Lược trích bài phỏng vấn với Đức Giám Mục Elio Sgreccia

VATICAN -- Đứng trước việc gần như coi nhẹ con người và thậm chí coi thường sự sống, thì khía cạnh nhân cách hóa của người Kitô giáo “tự bản thân nó tỏa lộ ra một tính cách nền tảng không thể thiếu được,” đó là lời nhận xét của Đức Giám Mục Elio Sgreccia, phó Chủ Tịch của Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống.

Quan trọng hơn thế, nó cũng còn là một nền tảng văn hóa có nguồn gốc từ Rôma chỉ hơn một năm trước theo sáng kiến của Trung Tâm Nghiên Cứu về Sinh Học Đạo Đức, thuộc trường Đại Học Công Giáo Thánh Tâm cho Liên Đoàn Quốc Tế của các Trung Tâm Nghiên Cứu về Sinh Học Đạo Đức và các Học Viện Cổ Võ về Thuyết Nhân Cách Hóa (viết tắt theo tên tiếng Anh là FIBIP).

Từ ngày 21 đến 22 tháng 6 vừa qua, liên đoàn đã tổ chức cuộc tổng công hội tại trường Đại Học kể trên. Để hiểu rõ về thuyết nhân cách hóa của người Kitô giáo và FIBIP, hãng thông tấn Công Giáo Zenit đã phỏng vấn vị chủ tịch của trường chính là Đức Giám Mục Sgreccia.

Hỏi (H): Thưa Đức Cha, thuyết nhân cách hóa của người Kitô giáo nên được hiểu như thế nào ạ?

Đức Giám Mục Sgreccia (T): Thưa, vào khoảng 20 năm trước đây, Phân Khoa Y Dược Học của trường Đại Học Công Giáo Thánh Tâm đã quyết định thành lập một Học Viện Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học. Đó là một quyết định có chọn lọc và sâu sắc nhằm đặt trọng tâm vào việc phản ảnh nhân phẩm của con người, được nhìn nhận qua mỗi thực thể con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên, đúng theo những điều kiện của cuộc sống, cho đến bệnh hoạn, sắp chết hay phế tật.

Ý tưởng này hoàn toàn thích hợp với vai trò về thuyết nhân cách của người Kitô giáo, đặc biệt là từ quan điểm của bản thể học, vốn có liên quan đến con người, chính là những thụ tạo cần phải được cổ võ và coi trọng. Sự quyết định này tự bản thân nó ngày càng được bộc lộ như là một sự chọn lựa nền tảng, riêng biệt và không gì có thể thay thế được.

(H): Có rất nhiều phân khoa y dược học khác chuyên nghiên cứu về đạo đức sinh học và tự mô tả họ có khuynh hướng chuyên về sự tự do hơn, thế thưa Đức Cha, Đức Cha có ý kiến gì về điều này?

(T): Sự tự do, tự bản thân nó, sẽ không tồn tại được nếu như không có trách nhiệm. Ví dụ như, một gia đình được dựng xây trên một nền tảng tự do, nhưng thiếu trách nhiệm, thì việc đó có nghĩa là sẽ có nhiều cơ may cho việc ly dị, phá thai, và thậm chí cả sự đồng tính luyến ái. Con người, không thể nào có được sự tự do nếu như không biết cam kết cùng có trách nhiệm đối với nhau, và chính vì lý do này, mà sự tự do về nhân cách mới chính là một sự tự do thật sự, vì lẽ, nó gắn liền với trách nhiệm.

(H): Thưa Đức Cha, cũng có một dòng tư tưởng đang rất thịnh hành chính là thuyết vị lợi, Đức Cha nghĩ sao về thuyết này?

(T): Thuyết vị lợi chính là cách thức đề ra những giải pháp cho các vấn nạn, cho những ai đang phải chịu bệnh ung thư hay những bệnh nhân sắp chết, chỉ nhìn về cách hữu dụng mà thôi, để từ đó đề nghị ra cách thức chết đi một cách nhẹ nhàng, mà không cần phải áp dụng những phương pháp chữa trị thông thường hay có sự can thiệp của việc giải phẩu đối với những bệnh nhân lớn tuổi.

Thuyết vị lợi đánh giá con người và những phương cách chữa trị tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ.. Chính vì thế, nó đề ra phương cách là lấy các tế bào thai người để sản xuất ra dược phẩm, sản xuất ra các lớp tế bào, mà chẳng cần phải tôn trọng nhân phẩm của con người.

Thì chúng tôi hoàn toàn chống lại việc gọi là hợp đồng, theo giao kèo, khế ước nhằm xem nhẹ khía cạnh đạo đức. Kết quả của việc thực thi một bản hợp đồng đối với các phân bộ xã hội chính là cách thức để tấn công lại những ai yếu thế như: các trẻ em, các bệnh nhân, những người lớn tuổi, những người bị bệnh thần kinh, và những người bị tàn phế trong xã hội.

Vì tất cả những người đó, không thể nào ký kết vào một bản hợp đồng được, trong khi đó lại có những người đứng ra điều đình thay cho họ nhằm gây phương hại đến bản thân họ. Thì đứng trước một bối cảnh văn hóa hết sức hổn tạp và đa dạng đó, cần phải có một cuộc đối thoại về thuyết nhân cách, vốn là một thuyết chính, để đôi bên biết trân trọng toàn bộ nhân loại và con người, vì lợi ích chung của mỗi cá nhân con người, không loại trừ bất kể những ai, đặc biệt là những người cần và yếu thế nhất, chứ không phải vì lợi ích riêng của một nhóm đại đa số nào đó.

(H): Thưa Đức Cha, thuyết nhân cách có vai trò như thế nào trong Liên Đoàn của các Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học?

