Lan man Truyện GÀ Năm DẬU
‘ Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng,
Con trâu nghé nghé nghiêng nghiêng,
Mày đã có riềng để tỏi cho tao.’
Xưa nói đến nghệ thuật ẩm thực,Trung hoa và Việt Nam có nhiều điểm độc đáo. Tàu với những sơn hào hải vị, bát bửu, ngự ẩm…chỉ giành cho vua chúa, hoàng gia của chế độ phong kiến. Nhưng Việt Nam trái lại có nhiều món ăn dân giả tầm thường, nhưng thú vị hấp dẫn, đẹp mắt, ngon bổ, còn xen cả y lý như câu ca dao trên. Ta thấy loại thịt nào, phải ăn kèm với gia vị nào để vừa khoái khẩu, vừa khắc chế tì vị tránh được bệnh tật. Nơi quê nhà, ta được thưởng thức những bữa cơm gà đủ món đựng trong tô đĩa xinh xinh với gia vị màu sắc hài hòa nào là gà luộc, gà quay, gỏi gà, gà nấu măng, lòng gà xào miếng, cơm chiên gà, xôi gà…thật khó quên !
Chỉ riêng chân gà, nhiều nước đã chế biến thành món ăn độc đáo như: Trung Hoa có món chân gà hầm- Hàn quốc
chân gà sốt chua ngọt - Mã lai chân gà nấu cà-ri- Phi-luật-tân chân gà nướng Adidas,( mượn tên danh hiệu giầy thể thao nôi tiếng)- Còn Gia-mai-ca và Mễ-tây-cơ lại còn có món súp chân gà.
Riêng tại Hoa-kỳ thương hiệu gà chiên KFC nhan nhản khắp nơi, nhiều người ưa thích vì nhanh và khoái khẩu.
Trong 6 loại gia súc: gà, chó, lợn, trâu, ngựa, dê, đều gần gũi và lợi ích trong dân gian. Nhưng tiếng gà gáy đã mở màn chào đón Xuân sang vì năm nay Đinh Dậu truyện về gà là chính.
Gà là loài gia cầm rất quen thuộc tại nước ta, nhà nào cũng nuôi dăm mười con gà để ‘khách đến nhà không gà thì vịt’ hay ‘cơm gà cá gỏi’ đãi khách quí. Gà nguyên thủy là gà rừng được người Ấn Độ và các nước vùng Đông Nam Á nuôi như gia cầm cách đây 4000 năm, sau đó mới được đem vào Âu châu và Mỹ châu. Gà còn gọi là kê hay dậu, có nhiều loại to, nhỏ, màu sắc khác nhau như: gà tây, gà ta, gà chọi, gà lôi, gà hoa, gà ri… Gà trống to hơn, đuôi dài, đầu có mào đỏ như mũ võ tướng tuồng cải lương, chân có cựa nhọn là vũ khí lợi hại để tranh hùng xưng bá, dáng đi oai vệ, tiếng gáy vang xa như thách thức đối thủ dám xâm phạm lãnh thổ mình như giặc Tàu. Gà mái nhỏ hơn, mào ngắn, đuôi cụt, kêu cục cục gọi con, cục ta cục tác sau khi đẻ trứng, xem vẻ dịu dàng hơn, nhưng đôi lúc cũng nổi xung kêu inh ỏi đang khi ấp trứng hay ủ con, bị anh gà trống đến gần ve vãn hay chú diều hâu gian ác định xà xuống chộp mồi. Gà rất dễ nuôi, ít thì thả ngoài cho bắt sâu bọ, côn trùng. Nhiều thì nuôi trong chuồng trại cho ăn ngũ cốc trộn hóa chất cho mau lớn và sai trứng. Ở Mỹ nuôi hàng trăm ngàn con trong chuồng trại với kỹ thuật qui mô để cung cấp thịt và trứng nên giá rất rẻ. Sống ở Mỹ nếu thích ăn thịt gà chẳng mấy chốc đủ tiền về Việt Nam du hí. Hay ai chán sống chế độ Cộng Sản Việt Nam hãy xung phong sang phục dịch trại gà Mỹ quốc.
Theo tử vi Đông phương trong thập can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Quí và thập nhị chi gồm 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cứ theo thứ tự 1 Can ghép với 1 Chi thành tên của năm như năm trước 2016 là Bính Thân thì năm nay 2017 là Đinh Dậu, rối 12 năm sau trở lại con giáp cũ. Nhưng 60 năm sau mới trở lại đầy đủ ghép giữa Can và Chi như năm nay Đinh Dậu 2017 thì 60 năm sau Đinh Dậu là 2077. Tôi không phải là nhà tử vi tướng số chuyên nghiệp, chỉ nhắc riêng các cụ ông cụ bà sinh năm Ất Dậu 1945 là năm có nạn đói kinh khủng giết chết hơn 1 triệu người miền Bắc và các cô sinh con năm nay Đinh Dậu.
Nếu cụ ông cụ bà sinh Ất Dậu thì nay đã 72 ‘thất thập cổ lai hi’ rồi nên an phận vui cùng con cháu. Cụ ông đừng ham về Việt Nam sưu tầm gà chân dài móng đỏ làm gì nữa, để tránh tiền mất tật mang, con cháu từ bỏ, xóm làng cười chê. Còn các cụ bà tốt hơn, biết thương con cháu như gà mẹ ấp ủ con, nhưng tránh làm ăn hùn hạp khỏi bị mắc lừa và đừng mê tứ sắc, lô tô,cá độ, Ca-si-nô…nếu có dư tiền nên làm từ thiện. Riêng quí chị quí cô sinh trai hay gái năm nay Đinh Dậu đều tốt cả, con cái trưởng thành nhất định sẽ thành công. Trai gái chăm chỉ học hành sẽ công danh hiển đạt, đậu bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tiến sĩ…trở thành giám đốc, nghị viên, dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc và chưa biết chừng sẽ có tổng thống gốc Việt đầu tiên trên nước Cờ Hoa.
Trong văn chương nước ta, gà xuất hiện trong nhiều tác phẩm.
