên chuyến bay từ Lima trở về Rôma hôm Chúa Nhật 21 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn. Sau lời giới thiệu của ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi phỏng vấn trong gần một giờ.
Source: Vatican Insider “This is why I celebrated that marriage aboard the flight”
“Tôi xin lỗi nếu tôi đã làm tổn thương các nạn nhân bị lạm dụng bằng những lời của tôi trong trường hợp của Đức Cha Barros”. Đức Thánh Cha nói khi trả lời các câu hỏi của các nhà báo trên chuyến bay từ Lima trở về Rôma, và thừa nhận rằng ngài đã dùng sai từ ngữ khi trình bày về trường hợp của Đức Cha Juan Barros, giám mục giáo phận Osorno của Chí Lợi. Đức Cha Barros bị các nhóm tín hữu trong giáo phận của ngài chống đối với cáo buộc cho rằng ngài biết rõ những lạm dụng tình dục của “cha bố” là linh mục Fernando Karadima; và họ cho rằng vị Giám Mục đã bao che cho những tội ác này.
Vào ngày thứ Năm tuần trước (21/1) ở Iquique, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“El día que me traigan una prueba contra el obispo Barros, ahí voy a ver. No hay una sola prueba contra el obispo Barros, todo es calumnia” (Ngày họ mang đến cho tôi một chứng minh chống lại Đức Cha Barros, tôi sẽ xem xét, chẳng có một thứ chứng minh nào chống lại Đức Cha Barros, toàn là những lời vu khống.)
Những lời này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nạn nhân bị lạm dụng ở Chí Lợi và Đức Hồng Y Sean O 'Malley đã ra một tuyên bố về vấn đề này.
Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về đám cưới giờ đây đã trở thành thời danh trên chuyến bay từ Santiago đến Iquique. Đức Phanxicô biện minh cho sự lựa chọn của ngài bằng cách giải thích rằng đôi hôn phối này đã được chuẩn bị tốt, đã theo các khóa học trước hôn nhân và đã lãnh nhận bí tích hòa giải.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi chuyến đi Chí Lợi và Peru là một cuộc hành trình “tiệt trùng”, giống như sữa, bởi vì chúng ta đã trải qua những nhiệt độ khác nhau từ nóng đến lạnh.
Câu hỏi 1: Vào ngày đầu tiên ở Chí Lợi, Đức Thánh Cha đã gửi một thông điệp mạnh mẽ chống lạm dụng trẻ em. Nhưng rồi khi tuyên bố về trường hợp Đức Cha Barros, ngài lại nói về “vu khống”. Tại sao ngài không tin các nạn nhân mà lại tin Đức Cha Barros?
Tại Chí Lợi, tôi đã nói hai lần về những hành vi lạm dụng: trước chính phủ và trong nhà thờ chính tòa với các linh mục. Tôi tiếp tục chính sách không một chút khoan dung (zero-tolerance) đã được khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Và trong 5 năm tôi đã không ký bất kỳ một yêu cầu xin khoan hồng nào. Nếu phạm lỗi lần thứ hai, cách duy nhất là người phạm lỗi phải thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng và xin khoan hồng. Trong 5 năm, tôi đã nhận được khoảng 25 thỉnh cầu xin được khoan hồng. Tôi chưa ký một trường hợp nào. Về trường hợp của Đức Cha Barros: Tôi đã nghiên cứu, và điều tra kỹ. Thực sự không có bằng chứng nào là ngài có lỗi. Tôi yêu cầu trưng ra bằng chứng thì tôi mới thay đổi quan điểm của mình. Tại Iquique, khi họ hỏi tôi về Đức Cha Barros, tôi nói: “ngày nào có một chứng minh, tôi sẽ nói”. Tôi đã sai khi sử dụng từ prueba “chứng minh”, ý tôi muốn nói là evidencia “bằng chứng”: Tôi biết rằng nhiều người bị lạm dụng không thể có những chứng minh cụ thể. Họ không có, hoặc không thể có, hay nếu có đi chăng nữa họ cảm thấy xấu hổ: bi kịch của những nạn nhân của sự lạm dụng thật là khủng khiếp. Tôi đã gặp một người đàn bà đã bị lạm dụng 40 năm trước, đã kết hôn và có ba đứa con, bà ấy không thể rước lễ được vì bà ấy thấy nơi tay của linh mục, bàn tay của kẻ đã lạm dụng bà. Từ “chứng minh” không phải là từ tốt nhất, tôi muốn nói “bằng chứng”. Trong trường hợp của Đức Cha Barros, tôi đã nghiên cứu và kiểm tra đi kiểm tra lại, mà không có bằng chứng nào để lên án ngài. Và nếu tôi lên án ngài mà không có bằng chứng hoặc sự xác tín về mặt luân lý, tôi sẽ phạm tội xét đoán sai.
Câu hỏi 2: Một trong những lá thư Đức Thánh Cha gởi đến các Giám mục Chí Lợi đã được công khai. Trong bức thư đó, ngài đã đề cập đến việc có thể cho Đức Cha Barros ngưng việc trong một năm...
