VÒNG NGUYỆT QUẾ TÌNH YÊU
(Cn 5 PS – Năm C 2016)
Đã mang thân phận con người, ai lại không muốn ít nhất một lần trong đời được tôn vinh, được đứng trên bục cao, được mọi người tung hô vạn tuế.
Cứ xem gương mặt của các vận động viên trong giây phút họ được trao tấm huy chương vàng, hay khi họ nhận chiếc cúp vô địch ! Ôi, hạnh phúc làm sao, vinh dự dường nào !
Mà cũng phải thôi. Đó chính là thành quả sau bao phấn đấu bằng mồ hôi nước mắt, bằng vất vả hy sinh…Vòng nguyệt quế đích thực xứng đáng được trao tặng cho những ai đã buớc qua những đoạn đường gian nan thử thách.
Chúa Nhật hôm nay, Tin Mừng Gioan dường như cũng muốn đưa chúng ta đi vào dự cảm của Đức Kitô về cái “vòng nguyệt quế” mà Ngài sắp được Chúa Cha ban tặng, sau khi tên phản đồ Giuđa vừa bước ra khỏi bàn tiệc : “Giờ đây Con Người được tôn vinh…Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” !
Thì ra, cái “vòng nguyệt quế” được Chúa Cha tôn vinh, cái phút giây vinh quang chiến thắng mà Đức Kitô dự cảm ở đây không gì khác là vòng gai Ngài sắp đội trên đầu, và bục thập giá Ngài sắp được nâng lên ! Hèn chi, cũng ngay chính trong trình thuật của Thánh Gioan, Đức Kitô quyết định lựa chọn cái phút giây không ai ngờ, phút giây Ngài bị hành hạ tơi bời đập nát để đăng quang, chấp chính làm Vua Cứu Thế, làm Hoàng đế Tối cao của vũ hoàn :
Philatô mới nói với Ngài : “Vậy ông là vua sao ?”. Đức Giêsu đáp : “Ông nói đó : Tôi là Vua ! Chính vì lẽ nầy mà tôi đã sinh ra…” (Ga 18, 37).
Và nếu có ai tự hỏi : Tại sao Thiên Chúa lại tôn vinh Con Một của Ngài trong cái điều kiện “cắt cớ” như thế, thì hãy đọc lại lời giải đáp đầy thi vị và hoàn chỉnh của thư Do Thái qua mấy dòng sau :
Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bây giờ con mới thưa : Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 5-6)
Chính vì thế, với bước chân ra đi vào bóng tối của Giuđa, cũng là lúc con đường thập giá đã mở ra cho Đức Kitô, để từ nơi loang máu và ngập tràn khổ nhục sắp đến đó, Ngài hoàn tất Thánh Ý Cha ; và như thế, đó chính là phút giây “Con người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”.
Và như thế, cái “vòng nguyệt quế” mà Đức Kitô nhận được từ Chúa Cha để tôn vinh Ngài lại chính là “vòng nguyệt quế tình yêu”, một tình yêu trọn hảo vì đã “hy sinh tính mạng cho người mình yêu” (Ga 15,13).
Phải chăng, cũng chính từ ý nghĩa nầy mà tiếp theo những tuyên bố về sự tôn vinh, Đức Kitô đã trao một giới răn mới : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau….yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Chúng ta biết rằng, tất cả những lời tuyên đố đặc biệt và thâm tình của Thầy Chí Thánh với “cộng đoàn bé nhỏ Tông Đồ” đã xảy ra sau hành vi Rửa Chân và Nghi thức Thánh Thể, những dấu chỉ cao cả, sâu xa và loại biệt nhất của tình yêu.
Thì ra, con đường và sự lựa chọn của Thiên Chúa là như thế và mãi mãi sẽ vẫn là như thế.
Vâng, chúng ta có thể tôn vinh Chúa bằng những ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ, bằng những công trình mục vụ hoành tráng, bằng những sinh hoạt truyền giáo hấp dẫn thu hút cả triệu người….Nhưng hãy coi chừng, như Thánh Phaolô đã khẳng định : “…không có đức mến, thì chẳng có ích gì.” (Bài ca đức mến : 1 Cr 13,1-13) ; hay như phát biểu của chị Chiara Lubich : “Những chiến tích lừng danh mà thiếu tình yêu thì chỉ còn là mây khói”.
Trong một thế giới mà hằng ngày có biết bao con người đang gánh chịu những đau thương, chết chóc, tan nát, đập vùi vì đủ loại nguyên nhân, người Kitô hữu được gọi mời sống giới răn mới : yêu thương nhau như Chúa, hãy trở nên chứng nhân cho tình yêu.
Bởi vì, chỉ có những ai mang con tim của chính Đức Kitô để yêu như Ngài, mới có khả năng dấn thân cho công cuộc truyền giáo và mang lại hoa quả (như sách Công Vụ Tông đồ đã minh chứng qua hai nhân vật Phaolô và Banaba – Bđ 1) ; và cũng chỉ có Tình Yêu của Đức Kitô mới là sức mạnh và con đường duy nhất để xây dựng một thế giới mới, một “trời mới đất mới”, nơi “chẳng còn sự chết, chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ” (Bđ 2 - Kh 21,4).