-Thi phẩm ‘Lục súc tranh công’ mô tả 6 gia súc: gà, chó, lợn, trâu, ngựa, dê, tranh giành công trạng. Con vật nào cũng cho mình đã giúp được nhiều việc cho chủ- Thực ra khi viết tác giả muốn ám chỉ các quan trong Lục Bộ kể công mình phò vua, giúp nước hơn người khác. Hãy trích một đoạn để xem gà phản ứng ra sao khi nghe các con vật khác khoe công:
“Gà nghe nói, nóng gan, nóng phổi,
Liền nhảy ra, chớp cánh, dương đầu,
Này này gà ngũ đức thâm sâu,
Nhân,dũng,trí, võ, văn gồm đủ,
Trên đầu đội văn quan một mũ,
Dưới chân đeo hai cựa thần thương,
Đã bao phen đến chốn chiến trường,
Lập công trạng vang tai nhức óc…”
-Thi sĩ Phạm công Thiện trong tác phẩm ‘Sinh nhật của rắn’ có những dòng thơ siêu thoát:
“Gió thổi đồi thu qua đồi đông,
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng,
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác,
Một sớm bông hồng nở cửa đông”
-Thật xót xa khi đọc đoạn thơ trong Phạm Công Cúc Hoa, khi 2 con Cúc Hoa bị dì ghẻ bạc đãi hành hạ ra mộ mẹ than khóc sự tình:
“Còn đang than thở nỉ non,
Xóm xa gà đã ồn ồn gáy lên,
Hai con ở lại cho yên,
Mẹ về âm phủ cõi tiên đây mà ! “
-Trong các nhà văn tiền chiến, Tô Hoài có biệt tài về tả loài vật: từ con trâu nằm nghỉ ngơi nhai lại cỏ rơm, như cụ già nhàn hạ ngồi bỏm bẻm nhai trầu. Chú võ sĩ bọ ngựa dương hai càng thách thức đối thủ. Chị mèo bình thản lim dim đôi mắt, rình bắt những chú chuột rúc rich đùa giỡn trong đống củi như một trò tiêu khiển…Nhưng đường bệ oai phong nhất là chàng gà chọi giữa sân gà vịt, lẫm liệt như mãnh tướng giữa ba quân, thỉnh thoảng ưỡn ngực phồng mang cất tiếng gáy vang xa như thách đố quần hùng lâm trận.
-Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, sau khi cáo quan về hưu sống cuộc đời đạm bạc, bạn đến chơi không gà, không vịt, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ cũng không, cụ đã thi vị hóa cuộc sống qua bài thơ trào phúng thật tài tình ‘Bạn đến chơi nhà’:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa,
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà,
Cải chửa ra hoa, cà chửa nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.”
-Trong những năm Tiểu học khi xưa, tôi luôn bồi hồi xúc động mỗi lần đọc bài thơ ‘Nắng mới’ của Lưu trọng Lư, tôi lại tìm về hình dáng người mẹ hiền khuất bóng trong lúc còn thơ:
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rợn buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống tôi lên mười,
Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội,
Áo nhuộm người đem trước dậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chưa xóa mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra,
Nét cười đen nháy sau tay áo,
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.”
-Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, du xuân ‘Đi chùa Hương’ nhớ mãi cô bé xinh xinh ‘tóc bỏ đuôi gà’, tức cảnh sinh tình gieo vào hồn thơ tình trong sáng và bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cùng dựng nên nhạc cảnh thơ mộng:
“Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương,
Cùng thày me em dậy,
Em vấn đầu soi gương,
Khăn nhỏ đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào,
Quần lĩnh áo the mới,
Tay cầm nón quai thao…”
-Còn nhà thơ Mạc Phương Đình, xa quê mỗi lần nghe tiếng gà gáy lại u sầu thương nhớ cố hương:
“Bên hàng xóm nuôi con gà gáy,
Tiếng gà trưa đánh thức quê nhà,
Mười năm lưu lạc khi nhìn lại,
Một phút buồn thêm nỗi xót xa.”
Còn ít năm gần đây, tại miền Bắc nước ta, con cháu ông Hồ lại phát động một thứ văn hóa mới ‘văn hóa chửi’ nơi các quán ăn, khiến Việt kiều và khách nước ngoài trố mắt nhìn ngao ngán- Có lẽ nữ kịch sĩ Hồng Vân chửi mất gà nổi tiếng cũng mỉm cười chào thua.
-Nhưng đây lời thơ khá độc đáo mà thi nhân Phạm Thanh Phương đã đắc dụng khi dùng thành ngữ ‘gà què ăn quẩn cối xay’ để chỉ bọn tà quyền tham nhũng Việt Cộng:
“Tội nghiệp quá lũ gà què Cộng phỉ,
Trí tật nguyền, chỉ ăn quẩn cối xay,
Mắt mù lòa nhìn thế giới hôm nay,
Não trạng đặc, cảnh âm u Pắc-Bó.”
Gà gần gũi với dân quê, nên trong văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, câu hò, câu đố …cũng thấy bóng gà thân quen.
Người con gái đẹp người đẹp nết được nhiều chàng trai gấm ghé, nhưng có lẽ anh chàng si tình đầu tiên chú ý nhất là mớ tóc đuôi gà nhí nhảnh dễ thương của cô nàng:
“Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má núm đồng tiền…”
+ Cuộc sống vui thú ruộng vườn đâu phải tìm kiếm xa:
“Ao to ta thả cá chơi,
Hồ rộng nuôi vịt, vườn khơi nuôi gà,
Quanh năm khách khứa đến nhà,
Ao vườn sẵn có phải là tìm đâu ? “
“Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
+ Những câu răn dạy thế thái nhân tình đơn sơ mà thấm thía:
-Chớ thấy áo rách mà cười,
Cái giống gà nòi, lông nó lưa thưa.
-Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hòa đá nhau.
-Thứ nhất là ăn trộm gà,
Thứ nhì thức chợ, thứ ba đưa đò.
-Mẹ gà con vịt chắt chiu,
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng.
+ Hay duyên tình không trọn vẹn:
-Con công ăn lẫn với gà,
Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên.
-Con rắn không chân nó đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nó nuôi nổi chin mười con,
Phải chi nhan sắc em còn,
Lăn vào chỗ đó chịu đòn cho cam.
-Con chim kêu đồng nội,
Con gà gáy tại cội cầu Đôi,
Hai ta duyên mãn tình hồi,
Ai có điều chi phân đi nối lại.
+ Đôi lúc lại diễu cợt hay đố vui ngụ ý răn đời:
-Chú chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
-Con cò trắng bạch như vôi,
Thằng Cam con Quít đẹp đôi chăng là,
Thằng Cam thì ham đá gà,
Con Quít ở nhà ăn vụng cháo kê,
Thằng Cam ở đâu chạy về,
Giận đánh con Quít bò lê bò càng.
-Đố: Có chân mà chẳng có tay,
Có hai con mắt ăn mày dương gian.
-Đáp: Thưa anh chắc là con gà,
Gà thì có cánh, nhưng mà không tay.
Có hai con mắt thơ ngây,
Như đây nhìn đó suốt ngày mải mê.
Nôm na bình dị như tục ngữ, thành ngữ, câu vè, câu ví …phản ảnh trung thực phong tục, tập quán, kinh nghiệm, nếp sống người dân quê:
-Chớp đông nháy gà gáy thì mưa – Ráng mỡ gà thì gió, rang mỡ chó thì mưa- Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng-
Chó giữ nhà, gà gáy sáng-Cáo bắt gà, cả nhà ra đuổi- Gà tức nhau tiếng gáy- Bút sa gà chết- Mèo mả gà đồng- Gà què ăn quẩn cối xay- Ông nói gà, bà nói vịt- Đầu gà đít vịt- Gà nhà bôi mặt đá nhau- Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau- Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn- Chó giữ nhà, gà giữ vườn- Bụt trên tòa, gà nào mổ mắt- Trông gà hóa cuốc- Đồ gà mờ, trói gà không chặt- Tóc bỏ đuôi gà- Cơm gà cá gỏi- Sợ nổi da gà-Gà trống nuôi con- Cõng rắn cắn gà nhà (như Lê Chiêu Thống xưa kia và Việt Cộng ngày nay )….