Tôi phải giải thích lá thư này cho các bạn đó là vì sự thận trọng nên mới nói về một thời gian kéo dài 10 đến 12 tháng. Khi vụ tai tiếng Karadima nổ ra, chúng tôi bắt đầu xét xem có bao nhiêu linh mục cha Karadima đã từng dạy, đã bị lạm dụng hoặc chính họ thực hiện các lạm dụng. Có ba giám mục ở Chí Lợi từng được cha Karadima gửi đến chủng viện. Một số vị trong Hội Đồng Giám Mục đã gợi ý rằng họ nên từ chức, lấy một năm sabbatical để Giáo Hội vượt qua cơn bão này: các Giám Mục này là những người tốt, các giám mục tốt, như Đức Cha Barros, người có hai mươi năm làm giám mục và lúc đó sắp hoàn thành nhiệm vụ của mình trong vai trò Giám Mục quân đội. Có ý kiến yêu cầu ngài từ chức. Ngài đến Rôma gặp tôi và tôi nói không, bởi vì điều đó có nghĩa là thừa nhận một tội lỗi được giả định như thế. Tôi đã bác đơn từ chức của ngài. Sau đó, khi được bổ nhiệm làm giám mục Osorno, phong trào phản kháng này nảy sinh: Tôi đã nhận được đơn từ chức lần thứ hai của ngài. Và tôi đã nói: không, Đức Cha cứ tiếp tục! Đức Cha Barros vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng không ai tìm được bằng chứng nào cả. Tôi không thể lên án ngài, tôi không có bằng chứng, và tôi tin rằng ngài vô tội.
Câu hỏi 3: Còn phản ứng của nạn nhân đối với các tuyên bố của Đức Thánh Cha thì ngài nghĩ thế nào?
Tôi phải xin lỗi trước những cảm nhận của những người bị lạm dụng. Từ “chứng minh” đã làm tổn thương rất nhiều người trong số họ. Họ nói: ‘Tôi đi tìm một giấy chứng nhận hay sao?” Tôi xin lỗi họ nếu tôi làm tổn thương họ mà không nhận ra điều đó, tôi không có ý đó. Và điều này gây cho tôi rất nhiều đau đớn, bởi vì tôi đã gặp họ: ở Chí Lợi có hai cuộc họp được công chúng biết đến, những cuộc họp khác đã không được tiết lộ. Trong mỗi chuyến đi, tôi luôn có cơ hội để gặp gỡ các nạn nhân, cuộc họp ở Philadelphia đã được công bố, nhưng các trường hợp khác không được đề cập đến. Khi nghe rằng Đức Giáo Hoàng bảo họ: “Hãy trình cho tôi một lá thư với bằng chứng, là một cái tát” vào mặt các nạn nhân, tôi nhận ra rằng cách dùng chữ của tôi đã không được tốt, và tôi hiểu, như Peter viết trong một lá thư của anh ta rằng lửa đã nổi lên. Đó là những gì tôi có thể nói rất thành thật.
Câu hỏi 4: Các lời khai của những nạn nhân bị lạm dụng không phải là bằng chứng đối với ngài sao, thưa Đức Thánh Cha?
Lời khai của các nạn nhân luôn là bằng chứng. Trong trường hợp của Đức Cha Barros không có bằng chứng ngài đã từng lạm dụng...
Câu hỏi 5: Người ta không cáo buộc ngài lạm dụng, nhưng đã che giấu các hành vi lạm dụng.
Không có bằng chứng nào về điều này cả.... Tôi mở rộng con tim ra để đón nhận những bằng chứng ấy.
Câu hỏi 6: Đức Thánh Cha đã phản ứng như thế nào đối với lời tuyên bố của Đức Hồng Y O 'Malley về cách dùng từ “vu khống” của ngài trong trường hợp Đức Cha Barros, là từ đã gây ra nhiều đau đớn cho các nạn nhân?
Đức Hồng Y nói rằng Đức Giáo Hoàng đã luôn luôn áp dụng chính sách “không khoan dung”. Rồi thì có chuyện lựa chọn không tốt từ ngữ, tôi đã nói về vu khống, để nói về một ai đó cứ quyết liệt khăng khăng một điều mà không có bằng chứng gì cả. Nếu tôi nói rằng: bạn đã ăn cắp, mà bạn không có đánh cắp, thì tôi đang lăng mạ, bởi vì tôi không có bằng chứng. Đó là một thành ngữ chẳng may. Nhưng tôi chưa hề nghe nói có bất cứ ai là nạn nhân của Đức Cha Barros. Họ không bước ra, chẳng hề ra mặt, họ đã không đưa ra được bằng chứng nào trước tòa. Tất cả chỉ là những lời gió thoảng mây bay vậy thôi. Đúng là Đức Cha Barros nằm trong nhóm thanh thiếu niên của cha Karadima. Nhưng chúng ta hãy rõ ràng: nếu bạn quyết liệt cáo buộc ai đó mà không có bằng chứng gì cả, thì đó là vu khống. Tuy nhiên, nếu một ai đến và đưa ra bằng chứng, tôi sẽ là người đầu tiên lắng nghe họ. Tuyên bố của Đức Hồng Y O'Malley là rất đúng, và tôi đã cảm ơn ngài. Ngài đã nói về nỗi đau của các nạn nhân nói chung.
