Chúa Yêu Thích Những Kẻ Khiêm Nhường
Chúa Nhật XXII năm – C
( Luca Lc 14, 1a.7-14)
«Nhằm một ngày sabbat » (Lc 14, 1), chi tiết quan trọng này hé mở ra chân trời của Vương Quốc, nơi ấy Đức Giêsu chuẩn bị bữa tiệc dành cho chúng ta là những người được mời. Đây không phải là bữa tiệc bình thường, vì được diễn ra « trên núi Sion, thành trì của Thiên Chúa hằng sống là Giêrusalem trên trời », có sự hiện diện của « muôn ngàn thiên thần, và cộng đoàn các trưởng tử đã được ghi sổ trên trời » (Dt 12, 22). Là nơi chúng ta có quyền lợi ở đấy. Đó là điều Đức Giêsu muốn dẫn chúng ta trong Tin Mừng hôm nay.
Chỗ nhất trong bữa tiệc là một vấn đề thương gây tranh luận trong các trường học Do thái thời Chúa Giêsu. Thực ra, chủ nhà không có qui định chỗ ngồi cho thực khách, nên mỗi người phải chọn lấy cho mình một chỗ sao phù hợp với địa vị của mình so với thực khách khác. Có thể có nhiều khách sang trọng hơn ta đến vào giây phút cuối, lúc ấy, cần phải thận trọng nhường chỗ cho thượng khách đó. Họ có thể được mời vào chỗ vinh dự hơn, khi mà Chủ nhà ra dấu hiệu trong bữa ăn, vẫn còn nhiều chỗ trống, cũng có thế sớm muộn người ấy phải nhường chỗ cho người có chức quyền đến vào giờ áp chót.
Lời khuyên của Đức Giêsu không có gì là cách mạng, vì sách Châm ngôn đã từng dạy : « Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên!" còn hơn bị hạ xuống » (Cn 25, 6-7). Thoáng nhìn, người ta có thể nghĩ, đơn giản chỉ là cách ứng xử thận trọng trong cuộc sống, nhưng quả thật, không dễ chịu chút nào khi thấy mình bị hạ xuống trước mặt mọi người. Hoặc là lịch sự so với các thực khách khách, vì họ xứng đáng vào chỗ nhất trong đám tiệc. Hoặc là chịu đựng có tính toán, hơi chút kiêu căng : tôi chọn chỗ rốt hết, với nụ cười trên môi thể hiện sự khiêm nhường, nhưng ẩn tàng hy vọng được mời bước qua trước mặt mọi người để lên ngồi chỗ nhất...
Đây không phải điều mà Đức Giêsu mong đợi chúng ta. Khi nói về Nước Trời; có lúc Người cũng thêm vào « Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống ; ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên », người hạ bệ không ai khác ngoài Thiên Chúa, Ngài hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo là « người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác » (Lc 18, 9), khi « sự thiện không có ở trong người ấy » (x. Rm 7, 18). Họ « tự cao tự đại, nên chẳng thấy tội mình mà chê ghét » (Tv 36, 3). Như người pharisiêu trong dụ ngôn, ông tự phụ khoe khoang trước mặt Thiên Chúa và người đời : « Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì con không như những người khác» (Lc 18, 11). Ông ngửa mặt lên trời và xét đoán nghiêm khắc về tha nhân.
Trái lại, người khiêm nhường, trước Mạc khải tình thương của Thiên Chúa, họ ý thức về thân phận bụi đất của mình, nên « khiêm nhường ». Như người thu thuế (Lc 18, 13), hay như vịnh gia, than vãn : « Xin rủ lòng thương con, lạy Chúa: con kêu con gọi Chúa suốt ngày. Lạy Chúa, xin làm cho con được vui thoả, vì con nâng tâm hồn lên tới Chúa. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng, giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin » (Tv 85, 3.5). Ý thức về thân phận tội lỗi của mình trước nhan Chúa, tin tưởng nài van và xưng thú tội lỗi cùng Ngài, là những điều căn bản của sự khiêm nhường.
«Những kẻ khiêm nhường» thực sự mới có thể nói lời « tạ ơn » đối với Thiên Chúa (Bài đọc 1) vì vinh quang từ đâu đến để chúng ta có thể « tạ ơn » Đấng Tối Cao, nếu không phải đến từ Thiên Chúa? Chúng ta đón nhận vinh quang ấy thế nào nếu không phải là nhận lãnh Tin Mừng với lòng thống hối ăn năn ? Vì thế, ý tưởng của người khôn ngoan là lắng tai nghe, họ nghe tiếng Chúa gọi, và « hướng về Đức Giêsu, trung gian của Giao ước mới » (Dt 12), để đón nhận ơn cứu độ tự nơi Người.
