Chanukka và lễ mừng Chúa giáng sinh

Hằng năm từ khi Hoàng đế Constantino đế quốc Roma công nhận đạo Công Giáo năm 313 sau Chúa giáng sinh, toàn thể Giáo Hội mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25. tháng 12. dương lịch.

Theo lịch sử ngày này là ngày thờ kính Thần mặt Trời theo tôn giáo của người Roma. Giáo Hội Công Giáo đã chọn ngày này là ngày mừng kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng là mặt trời công chính xuống trần thế làm người mang ơn cứu chuộc đến cho con người.

Nhưng ngày 25.12. còn có một nguồn gốc lịch sử cùng tôn giáo từ đạo Do Thái nữa: Chanukka.

1. Cuộc nổi dậy thanh tẩy đền thờ

Vào năm 3597 lịch Do Thái ( năm 164 trước Chúa giáng sinh) phong trào Judas Maccabeus của người Do Thái đã nổi lên chống lại sự độ hộ thống trị của người Hy lạp và ngoại ngoại bang Seleukidien, như sách Kinh thánh Maccabeus, cũng như sử gia Flavius Joseph và sử sách Talmud của người Do Thái thuật kể lại.

Cuộc nổi dậy chống ngoại bang của Judas Maccabeus thành công chấm dứt chế độ đô hộ cai trị trên dân tộc Do Thái, nhất là chấm dứt sự phá hủy làm cho đền thờ Gierusalem của Do Thái giáo bị trở thành ô uế. Vì quân ngoại bang sau khi chiếm đất đai, đuổi dân đi ra ngoài cùng chiếm đền thờ Giêrusalem. Họ đã biến đền thờ để tôn thờ Thiên Chúa Giave bằng bàn thờ kính thần Zeus của người Hy Lạp ngay trong đền thờ. Đó là điều người Do Thái không thể chấp nhận nổi.

2. Ngọn đền bảy ngọn

Từ thời nô lệ trở về quê hương đất nước Chúa hứa, dân Do Thái đã có biểu tượng tôn giáo do chính Thiên Chúa truyền cho làm để thờ kính ngài. Biểu tượng này rất quan trọng với người Do Thái: cây đèn bảy ngọn. Thiên Chúa nói truyền cho Mose:

31 "Ngươi sẽ làm một trụ đèn bằng vàng ròng. Ngươi sẽ làm trụ đèn, chân đèn và nhánh đèn bằng vàng gò; đài hoa, nụ hoa và cánh hoa gắn liền với trụ đèn.32 Sáu nhánh đâm ra hai bên: ba nhánh bên này, ba nhánh bên kia.33 Trên nhánh bên này, có ba đài hoa hình hoa hạnh đào, với nụ và cánh hoa; trên nhánh bên kia, có ba đài hoa hình hoa hạnh đào, với nụ hoa và cánh hoa. Sáu nhánh từ trụ đèn đâm ra sẽ đều như thế.34 Ở thân trụ đèn, có bốn đài hoa hình hoa hạnh đào, với nụ hoa và cánh hoa.35 Một nụ hoa nằm dưới hai nhánh đầu gắn liền với trụ đèn, một nụ hoa nằm dưới hai nhánh giữa gắn liền với trụ đèn, và một nụ hoa nằm dưới hai nhánh cuối gắn liền với trụ đèn. Sáu nhánh từ trụ đèn đâm ra sẽ đều như thế.36 Các nụ hoa và nhánh đều gắn liền với trụ đèn; tất cả thành một khối bằng vàng gò, bằng vàng ròng.37 Rồi ngươi sẽ làm bảy cái đèn, đặt lên đó thế nào cho chúng toả ánh sáng ra phía trước trụ đèn.38 Kéo cắt bấc và đĩa đựng tàn sẽ bằng vàng ròng.39 Ngươi phải dùng đến ba mươi ký vàng ròng để làm trụ đèn và mọi đồ phụ tùng đó.40 Hãy nhìn xem và làm theo mẫu đã chỉ cho ngươi trên núi.“ ´(Sách Xuât hành 25,31-40)



Vì thế trong đền thờ Giêrusalem nơi cao trọng thờ kính Giave Thiên Chúa có ngọn đèn bảy ngọn hằng cháy chiếu sáng ngày đêm. Nhưng từ khi đền thờ bị phá, rồi bị thay thế bằng bàn thờ kính thần Zeus ngoại bang, cây đèn bảy ngọn đã bị dập tắt.