Gà len lỏi cả vào văn hóa, phong tục, tôn giáo Đông Tây.
-Người Hy Lạp coi gà tượng trưng cho thần Heracles và Athena, còn cho rằng mạnh như sư tử cũng sợ gà trống.
-Người La Mã nói gà liên kết với thần Mercury, là người đưa tin của các vị thần.
-Dân Do Thái dâng cúng gà trong nghi lễ xám hối. Sách Talmud ca ngợi sự ưu ái của gà trống với bạn đời, khi kiếm được thức ăn thường gọi gà mái đến chung phần. Còn đề cao đức tính của gà như các con vật khác: nhu mì như mèo, cần cù như kiến, trinh bạch như bồ câu và lịch thiệp như gà trống.
-Bởi vậy Giáo Hoàng Giêgoriô I dùng gà là biểu tượng Kitô giáo.
-Giáo Hoàng Nicola khuyến khích nên đặt gà trống trên tháp chuông nhà thờ. Có lẽ vì thế mà nhà thờ thành phố Đà-lạt trên đỉnh tháp chuông đặt con gà trống, nên dân chúng quen gọi là nhà thờ con gà.
( Theo người viết chắc hai vị Giáo Hoàng trên muốn nhắc ta về truyện Thánh Phêrô chối Chúa ba lần, nhưng khi nghe gà gáy thức tỉnh thống hối ăn năn )
-Nước Pháp đã chọn chú gà Gô-loa ( Gaulois ) làm biểu tượng.
-Indonesia trong nghi lễ hỏa táng người ta dâng cúng gà.
-Còn người Nhật cho rằng tiếng gà gáy rộn rã để đón mời thần Mặt Trời ló dạng.
-Riêng phong tục Trung Hoa và Việt Nam cúng tế thành hoàng và tổ tiên không thể thiếu con gà.
Tín hữu Ki-tô giáo đều biết đến truyện ghi lại trong Thánh Kinh việc ông Phêrô đi theo Chúa khi Ngài bị bắt đã sợ hãi chối Chúa tới ba lần, giật mình khi nghe tiếng gà gáy thức tỉnh đau buồn xám hối, nhưng ông vẫn được Chúa chọn đứng đầu 12 tông đồ, làm thủ lãnh Giáo Hội, Vị Giáo Hoàng Thứ Nhất của Giáo Hội Công Giáo tiên khởi.
Được diễm phúc lãnh nhận chức vụ cao cả đó chính là vì sự chân thành xám hối và khiêm nhường, lòng yêu mến Chúa thiết tha, hăng say rao giảng Tin Mừng.
“Phê-rô ngồi bên ngoài, giữa sân. Một đứa tớ gái lại bên ông mà rằng: Cả ông nữa,ông đã ở với Giêsu người Galilê.
Ông chối trước mặt mọi người rằng: Tôi chẳng biết chị muốn nói gì ! Ông đi ra đến cổng, một đứa khác thấy ông thì nói với những người ở đó: ông này đã ở với Giêsu người Nazaret. Ông lại thề mà chối: Tôi không biết người ấy !:
Một lát sau những kẻ đứng đó xích lại gần nói với Phêrô: Đã hẳn, ông thuộc bọn ấy. Vì giọng nói của ông làm ông lộ tẩy mất rồi. Bấy giờ, ông ra sức rủa mình mà thề: Tôi không biết người ấy ! Và… ngay đó gà đã gáy. Phêrô nhớ lại lời Đức Giêsu đã bảo: Trước khi gà gáy, ngươi đã chối ta ba lần. Ra ngoài ông khóc lóc thảm thiết.”
( Mt.27: 69- 74 )
Câu truyện này cũng được nhắc lại trong Thánh Thi:
‘Bình tĩnh lại hải hồ thủy thủ,
Tiếng gà kêu sóng vỗ bập bềnh,
Thủa xưa gà gáy trong dinh,
Phê-rô chối Chúa giật mình ăn năn.’
-Còn trong Phúc âm Thánh Luca, diễn tả Tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với nhân loại như gà mẹ ôm ấp gà con, nhưng bị loài người phản bội:
“ Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ ôm ấp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu…” ( Lc.13: 34 )
Nước ta xưa thuộc văn minh văn hóa nông nghiệp, gà thường được chạm khắc trên trống đồng và những bức tranh gà Đông Hồ màu sắc và kỹ thuật độc đáo mà khi còn nhỏ tôi thích thú ngắm nghía mỗi dịp Tết ông tôi treo trên tường.
-Truyền thuyết kể rằng; xưa vua An Dương Vương Thục Phán xây thành mãi vẫn bị đất lở. Sau thần kim qui báo mộng vua giết được con gà trắng sống ngàn năm trên núi Thất Diệu, việc xây thành mới kết quả.
-Rồi trong truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh: vua Hùng thách cưới ai muốn lấy công chúa Mỵ Nương phải dâng 3 báu vật làm đồ sính lễ gồm ‘voi chín ngà- gà chín cựa và ngựa chin mào’
-Tại nước ta, thú chọi gà phổ biến khắp Bắc-Trung-Nam đi vào nét sinh hoạt không thể thiếu của mọi tầng lớp dân chúng. Nào là phường gà, sởi gà, vỗ gà, cá độ gà, những tay chuyên nghiệp huấn luyện, sưu tầm gà quí tướng…Nhiều người làm giàu với những độ đá gà hốt bạc triệu, cũng có kẻ tiêu tan cả nhà cửa ruộng vườn. Nhiều người mê đá gà bỏ cả công ăn việc làm, có ông tướng mê chọi gà quên cả người đẹp.
Viết đến đây tôi chợt nhớ tới câu ca dao với vẻ tâm đắc của người Miền Nam vừa khen gà chọi nổi tiếng vừa hãnh diện về những cô gái đẹp duyên dáng mặn mà:
- Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân !
( Trong thời chinh chiến xưa, tôi đã có dịp gặp gỡ những cô gái Kim Long, Huế, nhưng chưa một lần được hạnh phúc ghé Nha Mân, Miền Nam. Còn khi sống tại Miền Bắc, tôi quá nhỏ như chú bé ngây thơ trong Lá Diêu Bồng của thi sĩ Hoàng Cầm và nếu có gặp những chị gái làng Đình Bảng cũng chỉ ngỡ ngàng mà thôi.)
