Trưởng thành nhân cách để điều trị vô cảm
Trong cuộc sống hôm nay, không ai có thể sống thu mình vào trong vỏ ốc mà không có mối tương quan với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong các mối tương quan đó, đôi lúc chúng ta chỉ chú tâm vào những gì có lợi cho mình mà không để ý đến lợi ích cho cộng đồng và những người xung quanh. Trước một sự việc xảy ra trước mắt, lắm lúc chúng ta cho rằng đó không phải là chuyện của mình và chọn cách tránh qua một bên, kẻo rước họa vào thân. Hoặc ngược lại, lắm khi chỉ vì vị kỷ cá nhân mà chúng ta thực hiện những hành động trái với lương tâm, trái với các chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa, không cần biết đến phẩm giá của người khác. Có thể nói cả hai thái cực này đều là triệu chứng của “căn bệnh” vô cảm đã tràn lan trong xã hội hôm nay.
Với mong muốn góp phần thăng tiến con người và phát triển xã hội, Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tổ chức buổi trò chuyện chuyên đề mang tên: "VÔ CẢM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ" do Thầy Giuse Phạm Quang Thùy, Chuyên viên đào tạo nguồn nhân lực và kỹ năng sống, thuyết trình vào chiều thứ Bảy ngày 15/03/2014, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Trước khi bước vào đề tài, thầy Giuse đã lược sơ qua một vài hình ảnh, video clip nói lên thực trạng vô cảm trong xã hội ngày nay. Đó là những hình ảnh một vụ tại nạn xe cộ làm một xe gắn máy té ngã, xảy ra trước mắt của một người đi xe ngay sau đó, người này dừng lại trong tích tắc, sau đó tránh qua một bên và đi tiếp. Đoạn video clip có vẻ như rất bình thường mà mỗi người có thể đã gặp trong quá trình lưu thông trên đường hằng ngày ở Việt Nam. Tiếp theo là đoạn video cho thấy một em bé bị xe tải nhẹ cán đi, cán lại hai lần liên tiếp rồi bỏ chạy, sau đó người qua kẻ lại cứ thế tránh sang một bên và ngoảnh mặt làm ngơ mặc cho em bé bị thương bên vệ đường ra sao thì ra.
Cảm xúc là gì?
Trước khi nói đến vô cảm, cần hiểu thế nào là tình cảm hay cảm xúc. Đó là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Có 7 trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui, muốn).
Từ khái niệm về cảm xúc, có thể hiểu vô cảm là tình trạng không có cảm xúc của một người nào đó trước một hiện tượng xảy ra. Có nhiều mức độ khác nhau liên quan đến sự vô cảm như: trơ, thờ ơ, làm ngơ, dửng dưng, lãnh đạm, lạnh lùng, bàng quan, mackeno (mặc kệ nó), vô tình, vô ơn, vô phép, vô hạnh, vô sỉ, vô tri, vô giáo dục, vô hồn, vô luân, vô lương, vô đạo, vô nhân tính, vô nhân đạo, vô dụng, vô phúc.
Thực trạng xã hội
Theo dòng thời sự, Việt Nam xếp hạng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất. Tai nạn xe cộ luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người khi phải bước ra đường tham gia giao thông. Có thể nói đó là điều không mong muốn đối với người gây ra tai nạn cũng như người bị tai nạn. Thế nhưng, nó không còn là chuyện không mong muốn nữa khi một tài xế xe bus đã tiết lộ một bí mật gây sốc: “Các lái xe thường truyền nhau câu chuyện rằng khi chẳng may họ cán người bị thương, hãy cán cho đến chết. Bởi nếu cán chết người, tài xế chỉ phải chịu đền bù một lần khoảng 30 triệu đồng là xong. Nhưng nếu để nạn nhân sống mà bị tàn tật, không những phải chịu tội mà họ còn có thể phải nuôi cả đời nạn nhân từ tai nạn do họ gây ra”. Sinh mạng con người đã bị xem nhẹ hết sức, và đã có những vụ việc xảy ra: 22g00 ngày 3/3/2014, Đỗ Tú Anh cán qua người chị Nguyễn Thị Quyên (21 tuổi, quê TP Vinh, Nghệ An) 2 lần liên tiếp; ngày14/5/2008, Nguyễn Thị Hội (SN 1993) là nạn nhân đã bị tài xế Đặng Hữu Anh Tuấn (25 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TPHCM) điều khiển xe container cán qua người 3 lần.
