CN 22C : Luận về chữ “ăn”
Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên mê ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ ăn nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có tiệc cưới.
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích thánh-thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích thánh thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đọc thêm :
Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi.
Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.
Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.
1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa
2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).
1. Tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và lời dạy của Chúa
-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).
Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên mê ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).
-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.
Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.
Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.
Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).
Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.
Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.
Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).
Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”
Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.
Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ ăn nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.
Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có tiệc cưới.
Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích thánh-thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích thánh thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”
Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).
2. Bên kia chữ ăn
Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).
Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.
Tạm kết ở đây:
Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !
Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đọc thêm :
Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.
Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi.
Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.