Chuyến đi nghĩa tình-
Nét đẹp đôi chân lặn lội …!!
Ngày 1/6 quốc tế thiếu nhi, tôi lặn lội theo một nhóm các anh chị thăm viếng họ đạo Long Hà và Giáo điểm Kinh Tư thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vùng sâu, xa của giáo hạt Bạc Liêu giáo phận Cần Thơ. Nơi đây tôi có cơ may gặp gỡ một vị “mục tử nặng mùi chiên” và một đàn chiên ngơ ngác trong cái nghèo, không chỉ nghèo đời sống vật chất mà nghèo cả ánh sáng văn minh, họ đang sống trong khát khao thèm thuồng nguồn dinh dưỡng tinh thần.
Xem Hình
Ngóng chờ đến gần 2 giờ sáng, để rồi bước lên chiếc xe chỉ có một người quen và còn lại là những con người chưa từng một lần gặp gỡ, cảm giác như mình sắp lặn, lội những bước đi nhạt nhẽo, lạc loài, bởi vì bóng đêm dày đặc bao trùm khuôn mặt tất cả mọi người đang tranh thủ giấc ngủ sâu để ngày mai vội vã với sứ vụ đã được trao ban, ấy thế mà trong lòng vẫn nao nao một ngày mai bình minh sẽ lên để tỏ rõ.
Xe dừng tại trung tâm hành hương Tắc Sậy để đoàn kính viếng Cha Diệp cũng như tham dự thánh lễ. Wow! Lúc này tôi mới vỡ lẽ ra không phải là một mà tới hai xe, họ đã liên đới với nhau trong một chuyến viếng thăm. Họ là ai? Tôi bắt đầu cảm thấy tò mò và tin rằng mình sẽ khám phá ra trong suốt chuyến đồng hành cùng họ. Thánh lễ kết thúc đoàn tập trung trước nhà thờ Tắc Sậy để lưu lại chút kỷ niệm qua mấy bức hình chớp nhoáng rồi lại chóng vánh lên đường cho kịp đến với giáo xứ Long Hà và giáo họ Kinh Tư vì nơi ấy có nhiều ánh mắt và con tim trẻ thơ đang ngóng chờ.
Ra đi, đụng chạm, sờ mó để cảm nhận. Thật vậy, có đụng chạm vào nhau mới thấy cái ấm áp của nghĩa tình, có lặn lội kiếm tìm mới thấy còn nhiều điều ẩn khuất quí giá đến vô ngần. Xe vừa dừng tại quốc lộ, tôi đã quan sát thấy hàng loạt chiếc Hon Da đang trong tư thế sẵn sàng để chuyển trên 7 ngàn quyển tập và một đoàn gần 60 người vào tận nhà thờ vì xe lớn không vào được con đường nhỏ hẹp. Tranh thủ chụp mấy tấm hình cảnh mọi người khuân hàng xuống xong, tôi và một em nữa gửi xác cho một anh tài xe máy mà không quên đọc kinh ăn năn tội phó linh hồn trước. Thở phào nhẹ nhõm khi yên vị trên đất nhà thờ. Lạy Chúa con còn sống!
Tập vở và một số đồ dùng học tập, cũng như một ít bánh gạo là phần quà tết thiếu nhi mà các anh, chị, chú, bác, cô dì của thơm của thảo lặn lội gói ghém cả tấm chân tình chở nặng trên 2 chuyến xe mang đến để biểu hiện và cột chặt sợi dây lòng thương xót của Chúa san sẻ cho người anh em. Không trống, chiên, không cần thủ tục lễ nghĩa, cũng như tên tuổi được sướng lên, mục đích gì, vì tai mắt, miệng lưỡi, lòng dạ, thế gian lắm khi chẳng mang lại lợi ích gì cho công cuộc dấn thân, sứ vụ của người ra đi phục vụ mà lắm khi bị ngăn chặn một cách phi lý kém tình.
Các em tề tựu đông đủ trước khuôn viên nhà xứ, các phụ huynh đứng xa bên hiên nhà thờ kiên nhẫn nhìn về hướng các em chờ đợi. Người Mục Tử, một anh chàng non non người, chân đi dép tổ ong mà tôi cứ tưởng cũng là tài xe, lẩn khuất trong nhóm người đi đón đoàn ngoài quốc lộ mà một thầy tay bắt mặt mừng gọi là “Cha” đã làm tôi trợn mắt. Oh! Thì ra là Cha! Ngài đang rất nhỏ nhẹ với đoàn chiên nhí của mình xếp chúng lại theo từng cấp học một cách ôn hòa giữa cái nắng hừng hực mặn mùi muối trên môi, mà các em chẳng hề kêu la. Thấy thế tôi gợi ý, chuyển các em về phía vạc cây cho mát. Ngài lại tươi cười vừa di dời các em nhỏ và nói “ Thực ra các con tôi, nắng nó sợ không dám ăn” Nhìn những sinh linh bé nhỏ được bọc trên mình lớp da đen nhẻm vì nắng muối của vùng nước mặn sâu xa, lòng tôi chùng xuống. Chắc có lẽ Cha nói đúng! Vì các em cố chịu đựng có than phiền trách móc gì đâu, niềm vui vì đóng tập to đùng phía trên đang ập xuống bao trùm lên cái nắng gay gắt, nên mọi khó khăn teo nhỏ lại giúp hạnh phúc của sự kiên nhẫn chờ đợi nở phình ra bồng bềnh trong lòng.
