CÁI MỚI CỦA TÌNH YÊU
Chúa Nhật V PHỤC SINH NĂM C
Tôi được đánh động rất nhiều bởi lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau”. Tôi được đánh động vì lời ấy hàm chứa tất cả sự cao sâu, cả một lẽ sống lớn lao mà chính Chúa Giêsu đã sống.
Nói đến tình yêu, người ta nghĩ ngay đến tình yêu đôi lứa. Không có thứ tình nào được người ta quảng bá, say mê, đau đớn, vui mừng, khóc lóc, cả đến bi thương, lắm lúc mang đầy vẻ hận thù như sự yêu đương trai gái. Cứ tìm trong kho tàng văn chương, ta sẽ thấy. Tình yêu đôi lứa phổ biến từ ngàn xưa, trải rộng từ trong ca dao, tục ngữ đến thơ ca, âm nhạc, văn học, đủ mọi ngành mỹ thuật, mỹ nghệ, báo chí, sách vỡ…
Nhưng tình yêu mà người ta vẫn thấy trong thực tế và trong văn chương ấy phải phân biệt thành nhiều loại “yêu” khác nhau thì mới chính xác. Đó là:
Tình như lửa cháy: Người ta đến với nhau nhanh như ngọn lửa làm cháy một tờ giấy. Chỉ cần gặp nhau, hẹn hò, khoác tay nhau dù chỉ một lần, thế là yêu. Yêu nhanh như ngọn lửa cháy, vì thế lửa tàng thì tình cũng rụi.
Tình theo cảm giác: Ta bắt gặp nhiều ở lứa tuổi mới lớn dạng yêu đương này. Đó là một thứ yêu đương cuồng nhiệt đến mức như điên dại, nhưng không hề có một chiều sâu nào, mà chỉ là ham thích theo bản năng. Một thứ yêu cảm giác như thế chỉ có thể dừng lại ở chỗ va chạm xác thịt, hôn hít, âu yếm…
Tình nhục dục: Nói cho đúng, là một thứ chiếm đoạt để thỏa mãn nhục dục. Đến với nhau, chưa kịp biết tên nhau, trong đầu đã sinh lòng ham muốn chiếm đoạt thân xác của nhau. Tìm cách đưa người mình mới quen lọt vào vòng u tối của đam mê xác thịt bằng những lời ngon ngọt, bằng tất cả ngón nghề dụ dỗ của một kẻ nặng lòng ham hố.
Tình trung gian: Không phải hôn nhân nhờ may mối, Nhưng nhờ một “chất xúc tác” nào đó, nghĩa là người ta không nhắm đến tình yêu, người yêu cho bằng nhắm cái mà đối phương đang có. Người ta còn gọi kiểu trung gian này bằng nhiều tên như: tình đô la; tình Việt Kiều; tình vọng ngoại; tình đào mỏ… Nói tóm lại, đó là… tình vật chất.
Tình “cưỡi ngựa xem hoa”: Giới trẻ ngày nay thích sống thử. Lúc nào thích thì ở. Đến lúc chán, vứt áo ra đi. Đó là một loại “tình” không hề yêu. Không bao giờ có chuyện sống thử mà gọi là tình yêu. Kẻ nào bước vào hôn nhân mà chỉ là thử nghiệm, chắc chắn suốt đời, chẳng bao giờ trung thành với ai, trách nhiệm với cái gì. Vì đối với họ, tất cả chỉ là thử. Tình như thế, đúng là như người ta “cưỡi ngựa xem hoa”.
Những loại tình trên, gọi là tình cho… “oách”, thật ra, đó chỉ là những biến dạng, là lạm dụng ý nghĩa của hai chữ tình yêu. Ta phải coi đó là một thứ gian trá, là lừa đảo, làm băng hoại đời sống cộng đồng, là những kiểu tình chớp nhoáng, đáng phản đối.