Tết Đinh Dậu đến, dân thì nghèo đói không có gạo mà ăn, trong khi tư bản đỏ và đại gia lại càng chơi ngông: sưu tầm những cây hoa mai, hoa đào cả trăm triệu, đặc biệt năm gà phải chơi gà mới đúng dân chơi đẳng cấp. Tại Hưng Yên có giống gà Đông Tảo, xưa dùng tiến vua giá từ 10- 20 triệu. Làng Lạc Thồ, thị trấn Hồ, tình Bắc Ninh có cũng có loại ‘cống’, nay vẫn còn được lưu giống, vừa đẹp vừa lực lưỡng, giá ‘bèo’ cũng phải từ 3 đến 5 triệu trở lên, nhưng vẫn hút không đủ hàng bán vì những tên cán ngố và đại gia thời đồ đểu vẫn ùn ùn tìm về mua cho bằng được một ‘bác gà Hô’ này ( không biết để chơi hay để cúng cụ Hồ ? )
Chơi gà trong nước mãi cũng chán bọn chúng còn lục lọi sưu tầm gà quí nước ngoài như: Gà Lamborfini đen tuyền giống từ Indonesia, 35 triệu – Gà Serama vương giả Mã lai, 30 triệu – Gà Silkie lông xù từ Trung Cộng, 10 triệu - Gà quí phi 3 màu từ 6 đến 10 triệu đồng VN – Gà vảy cá Anh Quốc, 10 triệu… Bọn Việt cộng ăn chơi ngông cuồng như thế nhờ bóc lột dân nghèo tận xương tủy, đến nỗi ngày Tết cũng không có được vài chục ngàn mua một con gà nhỏ để cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ. -Câu truyện thú vị về buổi thi chọi gà của Trạng Quỳnh được thuật lại như sau:
‘Các quan lại nịnh thần, nhẩt là bọn hoạn quan rất ghét Trạng Quỳnh vì bọn này thường bị ông châm chọc. Nhưng không làm cách nào trả thù được vì biết ông văn tài, thông minh, lại lắm mưu kế. Sau có kẻ bày mưu thách thức ông thi chọi gà, vì cho rằng ông không giỏi về môn này. Đầu tiên Trạng từ chối, nhưng bị thách thức nhiều lần ông đành phải nhận lời. Đến ngày thi, quan dân tụ tập đông đảo quanh sởi gà để cổ võ lưỡng kê tranh hùng của hai phe. ( Gà Hồ )
Hồi trống vừa chấm dứt, gà chọi phía quan được thả vào trông lực lưỡng oai vệ, vỗ cánh gáy lên một hồi thách thức. Còn Trạng lững thững bước vào sân thả gà mình xuống. Mọi người ngạc nhiên ồ lên vì thấy gà của Trạng ốm o thảm thương như gà rù, nhưng nghĩ rằng Trạng chắc có độc chiêu gì đây. Mọi người thất vọng khi thấy chú gà của Trạng cụp cánh cúi đầu chịu đựng liên hồi những cú đá hiểm độc và nằm vật xuống như sắp chết. Trạng vội vàng nhảy vào cứu nguy gà nhà và tuyên bố chịu thua.
Các quan hớn hở vỗ tay reo mừng, trong khi dân chúng luôn ủng hộ Trạng tỏ ra buồn bực chất vấn Trạng.
Bấy giờ Trạng Quỳnh mới lớn tiếng nói rằng sở dĩ gà của ông thua vì đã bị thiến trước khi giao đấu nên không còn sức để chọi. Nghe nói dân chúng mới hiểu ra, càng vỗ tay reo hò ầm ỹ. Còn các quan, nhất là hoạn quan biết mình bị chơi xỏ, cúi đầu lặng lẽ rút lui.’
-Trong dân gian lưu truyền rằng Nguyễn Lữ nhà Tây Sơn nghiên cứu kỹ thuật gà chọi nhau mà lập ra môn võ ‘Hồng Kê Quyền’- đã trở thành 1 trong 10 bảo võ của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam được tuyển chọn qua Hội nghị Võ thuật Toàn quốc.
Theo tin đài VOA, tiền Lì xì ( Lucky Money ) năm Đinh Dậu do Mỹ phát hành rất sáng giá tại Việt Nam.
Hình ảnh đồng Đô la mệnh giá 1USD và 2USD do Bộ Tài chánh Mỹ phát hành tràn ngập trên các trang mạng xã hội trong các mục rao bán tiền Lì xì Tết. Các báo cũng thông tin về nhu cầu tiền mừng tuổi Tết tăng cao, đặc biệt với hình Đô la con Gà Trống, giá bán lên tới 400 ngàn hay 450 ngàn một đồng tiền Diêm vương này.
Nhưng thiết nghĩ, chỉ có bọn nón cối và con ông cháu Cộng phỉ ‘Trưởng giả học làm sang’ mới chen nhau mua nhiều, còn người dân nghèo khổ lo bữa sáng mất bữa tối thì làm gì có tiền mà mua với bán.
Đây đến, tôi chợt nhớ đến bài viết của tác giả Trần Nguyễn dựa vào lời sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm ‘Thân Dậu niên lại kiến thái bình’ để so sánh những điều trùng hợp giữa 2 Tổng thống Hoa Kỳ là Ronald Reagan và Donald Trump khá thú vị và phấn khởi:
-TT Reagan 70 tuổi,đắc cử năm Canh Thân 1980, tuyên thệ năm Tân Dậu 1981 với khẩu hiệu ‘ Let’s Make America Great Again ‘.
-TT Trump 70 tuổi, đắc cử năm Bính Thân 2016, tuyên thệ năm Đinh Dậu 2017 với khẩu hiệu ‘ Make America Great Again’.
Hai vị Tổng thống cùng tuổi 70, cùng đắc cử năm Thân, tuyên thệ năm Dậu, khẩu hiệu giống nhau.
TT Reagan làm tan rã chế độ Cộng Sản Liên Sô và Đông Âu.
Vậy chúng ta hy vọng TT Trump có thể đánh bại được Cộng Sản Tàu, Bắc Hàn, Cuba và Viêt Nam được hay không ? Đảng Dân Chủ, Nhóm chống đối và tất cả chúng hãy đợi Tân Tổng Thống Trump thử tài sau 4 năm ! Wait and See !
Năm Bính Thân kết thúc, Đinh Dậu đến rồi. Chú khỉ đã gói ghém hành trang rút lui, nhường chỗ cho anh gà đi tới, như đương kim TT Barack Obama bàn giao cho Tân Tổng Thống Donald Trump. Cuôc ‘tống cựu nghinh tân’ diễn ra nhộn nhịp ồn ào, đôi khi cũng lưu lại nhiều kỷ niệm vui buồn ‘người ngoài cười nụ kẻ trong khóc thầm “
Để kết thúc bài viết lan man về gà năm Đinh Dậu, xin mượn lời sấm ký sau đây của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm tiên báo về sự sụp đổ của tà quyền Việt Cộng qua hai câu thơ ám chỉ về tứ trụ triều đình của chúng:
“Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt,
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong”
Dịch: ’Dầu cạn bấc tàn đèn sẽ tắt,
Trọng ngân vô phúc Cộng Sản sẽ tự diệt vong.’
( Ta thấy câu thứ nhất có tên Quang chủ tịch nước,
Câu thứ hai có 3 tên Trọng tổng bí thư đảng- Ngân chủ tịch quốc hội- Phúc thủ tướng- sản là Cộng sản sẽ bị tiêu diệt ) Vậy chúng ta hãy hy vọng đón chờ vì:
-‘Ngày ấy chẳng còn bao xa,
Bình minh rực rỡ tiếng ca khải hoàn,
Dân Việt mở hội hân hoan,
Tà quyền Việt Cộng hoàn toàn diệt vong,
Thanh bình trải khắp Non Sông,
Hùng cường trả lại con Rồng cháu Tiên,
Cờ Vàng lộng lẫy ba miền,
Tung bay trong gió bình yên Quê Nhà.’