Tôi thấy một nhóm các anh chị vào cuộc nhanh chóng trao những phần quà đến tay các em như trao gửi cả tấm chân tình và lòng mong ước tin tưởng các em sẽ cố gắng vươn lên học tập tốt không phải cho bản thân mình mà còn vì để đáp trả những yêu thương đa sắc thái, đa tôn giáo, đậm tình thân đã lặn lội mang đến hôm nay. Tôi nói thế vì tôi mới khám phá ra đoàn người đến đây không chỉ là người Công Giáo, họ là các tôn giáo khác nhưng cùng có chung tấm lòng, cùng nuôi chung một mối tình thương xót, cùng hướng về phía trước với mong ước làm gì đó đẹp nhất cho đời và hạnh phúc cho người kém may mắn hơn họ để đáp trả quà tặng ơn ban vì họ có được nhiều. Tôi lặng nhìn các bạn trẻ thành đạt là những nhà tạo mẫu tóc đã dấn thân về đây hì hục làm việc tận lực vì để cho các em nhỏ tận hưởng nét đẹp mềm mại của bàn tay làm nên những mái đầu sạch đẹp, sành điệu thời trang. Các em tâm sự trước khi đi tưởng khâu của mình bị ế, ai dè xuống đây tắt mũi tối mặt, đói rã rời vì các thượng đế nhỏ xếp hàng chờ được cắt tóc. Vui quá trời vui, vì đã làm được điều ý nghĩa! Cắt tóc fan hâm mộ đứng xem như xem hội vui ơi là vui!
Tôi đứng yên một góc lặng nhìn, ghi tạc cái khoảnh khắc này, khắc sâu những ánh mắt ngây thơ của đứa bé được quà, và cũng nhặt nhạnh cả niềm hạnh phúc đang bừng lên trên nếp nhăn trên trán của những cụ bà, người mẹ, ông bố vì gánh lo nhẹ đi khi có ai đó đang nhấc bổng lên. Có ông bố tâm sự:
- Được quà như vậy các em sướng lắm, vì có nhiều gia đình chỉ mong có gạo ăn qua ngày còn khó, huống hồ chi việc học. Mà các em ở đây hiếu học lắm vì chỉ có học mới thoát cảnh đói nghèo.
Sâu trong ánh mắt người cha động lại lời biết ơn. Tận cõi lòng người bà niềm hạnh phúc khi kệ nệ đóng tập vở giúp đứa cháu. Niềm vui đang lan tỏa nơi đây trên nét mặt của các gia trưởng đang chung phần thu dọn mảnh đất trồng những cây con, mầm xanh của họ đạo, cũng như hoa lá cho Giáo Hội.
Xong phần phát tập là mọi người chia nhau lặn lội sâu vào giữa lòng giáo xứ đến với những gia đình cần được ủi an sẻ chia. Tôi lưỡng lự vì tham lam muốn được tận mắt nhìn hết mọi nơi, rồi cuối cùng tôi quyết định đi cùng một chị theo phật giáo lặn lội đến một gia đình được cho là gần nhất. Vừa được một quãng đường, như có sức mạnh đang ghì tôi lại, đẩy ngược tôi về và tôi đã đổi hướng bỏ chị lại bên đường quay trở lại để rồi tôi được đưa đến một nơi và đi chung để nghe câu chuyện của “ Mục Tử và đàn chiên” Để rồi được quăng mình vào giữa những lầy lội sình bùn mà nhận ra cái giá trị nhân cách sáng ngời của những con người dù họ kém may mắn.