Câu hỏi 7: Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tòa thánh đã hết hạn. Có phải điều này có nghĩa là nó không còn là một ưu tiên nữa?
Ủy ban đã được bổ nhiệm trong ba năm. Một khi nó hết hạn, một ủy ban mới sẽ được nghiên cứu. Đã có quyết định gia hạn các thành viên và bổ nhiệm các thành viên mới. Danh sách chung cuộc đã được trình lên tôi trước khi bắt đầu chuyến tông du này, và giờ đây nó sẽ theo thủ tục bình thường của Giáo Triều. Chúng tôi đang nghiên cứu hồ sơ các thành viên mới. Có một vài nhận xét cần làm rõ. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ không làm điều đó... đây là những khoảng thời gian bình thường cần phải có.
Câu hỏi 8: Đức Thánh Cha sẽ nói như thế nào với những người cho rằng chuyến viếng thăm của ngài đến Chí Lợi là một thất bại, đối với vài người, và thực tế là Giáo Hội còn chia rẽ hơn so với trước đó?
Đây là lần đầu tiên tôi nghe điều này. Tôi rất vui về chuyến đi đến Chí Lợi, tôi không mong đợi nhưng có nhiều người trên đường phố, và những người này đã không đến vì được trả tiền!
Câu hỏi 9: Tại Peru, tầng lớp chính trị đã lừa dối dân chúng với những hành vi tham nhũng và với những thứ ân xá do thương lượng với nhau [ý người ký giả này muốn đề cập đến việc đương kim tổng thống đã ân xá cho cựu tổng thống Alberto Fujimori]. Đức Thánh Cha nghĩ sao về điều này?
Tôi biết có tham nhũng ở một số nước châu Âu. Và ở Mỹ Latinh cũng có nhiều trường hợp. Có nhiều người nói về vụ án Odebrecht [đó là một công ty của Brazil ở trung tâm bão của những cáo buộc tham nhũng liên quan đến Tổng thống Peru Paolo Kuczynsky], nhưng đây chỉ là một ví dụ điển hình trong danh sách dài. Nguồn gốc của tham nhũng là căn nguyên tội lỗi dẫn chúng ta ra như vậy. Tôi đã viết một cuốn sách nhỏ có thông điệp là: tội lỗi thì được, nhưng băng hoại thì không. Tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi, khi chúng ta phạm tội lỗi mà không nhận ra điều ác và không xin được tha thứ thì đó là băng hoại. Tội lỗi không làm tôi sợ hãi, nhưng băng hoại thì tôi lo lắm, bởi vì nó làm hư hỏng linh hồn và thân xác. Người băng hoại quá tự tin khi cho rằng họ không thể quay trở lại... đó là sự hủy diệt của con người. Các chính trị gia thu tóm quá nhiều quyền lực, và cả các doanh nhân chỉ trả một nửa số tiền mà họ nợ công nhân cũng là tham nhũng. Một bà chủ nhà nghĩ rằng bà ta có thể lợi dụng người giúp việc của mình hoặc đối xử tệ hại với người ấy cũng là chuyện tham tàn. Tôi đã có lần nói chuyện với một chuyên gia trẻ 30 tuổi đã đối xử với những người giúp việc trong nhà của mình một cách tệ hại, tôi đã bảo anh ta đó là một tội lỗi. Và anh ta cãi lại: đừng so sánh những người này với tôi, những người này đáng như thế mà. Đây là những gì những người khai thác tình dục người khác, và những người khai thác sức lao động nô lệ nghĩ như vậy: họ là những kẻ băng hoại.
Câu hỏi 10: Có những băng hoại trong Giáo hội, chúng ta hãy suy nghĩ về trường hợp Sodalizio [đó là phong trào giáo dân do ông Luis Figari thành lập ở Peru đang bị cáo buộc tội lạm dụng tính dục].
Vâng, có những băng hoại trong Giáo Hội. Đã có những trường hợp trong lịch sử của Giáo Hội. Người sáng lập ra Sodalizio đã bị báo cáo là không chỉ lạm dụng tình dục mà còn lèo lái cả lương tâm người ta. Toà Thánh đã tiến hành phiên tòa đó, một bản án đã được đưa ra, bây giờ ông ta sống một mình, với sự trợ giúp của một người giúp việc. Ông ta tuyên bố mình vô tội và kháng cáo lên Tòa Ân Giải Tối Cao, là tòa án tư pháp cao nhất của Tòa Thánh. Nhưng đây là cơ hội cho các nạn nhân khác khiếu nại cả trong các vụ kiện dân sự và giáo hội. Nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn đã nổi lên, tư pháp dân sự đã can thiệp và tôi nghĩ là một hướng đi đúng trong những trường hợp lạm dụng như thế này; và tôi tin rằng tình hình đã trở nên bất lợi cho người sáng lập. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất, có những chuyện khác không được rõ ràng như thế, là những chuyện có bản chất liên quan đến kinh tế. Sodalizio hiện nay đang bị điều tra. Một trường hợp tương tự là trường hợp liên quan đến phong trào Đạo Binh [Chúa Kitô], đã được giải quyết: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 quyết liệt không dung thứ cho những điều này và tôi đã học được nhiều từ ngài.