Trong lĩnh vực y tế, chúng ta đã quá ngán ngẫm với tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân không được chăm sóc đúng mực để có thể giúp họ vượt qua bệnh tật, tuy nhiên điều đó cũng không nguy hiểm bằng việc y đức không được chú trọng, câu nói “lương y như từ mẫu” có vẻ như đã được trả lại cho khuôn viên trường y. Nhan nhản ra đó những vấn đề về y đức: Bác sĩ thẩm mỹ phi tang xác của khách hàng, nhân bản phiếu xét nghiệm, sản phụ và thai nhi tử vong bất thường do sự tắc trách của bác sĩ đỡ đẻ. Phải chăng y đức nằm trên tờ giấy bạc khi mà người chồng của sản phụ qua đời tiếc nuối một cách đau đớn: “Xưa nay, vào viện sinh đẻ là phải có phong bì bồi dưỡng cho cán bộ, lần này do không có nên tôi không đưa. Giá như tôi đưa phong bì cho họ thì có lẽ Xuân đã không chết…”
Học đường là môi trường giáo dục cho thế hệ tương lai của xã hội, nhưng chính trong môi trường học đường cũng nhan nhản chuyện bạo lực và thái độ thờ ơ, vô cảm trước bất hạnh của người khác: Đó là câu chuyện một nữ sinh bị nhóm bạn học 3 nữ sinh tra tấn trong khi những bạn khác trơ mắt đứng nhìn, hay clip nữ sinh bị buộc cởi áo, làm nhục rồi bị đánh. Sinh viên thì bị trói ngoài đường chỉ vì trộm cắp, rõ ràng phẩm giá con người không được tôn trọng. Cứ mỗi độ sau thi cử thì tài liệu quay cóp trắng xóa sân trường, có trường còn thu được cả 5 bao tải sau thi.
Khi nói đến bạn trẻ vô cảm, không thể không nhắc đến vấn đề tình yêu đôi lứa, nhất là tình trạng sống thử, tình dục trước hôn nhân. Yêu không đúng đối tượng, thời điểm, đạo lý, giáo lý Công Giáo, không đúng chuẩn mực xã hội, họ không cần biết tương lai chính mình, của người bạn đời, của đứa con ra sao. Điều đó dẫn đến sự vô cảm trong việc tôn trọng sự sống con người: nạn nạo phá thai đã được báo động từ lâu nhưng tình trạng có vẻ như không suy giảm mà còn tăng lên trong những năm qua, độ tuổi phá thai ngày càng trẻ hóa, những người nam thì vô cảm chối bỏ trách nhiệm đối với nạn phá thai. Vấn nạn này còn thể hiện sự vô cảm của những chuyên viên tư vấn, những bác sĩ siêu âm khi tìm cách xúi giục các sản phụ phá thai đối với những trường hợp khó khăn trong thai kỳ như nghi ngờ thai nhi bị down, nước ối có vấn đề… từ những tư vấn này các bà mẹ tương lai đã sẵn sàng bỏ đi đứa con của mình.
Còn biết bao chuyện xảy ra hằng ngày thể hiện sự vô cảm: ăn tiệc búp phê thì bốc tay giành giật đồ ăn, chỉ trong phút chốc là hết, người ta chỉ biết làm sao để ăn cho no chứ không học cách ăn sao cho có nhân cách. Trước cơn hoạn nạn của người khác, không những người ta không giúp đỡ mà còn làm tăng thêm nỗi đau của họ, đó là những câu chuyện về “hôi bia” hay giành nhau lượm tiền của người bị cướp xổ ra bay tung tóe. Chuyện vô cảm không chỉ xảy ra ở những trẻ em, nông dân, người thất học mà còn xảy ra ở khắp mọi nơi, từ học sinh, sinh viên mà đến cả những người trí thức, thành thị.
Chúng ta có vô cảm?
Martin Luther King đã từng nói rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng của những người tốt”. Sự im lặng của người tốt lành trước những sự việc đáng ra phải lên tiếng, phải hành động cũng có nghĩa là đồng lõa với sự dữ.
