Tiếng Gà Gáy
Năm mới Đinh Dậu 2017, năm Con Gà đã cận kề. Con Gà Trống từ lâu đời đã hiện diện trong nhiều nền văn hoá Đông Tây. Hình ảnh Gà Trống được văn chương thi phú nhắc đến nhiều.
Trên nhiều ngọn tháp nhà thờ, ngoài Thánh giá, còn có tượng chú gà trống bằng đồng hay sắt thép. Ở Châu Âu biểu tượng này khá phổ biến nhưng ở Việt Nam có vài Nhà thờ cổ xây dựng theo kiến trúc Tây phương và có chú gà trống trên tháp cao. Được nhiều người biết đến nhất và gắn với cái tên Nhà thờ Con Gà là Nhà thờ Chính toà Đà lạt và Nhà thờ Chính toà Đà nẵng.
-
Nhà thờ Chính toà Đà lạt là một trong những công trình mang dấu ấn kiến trúc phương Tây kết hợp kiến trúc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Với vẽ đẹp cổ kính, Nhà thờ con gà Đà lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên. Năm 1931, linh mục Céleste Nicolas, cha sở Đà Lạt thời đó, khi xây cất nhà thờ kéo dài 11 năm, ngài đã cho gắn trên chóp đỉnh Thánh giá tháp chuông một con gà trống được đúc bằng đồng, dài 66cm, cao 58cm. Con gà này có thể quay quanh một trục, để người ta biết gió thổi hướng nào.
-
Nhà thờ Chính toà Đà nẵng có kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những vòng cửa quả trảm. Nhà thờ hiện nay được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng 2.1923 đến tháng 9.1924, do linh mục Louis Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú).Trên nóc nhà thờ có có biểu tượng con gà màu xám. Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc, sau nhiều năm đã được sữa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió nên người dân bản xứ kháo nhau rằng đây là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, quay chiều nào là gió mưa, chiều nào là nắng tạnh họ nắm hết.
Theo các linh mục sở tại, tượng chú gà trống trên đỉnh tháp nhà thờ mang ba ý nghĩa:
• Chú gà đánh thức: ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo thức chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết được giờ thức dậy đi lễ, đi làm…
• Chú gà báo tin: Chú là “người” đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời để liên tiếng gáy báo tin đêm đen đã qua và ngày đang đến. Chú mang biểu tượng của “người báo tin” Chúa Giêsu sống lại, đưa con người từ bóng tối tội lỗi đi vào ánh sáng.
• Chú gà nhắc bảo: ngày xưa trong sân xứ án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, thức tỉnh lương tâm và lòng tin của ông Phêrô (x. Mt 26 34.75). ngày nay tiếng gà gáy cũng nhắc bảo chúng ta như thế. (x. Năm Gà, Trần Thăng tổng hợp, Nhịp sống Tin Mừng, số 01.2017).
Dù không được gọi là nhà thờ Con Gà nhưng một số nhà thờ ở Việt Nam cũng có con gà trên ngọn tháp cao, có thể xem là những dấu tích của quá khứ. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành – Nghệ An), nhà thờ Huyên Sĩ và nhà thờ Xóm Chiếu ở Sài gòn cũng có biểu tượng chú gà trống trên tháp chuông. (x.Con gà trên tháp nhà thờ, Công Giáo và Dân tộc, Xuân Đinh dậu, tr 24-26).
Có lẽ khi vẽ bản thiết kế nhà thờ, đặt con gà trống trên đỉnh tháp chuông cao vút, các kiến trúc sư muốn nhắc đến tiếng gà gáy cảnh tỉnh Thánh Phêrô trong Phúc âm.
Khi Thánh Phêrô chối Chúa ba lần thì gà gáy. Tiếng gà gáy đã giúp Thánh Phêrô thức tỉnh và sám hối về sự bất trung đối với Thầy. Cả 4 Phúc âm đều tường thuật về tiếng gà gáy cảnh tỉnh Phêrô.
Mt 26,34-35: Đức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Mc 14, 30-31: Đức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng ông Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy."