(T): Thuyết nhân cách chính là một nền tảng văn hóa mà tất cả những trung tâm nghiên cứu về đạo đức sinh học khác đều cùng tìm thấy được, mà trong số đó chính là Phân Khoa về Đạo Đức Sinh Học của trường Đại Học thuộc Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Đồng Tâm và tất cả những trung tâm khác tại Ác-Hen-Tina, tại Chilê, tại Hoa Kỳ, vân vân.

Nó có nguồn gốc xuất phát từ cùng một mong muốn chung, và được thành lập vào năm ngoái, rồi sau đó chính thức trở thành Liên Đoàn của các Trung Tâm và Học Viện về Nghiên Cứu Đạo Đức Sinh Học, nó xem thuyết nhân cách của người Kitô giáo như là một triết lý nền tảng. Liên đoàn có sự liên kết chính thức với 31 trung tâm tại năm lục địa khác nhau. Chúng tôi đã nhận được những đề nghị mới về việc thành lập thêm các hiệp hội mà hiện chúng tôi vẫn còn đang nghiên cứu.

Ngoài tổ chức này ra, chúng tôi cũng còn tổ chức hai ngày hội thảo để cùng nghiên cứu xem làm thế nào mà qua thuyết nhân cách, chúng tôi có thể đề cập đến một số vấn nạn, không chỉ có liên quan đến khía cạnh y sinh học không thôi mà có lẽ, còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác, cũng như là việc giáo dục về sức khỏe, về sinh thái học và về luật sinh học.

(H): Hiến Pháp của Châu Âu vừa mới được ban hành, đặc biệt là trên quan điểm của gia đình và việc đề cập tới những cội nguồn về Kitô giáo, trông có vẻ như là nó đi ngược lại với chiều hướng về thuyết nhân cách của người Kitô giáo. Thì đâu là quan điểm của Đức Cha về khía cạnh này?

(T): Tôi nghĩ rằng Hiến Pháp này không phản ánh đúng về một Châu Âu thực tế. Theo quan điểm khách quan về mặt văn hóa, thì nó hoàn toàn thiếu hẳn và không phản ánh gì cả về sự thật. Châu Âu, qua rất nhiều thế kỷ và rất nhiều thế hệ, đã có mối quan hệ rất gần gũi với truyền thống Kitô giáo. Sẽ là một sai lầm to lớn khi cố chối bỏ khía cạnh về lịch sử và văn hóa này. Hơn thế nữa, nếu không đề cập gì cả đến những giá trị có tính quyết định có liên quan đến gia đình, vốn là một tế bào nền tảng cùng hiện diện về mặt xã hội lẫn dân sự, cũng như coi nhẹ sự sống từ lúc được sinh ra cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên; cũng như chẳng đã động gì đến về những giá trị chính yếu này, thì chẳng khác nào là việc báo trước về một Châu Âu đang thiếu đi những khí cụ văn hóa cần thiết trong việc dựng xây của nó.

Nó chẳng khác nào là một Châu Âu đang đến hồi tự sát. Tỉ lệ về sinh sản thì rất thấp, mức tăng trưởng lại dưới con số “0”. Thì có nghĩa là chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng về sự trống rỗng. Rõ ràng là các trẻ em thì được sinh ra từ các gia đình. Làm cho gia đình mất ổn định đi cũng đồng nghĩa với việc xem thường tiến trình thụ thai, mà chẳng cần phải bảo vệ gì cả đến gia đình và sự sống, thì tất cả những điều đó, báo trước một Châu Âu không có tương lai.

Ai nấy cũng đều biết rất rõ rằng thậm chí ngay cả nền kinh tế cũng sẽ chẳng bao giờ có thể phát triển được khi không có các gia đình và những đứa con. Rất nhiều người được nhận giải Nobel đã chứng tỏ cho thấy rằng nền kinh tế sẽ ổn định khi nó có đủ con số các trẻ em được sinh ra từ những gia đình vững chắc. Việc nhập cư đang giúp đở chúng ta, nhưng dân số của Châu Âu thì lại đang trên đà giảm xuống. Châu Âu phải chọn cho mình: hoặc là trở nên một lục địa cằn cổi đang lụi tàn, hoặc là một Châu Âu tiếp tục đông lên, để diện đối với những nền văn hóa khác.

Rõ ràng là sự thua thiệt và mất mát của những người Châu Âu cũng sẽ là một tổn thất cho toàn thế giới. Các giá trị về văn hóa và dân sự của Châu Âu được phát triển nhờ những tảng đá góc tường của một niềm tin Kitô giáo. Sẽ thật là xấu hổ khi thấy Hiến Pháp được soạn thảo ra dựa theo trào lưu của thế tục, một trào lưu mà tôi hi vọng, rồi nó cũng sẽ qua đi.

(H): Hiến Chương về Trái Đất được đề cập trong Hiến Pháp của Châu Âu, một số học giả người Công Giáo như Michel Schooyans định nghĩa nó như là một kẻ ngoại giáo. Thế Đức Cha nghĩ sao về điều này?

(T): Tôi cũng nghĩ tương tự như vậy rằng Hiến Chương về Trái Đất đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm kỳ dị về mặt sinh học, qua đó, con người chẳng khác gì với những thực thể khác, và được định nghĩa như là một thực thể gây nguy hại nhất cho bầu khí quyển.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng việc bảo vệ trái đất và duy trì truyền thống lớn lao của nhân loại thì quan trọng hơn là việc đề cao tới trách nhiệm của con người, bởi vì, chỉ có con người mới có nghĩa vụ với những người khác, và ngoài ra không có thực thể nào có thể có được như con người. Việc chối bỏ các hoạt động của con người trên vũ trụ cũng có nghĩa là việc cho phép tất cả những thực thể khác của sự sống, bị tiêu hủy và sói mòn.