Con người trưởng thành nhờ có nhân cách, trong đó cảm xúc là một trong những nhân cách cao quý nhất của con người, nếu không có nó chúng ta không còn là con người nữa. Chúng ta đã bị những kềm kẹp của xã hội bóp nghẹt con tim, làm tan nát con tim và có khi làm cho con tim biến mất. Người ta bị tiền tài, danh vọng, địa vị cuốn hút, chỉ biết chăm lo những vấn đề đó mà không còn quan tâm đến con tim yêu thương nữa.
“Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời Thừa, Nam Cao).
Vô cảm không chỉ là không có cảm xúc mà còn là không quan tâm, không tôn trọng cảm xúc, không tôn trọng tình yêu của người khác và làm mất đi tình yêu, không thể hiện tình yêu của mình, không để cảm xúc của mình hòa vào cảm xúc của những người xung quanh.
Ngày nay, người ta thường đắm mình vào máy vi tính, làm bạn với máy vi tính, thiếu mối quan hệ giao tiếp thực tế, không có sự chia sẻ tình cảm, cảm xúc, không có sự đồng cảm với nỗi đau của người khác bằng cảm xúc của trái tim mà chỉ qua màn hình. Đã có người dùng một cái chết, một hiện trường giả nhằm đưa mình lên Facebook để nổi danh qua hình “like” (thích) trước một người nằm trên vũng máu, hay like trước nỗi đau của người khác. Lắm lúc chúng ta vào Facebook để chứng tỏ mình, đưa ra một bức ảnh, một bình luận nào đó chỉ nhằm để xem có bao nhiêu lượt thích.
Căn nguyên của vô cảm xuất phát từ đâu?
Gia đình là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên, vô cảm xuất hiện nơi chính bản thân mỗi người, nó không chỉ là vấn đề gia đình mà thôi. Chỉ khi nào bản thân trưởng thành, lúc ấy cảm xúc sẽ được lan tỏa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Nếu không có tình cảm, cảm xúc trong gia đình thì không có tình cảm, cảm xúc bên ngoài gia đình được; không có tình cảm, cảm xúc trong gia đình thì cũng không có tình cảm, cảm xúc ngoài xã hội. Chỉ khi nào gia đình vững vàng thì xã hội mới vững chắc.
Liệu pháp chữa trị vô cảm
Trước đây ít lâu đã xảy ra câu chuyện người bán vé số “chê” 6,6 tỉ đồng: chị Phạm Thị Lành bán thiếu “bằng miệng” 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số vé cho người trúng. Qua sự việc này, chúng ta có thể thấy, đối với chị Lành, 6,6 tỉ đồng không bằng danh dự, phẩm chất, giá trị của một con người, không bằng uy tín của một lời hứa khi chị nói: “Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”
Để chữa trị “căn bệnh” vô cảm không thể trị bằng thuốc thông thường mà phải dùng liệu pháp “tâm bệnh” bằng cách giáo dục, nghĩa là phải dạy dỗ cho trẻ em, trẻ vị thành niên, người trẻ để chúng ngày càng trưởng thành nhân cách thì mới giải quyết được vấn đề.
Giáo dục (education), gốc la-tinh là e-ducere có nghĩa là khơi dậy những gì vốn đã có sẵn ở mỗi người, những gì là chân, là thiện, là mỹ nơi mỗi con người.
Ngày nay, người ta chỉ dạy kỹ năng sống chứ không dạy giá trị sống. Giá trị sống là hệ thống giá trị cá nhân ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi. Giá trị giống như gốc rễ của một thân cây, nếu gốc rễ được chăm sóc tốt, thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Giá trị sống là những nguyên tắc hướng dẫn, giúp ta chọn đường đi đúng.
Những giá trị xã hội cốt lõi đối với Giáo Hội Công Giáo: “Mọi giá trị xã hội đều nằm sẵn trong phẩm giá con người, và chúng tạo điều kiện cho con người được phát triển thực sự. Các giá trị chủ yếu ấy là sự thật, tự do, công bằng và yêu thương” (CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046-1047; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 265-266)
Đối với xã hội, các giá trị sống được mô tả bằng cây giá trị, bao gồm 12 giá trị: bình an, khoan dung, yêu thương, trung thực, khiêm tốn, đoàn kết, hợp tác, tận trung, giản dị, trách nhiệm, hạnh phúc, tự do. Từ những giá trị này những chất bổ dưỡng sẽ được đưa lên thân cây với những thái độ, suy nghĩ, cảm xúc, hành động. Sở dĩ con người ta vô cảm vì bộ rễ không đủ hoặc èo uột, không hút được nhựa là những giá trị mà người ta đã bón, hoặc không có gì để mà hút. Từ cảm xúc sẽ đưa đến hành động, từ đó mới đưa ra sử dụng các kỹ năng, sử dụng thời gian, trạng thái tâm trí, tình trạng sức khỏe và chất lượng các mối quan hệ. Không có giáo dục thì không tạo ra được bộ rễ các giá trị để dùng làm chất bổ nuôi cái cây.
Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là “Sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi” (Theo UNICEF).
Kỹ năng sống đòi hỏi phải có kiến thức, kiến thức đó phải được thể hiện qua thái độ và hành vi. Khi nói đến kỹ năng là phải có sự luyện tập, rèn luyện cho thành thạo, nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp (kiến thức + thái độ -> hành động). Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực giúp chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng (hard skills): Những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên bản lý lịch, là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
Kỹ năng mềm (soft skills): Kỹ năng “mềm” là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người. Ví dụ: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc đồng đội… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác.
Trong môi trường giáo dục của thế giới, UNICEF đưa ra một chuẩn để giáo dục cho một con người trưởng thành. Các lãnh vực phát triển cho con người trưởng thành gồm: thể chất, trí tuệ, tính khí, cảm xúc, xã hội, tâm linh. Cảm xúc là một trong sáu mục tiêu để giáo dục cho một con người trưởng thành.
- Giáo dục thể chất là làm phát triển đầy đủ về thể lý, biết tự lực bản thân, quý trọng bản thân: đừng uống rượu, đừng sống thử trước hôn nhân, đừng xem thường, dày vò, bán sức khỏe…
- Trí tuệ: học để biết, để làm, học để sống chung và học để làm người. Phải có khả năng thực hiện, khả năng truyền đạt: nói để người khác nghe, hiểu và làm được và có phán đoán khoa học.
- Về tính khí: giáo dục ý thức trách nhiệm, có kế hoạch cá nhân, biết cách sử dụng thời gian, có tinh thần lạc quan, có cái nhìn về tương lai tươi sáng, đẹp đẽ và có óc khôi hài để chuyển lạc quan đến cho người khác, đem nhiều niềm vui mang tính xây dựng cho người khác.
- Cảm xúc: định hướng cảm xúc, làm chủ bản thân, làm chủ nhu cầu bản năng: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, làm chủ bản năng trong chuyện nam nữ; tôn trọng nhân phẩm: không xúc phạm đến người khác, không mắng nhiếc, chửi rủa người khác; biết yêu: biết chọn bạn trăm năm, xây dựng hạnh phúc gia đình, quan tâm đến những gì xảy ra trước mắt, đưa bàn tay ra giúp đỡ người khác dù là những chuyện nhỏ nhặt nhất vì “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Bên cạnh đó, cần cảm nhận được cảm xúc của người khác. Thể hiện cảm xúc trước mọi việc chung, trưởng thành về cảm xúc.
- Xã hội: Biết tự lập để không sống bám vào người khác. Sống tự do để không bị nô lệ vào rượu chè, cờ bạc, tiền bạc, ma túy, những thứ vật chất tầm thường… mà phải làm chủ chúng. Hợp tác, cộng hưởng, chia sẻ để sống, làm việc chung với nhau. Sống là phải biết giúp đỡ người khác nhằm triệt tiêu vô cảm, vị kỷ, chỉ biết mình. Bên cạnh đó, cần biết phục vụ, đó là bổn phận của mỗi người đối với xã hội, để đáp trả cho xã hội những gì mình nhận được từ xã hội.
- Tâm linh: Nếu trưởng thành về các mặt trên mà không trưởng thành về mặt tâm linh, đạo đức thì cũng sẽ bằng không. Trước tiên, người trưởng thành phải là người có lý tưởng sống, là ước mơ cao đẹp nhất cần phải nỗ lực để thực hiện suốt cuộc đời. Người trưởng thành là men, là muối, làm chất xúc tác cho đời, động lực thúc đẩy mọi người cùng làm việc. Phải có lòng nhân giúp người khác trưởng thành. Phải có niềm tin vào tôn giáo, có niềm tin vào Đấng Tối Cao. Cuối cùng, để có được chìa khóa trị “căn bệnh” vô cảm, cần phải có lòng nhân ái, yêu thương trong sự thật, tự do, công bằng. Tình yêu thương này cần được trang bị, đào luyện thường xuyên.