Câu hỏi 11: Sau cuộc hôn nhân giữa người nữ tiếp viên và anh chàng quản lý trên máy bay, Đức Thánh Cha sẽ nói gì với các linh mục giáo xứ trước những cặp vợ chồng muốn kết hôn trên máy bay hay trên tàu thủy?
“Đức Thánh Cha có nghĩ đến đám cưới trên du thuyền hay không?” Một người trong số các bạn nói với tôi rằng tôi rất điên khi làm những việc này. Nó đơn giản thôi. Chàng ta [Carlos Ciuffardi] đã tham gia chuyến bay vào ngày hôm trước. Còn nàng ta [Paula Podest] thì không. Chàng ta đã nói chuyện với tôi. Tôi nhận thấy rằng anh ta đang thử tôi đó mà... đó là một cuộc trò chuyện tốt. Ngày hôm sau cả hai đều có mặt ở đó và khi chúng tôi chụp hình chung, họ nói với tôi rằng họ đã kết hôn dân sự cách nay 8 năm và định là cử hành phép hôn phối tại giáo xứ, nhưng nhà thờ sụp đổ vì động đất một ngày trước đám cưới. Và như vậy chưa có hôn phối đạo. Họ nói: chúng ta sẽ làm phép hôn phối vào ngày mai, hay ngày mốt. Sau đó, cuộc sống dần qua: một đứa con gái, rồi đến một đứa khác. Tôi hỏi họ những câu hỏi và họ nói với tôi rằng họ đã học các khóa học giáo lý hôn nhân. Tôi đánh giá là họ đã được chuẩn bị. Các bí tích là dành cho dân chúng, và nếu mọi điều kiện đều rõ ràng thì tại sao không thể làm những gì có thể được thực hiện ngày hôm nay? Chờ đợi vào ngày mai có lẽ sẽ có nghĩa là chờ thêm 10 năm nữa. Cả hai đều đã dọn mình trước mặt Chúa với bí tích sám hối. Họ nói với tôi rằng họ đã dự trù một số ý định của họ: “Chúng ta hãy đi gặp Đức Giáo Hoàng để xin ngài làm phép cưới cho chúng ta. Tôi không biết điều đó có đúng thế không. Hãy nói với các linh mục giáo xứ rằng Đức Giáo Hoàng đã hỏi họ rất kỹ, đó là một tình huống bình thường thôi mà.
Câu hỏi 12: Ở Amazon, Đức Thánh Cha đã nói về “sự suy đồi” của một số chính sách thúc đẩy việc bảo tồn thiên nhiên mà không tính đến con người. Ngài có nghĩ rằng có một loại chủ nghĩa môi sinh cuối cùng lại đâm ra chống lại nhân loại?
Vâng, tôi nghĩ thế. Trường hợp cụ thể tôi đang đề cập đến là những lo ngại về khu vực Amazon: để bảo vệ rừng, một số bộ lạc đã bị di dời. Cuối cùng là chính khu rừng đã bị khai thác. Có những số liệu thống kê. Một số bộ lạc đã bị loại ra khỏi sự tiến bộ thực sự.
Câu hỏi 13: Một trong những mục tiêu của Giáo hội là chống lại đói nghèo: Chí Lợi đã hạ thấp tỷ lệ đói nghèo từ 40 chỉ còn 11 phần trăm, và đó là kết quả của một chính sách tự do. Có điều gì là tốt trong chủ nghĩa tự do?
Chúng ta cần xem xét cẩn thận các trường hợp kiên quan đến chính sách tự do. Một số quốc gia ở Mỹ Latinh đã thực hiện các chính sách tự do và đã dẫn tới sự nghèo đói cùng cực. Tôi không biết phải trả lời ra sao, nhưng nói chung một chính sách tự do mà không liên quan đến tất cả mọi người, là một chính sách chọn lọc và dẫn đến những thoái hóa. Tôi không biết trường hợp của Chí Lợi, nhưng ở các nước khác nó dẫn đưa các quốc gia đi xuống.
Câu hỏi 14: Một tin liên quan đến Đức Hồng Y Oscar Andres Rodriguez Maradiaga đã nổ ra: ngài bị cáo buộc là lấy tiền từ Đại học Công Giáo Honduras. Đức Thánh Cha nghĩ sao?
Đức Hồng Y Maradiaga đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề này trên truyền hình và tôi lặp lại những gì ngài nói.
Câu hỏi 15: Ấn tượng của ngài về chuyến đi này là gì thưa Đức Thánh Cha?
Đó là ấn tượng về một dân tộc trung tín, những người đã trải qua và vẫn còn đang trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn có một đức tin gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Một dân tộc đã thể hiện được niềm vui và niềm tin của mình. Họ là một dân tộc “insantata”, là một dân tộc Mỹ Latinh có nhiều vị thánh hơn cả. Từ Peru, tôi mang theo tôi một ấn tượng về niềm vui, niềm tin, hy vọng, và trên hết là tôi đã thấy nhiều trẻ em! Tôi thấy những hình ảnh đã từng thấy ở Phi Luật Tân và Colombia khi các bà mẹ và các ông bố giơ cao con mình lên... Điều này nói về tương lai, nói về hy vọng. Đó là bảo chứng cho sự thịnh vượng này.