-Chuyện một Thầy giáo tên Phong con cô nhi được Đức Cha Hoan giáo phận Phan Thiết nuôi và rồi đời đưa sóng đẩy trôi dạt về tới nơi này làm thầy giáo tiểu học 27 năm. Đến năm 54 tuổi bị tai biến và được khuyên tạm thời nghỉ dạy với những lời hứa hẹn sẽ được lương hưu khi đến tuổi. Nhưng rồi sau 7 năm mọi sự đã hoàn tất mà không được nhận ngay cả bảo hiểm xã hội, không biết kêu đến ai, vì bị người ta nói hồ sơ mất hết, hai vợ chồng lúp xúp trong túp lều rách rưới. Làng xóm thì chê cười cho cái tội theo đạo Chúa, giờ đau khổ vậy mà chúa có thấy đâu, gia đình ở xa tít ngoằn ngoèo cách nhà thờ rất xa qua phà, đường đi trắc trở muốn đi được lễ phải tốn 100 ngàn tiền xe ôm. Vậy mà hai vợ chồng tuần nào cũng đi lễ, mặc dù người đời nhạo báng cười chê, hai vợ chồng vẫn bám chúa, vợ là đạo theo. Chạnh lòng thương, Ngài Mục Tử nặng mùi chiên, lại xin xỏ ân nhân cất cho căn nhà lành lặn. Cha nói cũng không biết giúp làm sao nữa, thì thôi quà chúa trao ban thì nhận, mỗi tuần Cha cho tiền xe đi lễ, mà thương cái hai ông bà không bỏ lễ tuần nào, có con cá con tôm túm tụm mang biếu Cha, la hoài để ở nhà mà ăn mà không nghe. Tấm lòng của họ biết sao giờ?!
Cả đoàn lắng nghe câu chuyện của Thầy, như đang đụng chạm vào vết nhức nhối của ngành giáo dục mà cả xã hội phải oằn lên vì đau. Biết sao giờ?! Cưu mang gia đình này để làm sáng danh chúa, và bây giờ xóm làng không khinh miệt họ nữa mà quay lại xì xầm, thấy người đạo chúa người ta thương nhau chưa? Không máu mủ ruột rà mà họ đùm bọc, thấy ông cha tốt chưa, chạy ngược chạy xuôi lo xây nhà, vậy chứ thử hỏi hai ông bà già bệnh tật vậy không làm được thì sao. Ông cha phải tự quăng mình vào cái chốn khó khăn này.
Trên đoạn đường dài ngoằn đầy ổ gà, rồi lặn lội đẩy xe khi sình lầy, mọi người được cái phúc sờ tay đụng chạm vào Đức Ki-tô đau khổ giữa đời và hét lên sung sướng “ Lạy Ngài con đã tin” như Toma đã từng.
Tuy trời đã quá trưa bụng cồn cào vì đói, khát và mệt, nhưng những bước chân cứ hăng hái lên đường không muốn từ bỏ. Con đường dẫn đến nhà nguyện trải dài những tâm tình. Từ xa khoảng đất trống hiện ra, rồi lẩn khuất sâu bên trong là căn nhà nguyện mái lá lụp xụp. Nhà chúa đó! Mấy người ở thành phố không và chưa bao giờ nhìn thấy chuyện lạ có thật này nên cứ xích xoa đau rát, con tim cứ tràn trào niềm xót thương, còn cụ bà trông nom cái nhà chúa này thì mặt thanh thản lòng nhẹ nhàng kể chuyện như chuyện thường ngày của làng quê tôi, cái cười thắm duyên quê trên cái mặt móm mém già, chào mời ca trà đá và mấy cái bánh chuối chiên cho đỡ đói lòng của thơm của thảo làng quê, phải ông cha báo trước thì còn lo mua nước, đằng này đang yên đang lành ập đến không có trở tay kịp, đâu có gì mời khách. Ai cũng cầm lòng không đặng vì cái chất nhà quê đậm đặc nghĩa tình.
Điện thoại nhiều người rung lên ầm ầm vì phía nhà bếp và mọi người ở nhà rung lên bần bật vì đói đã gần 1 giờ trưa, chờ hoài mà người mãi chưa về, ai cũng thấm mệt mà lòng vẫn cảm thấy vui, tiếng lòng vẫn rung lên nhịp lòng chúa xót thương. Nấn ná nơi nhà nguyện NaZaret mát mẻ này hầu như không ai muốn rời. Cuối cùng mọi người đề nghị thôi đọc ít kính cầu xin Thánh Giuse – Người thợ mộc tài ba hãy trở thành thợ hồ xây ngôi nhà này cho chúa, chứ biết sao giờ?