Tóm kết
Thành đạt thì dễ, thành nhân thì khó, xã hội hôm nay chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng để con người thành công, có được địa vị trong xã hội chứ không chú trọng đến phát triển con người toàn diện. Chính vì thế, những vấn nạn cuộc sống, lối sống vị kỷ cá nhân, vô cảm trước nỗi đau của người khác cứ xuất hiện nhan nhản trên báo chí hằng ngày. Đã từ lâu, ngành giáo dục nhận ra lỗ hổng trong việc giáo dục con người và có chủ trương cải cách, nhưng bao lâu những nhà giáo dục không có được trái tim biết yêu thương, đau với nỗi đau của những nạn nhân của “vô cảm” thì công cuộc giáo dục sẽ vẫn còn loay hoay với kỹ năng, kiến thức mà thôi. Mong lắm thay một nền giáo dục để phát triển con người trưởng thành toàn diện.
Tạ Ân Phúc
Với mong muốn góp phần thăng tiến con người và phát triển xã hội, Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tổ chức buổi trò chuyện chuyên đề mang tên: "VÔ CẢM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ" do Thầy Giuse Phạm Quang Thùy, Chuyên viên đào tạo nguồn nhân lực và kỹ năng sống, thuyết trình vào chiều thứ Bảy ngày 15/03/2014, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Trước khi bước vào đề tài, thầy Giuse đã lược sơ qua một vài hình ảnh, video clip nói lên thực trạng vô cảm trong xã hội ngày nay. Đó là những hình ảnh một vụ tại nạn xe cộ làm một xe gắn máy té ngã, xảy ra trước mắt của một người đi xe ngay sau đó, người này dừng lại trong tích tắc, sau đó tránh qua một bên và đi tiếp. Đoạn video clip có vẻ như rất bình thường mà mỗi người có thể đã gặp trong quá trình lưu thông trên đường hằng ngày ở Việt Nam. Tiếp theo là đoạn video cho thấy một em bé bị xe tải nhẹ cán đi, cán lại hai lần liên tiếp rồi bỏ chạy, sau đó người qua kẻ lại cứ thế tránh sang một bên và ngoảnh mặt làm ngơ mặc cho em bé bị thương bên vệ đường ra sao thì ra.
Cảm xúc là gì?
Từ khái niệm về cảm xúc, có thể hiểu vô cảm là tình trạng không có cảm xúc của một người nào đó trước một hiện tượng xảy ra. Có nhiều mức độ khác nhau liên quan đến sự vô cảm như: trơ, thờ ơ, làm ngơ, dửng dưng, lãnh đạm, lạnh lùng, bàng quan, mackeno (mặc kệ nó), vô tình, vô ơn, vô phép, vô hạnh, vô sỉ, vô tri, vô giáo dục, vô hồn, vô luân, vô lương, vô đạo, vô nhân tính, vô nhân đạo, vô dụng, vô phúc.
Thực trạng xã hội
Theo dòng thời sự, Việt Nam xếp hạng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất. Tai nạn xe cộ luôn là nỗi ám ảnh của mỗi người khi phải bước ra đường tham gia giao thông. Có thể nói đó là điều không mong muốn đối với người gây ra tai nạn cũng như người bị tai nạn. Thế nhưng, nó không còn là chuyện không mong muốn nữa khi một tài xế xe bus đã tiết lộ một bí mật gây sốc: “Các lái xe thường truyền nhau câu chuyện rằng khi chẳng may họ cán người bị thương, hãy cán cho đến chết. Bởi nếu cán chết người, tài xế chỉ phải chịu đền bù một lần khoảng 30 triệu đồng là xong. Nhưng nếu để nạn nhân sống mà bị tàn tật, không những phải chịu tội mà họ còn có thể phải nuôi cả đời nạn nhân từ tai nạn do họ gây ra”. Sinh mạng con người đã bị xem nhẹ hết sức, và đã có những vụ việc xảy ra: 22g00 ngày 3/3/2014, Đỗ Tú Anh cán qua người chị Nguyễn Thị Quyên (21 tuổi, quê TP Vinh, Nghệ An) 2 lần liên tiếp; ngày14/5/2008, Nguyễn Thị Hội (SN 1993) là nạn nhân đã bị tài xế Đặng Hữu Anh Tuấn (25 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TPHCM) điều khiển xe container cán qua người 3 lần.