(Cn 5 PS – Năm C 2016)
Đã mang thân phận con người, ai lại không muốn ít nhất một lần trong đời được tôn vinh, được đứng trên bục cao, được mọi người tung hô vạn tuế.
Cứ xem gương mặt của các vận động viên trong giây phút họ được trao tấm huy chương vàng, hay khi họ nhận chiếc cúp vô địch ! Ôi, hạnh phúc làm sao, vinh dự dường nào !
Mà cũng phải thôi. Đó chính là thành quả sau bao phấn đấu bằng mồ hôi nước mắt, bằng vất vả hy sinh…Vòng nguyệt quế đích thực xứng đáng được trao tặng cho những ai đã buớc qua những đoạn đường gian nan thử thách.
Chúa Nhật hôm nay, Tin Mừng Gioan dường như cũng muốn đưa chúng ta đi vào dự cảm của Đức Kitô về cái “vòng nguyệt quế” mà Ngài sắp được Chúa Cha ban tặng, sau khi tên phản đồ Giuđa vừa bước ra khỏi bàn tiệc : “Giờ đây Con Người được tôn vinh…Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” !
Thì ra, cái “vòng nguyệt quế” được Chúa Cha tôn vinh, cái phút giây vinh quang chiến thắng mà Đức Kitô dự cảm ở đây không gì khác là vòng gai Ngài sắp đội trên đầu, và bục thập giá Ngài sắp được nâng lên ! Hèn chi, cũng ngay chính trong trình thuật của Thánh Gioan, Đức Kitô quyết định lựa chọn cái phút giây không ai ngờ, phút giây Ngài bị hành hạ tơi bời đập nát để đăng quang, chấp chính làm Vua Cứu Thế, làm Hoàng đế Tối cao của vũ hoàn :
Philatô mới nói với Ngài : “Vậy ông là vua sao ?”. Đức Giêsu đáp : “Ông nói đó : Tôi là Vua ! Chính vì lẽ nầy mà tôi đã sinh ra…” (Ga 18, 37).
Và nếu có ai tự hỏi : Tại sao Thiên Chúa lại tôn vinh Con Một của Ngài trong cái điều kiện “cắt cớ” như thế, thì hãy đọc lại lời giải đáp đầy thi vị và hoàn chỉnh của thư Do Thái qua mấy dòng sau :
Khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bây giờ con mới thưa : Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 5-6)
Chính vì thế, với bước chân ra đi vào bóng tối của Giuđa, cũng là lúc con đường thập giá đã mở ra cho Đức Kitô, để từ nơi loang máu và ngập tràn khổ nhục sắp đến đó, Ngài hoàn tất Thánh Ý Cha ; và như thế, đó chính là phút giây “Con người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”.
Và như thế, cái “vòng nguyệt quế” mà Đức Kitô nhận được từ Chúa Cha để tôn vinh Ngài lại chính là “vòng nguyệt quế tình yêu”, một tình yêu trọn hảo vì đã “hy sinh tính mạng cho người mình yêu” (Ga 15,13).
Phải chăng, cũng chính từ ý nghĩa nầy mà tiếp theo những tuyên bố về sự tôn vinh, Đức Kitô đã trao một giới răn mới : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau….yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Chúng ta biết rằng, tất cả những lời tuyên đố đặc biệt và thâm tình của Thầy Chí Thánh với “cộng đoàn bé nhỏ Tông Đồ” đã xảy ra sau hành vi Rửa Chân và Nghi thức Thánh Thể, những dấu chỉ cao cả, sâu xa và loại biệt nhất của tình yêu.
Thì ra, con đường và sự lựa chọn của Thiên Chúa là như thế và mãi mãi sẽ vẫn là như thế.
Vâng, chúng ta có thể tôn vinh Chúa bằng những ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ, bằng những công trình mục vụ hoành tráng, bằng những sinh hoạt truyền giáo hấp dẫn thu hút cả triệu người….Nhưng hãy coi chừng, như Thánh Phaolô đã khẳng định : “…không có đức mến, thì chẳng có ích gì.” (Bài ca đức mến : 1 Cr 13,1-13) ; hay như phát biểu của chị Chiara Lubich : “Những chiến tích lừng danh mà thiếu tình yêu thì chỉ còn là mây khói”.
Trong một thế giới mà hằng ngày có biết bao con người đang gánh chịu những đau thương, chết chóc, tan nát, đập vùi vì đủ loại nguyên nhân, người Kitô hữu được gọi mời sống giới răn mới : yêu thương nhau như Chúa, hãy trở nên chứng nhân cho tình yêu.
Bởi vì, chỉ có những ai mang con tim của chính Đức Kitô để yêu như Ngài, mới có khả năng dấn thân cho công cuộc truyền giáo và mang lại hoa quả (như sách Công Vụ Tông đồ đã minh chứng qua hai nhân vật Phaolô và Banaba – Bđ 1) ; và cũng chỉ có Tình Yêu của Đức Kitô mới là sức mạnh và con đường duy nhất để xây dựng một thế giới mới, một “trời mới đất mới”, nơi “chẳng còn sự chết, chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ” (Bđ 2 - Kh 21,4).