Sydney – Hôm nay, Walk Free Foundation, một tổ chức bác ái do vợ chồng tỷ phú Andrew và Nicole Forrest thành lập, đã công bố số liệu thống kê về các nô lệ "thời hiện đại" toàn cầu. Trên thế giới hiện có ít nhất 45,8 triệu nô lệ; 2/3 trong số các nô lệ nam nữ, già trẻ này nằm ở vùng châu Á Thái bình dương. Á châu có số nô lệ đông nhất, khoảng 26,6 triệu – chiếm 58% tổng số nô lệ toàn cầu. Đó là số liệu do Global Slavery Index 2016 cung cấp.
Trong số 167 quốc gia, 5 quốc gia thuộc Á châu đứng đầu về số nô lệ tính theo phần trăm dân số, đó là: Bắc Triều tiên, Uzbekistan, Campuchia, Ấn độ và Qatar. Ở Bắc Triều tiên, nơi mạng lưới lao động cưỡng bức ngày càng trở thành một phần của hệ thống sản xuất quốc gia. Đồng thời, hàng ngàn phụ nữ Bắc Triều tiên bị bán sang Trung quốc để làm vợ hay nô lệ tình dục. Ít nhất 4,37% dân nước này phải làm nô lệ. Ở Uzbekistan thì chính quyền buộc dân chúng thu hoạch bông vải mỗi năm. Cũng có khoảng 1,36% trên tổng số 2,3 triệu dân Qatar phải làm nô lê, đa số trong ngành công nghiêp xây dựng. Phần lớn các nô lệ nhập cư này đến từ Ấn độ, Nepal, Philippines, Sri Lanka và Bangladesh.
Nhưng nếu tính về số lượng thì các nước sau đây đứng đầu: Ấn độ, Trung quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan. Ấn độ đứng đầu với 18 triệu 350 ngàn người sống như nô lệ, rồi đến Trung quốc với 3,39 triệu, Pakistan có 2,13 triệu và Uzbekistan có 1,23 triệu. Nhiều nước đã dùng chế độ nô lệ cho hệ thống lao công rẻ tiền để sản xuất các sản phẩm cho thị trường ở Âu châu, Nhật, Bắc Mỹ và Úc.
Thống kê cho thấy tình trạng ở Hồng kông còn tồi tệ hơn Trung quốc, vì họ có ít chính sách bảo vệ những người ít tự vệ như phụ nữ, trẻ em hay nhập cư, khỏi trở thành nô lệ. Thậm chí người ta nghi ngờ là chính quyền có chính sách làm cho chế độ nô lệ dễ dàng hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, có 3 lý do nuôi dưỡng ngành kinh doanh nô lệ: việc tìm kiếm giá thành sản phẩm thấp hơn; các tổ chức buôn nô lệ; và sự bóc lột con người bởi con người.
Theo Andrew Forrest, luật cấm nô lệ chống lại 3 yếu tố này, nhưng cũng đòi hỏi cộng đồng kinh doanh một sự trong sáng hơn về nơi chốn và cách thức tạo ra các sản phẩm mà họ bán. Có một cam kết quan trọng khác cũng là trách nhiệm của mỗi người: từ bỏ việc tiêu thụ được thúc đẩy bởi các sản phẩm với giá thành rẻ. (Asia News 31/5/2016)
(Nuồn: Vatican Radio & Asia News)
Nhưng nếu tính về số lượng thì các nước sau đây đứng đầu: Ấn độ, Trung quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan. Ấn độ đứng đầu với 18 triệu 350 ngàn người sống như nô lệ, rồi đến Trung quốc với 3,39 triệu, Pakistan có 2,13 triệu và Uzbekistan có 1,23 triệu. Nhiều nước đã dùng chế độ nô lệ cho hệ thống lao công rẻ tiền để sản xuất các sản phẩm cho thị trường ở Âu châu, Nhật, Bắc Mỹ và Úc.
Theo các nhà nghiên cứu, có 3 lý do nuôi dưỡng ngành kinh doanh nô lệ: việc tìm kiếm giá thành sản phẩm thấp hơn; các tổ chức buôn nô lệ; và sự bóc lột con người bởi con người.
Theo Andrew Forrest, luật cấm nô lệ chống lại 3 yếu tố này, nhưng cũng đòi hỏi cộng đồng kinh doanh một sự trong sáng hơn về nơi chốn và cách thức tạo ra các sản phẩm mà họ bán. Có một cam kết quan trọng khác cũng là trách nhiệm của mỗi người: từ bỏ việc tiêu thụ được thúc đẩy bởi các sản phẩm với giá thành rẻ. (Asia News 31/5/2016)
(Nuồn: Vatican Radio & Asia News)