Lc :22,34: Đức Giêsu lại nói: "Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy."
Ga 13,38: Đức Giêsu đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
Ðúng như lời Thầy đã cảnh báo, Phêrô đã run rẩy trước những tên đầy tớ vô danh tiểu tốt và mau mắn chối từ Thầy.
Mt 26,74-75: Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy." Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Mc 14, 71-72: Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó! ". Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.
Lc 22, 60-63: Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Ga 18,28: Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Tiếng gà gáy đã thức tỉnh Phêrô. Phúc âm cho biết, Ngài đã khóc lóc thảm thiết và ăn năn thống hối suốt cuộc đời.
Cách các thánh sử Matthêu, Luca và Gioan kể lại đều giống nhau ở chi tiết này : có tiếng gà gáy, sau 3 lần chối. Nhưng thánh Luca thêm một chi tiết thú vị : ông đang chối lần ba, thì gà gáy. Thánh sử Maccô kể lại hơi khác một chút : sau lần chối thứ nhất, gà gáy; sau lần chối thứ 2 và thứ 3, gà gáy lần nữa.
Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô : “nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần”, ngay trong đêm Đức Giêsu bị bắt, trước khi trời sáng. Như thế, bối cảnh “chối Thầy” là những hình ảnh thiên nhiên mang đầy ý nghĩa : hành động từ chối tương quan thuộc về xảy ra rất mau; và đó là hành động thuộc về ban đêm, thuộc về đêm tối, trước khi trời sáng; thế mà ánh sáng là biểu tượng của sự sống và tương quan thuộc về ánh sáng Đức Kitô.
Tiếng gà gáy báo cho người ta thức dậy, sau giấc ngủ. Hành động từ chối thuộc về Thầy của mình, đến ba lần, đủ nhiều để chúng ta hiểu đó là một giấc ngủ, và là một giấc ngủ mê. Tiếng gà gáy đánh thức ông Phêrô. Tuy nhiên, tiếng gà gáy, xét như hiện tượng tự nhiên vẫn chưa đủ. Bởi vì, sau tiếng gà gáy, ông nhớ lại lời Đức Giêsu. Đi đôi với hiện tượng thiên nhiên, cần phải có Lời Chúa nữa. Ông Phêrô nhớ lại lời Chúa đã nói với mình. Đó là chìa khoá của hoán cải. Chúa là Tình yêu, và trong tình yêu không có chỗ cho việc chối từ sự trở về, mà chỉ có đón nhận mà thôi.
Bản văn của Tin Mừng theo thánh Luca, còn nói đến một chi tiết rất đánh động : Chúa quay lại nhìn ông (Lc 22, 61). Như vậy Phêrô chối Thầy trong tầm nhìn của Ngài. Sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vấn hay sao? Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya, nhắc nhở lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: "trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần". Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, cõi lòng xốn xang, mình chỉ là cát bụi, phận yếu hèn và quá dễ sa ngã! Phêrô thổn thức. Mới hôm nào ông còn tuyên bố: "dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ". Thế mà, giờ đây ông lại nhát gan khi đối diện nguy nan nên đã chối Thầy đến ba lần. Và đêm hôm ấy, tiếng gà gáy đã thức tỉnh tâm hồn Phêrô.
Xuất thân là ngư phủ với bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, nên khi lầm lỗi, ngài chân thành sám hối và òa khóc như một đứa trẻ. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa.
Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là satan thì ngài cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá. Lòng mến chân thành chính là sự thánh thiện.Chúa đã từng cho Phêrô thất bại, suốt đêm không bắt được con cá nào để sáng hôm sau ngài thấy quyền năng của Chúa. Chúa đã từng cho Phêrô chìm xuống mặt nước để ngài có dịp chứng nghiệm đức tin yếu kém của mình và trông cậy vào quyền năng của Chúa. Chúa cho ngài sa ngã, chối Chúa ba lần để ngài càng thấy rõ sự yếu hèn của bản thân. Sau khi sống lại, Chúa hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô xúc động tận đáy lòng.Từ đó ngài đã cảm nghiệm huyền nhiệm tình yêu Chúa dành cho mình nên đã viết cho đoàn chiên: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1,15); “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2,9).