Triết gia Nietzsche trách Kitô giáo là tôn giáo của những người yếu thế ; thấp cổ bé họng; khi tán dương kẻ khiêm nhường ở dưới đất trong khi mong đợi tiến về trời cao. Một quan niệm về khiêm nhường như vậy thực sự mà nói quá thụ động với đòi hỏi của Tin Mừng. Tuy Đức Giêsu chịu đựng những điều lăng nhục trong cuộc Thương khó, nhưng Ngườii đã chọn lựa con đường này có suy nghĩ : «Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.» (Ph 2, 6-8). Sự khiêm nhường tự hạ của Chúa Con biểu lộ đức ái cao cả, Người ấp ủ trong lòng ơn cứu rỗi các linh hồn và tôn vinh Thiên Chúa Cha trong họ. Khiêm nhường thật để duy trì hạnh phúc phục vụ anh em, « lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình» (x. Ph 2, 3). Đối với người yêu mến, thì phục vụ vô vị lợi là phần thưởng của họ : « Khi anh dọn tiệc mời khách, thì hãy mời những người nghèo ; và anh sẽ hạnh phúc, vì họ không có gì để trả lại anh. » Anh có thể có bác ái trong sự khiêm nhường, vì người khiêm nhường không qui chiếu về mình nhưng làm phúc vô vị lợi đối với tha nhân trong tình yêu. Thế nên, Tình Yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa là khiêm nhường hoàn hảo nhất.
Lạy Chúa, xin đẩy xa tính kiêu ngạo xa con, dẫn con đi trên đường chân lý là khiêm nhường, để con coi người khác trọng hơn mình, và tìm thấy niềm vui khi phục vụ người khác. Xin đừng để sự tự cao, tự đại làm con thỏa mãn ; nhưng ban cho con ơn nhận ra Chúa luôn khiêm nhường, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, là Thiên Chúa toàng năng, trao ban chúng con tình yêu và sự sống. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật XXII năm – C
( Luca Lc 14, 1a.7-14)
«Nhằm một ngày sabbat » (Lc 14, 1), chi tiết quan trọng này hé mở ra chân trời của Vương Quốc, nơi ấy Đức Giêsu chuẩn bị bữa tiệc dành cho chúng ta là những người được mời. Đây không phải là bữa tiệc bình thường, vì được diễn ra « trên núi Sion, thành trì của Thiên Chúa hằng sống là Giêrusalem trên trời », có sự hiện diện của « muôn ngàn thiên thần, và cộng đoàn các trưởng tử đã được ghi sổ trên trời » (Dt 12, 22). Là nơi chúng ta có quyền lợi ở đấy. Đó là điều Đức Giêsu muốn dẫn chúng ta trong Tin Mừng hôm nay.
Chỗ nhất trong bữa tiệc là một vấn đề thương gây tranh luận trong các trường học Do thái thời Chúa Giêsu. Thực ra, chủ nhà không có qui định chỗ ngồi cho thực khách, nên mỗi người phải chọn lấy cho mình một chỗ sao phù hợp với địa vị của mình so với thực khách khác. Có thể có nhiều khách sang trọng hơn ta đến vào giây phút cuối, lúc ấy, cần phải thận trọng nhường chỗ cho thượng khách đó. Họ có thể được mời vào chỗ vinh dự hơn, khi mà Chủ nhà ra dấu hiệu trong bữa ăn, vẫn còn nhiều chỗ trống, cũng có thế sớm muộn người ấy phải nhường chỗ cho người có chức quyền đến vào giờ áp chót.
Lời khuyên của Đức Giêsu không có gì là cách mạng, vì sách Châm ngôn đã từng dạy : « Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên!" còn hơn bị hạ xuống » (Cn 25, 6-7). Thoáng nhìn, người ta có thể nghĩ, đơn giản chỉ là cách ứng xử thận trọng trong cuộc sống, nhưng quả thật, không dễ chịu chút nào khi thấy mình bị hạ xuống trước mặt mọi người. Hoặc là lịch sự so với các thực khách khách, vì họ xứng đáng vào chỗ nhất trong đám tiệc. Hoặc là chịu đựng có tính toán, hơi chút kiêu căng : tôi chọn chỗ rốt hết, với nụ cười trên môi thể hiện sự khiêm nhường, nhưng ẩn tàng hy vọng được mời bước qua trước mặt mọi người để lên ngồi chỗ nhất...