Tranh thủ chút ít thời gian ngồi xuống bên người “ Mục tử nặng mùi chiên” Một chị theo đạo phật hỏi: - Xin lỗi ông cha năm nay bao nhiêu tuổi mà còn trẻ mà giỏi quá vậy? Tôi nghe chị hỏi mà buồn cười, vì nó na ná câu chuyện đường dài mà Cha đã kể cho tôi:
-Ở đây đa phần người ta sống bằng nghề làm muối, 33kg thì được 11 ngàn mà khó bán lắm, năm nay đỡ hơn 33kg thì được 22- 23 ngàn. Tôi chưa kịp thắc mắc tại sao lại tính 33kg thì Người nói tiếp, ở đây đất đai sau năm năm được chia lại, hình thức hợp tác xã, người trên 18 tuổi thì được bao nhiêu tùy vào số người tăng, mà người đẻ chứ đất đâu có đẻ. Con người ở đây cần cù chất phát, họ chỉ mong có gạo ăn hàng ngày là tốt rồi không cần thức ăn, vì rau, cá thì tự kiếm được còn gạo thì khó kiếm. Em cứ lâu lâu xin được thì giúp không kể lương giáo, mà ở đây người ta không biết nhà thờ là gì, nhu cầu thiết yếu về đời sống không có, huống hồ chi những hoạt động tinh thần. Người ta tưởng ông Cha thì cái gì cũng biết, cái gì cũng giải quyết được, chuyện gì cũng đi hỏi ông cha, có viên thuốc không biết uống bệnh gì chạy lại cha, con đau, nhà sập không có tiền chạy lại. Ông cha ơi cứu con tui, người lương giáo kêu ông cha và xưng Tui, mình thấy thương thì cưu mang họ. Quà chúa trao, em còn trẻ thì làm thôi, lắm lúc quăng mình vào giữa họ cũng phải dẹp bớt đi cái tôi của mình. Mà được cái an ủi họ có tình nghĩa, mình thương họ, họ thương mình, có cái gì cũng sẻ miếng mang cho Cha, có quài chuối chính cũng chia cha một nải, con cá con tép mang cho cha, tình nghĩa họ níu kéo chân mình, buộc mình phải lặn lội đến với họ. Hồi sáng phát tập vậy chứ, gần 70% là lương giáo.Nhà giáo bên Kinh Tư, mảnh đất phía trước em vừa bơm đất lên xong chỉ có vậy thôi mà hết mấy trăm triệu, không còn tiền, cái nhà chúa sắp sập, em không quen biết ai nhiều cứ cầu xin chúa. Mà hay lắm bên nhà giáo đó có mấy gia đình là Công Giáo thôi, còn lại là người lương giáo họ đi lễ hàng tuần, đa phần con nít và các cụ ông cụ bà, đọc sách thánh, ca đoàn hát lễ, toàn là người lương giáo, như nhu cầu về đời sống tinh thần, vì ở đây khô cằn ai cũng nhìn thấy đấy. Một mình chạy qua chạy lại lắm lúc trời mưa bão, đi làm lễ về khuya đường tối sợ lắm, ý là như có con quỷ nó ngồi sau lưng mình hả gì mà sấm chớp, gió cứ đập ầm ầm… Nghe những lời chia sẻ chân tình của Người, tôi cũng thấy quả là ý Chúa nhiệm mầu, đáng lý ra tôi đi theo nhóm kia thì tôi đâu biết được nhiều chuyện hay ho như thế? Thấy như có lỗi với chị Thi nhưng khi gặp lại chi kêu may quá, cưng bỏ chị lại, chị lại được gặp mấy người họ nghèo khổ quá, đi mua một số gạo cho họ luôn, gạo mà không có ăn nữa, làm mướn mà không có việc, thấy thương quá trút túi giúp luôn. Quả là ý Chúa nhiệm mầu, Ngài sắp đặt để tôi bỏ chị lại cho chị giúp người khác.
Bữa cơm trưa thắm đượm nghĩa tình, vịt nấu chao, rau muốn đồng được hái từ ao nhà thờ, mà ai cũng thấy ngon, cũng thấy mình như là thượng khách đang chung hưởng bữa tiệc thiên đàng. Thật là trân quí tấm lòng của mọi người, họ thương mảnh đất gì mà mặn quá mà đậm tình người. Tôi thấy chị kia dúi dụi lại cái bao thư chia sớt với cha tiền gạo cho bữa ăn, chúng con chỉ uống cạn nghĩa tình thôi, còn gạo thì nhường lại cho mọi người.
Vô tình bị tiết lộ, tôi sẽ là người viết bài. Cha cứ dặn tới dặn lui, chị đừng viết cái gì quá nhé, ở đây xưa nay em vẫn âm thầm làm không ai biết đâu, đừng viết nhiều quá … Dặn quài...! có ai viết gì cho Cha đâu, con chỉ muốn làm sáng danh Chúa thôi. Chỉ mong nhà Chúa được nhiều người biết đến thôi, còn Cha thì con biết rồi, ngay khi xuống tới đây con còn nhầm Cha là Anh xe ôm, người Cha nặng mùi chiên!
Tiễn chúng tôi ra xe, Cha cũng ra đến, mọi người lên xe vẫy tay chào, đậm nghĩa tình. Tôi biết có một số tấm lòng còn vấn vương với mảnh đất và con người nơi này, có người thì mang theo cả mái lá nhà nguyện rách te tua, còn tôi chỉ kịp ghi lại dòng địa chỉ. Giuse Nguyễn Văn Kiên giáo xứ Long Hà + giáo họ Kinh Tư, huyện Đông Hà, tỉnh Bạc Liêu. Và lời cầu xin cho có nhiều người chung tay xây lại căn nhà nguyện cho người lương giáo ấm cúng khi đến thờ lạy Chúa.