Từ thế kỷ IX, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở TP.Brescia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV (qua đời năm 855) quyết định mỗi thánh đường sẽ đặt sẽ đặt con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn ngũ say”.
Xuân Đinh Dậu đang về trên muôn lối. Năm Con Gà đang mở ra nhiều triển vọng tốt lành, báo trước những điều thuận lợi. Mỗi sáng sớm, con gà trống cất tiếng gáy vang trong trẻo, đúng giờ đúng canh. Tiếng gà gáy gợi nhớ thánh Phêrô tỉnh thức sám hối. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta suốt năm nay luôn biết tỉnh thức và “sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh”.
Trên nhiều ngọn tháp nhà thờ, ngoài Thánh giá, còn có tượng chú gà trống bằng đồng hay sắt thép. Ở Châu Âu biểu tượng này khá phổ biến nhưng ở Việt Nam có vài Nhà thờ cổ xây dựng theo kiến trúc Tây phương và có chú gà trống trên tháp cao. Được nhiều người biết đến nhất và gắn với cái tên Nhà thờ Con Gà là Nhà thờ Chính toà Đà lạt và Nhà thờ Chính toà Đà nẵng.
-
-
Theo các linh mục sở tại, tượng chú gà trống trên đỉnh tháp nhà thờ mang ba ý nghĩa:
• Chú gà đánh thức: ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo thức chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết được giờ thức dậy đi lễ, đi làm…
• Chú gà báo tin: Chú là “người” đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời để liên tiếng gáy báo tin đêm đen đã qua và ngày đang đến. Chú mang biểu tượng của “người báo tin” Chúa Giêsu sống lại, đưa con người từ bóng tối tội lỗi đi vào ánh sáng.
• Chú gà nhắc bảo: ngày xưa trong sân xứ án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, thức tỉnh lương tâm và lòng tin của ông Phêrô (x. Mt 26 34.75). ngày nay tiếng gà gáy cũng nhắc bảo chúng ta như thế. (x. Năm Gà, Trần Thăng tổng hợp, Nhịp sống Tin Mừng, số 01.2017).
Dù không được gọi là nhà thờ Con Gà nhưng một số nhà thờ ở Việt Nam cũng có con gà trên ngọn tháp cao, có thể xem là những dấu tích của quá khứ. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành – Nghệ An), nhà thờ Huyên Sĩ và nhà thờ Xóm Chiếu ở Sài gòn cũng có biểu tượng chú gà trống trên tháp chuông. (x.Con gà trên tháp nhà thờ, Công Giáo và Dân tộc, Xuân Đinh dậu, tr 24-26).
Có lẽ khi vẽ bản thiết kế nhà thờ, đặt con gà trống trên đỉnh tháp chuông cao vút, các kiến trúc sư muốn nhắc đến tiếng gà gáy cảnh tỉnh Thánh Phêrô trong Phúc âm.
Khi Thánh Phêrô chối Chúa ba lần thì gà gáy. Tiếng gà gáy đã giúp Thánh Phêrô thức tỉnh và sám hối về sự bất trung đối với Thầy. Cả 4 Phúc âm đều tường thuật về tiếng gà gáy cảnh tỉnh Phêrô.
Mt 26,34-35: Đức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Mc 14, 30-31: Đức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng ông Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy."
Lc :22,34: Đức Giêsu lại nói: "Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy."
Ga 13,38: Đức Giêsu đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
Ðúng như lời Thầy đã cảnh báo, Phêrô đã run rẩy trước những tên đầy tớ vô danh tiểu tốt và mau mắn chối từ Thầy.
Mt 26,74-75: Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy." Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Mc 14, 71-72: Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó! ". Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.