Năm Đinh Dậu kính chúc Quí Vị luôn an khang hạnh phúc !
Đinh văn Tiến Hùng
‘ Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng,
Con trâu nghé nghé nghiêng nghiêng,
Mày đã có riềng để tỏi cho tao.’
Chỉ riêng chân gà, nhiều nước đã chế biến thành món ăn độc đáo như: Trung Hoa có món chân gà hầm- Hàn quốc
chân gà sốt chua ngọt - Mã lai chân gà nấu cà-ri- Phi-luật-tân chân gà nướng Adidas,( mượn tên danh hiệu giầy thể thao nôi tiếng)- Còn Gia-mai-ca và Mễ-tây-cơ lại còn có món súp chân gà.
Riêng tại Hoa-kỳ thương hiệu gà chiên KFC nhan nhản khắp nơi, nhiều người ưa thích vì nhanh và khoái khẩu.
Trong 6 loại gia súc: gà, chó, lợn, trâu, ngựa, dê, đều gần gũi và lợi ích trong dân gian. Nhưng tiếng gà gáy đã mở màn chào đón Xuân sang vì năm nay Đinh Dậu truyện về gà là chính.
Gà là loài gia cầm rất quen thuộc tại nước ta, nhà nào cũng nuôi dăm mười con gà để ‘khách đến nhà không gà thì vịt’ hay ‘cơm gà cá gỏi’ đãi khách quí. Gà nguyên thủy là gà rừng được người Ấn Độ và các nước vùng Đông Nam Á nuôi như gia cầm cách đây 4000 năm, sau đó mới được đem vào Âu châu và Mỹ châu. Gà còn gọi là kê hay dậu, có nhiều loại to, nhỏ, màu sắc khác nhau như: gà tây, gà ta, gà chọi, gà lôi, gà hoa, gà ri… Gà trống to hơn, đuôi dài, đầu có mào đỏ như mũ võ tướng tuồng cải lương, chân có cựa nhọn là vũ khí lợi hại để tranh hùng xưng bá, dáng đi oai vệ, tiếng gáy vang xa như thách thức đối thủ dám xâm phạm lãnh thổ mình như giặc Tàu. Gà mái nhỏ hơn, mào ngắn, đuôi cụt, kêu cục cục gọi con, cục ta cục tác sau khi đẻ trứng, xem vẻ dịu dàng hơn, nhưng đôi lúc cũng nổi xung kêu inh ỏi đang khi ấp trứng hay ủ con, bị anh gà trống đến gần ve vãn hay chú diều hâu gian ác định xà xuống chộp mồi. Gà rất dễ nuôi, ít thì thả ngoài cho bắt sâu bọ, côn trùng. Nhiều thì nuôi trong chuồng trại cho ăn ngũ cốc trộn hóa chất cho mau lớn và sai trứng. Ở Mỹ nuôi hàng trăm ngàn con trong chuồng trại với kỹ thuật qui mô để cung cấp thịt và trứng nên giá rất rẻ. Sống ở Mỹ nếu thích ăn thịt gà chẳng mấy chốc đủ tiền về Việt Nam du hí. Hay ai chán sống chế độ Cộng Sản Việt Nam hãy xung phong sang phục dịch trại gà Mỹ quốc.
Theo tử vi Đông phương trong thập can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Quí và thập nhị chi gồm 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cứ theo thứ tự 1 Can ghép với 1 Chi thành tên của năm như năm trước 2016 là Bính Thân thì năm nay 2017 là Đinh Dậu, rối 12 năm sau trở lại con giáp cũ. Nhưng 60 năm sau mới trở lại đầy đủ ghép giữa Can và Chi như năm nay Đinh Dậu 2017 thì 60 năm sau Đinh Dậu là 2077. Tôi không phải là nhà tử vi tướng số chuyên nghiệp, chỉ nhắc riêng các cụ ông cụ bà sinh năm Ất Dậu 1945 là năm có nạn đói kinh khủng giết chết hơn 1 triệu người miền Bắc và các cô sinh con năm nay Đinh Dậu.
Nếu cụ ông cụ bà sinh Ất Dậu thì nay đã 72 ‘thất thập cổ lai hi’ rồi nên an phận vui cùng con cháu. Cụ ông đừng ham về Việt Nam sưu tầm gà chân dài móng đỏ làm gì nữa, để tránh tiền mất tật mang, con cháu từ bỏ, xóm làng cười chê. Còn các cụ bà tốt hơn, biết thương con cháu như gà mẹ ấp ủ con, nhưng tránh làm ăn hùn hạp khỏi bị mắc lừa và đừng mê tứ sắc, lô tô,cá độ, Ca-si-nô…nếu có dư tiền nên làm từ thiện. Riêng quí chị quí cô sinh trai hay gái năm nay Đinh Dậu đều tốt cả, con cái trưởng thành nhất định sẽ thành công. Trai gái chăm chỉ học hành sẽ công danh hiển đạt, đậu bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tiến sĩ…trở thành giám đốc, nghị viên, dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc và chưa biết chừng sẽ có tổng thống gốc Việt đầu tiên trên nước Cờ Hoa.
Trong văn chương nước ta, gà xuất hiện trong nhiều tác phẩm.
-Thi phẩm ‘Lục súc tranh công’ mô tả 6 gia súc: gà, chó, lợn, trâu, ngựa, dê, tranh giành công trạng. Con vật nào cũng cho mình đã giúp được nhiều việc cho chủ- Thực ra khi viết tác giả muốn ám chỉ các quan trong Lục Bộ kể công mình phò vua, giúp nước hơn người khác. Hãy trích một đoạn để xem gà phản ứng ra sao khi nghe các con vật khác khoe công:
“Gà nghe nói, nóng gan, nóng phổi,
Liền nhảy ra, chớp cánh, dương đầu,
Này này gà ngũ đức thâm sâu,
Nhân,dũng,trí, võ, văn gồm đủ,
Trên đầu đội văn quan một mũ,
Dưới chân đeo hai cựa thần thương,
Đã bao phen đến chốn chiến trường,
Lập công trạng vang tai nhức óc…”
-Thi sĩ Phạm công Thiện trong tác phẩm ‘Sinh nhật của rắn’ có những dòng thơ siêu thoát:
“Gió thổi đồi thu qua đồi đông,
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng,
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác,
Một sớm bông hồng nở cửa đông”
-Thật xót xa khi đọc đoạn thơ trong Phạm Công Cúc Hoa, khi 2 con Cúc Hoa bị dì ghẻ bạc đãi hành hạ ra mộ mẹ than khóc sự tình:
“Còn đang than thở nỉ non,
Xóm xa gà đã ồn ồn gáy lên,
Hai con ở lại cho yên,
Mẹ về âm phủ cõi tiên đây mà ! “
-Trong các nhà văn tiền chiến, Tô Hoài có biệt tài về tả loài vật: từ con trâu nằm nghỉ ngơi nhai lại cỏ rơm, như cụ già nhàn hạ ngồi bỏm bẻm nhai trầu. Chú võ sĩ bọ ngựa dương hai càng thách thức đối thủ. Chị mèo bình thản lim dim đôi mắt, rình bắt những chú chuột rúc rich đùa giỡn trong đống củi như một trò tiêu khiển…Nhưng đường bệ oai phong nhất là chàng gà chọi giữa sân gà vịt, lẫm liệt như mãnh tướng giữa ba quân, thỉnh thoảng ưỡn ngực phồng mang cất tiếng gáy vang xa như thách đố quần hùng lâm trận.
-Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, sau khi cáo quan về hưu sống cuộc đời đạm bạc, bạn đến chơi không gà, không vịt, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ cũng không, cụ đã thi vị hóa cuộc sống qua bài thơ trào phúng thật tài tình ‘Bạn đến chơi nhà’:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa,
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà,
Cải chửa ra hoa, cà chửa nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.”
-Trong những năm Tiểu học khi xưa, tôi luôn bồi hồi xúc động mỗi lần đọc bài thơ ‘Nắng mới’ của Lưu trọng Lư, tôi lại tìm về hình dáng người mẹ hiền khuất bóng trong lúc còn thơ:
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rợn buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời,
Lúc người còn sống tôi lên mười,
Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội,
Áo nhuộm người đem trước dậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chưa xóa mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra,
Nét cười đen nháy sau tay áo,
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.”
-Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, du xuân ‘Đi chùa Hương’ nhớ mãi cô bé xinh xinh ‘tóc bỏ đuôi gà’, tức cảnh sinh tình gieo vào hồn thơ tình trong sáng và bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cùng dựng nên nhạc cảnh thơ mộng:
“Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương,
Cùng thày me em dậy,
Em vấn đầu soi gương,
Khăn nhỏ đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào,
Quần lĩnh áo the mới,
Tay cầm nón quai thao…”
-Còn nhà thơ Mạc Phương Đình, xa quê mỗi lần nghe tiếng gà gáy lại u sầu thương nhớ cố hương:
“Bên hàng xóm nuôi con gà gáy,
Tiếng gà trưa đánh thức quê nhà,
Mười năm lưu lạc khi nhìn lại,
Một phút buồn thêm nỗi xót xa.”
Còn ít năm gần đây, tại miền Bắc nước ta, con cháu ông Hồ lại phát động một thứ văn hóa mới ‘văn hóa chửi’ nơi các quán ăn, khiến Việt kiều và khách nước ngoài trố mắt nhìn ngao ngán- Có lẽ nữ kịch sĩ Hồng Vân chửi mất gà nổi tiếng cũng mỉm cười chào thua.
-Nhưng đây lời thơ khá độc đáo mà thi nhân Phạm Thanh Phương đã đắc dụng khi dùng thành ngữ ‘gà què ăn quẩn cối xay’ để chỉ bọn tà quyền tham nhũng Việt Cộng:
“Tội nghiệp quá lũ gà què Cộng phỉ,
Trí tật nguyền, chỉ ăn quẩn cối xay,
Mắt mù lòa nhìn thế giới hôm nay,
Não trạng đặc, cảnh âm u Pắc-Bó.”
Gà gần gũi với dân quê, nên trong văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, câu hò, câu đố …cũng thấy bóng gà thân quen.
Người con gái đẹp người đẹp nết được nhiều chàng trai gấm ghé, nhưng có lẽ anh chàng si tình đầu tiên chú ý nhất là mớ tóc đuôi gà nhí nhảnh dễ thương của cô nàng:
“Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má núm đồng tiền…”
+ Cuộc sống vui thú ruộng vườn đâu phải tìm kiếm xa:
“Ao to ta thả cá chơi,
Hồ rộng nuôi vịt, vườn khơi nuôi gà,
Quanh năm khách khứa đến nhà,
Ao vườn sẵn có phải là tìm đâu ? “
“Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
+ Những câu răn dạy thế thái nhân tình đơn sơ mà thấm thía:
-Chớ thấy áo rách mà cười,
Cái giống gà nòi, lông nó lưa thưa.
-Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hòa đá nhau.
-Thứ nhất là ăn trộm gà,
Thứ nhì thức chợ, thứ ba đưa đò.
-Mẹ gà con vịt chắt chiu,
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng.
+ Hay duyên tình không trọn vẹn:
-Con công ăn lẫn với gà,
Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên.
-Con rắn không chân nó đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nó nuôi nổi chin mười con,
Phải chi nhan sắc em còn,
Lăn vào chỗ đó chịu đòn cho cam.
-Con chim kêu đồng nội,
Con gà gáy tại cội cầu Đôi,
Hai ta duyên mãn tình hồi,
Ai có điều chi phân đi nối lại.
+ Đôi lúc lại diễu cợt hay đố vui ngụ ý răn đời:
-Chú chích cắn cổ diều hâu,
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
-Con cò trắng bạch như vôi,
Thằng Cam con Quít đẹp đôi chăng là,
Thằng Cam thì ham đá gà,
Con Quít ở nhà ăn vụng cháo kê,
Thằng Cam ở đâu chạy về,
Giận đánh con Quít bò lê bò càng.
-Đố: Có chân mà chẳng có tay,
Có hai con mắt ăn mày dương gian.
-Đáp: Thưa anh chắc là con gà,
Gà thì có cánh, nhưng mà không tay.
Có hai con mắt thơ ngây,
Như đây nhìn đó suốt ngày mải mê.
Nôm na bình dị như tục ngữ, thành ngữ, câu vè, câu ví …phản ảnh trung thực phong tục, tập quán, kinh nghiệm, nếp sống người dân quê:
-Chớp đông nháy gà gáy thì mưa – Ráng mỡ gà thì gió, rang mỡ chó thì mưa- Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng-
Chó giữ nhà, gà gáy sáng-Cáo bắt gà, cả nhà ra đuổi- Gà tức nhau tiếng gáy- Bút sa gà chết- Mèo mả gà đồng- Gà què ăn quẩn cối xay- Ông nói gà, bà nói vịt- Đầu gà đít vịt- Gà nhà bôi mặt đá nhau- Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau- Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn- Chó giữ nhà, gà giữ vườn- Bụt trên tòa, gà nào mổ mắt- Trông gà hóa cuốc- Đồ gà mờ, trói gà không chặt- Tóc bỏ đuôi gà- Cơm gà cá gỏi- Sợ nổi da gà-Gà trống nuôi con- Cõng rắn cắn gà nhà (như Lê Chiêu Thống xưa kia và Việt Cộng ngày nay )….
Gà len lỏi cả vào văn hóa, phong tục, tôn giáo Đông Tây.
-Người Hy Lạp coi gà tượng trưng cho thần Heracles và Athena, còn cho rằng mạnh như sư tử cũng sợ gà trống.
-Người La Mã nói gà liên kết với thần Mercury, là người đưa tin của các vị thần.