Source: Vatican Insider “This is why I celebrated that marriage aboard the flight”
“Tôi xin lỗi nếu tôi đã làm tổn thương các nạn nhân bị lạm dụng bằng những lời của tôi trong trường hợp của Đức Cha Barros”. Đức Thánh Cha nói khi trả lời các câu hỏi của các nhà báo trên chuyến bay từ Lima trở về Rôma, và thừa nhận rằng ngài đã dùng sai từ ngữ khi trình bày về trường hợp của Đức Cha Juan Barros, giám mục giáo phận Osorno của Chí Lợi. Đức Cha Barros bị các nhóm tín hữu trong giáo phận của ngài chống đối với cáo buộc cho rằng ngài biết rõ những lạm dụng tình dục của “cha bố” là linh mục Fernando Karadima; và họ cho rằng vị Giám Mục đã bao che cho những tội ác này.
Vào ngày thứ Năm tuần trước (21/1) ở Iquique, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“El día que me traigan una prueba contra el obispo Barros, ahí voy a ver. No hay una sola prueba contra el obispo Barros, todo es calumnia” (Ngày họ mang đến cho tôi một chứng minh chống lại Đức Cha Barros, tôi sẽ xem xét, chẳng có một thứ chứng minh nào chống lại Đức Cha Barros, toàn là những lời vu khống.)
Những lời này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nạn nhân bị lạm dụng ở Chí Lợi và Đức Hồng Y Sean O 'Malley đã ra một tuyên bố về vấn đề này.
Đức Giáo Hoàng cũng đã nói về đám cưới giờ đây đã trở thành thời danh trên chuyến bay từ Santiago đến Iquique. Đức Phanxicô biện minh cho sự lựa chọn của ngài bằng cách giải thích rằng đôi hôn phối này đã được chuẩn bị tốt, đã theo các khóa học trước hôn nhân và đã lãnh nhận bí tích hòa giải.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi chuyến đi Chí Lợi và Peru là một cuộc hành trình “tiệt trùng”, giống như sữa, bởi vì chúng ta đã trải qua những nhiệt độ khác nhau từ nóng đến lạnh.
Câu hỏi 1: Vào ngày đầu tiên ở Chí Lợi, Đức Thánh Cha đã gửi một thông điệp mạnh mẽ chống lạm dụng trẻ em. Nhưng rồi khi tuyên bố về trường hợp Đức Cha Barros, ngài lại nói về “vu khống”. Tại sao ngài không tin các nạn nhân mà lại tin Đức Cha Barros?
Tại Chí Lợi, tôi đã nói hai lần về những hành vi lạm dụng: trước chính phủ và trong nhà thờ chính tòa với các linh mục. Tôi tiếp tục chính sách không một chút khoan dung (zero-tolerance) đã được khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Và trong 5 năm tôi đã không ký bất kỳ một yêu cầu xin khoan hồng nào. Nếu phạm lỗi lần thứ hai, cách duy nhất là người phạm lỗi phải thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng và xin khoan hồng. Trong 5 năm, tôi đã nhận được khoảng 25 thỉnh cầu xin được khoan hồng. Tôi chưa ký một trường hợp nào. Về trường hợp của Đức Cha Barros: Tôi đã nghiên cứu, và điều tra kỹ. Thực sự không có bằng chứng nào là ngài có lỗi. Tôi yêu cầu trưng ra bằng chứng thì tôi mới thay đổi quan điểm của mình. Tại Iquique, khi họ hỏi tôi về Đức Cha Barros, tôi nói: “ngày nào có một chứng minh, tôi sẽ nói”. Tôi đã sai khi sử dụng từ prueba “chứng minh”, ý tôi muốn nói là evidencia “bằng chứng”: Tôi biết rằng nhiều người bị lạm dụng không thể có những chứng minh cụ thể. Họ không có, hoặc không thể có, hay nếu có đi chăng nữa họ cảm thấy xấu hổ: bi kịch của những nạn nhân của sự lạm dụng thật là khủng khiếp. Tôi đã gặp một người đàn bà đã bị lạm dụng 40 năm trước, đã kết hôn và có ba đứa con, bà ấy không thể rước lễ được vì bà ấy thấy nơi tay của linh mục, bàn tay của kẻ đã lạm dụng bà. Từ “chứng minh” không phải là từ tốt nhất, tôi muốn nói “bằng chứng”. Trong trường hợp của Đức Cha Barros, tôi đã nghiên cứu và kiểm tra đi kiểm tra lại, mà không có bằng chứng nào để lên án ngài. Và nếu tôi lên án ngài mà không có bằng chứng hoặc sự xác tín về mặt luân lý, tôi sẽ phạm tội xét đoán sai.
Câu hỏi 2: Một trong những lá thư Đức Thánh Cha gởi đến các Giám mục Chí Lợi đã được công khai. Trong bức thư đó, ngài đã đề cập đến việc có thể cho Đức Cha Barros ngưng việc trong một năm...