Đây không phải điều mà Đức Giêsu mong đợi chúng ta. Khi nói về Nước Trời; có lúc Người cũng thêm vào « Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống ; ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên », người hạ bệ không ai khác ngoài Thiên Chúa, Ngài hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo là « người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác » (Lc 18, 9), khi « sự thiện không có ở trong người ấy » (x. Rm 7, 18). Họ « tự cao tự đại, nên chẳng thấy tội mình mà chê ghét » (Tv 36, 3). Như người pharisiêu trong dụ ngôn, ông tự phụ khoe khoang trước mặt Thiên Chúa và người đời : « Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì con không như những người khác» (Lc 18, 11). Ông ngửa mặt lên trời và xét đoán nghiêm khắc về tha nhân.
Trái lại, người khiêm nhường, trước Mạc khải tình thương của Thiên Chúa, họ ý thức về thân phận bụi đất của mình, nên « khiêm nhường ». Như người thu thuế (Lc 18, 13), hay như vịnh gia, than vãn : « Xin rủ lòng thương con, lạy Chúa: con kêu con gọi Chúa suốt ngày. Lạy Chúa, xin làm cho con được vui thoả, vì con nâng tâm hồn lên tới Chúa. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng, giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin » (Tv 85, 3.5). Ý thức về thân phận tội lỗi của mình trước nhan Chúa, tin tưởng nài van và xưng thú tội lỗi cùng Ngài, là những điều căn bản của sự khiêm nhường.
«Những kẻ khiêm nhường» thực sự mới có thể nói lời « tạ ơn » đối với Thiên Chúa (Bài đọc 1) vì vinh quang từ đâu đến để chúng ta có thể « tạ ơn » Đấng Tối Cao, nếu không phải đến từ Thiên Chúa? Chúng ta đón nhận vinh quang ấy thế nào nếu không phải là nhận lãnh Tin Mừng với lòng thống hối ăn năn ? Vì thế, ý tưởng của người khôn ngoan là lắng tai nghe, họ nghe tiếng Chúa gọi, và « hướng về Đức Giêsu, trung gian của Giao ước mới » (Dt 12), để đón nhận ơn cứu độ tự nơi Người.
Triết gia Nietzsche trách Kitô giáo là tôn giáo của những người yếu thế ; thấp cổ bé họng; khi tán dương kẻ khiêm nhường ở dưới đất trong khi mong đợi tiến về trời cao. Một quan niệm về khiêm nhường như vậy thực sự mà nói quá thụ động với đòi hỏi của Tin Mừng. Tuy Đức Giêsu chịu đựng những điều lăng nhục trong cuộc Thương khó, nhưng Ngườii đã chọn lựa con đường này có suy nghĩ : «Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.» (Ph 2, 6-8). Sự khiêm nhường tự hạ của Chúa Con biểu lộ đức ái cao cả, Người ấp ủ trong lòng ơn cứu rỗi các linh hồn và tôn vinh Thiên Chúa Cha trong họ. Khiêm nhường thật để duy trì hạnh phúc phục vụ anh em, « lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình» (x. Ph 2, 3). Đối với người yêu mến, thì phục vụ vô vị lợi là phần thưởng của họ : « Khi anh dọn tiệc mời khách, thì hãy mời những người nghèo ; và anh sẽ hạnh phúc, vì họ không có gì để trả lại anh. » Anh có thể có bác ái trong sự khiêm nhường, vì người khiêm nhường không qui chiếu về mình nhưng làm phúc vô vị lợi đối với tha nhân trong tình yêu. Thế nên, Tình Yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa là khiêm nhường hoàn hảo nhất.
Lạy Chúa, xin đẩy xa tính kiêu ngạo xa con, dẫn con đi trên đường chân lý là khiêm nhường, để con coi người khác trọng hơn mình, và tìm thấy niềm vui khi phục vụ người khác. Xin đừng để sự tự cao, tự đại làm con thỏa mãn ; nhưng ban cho con ơn nhận ra Chúa luôn khiêm nhường, ẩn mình trong Bí tích Thánh Thể, là Thiên Chúa toàng năng, trao ban chúng con tình yêu và sự sống. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