-Dân Do Thái dâng cúng gà trong nghi lễ xám hối. Sách Talmud ca ngợi sự ưu ái của gà trống với bạn đời, khi kiếm được thức ăn thường gọi gà mái đến chung phần. Còn đề cao đức tính của gà như các con vật khác: nhu mì như mèo, cần cù như kiến, trinh bạch như bồ câu và lịch thiệp như gà trống.
-Bởi vậy Giáo Hoàng Giêgoriô I dùng gà là biểu tượng Kitô giáo.
-Giáo Hoàng Nicola khuyến khích nên đặt gà trống trên tháp chuông nhà thờ. Có lẽ vì thế mà nhà thờ thành phố Đà-lạt trên đỉnh tháp chuông đặt con gà trống, nên dân chúng quen gọi là nhà thờ con gà.
( Theo người viết chắc hai vị Giáo Hoàng trên muốn nhắc ta về truyện Thánh Phêrô chối Chúa ba lần, nhưng khi nghe gà gáy thức tỉnh thống hối ăn năn )
-Nước Pháp đã chọn chú gà Gô-loa ( Gaulois ) làm biểu tượng.
-Indonesia trong nghi lễ hỏa táng người ta dâng cúng gà.
-Còn người Nhật cho rằng tiếng gà gáy rộn rã để đón mời thần Mặt Trời ló dạng.
-Riêng phong tục Trung Hoa và Việt Nam cúng tế thành hoàng và tổ tiên không thể thiếu con gà.
Tín hữu Ki-tô giáo đều biết đến truyện ghi lại trong Thánh Kinh việc ông Phêrô đi theo Chúa khi Ngài bị bắt đã sợ hãi chối Chúa tới ba lần, giật mình khi nghe tiếng gà gáy thức tỉnh đau buồn xám hối, nhưng ông vẫn được Chúa chọn đứng đầu 12 tông đồ, làm thủ lãnh Giáo Hội, Vị Giáo Hoàng Thứ Nhất của Giáo Hội Công Giáo tiên khởi.
Được diễm phúc lãnh nhận chức vụ cao cả đó chính là vì sự chân thành xám hối và khiêm nhường, lòng yêu mến Chúa thiết tha, hăng say rao giảng Tin Mừng.
“Phê-rô ngồi bên ngoài, giữa sân. Một đứa tớ gái lại bên ông mà rằng: Cả ông nữa,ông đã ở với Giêsu người Galilê.
Ông chối trước mặt mọi người rằng: Tôi chẳng biết chị muốn nói gì ! Ông đi ra đến cổng, một đứa khác thấy ông thì nói với những người ở đó: ông này đã ở với Giêsu người Nazaret. Ông lại thề mà chối: Tôi không biết người ấy !:
Một lát sau những kẻ đứng đó xích lại gần nói với Phêrô: Đã hẳn, ông thuộc bọn ấy. Vì giọng nói của ông làm ông lộ tẩy mất rồi. Bấy giờ, ông ra sức rủa mình mà thề: Tôi không biết người ấy ! Và… ngay đó gà đã gáy. Phêrô nhớ lại lời Đức Giêsu đã bảo: Trước khi gà gáy, ngươi đã chối ta ba lần. Ra ngoài ông khóc lóc thảm thiết.”
( Mt.27: 69- 74 )
Câu truyện này cũng được nhắc lại trong Thánh Thi:
‘Bình tĩnh lại hải hồ thủy thủ,
Tiếng gà kêu sóng vỗ bập bềnh,
Thủa xưa gà gáy trong dinh,
Phê-rô chối Chúa giật mình ăn năn.’
-Còn trong Phúc âm Thánh Luca, diễn tả Tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với nhân loại như gà mẹ ôm ấp gà con, nhưng bị loài người phản bội:
“ Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ ôm ấp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu…” ( Lc.13: 34 )
Nước ta xưa thuộc văn minh văn hóa nông nghiệp, gà thường được chạm khắc trên trống đồng và những bức tranh gà Đông Hồ màu sắc và kỹ thuật độc đáo mà khi còn nhỏ tôi thích thú ngắm nghía mỗi dịp Tết ông tôi treo trên tường.
-Truyền thuyết kể rằng; xưa vua An Dương Vương Thục Phán xây thành mãi vẫn bị đất lở. Sau thần kim qui báo mộng vua giết được con gà trắng sống ngàn năm trên núi Thất Diệu, việc xây thành mới kết quả.
-Rồi trong truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh: vua Hùng thách cưới ai muốn lấy công chúa Mỵ Nương phải dâng 3 báu vật làm đồ sính lễ gồm ‘voi chín ngà- gà chín cựa và ngựa chin mào’
-Tại nước ta, thú chọi gà phổ biến khắp Bắc-Trung-Nam đi vào nét sinh hoạt không thể thiếu của mọi tầng lớp dân chúng. Nào là phường gà, sởi gà, vỗ gà, cá độ gà, những tay chuyên nghiệp huấn luyện, sưu tầm gà quí tướng…Nhiều người làm giàu với những độ đá gà hốt bạc triệu, cũng có kẻ tiêu tan cả nhà cửa ruộng vườn. Nhiều người mê đá gà bỏ cả công ăn việc làm, có ông tướng mê chọi gà quên cả người đẹp.
Viết đến đây tôi chợt nhớ tới câu ca dao với vẻ tâm đắc của người Miền Nam vừa khen gà chọi nổi tiếng vừa hãnh diện về những cô gái đẹp duyên dáng mặn mà:
- Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân !
( Trong thời chinh chiến xưa, tôi đã có dịp gặp gỡ những cô gái Kim Long, Huế, nhưng chưa một lần được hạnh phúc ghé Nha Mân, Miền Nam. Còn khi sống tại Miền Bắc, tôi quá nhỏ như chú bé ngây thơ trong Lá Diêu Bồng của thi sĩ Hoàng Cầm và nếu có gặp những chị gái làng Đình Bảng cũng chỉ ngỡ ngàng mà thôi.)
