Sáng Chúa Nhật 13 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim của Kuala Lumpur, Mã Lai Á đã cử hành nghi lễ đóng Cửa Thánh tại nhà thờ chính tòa thủ đô. Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục khích lệ các tín hữu tạ ơn Chúa vì đã trải qua một Năm Thánh an bình sau một năm 2015 đầy những cuộc biểu tình bạo lực của người Hồi Giáo.
Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.
Trong năm 2015, nhiều cuộc biểu tình chống Công Giáo đã nổ ra theo sau vụ tiểu vương bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của Mã Lai Á, ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ “Allah” để dịch từ “God” (Thiên Chúa) trong tiếng Anh. Theo sau lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah, 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai đã bị tịch thu.
Người Công Giáo kháng cáo lên tòa án tối cao Mã Lai Á. Nhiều cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo nổ ra. Ngay cả sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai Á, là Đức Tổng Giám Mục Joseph Salvador Marino, cũng bị dọa trục xuất khỏi quốc gia này vì ngài lên tiếng bênh vực cộng đoàn Công Giáo tại đây.
Ngài lập luận rằng Kitô hữu tại Malaysia đã sử dụng từ “Allah” (như người Việt chúng ta dùng từ “Chúa”) để dịch từ “God” trong tiếng Anh, ít nhất là là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì. Tại sao bây giờ lại nêu vấn đề như thế? Đâu là động cơ của trào lưu này?
Cuối cùng tòa án tối cao Mã Lai Á cũng ra phán quyết cấm các Kitô hữu dùng từ “Allah” để chỉ Thiên Chúa. Với phán quyết này lệnh cấm được áp dụng trên toàn quốc Mã Lai.
Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim đã bày tỏ sự thất vọng sâu xa của ngài và nhận xét rằng quyết định này có một hệ quả nghiêm trọng cho tự do tôn giáo tại quốc gia châu Á này.
Đức Tổng Giám Mục nói trước những cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo tại quốc gia này, ngài không ngạc nhiên trước phán quyết này. Thế nhưng Đức Tổng Giám Mục bày tỏ âu lo phán quyết này có thể “mở ra cái hộp thần kỳ” ước sao được vậy cho phép chính phủ can thiệp sâu rộng hơn trong các vấn đề đối với các tôn giáo thiểu số.
Sau những đụng độ này, cộng đoàn dân Chúa tại Mã Lai Á đã được trải qua một Năm Thánh yên hàn.
Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.
Trong năm 2015, nhiều cuộc biểu tình chống Công Giáo đã nổ ra theo sau vụ tiểu vương bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của Mã Lai Á, ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ “Allah” để dịch từ “God” (Thiên Chúa) trong tiếng Anh. Theo sau lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah, 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai đã bị tịch thu.
Người Công Giáo kháng cáo lên tòa án tối cao Mã Lai Á. Nhiều cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo nổ ra. Ngay cả sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai Á, là Đức Tổng Giám Mục Joseph Salvador Marino, cũng bị dọa trục xuất khỏi quốc gia này vì ngài lên tiếng bênh vực cộng đoàn Công Giáo tại đây.
Ngài lập luận rằng Kitô hữu tại Malaysia đã sử dụng từ “Allah” (như người Việt chúng ta dùng từ “Chúa”) để dịch từ “God” trong tiếng Anh, ít nhất là là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì. Tại sao bây giờ lại nêu vấn đề như thế? Đâu là động cơ của trào lưu này?
Cuối cùng tòa án tối cao Mã Lai Á cũng ra phán quyết cấm các Kitô hữu dùng từ “Allah” để chỉ Thiên Chúa. Với phán quyết này lệnh cấm được áp dụng trên toàn quốc Mã Lai.
Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim đã bày tỏ sự thất vọng sâu xa của ngài và nhận xét rằng quyết định này có một hệ quả nghiêm trọng cho tự do tôn giáo tại quốc gia châu Á này.
Đức Tổng Giám Mục nói trước những cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo tại quốc gia này, ngài không ngạc nhiên trước phán quyết này. Thế nhưng Đức Tổng Giám Mục bày tỏ âu lo phán quyết này có thể “mở ra cái hộp thần kỳ” ước sao được vậy cho phép chính phủ can thiệp sâu rộng hơn trong các vấn đề đối với các tôn giáo thiểu số.
Sau những đụng độ này, cộng đoàn dân Chúa tại Mã Lai Á đã được trải qua một Năm Thánh yên hàn.