Trong lĩnh vực y tế, chúng ta đã quá ngán ngẫm với tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân không được chăm sóc đúng mực để có thể giúp họ vượt qua bệnh tật, tuy nhiên điều đó cũng không nguy hiểm bằng việc y đức không được chú trọng, câu nói “lương y như từ mẫu” có vẻ như đã được trả lại cho khuôn viên trường y. Nhan nhản ra đó những vấn đề về y đức: Bác sĩ thẩm mỹ phi tang xác của khách hàng, nhân bản phiếu xét nghiệm, sản phụ và thai nhi tử vong bất thường do sự tắc trách của bác sĩ đỡ đẻ. Phải chăng y đức nằm trên tờ giấy bạc khi mà người chồng của sản phụ qua đời tiếc nuối một cách đau đớn: “Xưa nay, vào viện sinh đẻ là phải có phong bì bồi dưỡng cho cán bộ, lần này do không có nên tôi không đưa. Giá như tôi đưa phong bì cho họ thì có lẽ Xuân đã không chết…”
Khi nói đến bạn trẻ vô cảm, không thể không nhắc đến vấn đề tình yêu đôi lứa, nhất là tình trạng sống thử, tình dục trước hôn nhân. Yêu không đúng đối tượng, thời điểm, đạo lý, giáo lý Công Giáo, không đúng chuẩn mực xã hội, họ không cần biết tương lai chính mình, của người bạn đời, của đứa con ra sao. Điều đó dẫn đến sự vô cảm trong việc tôn trọng sự sống con người: nạn nạo phá thai đã được báo động từ lâu nhưng tình trạng có vẻ như không suy giảm mà còn tăng lên trong những năm qua, độ tuổi phá thai ngày càng trẻ hóa, những người nam thì vô cảm chối bỏ trách nhiệm đối với nạn phá thai. Vấn nạn này còn thể hiện sự vô cảm của những chuyên viên tư vấn, những bác sĩ siêu âm khi tìm cách xúi giục các sản phụ phá thai đối với những trường hợp khó khăn trong thai kỳ như nghi ngờ thai nhi bị down, nước ối có vấn đề… từ những tư vấn này các bà mẹ tương lai đã sẵn sàng bỏ đi đứa con của mình.
Còn biết bao chuyện xảy ra hằng ngày thể hiện sự vô cảm: ăn tiệc búp phê thì bốc tay giành giật đồ ăn, chỉ trong phút chốc là hết, người ta chỉ biết làm sao để ăn cho no chứ không học cách ăn sao cho có nhân cách. Trước cơn hoạn nạn của người khác, không những người ta không giúp đỡ mà còn làm tăng thêm nỗi đau của họ, đó là những câu chuyện về “hôi bia” hay giành nhau lượm tiền của người bị cướp xổ ra bay tung tóe. Chuyện vô cảm không chỉ xảy ra ở những trẻ em, nông dân, người thất học mà còn xảy ra ở khắp mọi nơi, từ học sinh, sinh viên mà đến cả những người trí thức, thành thị.
Chúng ta có vô cảm?
Martin Luther King đã từng nói rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng của những người tốt”. Sự im lặng của người tốt lành trước những sự việc đáng ra phải lên tiếng, phải hành động cũng có nghĩa là đồng lõa với sự dữ.
Con người trưởng thành nhờ có nhân cách, trong đó cảm xúc là một trong những nhân cách cao quý nhất của con người, nếu không có nó chúng ta không còn là con người nữa. Chúng ta đã bị những kềm kẹp của xã hội bóp nghẹt con tim, làm tan nát con tim và có khi làm cho con tim biến mất. Người ta bị tiền tài, danh vọng, địa vị cuốn hút, chỉ biết chăm lo những vấn đề đó mà không còn quan tâm đến con tim yêu thương nữa.
“Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời Thừa, Nam Cao).
Ngày nay, người ta thường đắm mình vào máy vi tính, làm bạn với máy vi tính, thiếu mối quan hệ giao tiếp thực tế, không có sự chia sẻ tình cảm, cảm xúc, không có sự đồng cảm với nỗi đau của người khác bằng cảm xúc của trái tim mà chỉ qua màn hình. Đã có người dùng một cái chết, một hiện trường giả nhằm đưa mình lên Facebook để nổi danh qua hình “like” (thích) trước một người nằm trên vũng máu, hay like trước nỗi đau của người khác. Lắm lúc chúng ta vào Facebook để chứng tỏ mình, đưa ra một bức ảnh, một bình luận nào đó chỉ nhằm để xem có bao nhiêu lượt thích.