Lc 22, 60-63: Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Ga 18,28: Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Cách các thánh sử Matthêu, Luca và Gioan kể lại đều giống nhau ở chi tiết này : có tiếng gà gáy, sau 3 lần chối. Nhưng thánh Luca thêm một chi tiết thú vị : ông đang chối lần ba, thì gà gáy. Thánh sử Maccô kể lại hơi khác một chút : sau lần chối thứ nhất, gà gáy; sau lần chối thứ 2 và thứ 3, gà gáy lần nữa.
Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô : “nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần”, ngay trong đêm Đức Giêsu bị bắt, trước khi trời sáng. Như thế, bối cảnh “chối Thầy” là những hình ảnh thiên nhiên mang đầy ý nghĩa : hành động từ chối tương quan thuộc về xảy ra rất mau; và đó là hành động thuộc về ban đêm, thuộc về đêm tối, trước khi trời sáng; thế mà ánh sáng là biểu tượng của sự sống và tương quan thuộc về ánh sáng Đức Kitô.
Tiếng gà gáy báo cho người ta thức dậy, sau giấc ngủ. Hành động từ chối thuộc về Thầy của mình, đến ba lần, đủ nhiều để chúng ta hiểu đó là một giấc ngủ, và là một giấc ngủ mê. Tiếng gà gáy đánh thức ông Phêrô. Tuy nhiên, tiếng gà gáy, xét như hiện tượng tự nhiên vẫn chưa đủ. Bởi vì, sau tiếng gà gáy, ông nhớ lại lời Đức Giêsu. Đi đôi với hiện tượng thiên nhiên, cần phải có Lời Chúa nữa. Ông Phêrô nhớ lại lời Chúa đã nói với mình. Đó là chìa khoá của hoán cải. Chúa là Tình yêu, và trong tình yêu không có chỗ cho việc chối từ sự trở về, mà chỉ có đón nhận mà thôi.
Bản văn của Tin Mừng theo thánh Luca, còn nói đến một chi tiết rất đánh động : Chúa quay lại nhìn ông (Lc 22, 61). Như vậy Phêrô chối Thầy trong tầm nhìn của Ngài. Sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vấn hay sao? Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya, nhắc nhở lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: "trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần". Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, cõi lòng xốn xang, mình chỉ là cát bụi, phận yếu hèn và quá dễ sa ngã! Phêrô thổn thức. Mới hôm nào ông còn tuyên bố: "dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ". Thế mà, giờ đây ông lại nhát gan khi đối diện nguy nan nên đã chối Thầy đến ba lần. Và đêm hôm ấy, tiếng gà gáy đã thức tỉnh tâm hồn Phêrô.
Xuất thân là ngư phủ với bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, nên khi lầm lỗi, ngài chân thành sám hối và òa khóc như một đứa trẻ. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa.
Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là satan thì ngài cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá. Lòng mến chân thành chính là sự thánh thiện.Chúa đã từng cho Phêrô thất bại, suốt đêm không bắt được con cá nào để sáng hôm sau ngài thấy quyền năng của Chúa. Chúa đã từng cho Phêrô chìm xuống mặt nước để ngài có dịp chứng nghiệm đức tin yếu kém của mình và trông cậy vào quyền năng của Chúa. Chúa cho ngài sa ngã, chối Chúa ba lần để ngài càng thấy rõ sự yếu hèn của bản thân. Sau khi sống lại, Chúa hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô xúc động tận đáy lòng.Từ đó ngài đã cảm nghiệm huyền nhiệm tình yêu Chúa dành cho mình nên đã viết cho đoàn chiên: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1,15); “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2,9).
Từ thế kỷ IX, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở TP.Brescia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV (qua đời năm 855) quyết định mỗi thánh đường sẽ đặt sẽ đặt con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn ngũ say”.
Xuân Đinh Dậu đang về trên muôn lối. Năm Con Gà đang mở ra nhiều triển vọng tốt lành, báo trước những điều thuận lợi. Mỗi sáng sớm, con gà trống cất tiếng gáy vang trong trẻo, đúng giờ đúng canh. Tiếng gà gáy gợi nhớ thánh Phêrô tỉnh thức sám hối. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta suốt năm nay luôn biết tỉnh thức và “sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh”.