Tôi phải giải thích lá thư này cho các bạn đó là vì sự thận trọng nên mới nói về một thời gian kéo dài 10 đến 12 tháng. Khi vụ tai tiếng Karadima nổ ra, chúng tôi bắt đầu xét xem có bao nhiêu linh mục cha Karadima đã từng dạy, đã bị lạm dụng hoặc chính họ thực hiện các lạm dụng. Có ba giám mục ở Chí Lợi từng được cha Karadima gửi đến chủng viện. Một số vị trong Hội Đồng Giám Mục đã gợi ý rằng họ nên từ chức, lấy một năm sabbatical để Giáo Hội vượt qua cơn bão này: các Giám Mục này là những người tốt, các giám mục tốt, như Đức Cha Barros, người có hai mươi năm làm giám mục và lúc đó sắp hoàn thành nhiệm vụ của mình trong vai trò Giám Mục quân đội. Có ý kiến yêu cầu ngài từ chức. Ngài đến Rôma gặp tôi và tôi nói không, bởi vì điều đó có nghĩa là thừa nhận một tội lỗi được giả định như thế. Tôi đã bác đơn từ chức của ngài. Sau đó, khi được bổ nhiệm làm giám mục Osorno, phong trào phản kháng này nảy sinh: Tôi đã nhận được đơn từ chức lần thứ hai của ngài. Và tôi đã nói: không, Đức Cha cứ tiếp tục! Đức Cha Barros vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng không ai tìm được bằng chứng nào cả. Tôi không thể lên án ngài, tôi không có bằng chứng, và tôi tin rằng ngài vô tội.
Câu hỏi 3: Còn phản ứng của nạn nhân đối với các tuyên bố của Đức Thánh Cha thì ngài nghĩ thế nào?
Tôi phải xin lỗi trước những cảm nhận của những người bị lạm dụng. Từ “chứng minh” đã làm tổn thương rất nhiều người trong số họ. Họ nói: ‘Tôi đi tìm một giấy chứng nhận hay sao?” Tôi xin lỗi họ nếu tôi làm tổn thương họ mà không nhận ra điều đó, tôi không có ý đó. Và điều này gây cho tôi rất nhiều đau đớn, bởi vì tôi đã gặp họ: ở Chí Lợi có hai cuộc họp được công chúng biết đến, những cuộc họp khác đã không được tiết lộ. Trong mỗi chuyến đi, tôi luôn có cơ hội để gặp gỡ các nạn nhân, cuộc họp ở Philadelphia đã được công bố, nhưng các trường hợp khác không được đề cập đến. Khi nghe rằng Đức Giáo Hoàng bảo họ: “Hãy trình cho tôi một lá thư với bằng chứng, là một cái tát” vào mặt các nạn nhân, tôi nhận ra rằng cách dùng chữ của tôi đã không được tốt, và tôi hiểu, như Peter viết trong một lá thư của anh ta rằng lửa đã nổi lên. Đó là những gì tôi có thể nói rất thành thật.
Câu hỏi 4: Các lời khai của những nạn nhân bị lạm dụng không phải là bằng chứng đối với ngài sao, thưa Đức Thánh Cha?
Lời khai của các nạn nhân luôn là bằng chứng. Trong trường hợp của Đức Cha Barros không có bằng chứng ngài đã từng lạm dụng...
Câu hỏi 5: Người ta không cáo buộc ngài lạm dụng, nhưng đã che giấu các hành vi lạm dụng.
Không có bằng chứng nào về điều này cả.... Tôi mở rộng con tim ra để đón nhận những bằng chứng ấy.
Câu hỏi 6: Đức Thánh Cha đã phản ứng như thế nào đối với lời tuyên bố của Đức Hồng Y O 'Malley về cách dùng từ “vu khống” của ngài trong trường hợp Đức Cha Barros, là từ đã gây ra nhiều đau đớn cho các nạn nhân?
Đức Hồng Y nói rằng Đức Giáo Hoàng đã luôn luôn áp dụng chính sách “không khoan dung”. Rồi thì có chuyện lựa chọn không tốt từ ngữ, tôi đã nói về vu khống, để nói về một ai đó cứ quyết liệt khăng khăng một điều mà không có bằng chứng gì cả. Nếu tôi nói rằng: bạn đã ăn cắp, mà bạn không có đánh cắp, thì tôi đang lăng mạ, bởi vì tôi không có bằng chứng. Đó là một thành ngữ chẳng may. Nhưng tôi chưa hề nghe nói có bất cứ ai là nạn nhân của Đức Cha Barros. Họ không bước ra, chẳng hề ra mặt, họ đã không đưa ra được bằng chứng nào trước tòa. Tất cả chỉ là những lời gió thoảng mây bay vậy thôi. Đúng là Đức Cha Barros nằm trong nhóm thanh thiếu niên của cha Karadima. Nhưng chúng ta hãy rõ ràng: nếu bạn quyết liệt cáo buộc ai đó mà không có bằng chứng gì cả, thì đó là vu khống. Tuy nhiên, nếu một ai đến và đưa ra bằng chứng, tôi sẽ là người đầu tiên lắng nghe họ. Tuyên bố của Đức Hồng Y O'Malley là rất đúng, và tôi đã cảm ơn ngài. Ngài đã nói về nỗi đau của các nạn nhân nói chung.