Căn nguyên của vô cảm xuất phát từ đâu?
Gia đình là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên, vô cảm xuất hiện nơi chính bản thân mỗi người, nó không chỉ là vấn đề gia đình mà thôi. Chỉ khi nào bản thân trưởng thành, lúc ấy cảm xúc sẽ được lan tỏa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Nếu không có tình cảm, cảm xúc trong gia đình thì không có tình cảm, cảm xúc bên ngoài gia đình được; không có tình cảm, cảm xúc trong gia đình thì cũng không có tình cảm, cảm xúc ngoài xã hội. Chỉ khi nào gia đình vững vàng thì xã hội mới vững chắc.
Liệu pháp chữa trị vô cảm
Trước đây ít lâu đã xảy ra câu chuyện người bán vé số “chê” 6,6 tỉ đồng: chị Phạm Thị Lành bán thiếu “bằng miệng” 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số vé cho người trúng. Qua sự việc này, chúng ta có thể thấy, đối với chị Lành, 6,6 tỉ đồng không bằng danh dự, phẩm chất, giá trị của một con người, không bằng uy tín của một lời hứa khi chị nói: “Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”
Để chữa trị “căn bệnh” vô cảm không thể trị bằng thuốc thông thường mà phải dùng liệu pháp “tâm bệnh” bằng cách giáo dục, nghĩa là phải dạy dỗ cho trẻ em, trẻ vị thành niên, người trẻ để chúng ngày càng trưởng thành nhân cách thì mới giải quyết được vấn đề.
Giáo dục (education), gốc la-tinh là e-ducere có nghĩa là khơi dậy những gì vốn đã có sẵn ở mỗi người, những gì là chân, là thiện, là mỹ nơi mỗi con người.
Ngày nay, người ta chỉ dạy kỹ năng sống chứ không dạy giá trị sống. Giá trị sống là hệ thống giá trị cá nhân ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi. Giá trị giống như gốc rễ của một thân cây, nếu gốc rễ được chăm sóc tốt, thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Giá trị sống là những nguyên tắc hướng dẫn, giúp ta chọn đường đi đúng.
Những giá trị xã hội cốt lõi đối với Giáo Hội Công Giáo: “Mọi giá trị xã hội đều nằm sẵn trong phẩm giá con người, và chúng tạo điều kiện cho con người được phát triển thực sự. Các giá trị chủ yếu ấy là sự thật, tự do, công bằng và yêu thương” (CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046-1047; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 265-266)
Đối với xã hội, các giá trị sống được mô tả bằng cây giá trị, bao gồm 12 giá trị: bình an, khoan dung, yêu thương, trung thực, khiêm tốn, đoàn kết, hợp tác, tận trung, giản dị, trách nhiệm, hạnh phúc, tự do. Từ những giá trị này những chất bổ dưỡng sẽ được đưa lên thân cây với những thái độ, suy nghĩ, cảm xúc, hành động. Sở dĩ con người ta vô cảm vì bộ rễ không đủ hoặc èo uột, không hút được nhựa là những giá trị mà người ta đã bón, hoặc không có gì để mà hút. Từ cảm xúc sẽ đưa đến hành động, từ đó mới đưa ra sử dụng các kỹ năng, sử dụng thời gian, trạng thái tâm trí, tình trạng sức khỏe và chất lượng các mối quan hệ. Không có giáo dục thì không tạo ra được bộ rễ các giá trị để dùng làm chất bổ nuôi cái cây.
Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là “Sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi” (Theo UNICEF).
Kỹ năng sống đòi hỏi phải có kiến thức, kiến thức đó phải được thể hiện qua thái độ và hành vi. Khi nói đến kỹ năng là phải có sự luyện tập, rèn luyện cho thành thạo, nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp (kiến thức + thái độ -> hành động). Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực giúp chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng (hard skills): Những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên bản lý lịch, là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
Kỹ năng mềm (soft skills): Kỹ năng “mềm” là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người. Ví dụ: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc đồng đội… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác.