Chúa Kitô đòi các môn đệ của Người hãy loại bỏ tất cả những thứ tình mang trá bên trên. Người môn đệ của Chúa hãy yêu bằng tình yêu cao cả, tình yêu hiến thân và hiến dâng. Đó là một thứ tình mà Chúa gọi là “điều răn mới”.
Vậy điều răn yêu thương mà Chúa gọi là mới, thì mới ở chỗ nào?
Mới, vì chính bản thân người dạy cũng là thước đo của tình yêu chúng ta. Có ai trong cuộc đời này dám nói: “Hãy yêu như tôi đã yêu”. Chỉ có mỗi một mình Chúa Giêsu dám khẳng định điều đó mà thôi.
Mới, là bởi tình yêu ấy đưa ta tới một chân trời kỳ diệu, huy hoàng và lớn lao: người trần thế, ngang qua tình yêu, tham dự vào vĩnh cửu, sống chính sự sống của Thiên Chúa.
Mới, bởi không có bất cứ tình yêu nào, ngoài tình yêu của Chúa, cho ta nếm hưởng hạnh phúc sung mãn và ơn cứu độ đời đời.
Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu tha thiết, một tình yêu mặn nồng, một tình yêu đã xóa hết mọi khoảng cách, dù cho những khoảng cách đó rất lớn: Thiên Chúa – con người; Đấng tạo hóa – thụ tạo.
Chúa đã yêu, tình yêu đã đưa Người đến sự từ bỏ và hiến dâng trọn vẹn. Bằng một tình yêu đã xóa mọi khoảng cách, Chúa Kitô chấp nhận chia sẻ đến cùng kiếp người mong manh, yếu đuối của ta. Người đã lặn sâu trong kiếp người nhỏ bé ấy, để tất cả những gì làm nên sự sống của một con người cũng trở thành của chính Chúa Kitô.
Hoàn toàn trút bỏ, Chúa Kitô dạy ta bài học của sự từ bỏ là chấp nhận hiến dâng cuộc đời mình làm giá cứu chuộc chính mình và anh em quanh mình.
Bởi vậy, nếu Chúa đã chọn tình yêu làm lẽ sống cho mình, để qua tình yêu ấy, Chúa hạ mình từ trời cao hóa nên người dương thế, đã chấp nhận hiến dâng mạng sống, trao bao chính bản thân và cuộc đời như một quà tặng, thì môn đệ của Chúa là chính chúng ta, cũng được mời gọi xóa mình vì yêu. Có như thế, chúng ta mới thật là kẻ biết “yêu như Thầy”.
Vì thế, một khi đã chọn Thầy Giêsu làm mẫu mực và chuẩn mực để bước theo, tất cả những gì Thầy đã sống phải là lẽ sống, là hướng nhắm để đi tới của người môn đệ.
“Hãy yêu như Thầy đã yêu”. Chúa đã yêu như thế nào để tình yêu ấy trở thành chuẩn mực cho ta, đến lược mình, Ta phải yêu thế ấy để gọi là “yêu như Chúa yêu”.
Bạn ạ, Kitô giáo có nhiều dấu chỉ: thánh giá, nhà thờ, ảnh tượng… Nhưng chỉ có một dấu chỉ hữu hiệu để mọi người nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, đó là: tình yêu của mình với anh chị em.
Dù cách biểu hiện tình yêu ấy vẫn không có gì mới, vẫn chỉ là: cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại… Nhưng cái cũ ấy lại được rọi chiếu từ tình yêu của Chúa Kitô, hiến dâng như Chúa Kitô, tha thiết, và đặt trọn tâm tình không một chút mảy may chấp nhất, thành kiến, vụ lợi…, đó là cái mới trong tình yêu của ta.
Vậy hãy học và hãy yêu bằng tình yêu Giêsu, để loại trừ những thứ tình chớm nhoáng, mang trá. Yêu bằng tình yêu Giêsu để làm mới tình yêu nhân loại. Yêu bằng tình yêu Giêsu để tình yêu nhân loại được thánh hóa, và được dự phần vào vĩnh cửu.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật V PHỤC SINH NĂM C
Tôi được đánh động rất nhiều bởi lời của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau”. Tôi được đánh động vì lời ấy hàm chứa tất cả sự cao sâu, cả một lẽ sống lớn lao mà chính Chúa Giêsu đã sống.