Câu hỏi 7: Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tòa thánh đã hết hạn. Có phải điều này có nghĩa là nó không còn là một ưu tiên nữa?
Ủy ban đã được bổ nhiệm trong ba năm. Một khi nó hết hạn, một ủy ban mới sẽ được nghiên cứu. Đã có quyết định gia hạn các thành viên và bổ nhiệm các thành viên mới. Danh sách chung cuộc đã được trình lên tôi trước khi bắt đầu chuyến tông du này, và giờ đây nó sẽ theo thủ tục bình thường của Giáo Triều. Chúng tôi đang nghiên cứu hồ sơ các thành viên mới. Có một vài nhận xét cần làm rõ. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ không làm điều đó... đây là những khoảng thời gian bình thường cần phải có.
Câu hỏi 8: Đức Thánh Cha sẽ nói như thế nào với những người cho rằng chuyến viếng thăm của ngài đến Chí Lợi là một thất bại, đối với vài người, và thực tế là Giáo Hội còn chia rẽ hơn so với trước đó?
Đây là lần đầu tiên tôi nghe điều này. Tôi rất vui về chuyến đi đến Chí Lợi, tôi không mong đợi nhưng có nhiều người trên đường phố, và những người này đã không đến vì được trả tiền!
Câu hỏi 9: Tại Peru, tầng lớp chính trị đã lừa dối dân chúng với những hành vi tham nhũng và với những thứ ân xá do thương lượng với nhau [ý người ký giả này muốn đề cập đến việc đương kim tổng thống đã ân xá cho cựu tổng thống Alberto Fujimori]. Đức Thánh Cha nghĩ sao về điều này?
Tôi biết có tham nhũng ở một số nước châu Âu. Và ở Mỹ Latinh cũng có nhiều trường hợp. Có nhiều người nói về vụ án Odebrecht [đó là một công ty của Brazil ở trung tâm bão của những cáo buộc tham nhũng liên quan đến Tổng thống Peru Paolo Kuczynsky], nhưng đây chỉ là một ví dụ điển hình trong danh sách dài. Nguồn gốc của tham nhũng là căn nguyên tội lỗi dẫn chúng ta ra như vậy. Tôi đã viết một cuốn sách nhỏ có thông điệp là: tội lỗi thì được, nhưng băng hoại thì không. Tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi, khi chúng ta phạm tội lỗi mà không nhận ra điều ác và không xin được tha thứ thì đó là băng hoại. Tội lỗi không làm tôi sợ hãi, nhưng băng hoại thì tôi lo lắm, bởi vì nó làm hư hỏng linh hồn và thân xác. Người băng hoại quá tự tin khi cho rằng họ không thể quay trở lại... đó là sự hủy diệt của con người. Các chính trị gia thu tóm quá nhiều quyền lực, và cả các doanh nhân chỉ trả một nửa số tiền mà họ nợ công nhân cũng là tham nhũng. Một bà chủ nhà nghĩ rằng bà ta có thể lợi dụng người giúp việc của mình hoặc đối xử tệ hại với người ấy cũng là chuyện tham tàn. Tôi đã có lần nói chuyện với một chuyên gia trẻ 30 tuổi đã đối xử với những người giúp việc trong nhà của mình một cách tệ hại, tôi đã bảo anh ta đó là một tội lỗi. Và anh ta cãi lại: đừng so sánh những người này với tôi, những người này đáng như thế mà. Đây là những gì những người khai thác tình dục người khác, và những người khai thác sức lao động nô lệ nghĩ như vậy: họ là những kẻ băng hoại.
Câu hỏi 10: Có những băng hoại trong Giáo hội, chúng ta hãy suy nghĩ về trường hợp Sodalizio [đó là phong trào giáo dân do ông Luis Figari thành lập ở Peru đang bị cáo buộc tội lạm dụng tính dục].
Vâng, có những băng hoại trong Giáo Hội. Đã có những trường hợp trong lịch sử của Giáo Hội. Người sáng lập ra Sodalizio đã bị báo cáo là không chỉ lạm dụng tình dục mà còn lèo lái cả lương tâm người ta. Toà Thánh đã tiến hành phiên tòa đó, một bản án đã được đưa ra, bây giờ ông ta sống một mình, với sự trợ giúp của một người giúp việc. Ông ta tuyên bố mình vô tội và kháng cáo lên Tòa Ân Giải Tối Cao, là tòa án tư pháp cao nhất của Tòa Thánh. Nhưng đây là cơ hội cho các nạn nhân khác khiếu nại cả trong các vụ kiện dân sự và giáo hội. Nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn đã nổi lên, tư pháp dân sự đã can thiệp và tôi nghĩ là một hướng đi đúng trong những trường hợp lạm dụng như thế này; và tôi tin rằng tình hình đã trở nên bất lợi cho người sáng lập. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất, có những chuyện khác không được rõ ràng như thế, là những chuyện có bản chất liên quan đến kinh tế. Sodalizio hiện nay đang bị điều tra. Một trường hợp tương tự là trường hợp liên quan đến phong trào Đạo Binh [Chúa Kitô], đã được giải quyết: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 quyết liệt không dung thứ cho những điều này và tôi đã học được nhiều từ ngài.