Tết Đinh Dậu đến, dân thì nghèo đói không có gạo mà ăn, trong khi tư bản đỏ và đại gia lại càng chơi ngông: sưu tầm những cây hoa mai, hoa đào cả trăm triệu, đặc biệt năm gà phải chơi gà mới đúng dân chơi đẳng cấp. Tại Hưng Yên có giống gà Đông Tảo, xưa dùng tiến vua giá từ 10- 20 triệu. Làng Lạc Thồ, thị trấn Hồ, tình Bắc Ninh có cũng có loại ‘cống’, nay vẫn còn được lưu giống, vừa đẹp vừa lực lưỡng, giá ‘bèo’ cũng phải từ 3 đến 5 triệu trở lên, nhưng vẫn hút không đủ hàng bán vì những tên cán ngố và đại gia thời đồ đểu vẫn ùn ùn tìm về mua cho bằng được một ‘bác gà Hô’ này ( không biết để chơi hay để cúng cụ Hồ ? )
Chơi gà trong nước mãi cũng chán bọn chúng còn lục lọi sưu tầm gà quí nước ngoài như: Gà Lamborfini đen tuyền giống từ Indonesia, 35 triệu – Gà Serama vương giả Mã lai, 30 triệu – Gà Silkie lông xù từ Trung Cộng, 10 triệu - Gà quí phi 3 màu từ 6 đến 10 triệu đồng VN – Gà vảy cá Anh Quốc, 10 triệu… Bọn Việt cộng ăn chơi ngông cuồng như thế nhờ bóc lột dân nghèo tận xương tủy, đến nỗi ngày Tết cũng không có được vài chục ngàn mua một con gà nhỏ để cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ. -Câu truyện thú vị về buổi thi chọi gà của Trạng Quỳnh được thuật lại như sau:
‘Các quan lại nịnh thần, nhẩt là bọn hoạn quan rất ghét Trạng Quỳnh vì bọn này thường bị ông châm chọc. Nhưng không làm cách nào trả thù được vì biết ông văn tài, thông minh, lại lắm mưu kế. Sau có kẻ bày mưu thách thức ông thi chọi gà, vì cho rằng ông không giỏi về môn này. Đầu tiên Trạng từ chối, nhưng bị thách thức nhiều lần ông đành phải nhận lời. Đến ngày thi, quan dân tụ tập đông đảo quanh sởi gà để cổ võ lưỡng kê tranh hùng của hai phe. ( Gà Hồ )
Hồi trống vừa chấm dứt, gà chọi phía quan được thả vào trông lực lưỡng oai vệ, vỗ cánh gáy lên một hồi thách thức. Còn Trạng lững thững bước vào sân thả gà mình xuống. Mọi người ngạc nhiên ồ lên vì thấy gà của Trạng ốm o thảm thương như gà rù, nhưng nghĩ rằng Trạng chắc có độc chiêu gì đây. Mọi người thất vọng khi thấy chú gà của Trạng cụp cánh cúi đầu chịu đựng liên hồi những cú đá hiểm độc và nằm vật xuống như sắp chết. Trạng vội vàng nhảy vào cứu nguy gà nhà và tuyên bố chịu thua.
Các quan hớn hở vỗ tay reo mừng, trong khi dân chúng luôn ủng hộ Trạng tỏ ra buồn bực chất vấn Trạng.
Bấy giờ Trạng Quỳnh mới lớn tiếng nói rằng sở dĩ gà của ông thua vì đã bị thiến trước khi giao đấu nên không còn sức để chọi. Nghe nói dân chúng mới hiểu ra, càng vỗ tay reo hò ầm ỹ. Còn các quan, nhất là hoạn quan biết mình bị chơi xỏ, cúi đầu lặng lẽ rút lui.’
-Trong dân gian lưu truyền rằng Nguyễn Lữ nhà Tây Sơn nghiên cứu kỹ thuật gà chọi nhau mà lập ra môn võ ‘Hồng Kê Quyền’- đã trở thành 1 trong 10 bảo võ của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam được tuyển chọn qua Hội nghị Võ thuật Toàn quốc.
Theo tin đài VOA, tiền Lì xì ( Lucky Money ) năm Đinh Dậu do Mỹ phát hành rất sáng giá tại Việt Nam.
Hình ảnh đồng Đô la mệnh giá 1USD và 2USD do Bộ Tài chánh Mỹ phát hành tràn ngập trên các trang mạng xã hội trong các mục rao bán tiền Lì xì Tết. Các báo cũng thông tin về nhu cầu tiền mừng tuổi Tết tăng cao, đặc biệt với hình Đô la con Gà Trống, giá bán lên tới 400 ngàn hay 450 ngàn một đồng tiền Diêm vương này.
Nhưng thiết nghĩ, chỉ có bọn nón cối và con ông cháu Cộng phỉ ‘Trưởng giả học làm sang’ mới chen nhau mua nhiều, còn người dân nghèo khổ lo bữa sáng mất bữa tối thì làm gì có tiền mà mua với bán.
Đây đến, tôi chợt nhớ đến bài viết của tác giả Trần Nguyễn dựa vào lời sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm ‘Thân Dậu niên lại kiến thái bình’ để so sánh những điều trùng hợp giữa 2 Tổng thống Hoa Kỳ là Ronald Reagan và Donald Trump khá thú vị và phấn khởi:
-TT Reagan 70 tuổi,đắc cử năm Canh Thân 1980, tuyên thệ năm Tân Dậu 1981 với khẩu hiệu ‘ Let’s Make America Great Again ‘.
-TT Trump 70 tuổi, đắc cử năm Bính Thân 2016, tuyên thệ năm Đinh Dậu 2017 với khẩu hiệu ‘ Make America Great Again’.
Hai vị Tổng thống cùng tuổi 70, cùng đắc cử năm Thân, tuyên thệ năm Dậu, khẩu hiệu giống nhau.
TT Reagan làm tan rã chế độ Cộng Sản Liên Sô và Đông Âu.
Vậy chúng ta hy vọng TT Trump có thể đánh bại được Cộng Sản Tàu, Bắc Hàn, Cuba và Viêt Nam được hay không ? Đảng Dân Chủ, Nhóm chống đối và tất cả chúng hãy đợi Tân Tổng Thống Trump thử tài sau 4 năm ! Wait and See !
Năm Bính Thân kết thúc, Đinh Dậu đến rồi. Chú khỉ đã gói ghém hành trang rút lui, nhường chỗ cho anh gà đi tới, như đương kim TT Barack Obama bàn giao cho Tân Tổng Thống Donald Trump. Cuôc ‘tống cựu nghinh tân’ diễn ra nhộn nhịp ồn ào, đôi khi cũng lưu lại nhiều kỷ niệm vui buồn ‘người ngoài cười nụ kẻ trong khóc thầm “
Để kết thúc bài viết lan man về gà năm Đinh Dậu, xin mượn lời sấm ký sau đây của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm tiên báo về sự sụp đổ của tà quyền Việt Cộng qua hai câu thơ ám chỉ về tứ trụ triều đình của chúng:
“Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt,
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong”
Dịch: ’Dầu cạn bấc tàn đèn sẽ tắt,
Trọng ngân vô phúc Cộng Sản sẽ tự diệt vong.’
( Ta thấy câu thứ nhất có tên Quang chủ tịch nước,
Câu thứ hai có 3 tên Trọng tổng bí thư đảng- Ngân chủ tịch quốc hội- Phúc thủ tướng- sản là Cộng sản sẽ bị tiêu diệt ) Vậy chúng ta hãy hy vọng đón chờ vì:
-‘Ngày ấy chẳng còn bao xa,
Bình minh rực rỡ tiếng ca khải hoàn,
Dân Việt mở hội hân hoan,
Tà quyền Việt Cộng hoàn toàn diệt vong,
Thanh bình trải khắp Non Sông,
Hùng cường trả lại con Rồng cháu Tiên,
Cờ Vàng lộng lẫy ba miền,
Tung bay trong gió bình yên Quê Nhà.’
Năm Đinh Dậu kính chúc Quí Vị luôn an khang hạnh phúc !
Đinh văn Tiến Hùng