Trong môi trường giáo dục của thế giới, UNICEF đưa ra một chuẩn để giáo dục cho một con người trưởng thành. Các lãnh vực phát triển cho con người trưởng thành gồm: thể chất, trí tuệ, tính khí, cảm xúc, xã hội, tâm linh. Cảm xúc là một trong sáu mục tiêu để giáo dục cho một con người trưởng thành.
- Giáo dục thể chất là làm phát triển đầy đủ về thể lý, biết tự lực bản thân, quý trọng bản thân: đừng uống rượu, đừng sống thử trước hôn nhân, đừng xem thường, dày vò, bán sức khỏe…
- Trí tuệ: học để biết, để làm, học để sống chung và học để làm người. Phải có khả năng thực hiện, khả năng truyền đạt: nói để người khác nghe, hiểu và làm được và có phán đoán khoa học.
- Về tính khí: giáo dục ý thức trách nhiệm, có kế hoạch cá nhân, biết cách sử dụng thời gian, có tinh thần lạc quan, có cái nhìn về tương lai tươi sáng, đẹp đẽ và có óc khôi hài để chuyển lạc quan đến cho người khác, đem nhiều niềm vui mang tính xây dựng cho người khác.
- Cảm xúc: định hướng cảm xúc, làm chủ bản thân, làm chủ nhu cầu bản năng: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, làm chủ bản năng trong chuyện nam nữ; tôn trọng nhân phẩm: không xúc phạm đến người khác, không mắng nhiếc, chửi rủa người khác; biết yêu: biết chọn bạn trăm năm, xây dựng hạnh phúc gia đình, quan tâm đến những gì xảy ra trước mắt, đưa bàn tay ra giúp đỡ người khác dù là những chuyện nhỏ nhặt nhất vì “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Bên cạnh đó, cần cảm nhận được cảm xúc của người khác. Thể hiện cảm xúc trước mọi việc chung, trưởng thành về cảm xúc.
- Xã hội: Biết tự lập để không sống bám vào người khác. Sống tự do để không bị nô lệ vào rượu chè, cờ bạc, tiền bạc, ma túy, những thứ vật chất tầm thường… mà phải làm chủ chúng. Hợp tác, cộng hưởng, chia sẻ để sống, làm việc chung với nhau. Sống là phải biết giúp đỡ người khác nhằm triệt tiêu vô cảm, vị kỷ, chỉ biết mình. Bên cạnh đó, cần biết phục vụ, đó là bổn phận của mỗi người đối với xã hội, để đáp trả cho xã hội những gì mình nhận được từ xã hội.
- Tâm linh: Nếu trưởng thành về các mặt trên mà không trưởng thành về mặt tâm linh, đạo đức thì cũng sẽ bằng không. Trước tiên, người trưởng thành phải là người có lý tưởng sống, là ước mơ cao đẹp nhất cần phải nỗ lực để thực hiện suốt cuộc đời. Người trưởng thành là men, là muối, làm chất xúc tác cho đời, động lực thúc đẩy mọi người cùng làm việc. Phải có lòng nhân giúp người khác trưởng thành. Phải có niềm tin vào tôn giáo, có niềm tin vào Đấng Tối Cao. Cuối cùng, để có được chìa khóa trị “căn bệnh” vô cảm, cần phải có lòng nhân ái, yêu thương trong sự thật, tự do, công bằng. Tình yêu thương này cần được trang bị, đào luyện thường xuyên.
Tóm kết
Thành đạt thì dễ, thành nhân thì khó, xã hội hôm nay chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng để con người thành công, có được địa vị trong xã hội chứ không chú trọng đến phát triển con người toàn diện. Chính vì thế, những vấn nạn cuộc sống, lối sống vị kỷ cá nhân, vô cảm trước nỗi đau của người khác cứ xuất hiện nhan nhản trên báo chí hằng ngày. Đã từ lâu, ngành giáo dục nhận ra lỗ hổng trong việc giáo dục con người và có chủ trương cải cách, nhưng bao lâu những nhà giáo dục không có được trái tim biết yêu thương, đau với nỗi đau của những nạn nhân của “vô cảm” thì công cuộc giáo dục sẽ vẫn còn loay hoay với kỹ năng, kiến thức mà thôi. Mong lắm thay một nền giáo dục để phát triển con người trưởng thành toàn diện.
Tạ Ân Phúc