Câu hỏi 11: Sau cuộc hôn nhân giữa người nữ tiếp viên và anh chàng quản lý trên máy bay, Đức Thánh Cha sẽ nói gì với các linh mục giáo xứ trước những cặp vợ chồng muốn kết hôn trên máy bay hay trên tàu thủy?
“Đức Thánh Cha có nghĩ đến đám cưới trên du thuyền hay không?” Một người trong số các bạn nói với tôi rằng tôi rất điên khi làm những việc này. Nó đơn giản thôi. Chàng ta [Carlos Ciuffardi] đã tham gia chuyến bay vào ngày hôm trước. Còn nàng ta [Paula Podest] thì không. Chàng ta đã nói chuyện với tôi. Tôi nhận thấy rằng anh ta đang thử tôi đó mà... đó là một cuộc trò chuyện tốt. Ngày hôm sau cả hai đều có mặt ở đó và khi chúng tôi chụp hình chung, họ nói với tôi rằng họ đã kết hôn dân sự cách nay 8 năm và định là cử hành phép hôn phối tại giáo xứ, nhưng nhà thờ sụp đổ vì động đất một ngày trước đám cưới. Và như vậy chưa có hôn phối đạo. Họ nói: chúng ta sẽ làm phép hôn phối vào ngày mai, hay ngày mốt. Sau đó, cuộc sống dần qua: một đứa con gái, rồi đến một đứa khác. Tôi hỏi họ những câu hỏi và họ nói với tôi rằng họ đã học các khóa học giáo lý hôn nhân. Tôi đánh giá là họ đã được chuẩn bị. Các bí tích là dành cho dân chúng, và nếu mọi điều kiện đều rõ ràng thì tại sao không thể làm những gì có thể được thực hiện ngày hôm nay? Chờ đợi vào ngày mai có lẽ sẽ có nghĩa là chờ thêm 10 năm nữa. Cả hai đều đã dọn mình trước mặt Chúa với bí tích sám hối. Họ nói với tôi rằng họ đã dự trù một số ý định của họ: “Chúng ta hãy đi gặp Đức Giáo Hoàng để xin ngài làm phép cưới cho chúng ta. Tôi không biết điều đó có đúng thế không. Hãy nói với các linh mục giáo xứ rằng Đức Giáo Hoàng đã hỏi họ rất kỹ, đó là một tình huống bình thường thôi mà.
Câu hỏi 12: Ở Amazon, Đức Thánh Cha đã nói về “sự suy đồi” của một số chính sách thúc đẩy việc bảo tồn thiên nhiên mà không tính đến con người. Ngài có nghĩ rằng có một loại chủ nghĩa môi sinh cuối cùng lại đâm ra chống lại nhân loại?
Vâng, tôi nghĩ thế. Trường hợp cụ thể tôi đang đề cập đến là những lo ngại về khu vực Amazon: để bảo vệ rừng, một số bộ lạc đã bị di dời. Cuối cùng là chính khu rừng đã bị khai thác. Có những số liệu thống kê. Một số bộ lạc đã bị loại ra khỏi sự tiến bộ thực sự.
Câu hỏi 13: Một trong những mục tiêu của Giáo hội là chống lại đói nghèo: Chí Lợi đã hạ thấp tỷ lệ đói nghèo từ 40 chỉ còn 11 phần trăm, và đó là kết quả của một chính sách tự do. Có điều gì là tốt trong chủ nghĩa tự do?
Chúng ta cần xem xét cẩn thận các trường hợp kiên quan đến chính sách tự do. Một số quốc gia ở Mỹ Latinh đã thực hiện các chính sách tự do và đã dẫn tới sự nghèo đói cùng cực. Tôi không biết phải trả lời ra sao, nhưng nói chung một chính sách tự do mà không liên quan đến tất cả mọi người, là một chính sách chọn lọc và dẫn đến những thoái hóa. Tôi không biết trường hợp của Chí Lợi, nhưng ở các nước khác nó dẫn đưa các quốc gia đi xuống.
Câu hỏi 14: Một tin liên quan đến Đức Hồng Y Oscar Andres Rodriguez Maradiaga đã nổ ra: ngài bị cáo buộc là lấy tiền từ Đại học Công Giáo Honduras. Đức Thánh Cha nghĩ sao?
Đức Hồng Y Maradiaga đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề này trên truyền hình và tôi lặp lại những gì ngài nói.
Câu hỏi 15: Ấn tượng của ngài về chuyến đi này là gì thưa Đức Thánh Cha?
Đó là ấn tượng về một dân tộc trung tín, những người đã trải qua và vẫn còn đang trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn có một đức tin gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Một dân tộc đã thể hiện được niềm vui và niềm tin của mình. Họ là một dân tộc “insantata”, là một dân tộc Mỹ Latinh có nhiều vị thánh hơn cả. Từ Peru, tôi mang theo tôi một ấn tượng về niềm vui, niềm tin, hy vọng, và trên hết là tôi đã thấy nhiều trẻ em! Tôi thấy những hình ảnh đã từng thấy ở Phi Luật Tân và Colombia khi các bà mẹ và các ông bố giơ cao con mình lên... Điều này nói về tương lai, nói về hy vọng. Đó là bảo chứng cho sự thịnh vượng này.