Lá Ủ - Rừng Thần, Tiếng Gọi Truyền Giáo
Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ là một bộ phận nhỏ của Giáo Hạt Phương Lâm, Giáo Phận Xuân Lộc.
Đức tin không đơn giản là những lời nói trên môi, mà nhiều khi phải liều mạng sống để minh chứng: Tháng 4/1986, thấy một số bà con dân tộc Kơho đi chợ Phương Lâm, ông Đạm (sau này là Trưởng ban Truyền giáo) mời lại hỏi thăm ở đâu! Họ trả lời ở ngoài kia kìa (vừa nói họ vừa chỉ ra cánh đồng 5 Sao Phương Lâm). Ông cùng một số anh em đi theo con đường mòn vào từng nhà hỏi thăm.
Cuộc sống của họ rất đơn sơ: ngày ngày họ đi vào rừng đào củ mài, bắt ốc, bắt cua, chặt củi ra chợ đổi lấy gạo. Khi ngỏ lời được giúp đỡ, lúc đầu nhiều nhà không dám tiếp vì sợ. Nhưng các ông không nản chí mà cầu nguyện với Đức Mẹ, xin ơn Chúa Thánh Thần và tiếp tục làm quen để hòa đồng với họ.
Già làng lúc này là ông K’Phèn và vợ là bà K’Pút. Đôi vợ chồng này không có con. Già Làng bị bệnh lao, nên ông Đạm đề nghị đưa ông K’Phèn ra Phương Lâm để chăm sóc. Già Làng đồng ý. Ban Truyền giáo được hình thành. Anh em làm một cái chòi tranh ở cạnh nhà ông K’Đạm và nhờ các Sơ Dòng Đức Bà Truyền Giáo thuốc thang. Ban Truyền giáo thăm viếng và dạy Giáo lý. Nhờ ơn Chúa, ngày 22/12/1987 Cha G.B. Nguyễn Văn Quế rửa tội cho ông Giuse K’Phèn và vợ là Maria K’Pút. Đến ngày 16/1/1988 thì ông qua đời.
Cứ như thế, Ban Truyền Giáo tiếp tục vào rừng rẫy thăm hỏi từng nhà. Từ đó mới biết được phong tục tập quán của họ. Người K’Ho thờ đa thần: thần sông, thần núi, thần gốc cây. Họ có phong tục chia của cho người chết. Có gia đình có 6 Đồng la (chiêng), họ chia cho người chết 3 cái, kèm theo gùi, xà-gạc, soong nồi. Họ bó người chết trong tấm đan bằng tre rồi đem chôn. Ít lâu sau kẻ trộm đào lấy Đồng la, để chó tha xương và đầu lâu. Ban Truyền giáo giải thích cho họ tác hại của việc chia của cho người chết. Từ đó họ bỏ không theo tập tục cũ.
Nhờ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ngày 1/1/1992, Cha Đaminh Nguyễn Đính rửa tội cho 7 hộ với 28 người. Ngày 6/5/1993, Cha Đaminh rửa tội thêm cho 14 hộ với 58 người. Lúc này, Cộng đồng Kitô hữu Lá Ủ thuộc xứ Bình Lâm. Đến ngày 7/12/1993, Cha Antôn Nguyễn Tuế rửa tội cho 19 hộ với 76 người. Từ đây, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật giao cho Cha Tuế Quản Nhiệm Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ. Thời gian này, bà con về làng ngày càng đông. Ban Truyền giáo mua đất làm thổ cư chia cho bà con. Từ đó thành danh Sóc Lá Ủ (nghĩa là Rừng Thần).
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Việc tuyển mộ hội viên truyền giáo ở đây rất khó, vì đòi hỏi phải có tinh thần hi sinh, bác ái, hòa đồng và không kì thị. Ngày 30/12/1998, Ban Truyền Giáo mời thêm được 2 chị: Têrêsa Sen và Maria Trưởng đặc trách thăm hỏi và phát quà. Ban Truyền Giáo tiệp nhận thêm 3 thành viên là anh Phanxicô Đường, Giuse Tạm và Marcô Đệ. Trong thời gian này, Lá Ủ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ban Truyền Giáo cùng chung sức lo cho đồng bào. Họ góp tiền mua đất làm nghĩa trang, mua xe cũ trang bị thành xe tang. Ngoài ra còn xin hòm bác ái, mua trống, chiêng, quần áo, đồ tang, vừa lo vật chất vừa dạy giáo lý cho các gia đình muốn theo Đạo.
Năm 2001, theo nghị định 26 của Chính phủ, Ban Truyền giáo không dạy giáo lý trong Sóc nữa. Ban lo giúp đỡ để bà con làm ăn ổn định cuộc sống. Hiện nay, việc truyền giáo và dạy giáo lý lại tiếp tục trong Sóc Lá Ủ. Bà con đã có Nhà Nguyện chung. Nhiều ngôi nhà khang trang được dựng lên. Đường xá được bê tông hóa.