Tiểu Hổ.
Nét đẹp đôi chân lặn lội …!!
Ngày 1/6 quốc tế thiếu nhi, tôi lặn lội theo một nhóm các anh chị thăm viếng họ đạo Long Hà và Giáo điểm Kinh Tư thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vùng sâu, xa của giáo hạt Bạc Liêu giáo phận Cần Thơ. Nơi đây tôi có cơ may gặp gỡ một vị “mục tử nặng mùi chiên” và một đàn chiên ngơ ngác trong cái nghèo, không chỉ nghèo đời sống vật chất mà nghèo cả ánh sáng văn minh, họ đang sống trong khát khao thèm thuồng nguồn dinh dưỡng tinh thần.
Xem Hình
Ngóng chờ đến gần 2 giờ sáng, để rồi bước lên chiếc xe chỉ có một người quen và còn lại là những con người chưa từng một lần gặp gỡ, cảm giác như mình sắp lặn, lội những bước đi nhạt nhẽo, lạc loài, bởi vì bóng đêm dày đặc bao trùm khuôn mặt tất cả mọi người đang tranh thủ giấc ngủ sâu để ngày mai vội vã với sứ vụ đã được trao ban, ấy thế mà trong lòng vẫn nao nao một ngày mai bình minh sẽ lên để tỏ rõ.
Xe dừng tại trung tâm hành hương Tắc Sậy để đoàn kính viếng Cha Diệp cũng như tham dự thánh lễ. Wow! Lúc này tôi mới vỡ lẽ ra không phải là một mà tới hai xe, họ đã liên đới với nhau trong một chuyến viếng thăm. Họ là ai? Tôi bắt đầu cảm thấy tò mò và tin rằng mình sẽ khám phá ra trong suốt chuyến đồng hành cùng họ. Thánh lễ kết thúc đoàn tập trung trước nhà thờ Tắc Sậy để lưu lại chút kỷ niệm qua mấy bức hình chớp nhoáng rồi lại chóng vánh lên đường cho kịp đến với giáo xứ Long Hà và giáo họ Kinh Tư vì nơi ấy có nhiều ánh mắt và con tim trẻ thơ đang ngóng chờ.
Ra đi, đụng chạm, sờ mó để cảm nhận. Thật vậy, có đụng chạm vào nhau mới thấy cái ấm áp của nghĩa tình, có lặn lội kiếm tìm mới thấy còn nhiều điều ẩn khuất quí giá đến vô ngần. Xe vừa dừng tại quốc lộ, tôi đã quan sát thấy hàng loạt chiếc Hon Da đang trong tư thế sẵn sàng để chuyển trên 7 ngàn quyển tập và một đoàn gần 60 người vào tận nhà thờ vì xe lớn không vào được con đường nhỏ hẹp. Tranh thủ chụp mấy tấm hình cảnh mọi người khuân hàng xuống xong, tôi và một em nữa gửi xác cho một anh tài xe máy mà không quên đọc kinh ăn năn tội phó linh hồn trước. Thở phào nhẹ nhõm khi yên vị trên đất nhà thờ. Lạy Chúa con còn sống!
Tập vở và một số đồ dùng học tập, cũng như một ít bánh gạo là phần quà tết thiếu nhi mà các anh, chị, chú, bác, cô dì của thơm của thảo lặn lội gói ghém cả tấm chân tình chở nặng trên 2 chuyến xe mang đến để biểu hiện và cột chặt sợi dây lòng thương xót của Chúa san sẻ cho người anh em. Không trống, chiên, không cần thủ tục lễ nghĩa, cũng như tên tuổi được sướng lên, mục đích gì, vì tai mắt, miệng lưỡi, lòng dạ, thế gian lắm khi chẳng mang lại lợi ích gì cho công cuộc dấn thân, sứ vụ của người ra đi phục vụ mà lắm khi bị ngăn chặn một cách phi lý kém tình.
Các em tề tựu đông đủ trước khuôn viên nhà xứ, các phụ huynh đứng xa bên hiên nhà thờ kiên nhẫn nhìn về hướng các em chờ đợi. Người Mục Tử, một anh chàng non non người, chân đi dép tổ ong mà tôi cứ tưởng cũng là tài xe, lẩn khuất trong nhóm người đi đón đoàn ngoài quốc lộ mà một thầy tay bắt mặt mừng gọi là “Cha” đã làm tôi trợn mắt. Oh! Thì ra là Cha! Ngài đang rất nhỏ nhẹ với đoàn chiên nhí của mình xếp chúng lại theo từng cấp học một cách ôn hòa giữa cái nắng hừng hực mặn mùi muối trên môi, mà các em chẳng hề kêu la. Thấy thế tôi gợi ý, chuyển các em về phía vạc cây cho mát. Ngài lại tươi cười vừa di dời các em nhỏ và nói “ Thực ra các con tôi, nắng nó sợ không dám ăn” Nhìn những sinh linh bé nhỏ được bọc trên mình lớp da đen nhẻm vì nắng muối của vùng nước mặn sâu xa, lòng tôi chùng xuống. Chắc có lẽ Cha nói đúng! Vì các em cố chịu đựng có than phiền trách móc gì đâu, niềm vui vì đóng tập to đùng phía trên đang ập xuống bao trùm lên cái nắng gay gắt, nên mọi khó khăn teo nhỏ lại giúp hạnh phúc của sự kiên nhẫn chờ đợi nở phình ra bồng bềnh trong lòng.