3. Ngọn đèn chín nhánh: Chanukka

Khi quân của phong trào Judas Maccabeus chiếm lại đền thờ, họ chỉ còn tìm thấy có một bình dầu đã làm phép còn lại, mà số lượng dầu này chỉ đủ đốt cháy cho một ngày thôi. Và để có dầu thánh mới cần tới tám ngày mới có. Nhưng qua nhờ phép lạ ngọn đèn vẫn cháy chiêu sáng tới 8 ngày, cho tới khi dầu mới được thánh hiến. Vì thế ngọn đèn được làm thành 8 nhánh đèn để nhắc nhớ lại phép lạ này, và có tên ngọn đèn Chanukka.

Ngọn đèn Chanukka có 9 nhánh đèn. Tám nhánh ngọn đèn nhớ đến phép lạ 8 ngày, và nhánh ngọn thứ 9. ở giữa chỉ về sứ vụ phục vụ, theo nghi thức chỉ từ lửa nơi ngọn nhánh 9. những 8 ngọn nhánh khác chung quanh được đốt lên chiếu sáng.

Việc thờ kính Thiên Chúa Giave trong đền thờ Giêrusalem được khôi phục lại. Các thần ngoại bang bị phá hủy tẩy trừ ném ra khỏi đền thờ. Ngọn đền Chanukka được ngày đêm đốt cháy chiếu sáng.

Từ ngày đó có lễ mừng Chanukka hằng năm theo Do Thái giáo. Đây là lễ mừng kỷ lần thứ hai đền thờ Giêrusalem được thánh hiến. Lễ này kéo dài 8 ngày từ năm 164 trước Chúa giáng sinh vào ngày 25. Tháng Kislew theo lịch Do Thái- tương đương vào tháng 12. lịch Tây phương.

Sách Maccabeus ( 1 Maccabeus 4,36-59, 2 Maccabeus 10,5-8, và phúc âm Thánh Gioan 10, 22) nói thuật về Chanukka lễ mừng thánh hiến đền thờ Giêrusalem. Lễ này được mừng kính cho tới năm 3830 theo lịch Do Thái - theo lịch Tây phương vào năm 70 sau Chúa giáng sinh - đền thờ bị đế quốc Roma chiếm phá hủy.

Đất nước tan hoang bị xâm chiếm, dân Do Thái phải đi sống lưu vong khắp nơi trên thế giới. Không còn đền thờ, nhưng người Do Thái vẫn kiên trì gìn giữ tập tục nếp sống lòng ái quốc, nhất là tín ngưỡng Do Thái thờ kính Thiên Chúa Giave. Nên lễ Chanukka vẫn được mừng ở nhà tư của họ, dù họ sinh sống nơi đâu. Chính điều này đã nung cháy lòng đạo đức tôn kính Giave Thiên Chúa, và lòng yêu mến quê hương tổ quốc mà Thiên Chúa đã ban cho tổ tiên dân tộc của họ.

Ngày 25. thánh 12, ngày mửng lễ Chanukka, lễ ánh sáng của người Do Thái nhắc nhớ đến dân Do Thái được tái sinh, ngày đền thờ Giêrusalem được tẩy rửa khôi phục trở lại việc thờ kính Thiên Chúa Giave.

4. Lễ mừng Chanukka và Chúa Giêsu

Lễ Chanukka là lễ mừng ánh sáng trong Do Thái giáo.

Chúa Giêsu đã khẳng định„ chính ngài là ánh sáng trần gian,. Ai đi theo ngài sẽ không phải đi trong tối tăm, nhưng có ánh sáng sự sống. ( Ga 8,12)

Nơi ngọn đèn Chanukka ở giữa có nhánh ngọn đèn phục vụ. Từ ngọn đèn này 8 nhánh ngọn đèn khác được đốt thắp lên.

Chúa Giêsu nói về chính mình đến để phục vụ con người, mang ánh sáng đến cho con người, để con người trở thành ánh sáng cho nhau. ( Marco 5,14)

Những Kitô hữu đầu tiên đã nhận ra sự tương quan giữa Chanukka và sự sinh ra của Đấng Cứu Thế: Chanukka là lễ mừng nơi ngôi nhà trên trần thế - Lễ mừng Chúa giáng sinh là lễ mừng ngôi đền thờ sống động của Chúa, Đấng từ trời cao sinh xuống làm người trên trần gian. Chúa Giesu đã nói về thân xác ngài là ngôi đền thờ: Phá hủy đền thờ này đi, và trong ba ngày ta sẽ xây dựng lại. ( Ga 2,19).

Sự kiện lịch sử Ba Vua tìm đến báo lạy hài nhi Giêsu như vị vua của các vua trên trần gian nói lên cách gián tiếp mối tương quan này ( Mattheus 2,2).

Các vị vua được xức dầu phong vương. Ngọn đèn Chanukka không chỉ dùng dầu thánh hiến để đốt thắp, nhưng chính Thiên Chúa đã ban tặng dầu qua phép lạ làm cho dầu còn lại dư đủ dùng đốt cháy tám ngày liên tiếp.

5. Lễ Chanukka và lễ mừng Chúa Giáng sinh

„ Tuần lễ từ ngày 25. đến 31. tháng 12. đồng thời là tuần lễ trước năm mới bắt đầu. Vì thế việc khôi phục trở lại còn có một ý nghĩa sâu xa nữa: Tuần lễ này trình bày về một khởi đầu công trình sáng tạo mới cho niềm hy vọng vào thời gian mới được sống trong tự do.

Vì thế vào thời gian những năm 100 trước Chúa giáng sinh, sự sinh ra đời của đấng Cứu Thế được trông mong chờ đợi.

Đấng cứu thế, như lòng tin tưởng trông mong, sẽ chỉ dẫn cho con người biết cung cách thờ kính Chúa thế nào cho đúng, và người dẫn đưa vào sống trong thời gian mới của tự do.

Vào thời Chúa Giêsu Kitô người ta đã mừng lễ ánh sáng như lời Ngôn sứ Isaia đã nói về viễn cảnh này: „ Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.“ ( Isaia 9,1).

Thánh sữ Luca đã thuật lại lịch sử thời niên thiếu Chúa Giêsu trong ý nghĩa tràn đầy hình ảnh biểu tượng. Với những mốc niên đại lúc Chúa Giêsu sinh ra được sắp xếp diễn tả trong đêm ánh sáng tỏa lan, trùng hợp với lễ mừng Chanukka là lễ ánh sáng của Do Thái giáo, đã trở thành lễ mừng Chúa giáng sinh của Kitô giáo.

Thánh sử Luca chỉ muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa lời ca tiếng hát của các Thiên Thần: Điều Judas Maccabeus chưa làm được như mong muốn thực hiện, Chúa Giêsu Kitô sinh ra trong trần thế đã thực hiện làm được.

Chúa Giêsu Kitô đã tẩy xóa hình ảnh những thần thánh ra khỏi trần gian. Ngài đã xây dựng đền thờ bằng chính thân thể mình. Ngài đã khôi phục lại sự yêu mến kính thờ Thiên Chúa.

Nơi nào con người tin theo Chúa Giêsu Kitô, họ cũng khởi đầu một đời sống con người mới xây dựng hòa bình, dù trần gian còn có tan hoang đổ nát. “ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.)



Chúc mừng lễ Chúa giáng sinh

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long