Năm 2009, Sóc Lá Ủ có 131 hộ với 547 khẩu. Trong đó 97 hộ với 365 người Công Giáo; 26 hộ với 147 người Tin Lành; 8 hộ với 35 người Đạo Ông Bà. Năm 2017, Sóc có 140 hộ Công Giáo với 701 người.
Về đời sống vật chất, ai cũng có nhà để ở, không ai phải lang thang ngoài rẫy nữa. Về đời sống tinh thần, ai theo Đạo nào thì tôn chỉ theo đạo đó. Quà cáp chia sẻ chung với nhau không phân biệt lương giáo. Tập quán ma chay cưới hỏi, họ đã làm theo người Việt.
Lm. Matthew Nguyễn Đại Tài
Đức tin không đơn giản là những lời nói trên môi, mà nhiều khi phải liều mạng sống để minh chứng: Tháng 4/1986, thấy một số bà con dân tộc Kơho đi chợ Phương Lâm, ông Đạm (sau này là Trưởng ban Truyền giáo) mời lại hỏi thăm ở đâu! Họ trả lời ở ngoài kia kìa (vừa nói họ vừa chỉ ra cánh đồng 5 Sao Phương Lâm). Ông cùng một số anh em đi theo con đường mòn vào từng nhà hỏi thăm.
Cuộc sống của họ rất đơn sơ: ngày ngày họ đi vào rừng đào củ mài, bắt ốc, bắt cua, chặt củi ra chợ đổi lấy gạo. Khi ngỏ lời được giúp đỡ, lúc đầu nhiều nhà không dám tiếp vì sợ. Nhưng các ông không nản chí mà cầu nguyện với Đức Mẹ, xin ơn Chúa Thánh Thần và tiếp tục làm quen để hòa đồng với họ.
Già làng lúc này là ông K’Phèn và vợ là bà K’Pút. Đôi vợ chồng này không có con. Già Làng bị bệnh lao, nên ông Đạm đề nghị đưa ông K’Phèn ra Phương Lâm để chăm sóc. Già Làng đồng ý. Ban Truyền giáo được hình thành. Anh em làm một cái chòi tranh ở cạnh nhà ông K’Đạm và nhờ các Sơ Dòng Đức Bà Truyền Giáo thuốc thang. Ban Truyền giáo thăm viếng và dạy Giáo lý. Nhờ ơn Chúa, ngày 22/12/1987 Cha G.B. Nguyễn Văn Quế rửa tội cho ông Giuse K’Phèn và vợ là Maria K’Pút. Đến ngày 16/1/1988 thì ông qua đời.
Nhờ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ngày 1/1/1992, Cha Đaminh Nguyễn Đính rửa tội cho 7 hộ với 28 người. Ngày 6/5/1993, Cha Đaminh rửa tội thêm cho 14 hộ với 58 người. Lúc này, Cộng đồng Kitô hữu Lá Ủ thuộc xứ Bình Lâm. Đến ngày 7/12/1993, Cha Antôn Nguyễn Tuế rửa tội cho 19 hộ với 76 người. Từ đây, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật giao cho Cha Tuế Quản Nhiệm Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ. Thời gian này, bà con về làng ngày càng đông. Ban Truyền giáo mua đất làm thổ cư chia cho bà con. Từ đó thành danh Sóc Lá Ủ (nghĩa là Rừng Thần).
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Việc tuyển mộ hội viên truyền giáo ở đây rất khó, vì đòi hỏi phải có tinh thần hi sinh, bác ái, hòa đồng và không kì thị. Ngày 30/12/1998, Ban Truyền Giáo mời thêm được 2 chị: Têrêsa Sen và Maria Trưởng đặc trách thăm hỏi và phát quà. Ban Truyền Giáo tiệp nhận thêm 3 thành viên là anh Phanxicô Đường, Giuse Tạm và Marcô Đệ. Trong thời gian này, Lá Ủ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ban Truyền Giáo cùng chung sức lo cho đồng bào. Họ góp tiền mua đất làm nghĩa trang, mua xe cũ trang bị thành xe tang. Ngoài ra còn xin hòm bác ái, mua trống, chiêng, quần áo, đồ tang, vừa lo vật chất vừa dạy giáo lý cho các gia đình muốn theo Đạo.
Năm 2009, Sóc Lá Ủ có 131 hộ với 547 khẩu. Trong đó 97 hộ với 365 người Công Giáo; 26 hộ với 147 người Tin Lành; 8 hộ với 35 người Đạo Ông Bà. Năm 2017, Sóc có 140 hộ Công Giáo với 701 người.
Về đời sống vật chất, ai cũng có nhà để ở, không ai phải lang thang ngoài rẫy nữa. Về đời sống tinh thần, ai theo Đạo nào thì tôn chỉ theo đạo đó. Quà cáp chia sẻ chung với nhau không phân biệt lương giáo. Tập quán ma chay cưới hỏi, họ đã làm theo người Việt.
Lm. Matthew Nguyễn Đại Tài