Tôi thấy một nhóm các anh chị vào cuộc nhanh chóng trao những phần quà đến tay các em như trao gửi cả tấm chân tình và lòng mong ước tin tưởng các em sẽ cố gắng vươn lên học tập tốt không phải cho bản thân mình mà còn vì để đáp trả những yêu thương đa sắc thái, đa tôn giáo, đậm tình thân đã lặn lội mang đến hôm nay. Tôi nói thế vì tôi mới khám phá ra đoàn người đến đây không chỉ là người Công Giáo, họ là các tôn giáo khác nhưng cùng có chung tấm lòng, cùng nuôi chung một mối tình thương xót, cùng hướng về phía trước với mong ước làm gì đó đẹp nhất cho đời và hạnh phúc cho người kém may mắn hơn họ để đáp trả quà tặng ơn ban vì họ có được nhiều. Tôi lặng nhìn các bạn trẻ thành đạt là những nhà tạo mẫu tóc đã dấn thân về đây hì hục làm việc tận lực vì để cho các em nhỏ tận hưởng nét đẹp mềm mại của bàn tay làm nên những mái đầu sạch đẹp, sành điệu thời trang. Các em tâm sự trước khi đi tưởng khâu của mình bị ế, ai dè xuống đây tắt mũi tối mặt, đói rã rời vì các thượng đế nhỏ xếp hàng chờ được cắt tóc. Vui quá trời vui, vì đã làm được điều ý nghĩa! Cắt tóc fan hâm mộ đứng xem như xem hội vui ơi là vui!
Tôi đứng yên một góc lặng nhìn, ghi tạc cái khoảnh khắc này, khắc sâu những ánh mắt ngây thơ của đứa bé được quà, và cũng nhặt nhạnh cả niềm hạnh phúc đang bừng lên trên nếp nhăn trên trán của những cụ bà, người mẹ, ông bố vì gánh lo nhẹ đi khi có ai đó đang nhấc bổng lên. Có ông bố tâm sự:
- Được quà như vậy các em sướng lắm, vì có nhiều gia đình chỉ mong có gạo ăn qua ngày còn khó, huống hồ chi việc học. Mà các em ở đây hiếu học lắm vì chỉ có học mới thoát cảnh đói nghèo.
Sâu trong ánh mắt người cha động lại lời biết ơn. Tận cõi lòng người bà niềm hạnh phúc khi kệ nệ đóng tập vở giúp đứa cháu. Niềm vui đang lan tỏa nơi đây trên nét mặt của các gia trưởng đang chung phần thu dọn mảnh đất trồng những cây con, mầm xanh của họ đạo, cũng như hoa lá cho Giáo Hội.
Xong phần phát tập là mọi người chia nhau lặn lội sâu vào giữa lòng giáo xứ đến với những gia đình cần được ủi an sẻ chia. Tôi lưỡng lự vì tham lam muốn được tận mắt nhìn hết mọi nơi, rồi cuối cùng tôi quyết định đi cùng một chị theo phật giáo lặn lội đến một gia đình được cho là gần nhất. Vừa được một quãng đường, như có sức mạnh đang ghì tôi lại, đẩy ngược tôi về và tôi đã đổi hướng bỏ chị lại bên đường quay trở lại để rồi tôi được đưa đến một nơi và đi chung để nghe câu chuyện của “ Mục Tử và đàn chiên” Để rồi được quăng mình vào giữa những lầy lội sình bùn mà nhận ra cái giá trị nhân cách sáng ngời của những con người dù họ kém may mắn.
