CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN C
Khép lại chu kỳ năm C, phụng vụ của ngày đại lễ hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô, là Vua vũ trụ. Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp khám phá ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô, Nước Chúa Kitô và những điều kiện để vào Nước Chúa.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô
Chúng ta có thể hiểu sai về tước hiệu vua của Chúa Kitô. Điều này đã xảy ra vào thời Chúa Giêsu.
Quả thế, trong Tin Mừng, dân chúng và nhiều môn đệ của Đức Giêsu có một quan niệm về Đấng Messia theo nghĩa chính trị. Họ chờ đợi một Đấng Messia, một vị vua đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách đô hộ và thống trị của người La Mã. Bởi thế, khi Đức Giêsu xuất hiện như là một người giảng dạy có uy quyền, có khả năng làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, họ tôn Người lên làm vua.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ kiểu làm vua theo nghĩa chính trị và trần thế như vậy. Một đàng, Người tự nhận mình là vua và đến trong thế gian để làm vua. Nhưng, đàng khác, Người xác định rõ tước hiệu vua của mình theo một kiểu khác. Trong cuộc đối thoại với Philatô, Chúa Giêsu làm rõ điều đó. Philatô hỏi Chúa: “Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu trả lời: “Chính ông nói điều đó, tôi là vua” (Ga 18,37).
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật về biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu, đó là biến cố Chúa Giêsu ở trên thập giá. Nếu thập giá là hình phạt ô nhục nhất đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, thì theo cái nhìn thần học của Luca, thập giá là tột đỉnh của tình yêu và nguồn mạch ơn cứu độ. Bởi thế, cả cuộc đời Đức Giêsu hướng về Giêrusalem và nhất quyết đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu chịu đóng đanh trên thập giá cùng với hai tên gian phi. Một tên chết đến gần cửa cổ mà vẫn còn chế nhạo Người. Còn một tên nhận ra Người là Con Thiên Chúa và là vua; anh ta cầu khẩn Người: “Ông Giêsu ơi, khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42). Đây là lúc Đức Giêsu thể hiện khuôn mặt đích thực của một vị vua uy quyền. Câu trả lời của Chúa Giêsu vượt quá lời cầu xin. Thay vì hứa một tương lai bất định, Người nói: “Ngay ngay hôm nay, tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43).
Như thế, Đức Giêsu trên thập giá thực thi quyền bính của một vị vua của tình yêu. Đúng như bản án được ghi trên thập giá: “Đây là vua người Do Thái.” Người không chỉ là vua Do Thái mà còn là vua muôn dân, vua vũ trụ. Trước đây Đức Giêsu tránh tước hiệu vua kẻo người ta hiểu lầm. Bây giờ, tước hiệu Vua xuất hiện trước mắt mọi người một cách rõ ràng nhất. Từ khi Người hiến mình trên thập giá, Người là vua đích thực cai quản theo cách của mình mà Philatô và những người lãnh đạo Do Thái không thể nào hiểu.
2- Ý nghĩa Nước Chúa Kitô
Vậy nếu Chúa Kitô là Vua, Người làm vua ở đâu hay ở nơi nào? Khi nói đến Nước Chúa Kitô, chúng ta có thể hình dung về một vị vua cai quản một vùng đất, một quốc gia hay một địa hạt nào đó. Thực ra, Nước Chúa Kitô không được đồng hóa với bất cứ quốc gia hay vương quyền trần thế nào trên thế giới, nó vô hình, người ta không quan sát được. Chính Chúa Giêsu quả quyết với Philatô rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18,36).
Nhưng Nước Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần (x. Rm 14,17); Nước Chúa hiện diện trong tâm hồn mỗi người. Và Đức Kitô là Vua các tâm hồn con người. Lời cầu nguyện rất ý nghĩa của Kinh Tiền Tụng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc của Người là “một vương quốc vĩnh cửu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.”
Trong Nước đó, thập giá là ngai tòa, mão gai là vương miện, lưỡi đòng là vương trượng, áo mặc là long bào, hai cánh tay giang ra là cán cân công lý, lề luật xét xử là tình yêu, sự yếu đuối của thập giá là sức mạnh và quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Vương quốc này không có quyền lực, không có binh đội nào để sử dụng. Ai thuộc về đứng về sự thật và tình yêu thì thuộc về Nước Chúa.