Nói đến tình yêu, người ta nghĩ ngay đến tình yêu đôi lứa. Không có thứ tình nào được người ta quảng bá, say mê, đau đớn, vui mừng, khóc lóc, cả đến bi thương, lắm lúc mang đầy vẻ hận thù như sự yêu đương trai gái. Cứ tìm trong kho tàng văn chương, ta sẽ thấy. Tình yêu đôi lứa phổ biến từ ngàn xưa, trải rộng từ trong ca dao, tục ngữ đến thơ ca, âm nhạc, văn học, đủ mọi ngành mỹ thuật, mỹ nghệ, báo chí, sách vỡ…
Nhưng tình yêu mà người ta vẫn thấy trong thực tế và trong văn chương ấy phải phân biệt thành nhiều loại “yêu” khác nhau thì mới chính xác. Đó là:
Tình như lửa cháy: Người ta đến với nhau nhanh như ngọn lửa làm cháy một tờ giấy. Chỉ cần gặp nhau, hẹn hò, khoác tay nhau dù chỉ một lần, thế là yêu. Yêu nhanh như ngọn lửa cháy, vì thế lửa tàng thì tình cũng rụi.
Tình theo cảm giác: Ta bắt gặp nhiều ở lứa tuổi mới lớn dạng yêu đương này. Đó là một thứ yêu đương cuồng nhiệt đến mức như điên dại, nhưng không hề có một chiều sâu nào, mà chỉ là ham thích theo bản năng. Một thứ yêu cảm giác như thế chỉ có thể dừng lại ở chỗ va chạm xác thịt, hôn hít, âu yếm…
Tình nhục dục: Nói cho đúng, là một thứ chiếm đoạt để thỏa mãn nhục dục. Đến với nhau, chưa kịp biết tên nhau, trong đầu đã sinh lòng ham muốn chiếm đoạt thân xác của nhau. Tìm cách đưa người mình mới quen lọt vào vòng u tối của đam mê xác thịt bằng những lời ngon ngọt, bằng tất cả ngón nghề dụ dỗ của một kẻ nặng lòng ham hố.
Tình trung gian: Không phải hôn nhân nhờ may mối, Nhưng nhờ một “chất xúc tác” nào đó, nghĩa là người ta không nhắm đến tình yêu, người yêu cho bằng nhắm cái mà đối phương đang có. Người ta còn gọi kiểu trung gian này bằng nhiều tên như: tình đô la; tình Việt Kiều; tình vọng ngoại; tình đào mỏ… Nói tóm lại, đó là… tình vật chất.
Tình “cưỡi ngựa xem hoa”: Giới trẻ ngày nay thích sống thử. Lúc nào thích thì ở. Đến lúc chán, vứt áo ra đi. Đó là một loại “tình” không hề yêu. Không bao giờ có chuyện sống thử mà gọi là tình yêu. Kẻ nào bước vào hôn nhân mà chỉ là thử nghiệm, chắc chắn suốt đời, chẳng bao giờ trung thành với ai, trách nhiệm với cái gì. Vì đối với họ, tất cả chỉ là thử. Tình như thế, đúng là như người ta “cưỡi ngựa xem hoa”.
Những loại tình trên, gọi là tình cho… “oách”, thật ra, đó chỉ là những biến dạng, là lạm dụng ý nghĩa của hai chữ tình yêu. Ta phải coi đó là một thứ gian trá, là lừa đảo, làm băng hoại đời sống cộng đồng, là những kiểu tình chớp nhoáng, đáng phản đối.