-Chuyện một Thầy giáo tên Phong con cô nhi được Đức Cha Hoan giáo phận Phan Thiết nuôi và rồi đời đưa sóng đẩy trôi dạt về tới nơi này làm thầy giáo tiểu học 27 năm. Đến năm 54 tuổi bị tai biến và được khuyên tạm thời nghỉ dạy với những lời hứa hẹn sẽ được lương hưu khi đến tuổi. Nhưng rồi sau 7 năm mọi sự đã hoàn tất mà không được nhận ngay cả bảo hiểm xã hội, không biết kêu đến ai, vì bị người ta nói hồ sơ mất hết, hai vợ chồng lúp xúp trong túp lều rách rưới. Làng xóm thì chê cười cho cái tội theo đạo Chúa, giờ đau khổ vậy mà chúa có thấy đâu, gia đình ở xa tít ngoằn ngoèo cách nhà thờ rất xa qua phà, đường đi trắc trở muốn đi được lễ phải tốn 100 ngàn tiền xe ôm. Vậy mà hai vợ chồng tuần nào cũng đi lễ, mặc dù người đời nhạo báng cười chê, hai vợ chồng vẫn bám chúa, vợ là đạo theo. Chạnh lòng thương, Ngài Mục Tử nặng mùi chiên, lại xin xỏ ân nhân cất cho căn nhà lành lặn. Cha nói cũng không biết giúp làm sao nữa, thì thôi quà chúa trao ban thì nhận, mỗi tuần Cha cho tiền xe đi lễ, mà thương cái hai ông bà không bỏ lễ tuần nào, có con cá con tôm túm tụm mang biếu Cha, la hoài để ở nhà mà ăn mà không nghe. Tấm lòng của họ biết sao giờ?!
Cả đoàn lắng nghe câu chuyện của Thầy, như đang đụng chạm vào vết nhức nhối của ngành giáo dục mà cả xã hội phải oằn lên vì đau. Biết sao giờ?! Cưu mang gia đình này để làm sáng danh chúa, và bây giờ xóm làng không khinh miệt họ nữa mà quay lại xì xầm, thấy người đạo chúa người ta thương nhau chưa? Không máu mủ ruột rà mà họ đùm bọc, thấy ông cha tốt chưa, chạy ngược chạy xuôi lo xây nhà, vậy chứ thử hỏi hai ông bà già bệnh tật vậy không làm được thì sao. Ông cha phải tự quăng mình vào cái chốn khó khăn này.
Trên đoạn đường dài ngoằn đầy ổ gà, rồi lặn lội đẩy xe khi sình lầy, mọi người được cái phúc sờ tay đụng chạm vào Đức Ki-tô đau khổ giữa đời và hét lên sung sướng “ Lạy Ngài con đã tin” như Toma đã từng.
Tuy trời đã quá trưa bụng cồn cào vì đói, khát và mệt, nhưng những bước chân cứ hăng hái lên đường không muốn từ bỏ. Con đường dẫn đến nhà nguyện trải dài những tâm tình. Từ xa khoảng đất trống hiện ra, rồi lẩn khuất sâu bên trong là căn nhà nguyện mái lá lụp xụp. Nhà chúa đó! Mấy người ở thành phố không và chưa bao giờ nhìn thấy chuyện lạ có thật này nên cứ xích xoa đau rát, con tim cứ tràn trào niềm xót thương, còn cụ bà trông nom cái nhà chúa này thì mặt thanh thản lòng nhẹ nhàng kể chuyện như chuyện thường ngày của làng quê tôi, cái cười thắm duyên quê trên cái mặt móm mém già, chào mời ca trà đá và mấy cái bánh chuối chiên cho đỡ đói lòng của thơm của thảo làng quê, phải ông cha báo trước thì còn lo mua nước, đằng này đang yên đang lành ập đến không có trở tay kịp, đâu có gì mời khách. Ai cũng cầm lòng không đặng vì cái chất nhà quê đậm đặc nghĩa tình.
Điện thoại nhiều người rung lên ầm ầm vì phía nhà bếp và mọi người ở nhà rung lên bần bật vì đói đã gần 1 giờ trưa, chờ hoài mà người mãi chưa về, ai cũng thấm mệt mà lòng vẫn cảm thấy vui, tiếng lòng vẫn rung lên nhịp lòng chúa xót thương. Nấn ná nơi nhà nguyện NaZaret mát mẻ này hầu như không ai muốn rời. Cuối cùng mọi người đề nghị thôi đọc ít kính cầu xin Thánh Giuse – Người thợ mộc tài ba hãy trở thành thợ hồ xây ngôi nhà này cho chúa, chứ biết sao giờ?
Tranh thủ chút ít thời gian ngồi xuống bên người “ Mục tử nặng mùi chiên” Một chị theo đạo phật hỏi: - Xin lỗi ông cha năm nay bao nhiêu tuổi mà còn trẻ mà giỏi quá vậy? Tôi nghe chị hỏi mà buồn cười, vì nó na ná câu chuyện đường dài mà Cha đã kể cho tôi:
-Ở đây đa phần người ta sống bằng nghề làm muối, 33kg thì được 11 ngàn mà khó bán lắm, năm nay đỡ hơn 33kg thì được 22- 23 ngàn. Tôi chưa kịp thắc mắc tại sao lại tính 33kg thì Người nói tiếp, ở đây đất đai sau năm năm được chia lại, hình thức hợp tác xã, người trên 18 tuổi thì được bao nhiêu tùy vào số người tăng, mà người đẻ chứ đất đâu có đẻ. Con người ở đây cần cù chất phát, họ chỉ mong có gạo ăn hàng ngày là tốt rồi không cần thức ăn, vì rau, cá thì tự kiếm được còn gạo thì khó kiếm. Em cứ lâu lâu xin được thì giúp không kể lương giáo, mà ở đây người ta không biết nhà thờ là gì, nhu cầu thiết yếu về đời sống không có, huống hồ chi những hoạt động tinh thần. Người ta tưởng ông Cha thì cái gì cũng biết, cái gì cũng giải quyết được, chuyện gì cũng đi hỏi ông cha, có viên thuốc không biết uống bệnh gì chạy lại cha, con đau, nhà sập không có tiền chạy lại. Ông cha ơi cứu con tui, người lương giáo kêu ông cha và xưng Tui, mình thấy thương thì cưu mang họ. Quà chúa trao, em còn trẻ thì làm thôi, lắm lúc quăng mình vào giữa họ cũng phải dẹp bớt đi cái tôi của mình. Mà được cái an ủi họ có tình nghĩa, mình thương họ, họ thương mình, có cái gì cũng sẻ miếng mang cho Cha, có quài chuối chính cũng chia cha một nải, con cá con tép mang cho cha, tình nghĩa họ níu kéo chân mình, buộc mình phải lặn lội đến với họ. Hồi sáng phát tập vậy chứ, gần 70% là lương giáo.Nhà giáo bên Kinh Tư, mảnh đất phía trước em vừa bơm đất lên xong chỉ có vậy thôi mà hết mấy trăm triệu, không còn tiền, cái nhà chúa sắp sập, em không quen biết ai nhiều cứ cầu xin chúa. Mà hay lắm bên nhà giáo đó có mấy gia đình là Công Giáo thôi, còn lại là người lương giáo họ đi lễ hàng tuần, đa phần con nít và các cụ ông cụ bà, đọc sách thánh, ca đoàn hát lễ, toàn là người lương giáo, như nhu cầu về đời sống tinh thần, vì ở đây khô cằn ai cũng nhìn thấy đấy. Một mình chạy qua chạy lại lắm lúc trời mưa bão, đi làm lễ về khuya đường tối sợ lắm, ý là như có con quỷ nó ngồi sau lưng mình hả gì mà sấm chớp, gió cứ đập ầm ầm… Nghe những lời chia sẻ chân tình của Người, tôi cũng thấy quả là ý Chúa nhiệm mầu, đáng lý ra tôi đi theo nhóm kia thì tôi đâu biết được nhiều chuyện hay ho như thế? Thấy như có lỗi với chị Thi nhưng khi gặp lại chi kêu may quá, cưng bỏ chị lại, chị lại được gặp mấy người họ nghèo khổ quá, đi mua một số gạo cho họ luôn, gạo mà không có ăn nữa, làm mướn mà không có việc, thấy thương quá trút túi giúp luôn. Quả là ý Chúa nhiệm mầu, Ngài sắp đặt để tôi bỏ chị lại cho chị giúp người khác.
Bữa cơm trưa thắm đượm nghĩa tình, vịt nấu chao, rau muốn đồng được hái từ ao nhà thờ, mà ai cũng thấy ngon, cũng thấy mình như là thượng khách đang chung hưởng bữa tiệc thiên đàng. Thật là trân quí tấm lòng của mọi người, họ thương mảnh đất gì mà mặn quá mà đậm tình người. Tôi thấy chị kia dúi dụi lại cái bao thư chia sớt với cha tiền gạo cho bữa ăn, chúng con chỉ uống cạn nghĩa tình thôi, còn gạo thì nhường lại cho mọi người.
Vô tình bị tiết lộ, tôi sẽ là người viết bài. Cha cứ dặn tới dặn lui, chị đừng viết cái gì quá nhé, ở đây xưa nay em vẫn âm thầm làm không ai biết đâu, đừng viết nhiều quá … Dặn quài...! có ai viết gì cho Cha đâu, con chỉ muốn làm sáng danh Chúa thôi. Chỉ mong nhà Chúa được nhiều người biết đến thôi, còn Cha thì con biết rồi, ngay khi xuống tới đây con còn nhầm Cha là Anh xe ôm, người Cha nặng mùi chiên!
Tiễn chúng tôi ra xe, Cha cũng ra đến, mọi người lên xe vẫy tay chào, đậm nghĩa tình. Tôi biết có một số tấm lòng còn vấn vương với mảnh đất và con người nơi này, có người thì mang theo cả mái lá nhà nguyện rách te tua, còn tôi chỉ kịp ghi lại dòng địa chỉ. Giuse Nguyễn Văn Kiên giáo xứ Long Hà + giáo họ Kinh Tư, huyện Đông Hà, tỉnh Bạc Liêu. Và lời cầu xin cho có nhiều người chung tay xây lại căn nhà nguyện cho người lương giáo ấm cúng khi đến thờ lạy Chúa.
Tiểu Hổ.