3- Để thuộc về Nước Trời
Nhờ mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô là vua của chúng ta; Người giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi và cho ta được gia nhập vào Nước Chúa, như lời thánh Phaolô nói ở trong bài đọc II: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi… Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,13-14.20).
Đức Giêsu là vị vua dẫn chúng ta vào Nước Trời để hiệp thông với Thiên Chúa và để lãnh nhân ơn cứu độ. Người trộm lành trở thành hình ảnh của hy vọng – sự an ủi chắc chắn, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta ngay trong giây phút cuối cùng; dù có lầm lạc hay yếu đuối thế nào, nhưng nếu chúng ta biết hoán cải và cầu xin ơn lòng khoan hậu của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó sẽ không vô ích.
Từ những ý nghĩa trên, có một câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra trong ngày lễ này là Chúa Kitô có phải là vua ngự trị trong tâm hồn tôi không? Tôi có nhận biết và tôn thờ Người như là vua không? Chúa Kitô hay là người nào đó hoặc cái gì đang thống trị của tôi? Theo thánh Phaolô, có hai cách thế sống: hoặc là sống cho chính mình hoặc là cho Chúa (Rm 14,7-9). Sống cho mình nghĩa là người chỉ lo lắng cho bản thân, sống đóng kín trên mình, chỉ lo tìm những thỏa mãn và vinh quang cá nhân mà không có hướng nhìn về vĩnh cửu. Ngược lại, sống cho Chúa là hiến mình cho Người, sống theo ý Người, vì vinh quang và Nước Chúa.
Sống cho Thiên Chúa cũng có nghĩa là thực thi lòng bác ái đối với tha nhân, nhất là phục vụ những người nghèo và người đau khổ. Đây cũng là điều kiện để được vào thiên đàng. Bởi lẽ, vào ngày sau hết, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta làm hoặc không làm cho những kẻ bé mọn nhất. Tin Mừng Matthêu 25 nói về tiêu chuẩn của sự phán xét chung: Vị Vua nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi… vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khác lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).
Như thế, để được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, mỗi người chúng ta được mời gọi hãy thực thi lòng thương xót đối với những người nghèo và những ai gặp đau khổ. Nguyện xin Đức Maria, nữ vương trời đất, hướng dẫn chúng ta trên con đường hướng về Nước Thiên Đàng. Amen.
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN C
Khép lại chu kỳ năm C, phụng vụ của ngày đại lễ hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô, là Vua vũ trụ. Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp khám phá ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô, Nước Chúa Kitô và những điều kiện để vào Nước Chúa.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô
Chúng ta có thể hiểu sai về tước hiệu vua của Chúa Kitô. Điều này đã xảy ra vào thời Chúa Giêsu.
Quả thế, trong Tin Mừng, dân chúng và nhiều môn đệ của Đức Giêsu có một quan niệm về Đấng Messia theo nghĩa chính trị. Họ chờ đợi một Đấng Messia, một vị vua đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách đô hộ và thống trị của người La Mã. Bởi thế, khi Đức Giêsu xuất hiện như là một người giảng dạy có uy quyền, có khả năng làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, họ tôn Người lên làm vua.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ kiểu làm vua theo nghĩa chính trị và trần thế như vậy. Một đàng, Người tự nhận mình là vua và đến trong thế gian để làm vua. Nhưng, đàng khác, Người xác định rõ tước hiệu vua của mình theo một kiểu khác. Trong cuộc đối thoại với Philatô, Chúa Giêsu làm rõ điều đó. Philatô hỏi Chúa: “Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu trả lời: “Chính ông nói điều đó, tôi là vua” (Ga 18,37).
Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật về biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu, đó là biến cố Chúa Giêsu ở trên thập giá. Nếu thập giá là hình phạt ô nhục nhất đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, thì theo cái nhìn thần học của Luca, thập giá là tột đỉnh của tình yêu và nguồn mạch ơn cứu độ. Bởi thế, cả cuộc đời Đức Giêsu hướng về Giêrusalem và nhất quyết đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu chịu đóng đanh trên thập giá cùng với hai tên gian phi. Một tên chết đến gần cửa cổ mà vẫn còn chế nhạo Người. Còn một tên nhận ra Người là Con Thiên Chúa và là vua; anh ta cầu khẩn Người: “Ông Giêsu ơi, khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42). Đây là lúc Đức Giêsu thể hiện khuôn mặt đích thực của một vị vua uy quyền. Câu trả lời của Chúa Giêsu vượt quá lời cầu xin. Thay vì hứa một tương lai bất định, Người nói: “Ngay ngay hôm nay, tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43).
Như thế, Đức Giêsu trên thập giá thực thi quyền bính của một vị vua của tình yêu. Đúng như bản án được ghi trên thập giá: “Đây là vua người Do Thái.” Người không chỉ là vua Do Thái mà còn là vua muôn dân, vua vũ trụ. Trước đây Đức Giêsu tránh tước hiệu vua kẻo người ta hiểu lầm. Bây giờ, tước hiệu Vua xuất hiện trước mắt mọi người một cách rõ ràng nhất. Từ khi Người hiến mình trên thập giá, Người là vua đích thực cai quản theo cách của mình mà Philatô và những người lãnh đạo Do Thái không thể nào hiểu.
2- Ý nghĩa Nước Chúa Kitô
Vậy nếu Chúa Kitô là Vua, Người làm vua ở đâu hay ở nơi nào? Khi nói đến Nước Chúa Kitô, chúng ta có thể hình dung về một vị vua cai quản một vùng đất, một quốc gia hay một địa hạt nào đó. Thực ra, Nước Chúa Kitô không được đồng hóa với bất cứ quốc gia hay vương quyền trần thế nào trên thế giới, nó vô hình, người ta không quan sát được. Chính Chúa Giêsu quả quyết với Philatô rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18,36).
Nhưng Nước Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần (x. Rm 14,17); Nước Chúa hiện diện trong tâm hồn mỗi người. Và Đức Kitô là Vua các tâm hồn con người. Lời cầu nguyện rất ý nghĩa của Kinh Tiền Tụng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc của Người là “một vương quốc vĩnh cửu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.”
Trong Nước đó, thập giá là ngai tòa, mão gai là vương miện, lưỡi đòng là vương trượng, áo mặc là long bào, hai cánh tay giang ra là cán cân công lý, lề luật xét xử là tình yêu, sự yếu đuối của thập giá là sức mạnh và quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Vương quốc này không có quyền lực, không có binh đội nào để sử dụng. Ai thuộc về đứng về sự thật và tình yêu thì thuộc về Nước Chúa.
3- Để thuộc về Nước Trời
Nhờ mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô là vua của chúng ta; Người giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi và cho ta được gia nhập vào Nước Chúa, như lời thánh Phaolô nói ở trong bài đọc II: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi… Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,13-14.20).
Đức Giêsu là vị vua dẫn chúng ta vào Nước Trời để hiệp thông với Thiên Chúa và để lãnh nhân ơn cứu độ. Người trộm lành trở thành hình ảnh của hy vọng – sự an ủi chắc chắn, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta ngay trong giây phút cuối cùng; dù có lầm lạc hay yếu đuối thế nào, nhưng nếu chúng ta biết hoán cải và cầu xin ơn lòng khoan hậu của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó sẽ không vô ích.
Từ những ý nghĩa trên, có một câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra trong ngày lễ này là Chúa Kitô có phải là vua ngự trị trong tâm hồn tôi không? Tôi có nhận biết và tôn thờ Người như là vua không? Chúa Kitô hay là người nào đó hoặc cái gì đang thống trị của tôi? Theo thánh Phaolô, có hai cách thế sống: hoặc là sống cho chính mình hoặc là cho Chúa (Rm 14,7-9). Sống cho mình nghĩa là người chỉ lo lắng cho bản thân, sống đóng kín trên mình, chỉ lo tìm những thỏa mãn và vinh quang cá nhân mà không có hướng nhìn về vĩnh cửu. Ngược lại, sống cho Chúa là hiến mình cho Người, sống theo ý Người, vì vinh quang và Nước Chúa.
Sống cho Thiên Chúa cũng có nghĩa là thực thi lòng bác ái đối với tha nhân, nhất là phục vụ những người nghèo và người đau khổ. Đây cũng là điều kiện để được vào thiên đàng. Bởi lẽ, vào ngày sau hết, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta làm hoặc không làm cho những kẻ bé mọn nhất. Tin Mừng Matthêu 25 nói về tiêu chuẩn của sự phán xét chung: Vị Vua nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi… vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khác lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).
Như thế, để được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, mỗi người chúng ta được mời gọi hãy thực thi lòng thương xót đối với những người nghèo và những ai gặp đau khổ. Nguyện xin Đức Maria, nữ vương trời đất, hướng dẫn chúng ta trên con đường hướng về Nước Thiên Đàng. Amen.