Chúa Kitô đòi các môn đệ của Người hãy loại bỏ tất cả những thứ tình mang trá bên trên. Người môn đệ của Chúa hãy yêu bằng tình yêu cao cả, tình yêu hiến thân và hiến dâng. Đó là một thứ tình mà Chúa gọi là “điều răn mới”.
Vậy điều răn yêu thương mà Chúa gọi là mới, thì mới ở chỗ nào?
Mới, vì chính bản thân người dạy cũng là thước đo của tình yêu chúng ta. Có ai trong cuộc đời này dám nói: “Hãy yêu như tôi đã yêu”. Chỉ có mỗi một mình Chúa Giêsu dám khẳng định điều đó mà thôi.
Mới, là bởi tình yêu ấy đưa ta tới một chân trời kỳ diệu, huy hoàng và lớn lao: người trần thế, ngang qua tình yêu, tham dự vào vĩnh cửu, sống chính sự sống của Thiên Chúa.
Mới, bởi không có bất cứ tình yêu nào, ngoài tình yêu của Chúa, cho ta nếm hưởng hạnh phúc sung mãn và ơn cứu độ đời đời.
Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu tha thiết, một tình yêu mặn nồng, một tình yêu đã xóa hết mọi khoảng cách, dù cho những khoảng cách đó rất lớn: Thiên Chúa – con người; Đấng tạo hóa – thụ tạo.
Chúa đã yêu, tình yêu đã đưa Người đến sự từ bỏ và hiến dâng trọn vẹn. Bằng một tình yêu đã xóa mọi khoảng cách, Chúa Kitô chấp nhận chia sẻ đến cùng kiếp người mong manh, yếu đuối của ta. Người đã lặn sâu trong kiếp người nhỏ bé ấy, để tất cả những gì làm nên sự sống của một con người cũng trở thành của chính Chúa Kitô.
Hoàn toàn trút bỏ, Chúa Kitô dạy ta bài học của sự từ bỏ là chấp nhận hiến dâng cuộc đời mình làm giá cứu chuộc chính mình và anh em quanh mình.
Bởi vậy, nếu Chúa đã chọn tình yêu làm lẽ sống cho mình, để qua tình yêu ấy, Chúa hạ mình từ trời cao hóa nên người dương thế, đã chấp nhận hiến dâng mạng sống, trao bao chính bản thân và cuộc đời như một quà tặng, thì môn đệ của Chúa là chính chúng ta, cũng được mời gọi xóa mình vì yêu. Có như thế, chúng ta mới thật là kẻ biết “yêu như Thầy”.
Vì thế, một khi đã chọn Thầy Giêsu làm mẫu mực và chuẩn mực để bước theo, tất cả những gì Thầy đã sống phải là lẽ sống, là hướng nhắm để đi tới của người môn đệ.
“Hãy yêu như Thầy đã yêu”. Chúa đã yêu như thế nào để tình yêu ấy trở thành chuẩn mực cho ta, đến lược mình, Ta phải yêu thế ấy để gọi là “yêu như Chúa yêu”.
Bạn ạ, Kitô giáo có nhiều dấu chỉ: thánh giá, nhà thờ, ảnh tượng… Nhưng chỉ có một dấu chỉ hữu hiệu để mọi người nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, đó là: tình yêu của mình với anh chị em.
Dù cách biểu hiện tình yêu ấy vẫn không có gì mới, vẫn chỉ là: cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại… Nhưng cái cũ ấy lại được rọi chiếu từ tình yêu của Chúa Kitô, hiến dâng như Chúa Kitô, tha thiết, và đặt trọn tâm tình không một chút mảy may chấp nhất, thành kiến, vụ lợi…, đó là cái mới trong tình yêu của ta.
Vậy hãy học và hãy yêu bằng tình yêu Giêsu, để loại trừ những thứ tình chớm nhoáng, mang trá. Yêu bằng tình yêu Giêsu để làm mới tình yêu nhân loại. Yêu bằng tình yêu Giêsu để tình yêu nhân loại được thánh hóa, và được dự phần vào vĩnh cửu.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH