Chương Bốn: Lòng yêu thương và hôn nhân (tiếp theo)
Đối thoại
136. Đối thoại là điều chủ yếu để cảm nghiệm, phát biểu và cổ vũ lòng yêu thương trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nó chỉ có thể là hoa trái của một thời kỳ tập luyện lâu dài và nhiều đòi hỏi. Đàn ông và đàn bà, người trẻ và người lớn, thông đạt khác nhau. Họ nói các ngôn ngữ khác nhau và hành xử khác nhau. Cách ta đặt câu hỏi và trả lời, âm sắc ta sử dụng, việc chọn thì giờ và một số nhân tố khác qui định cách thông đạt tốt của ta. Ta cần phát triển một số thái độ để phát biểu lòng yêu thương và khích lệ việc đối thoại chân chính.
137. Hãy dành thì giờ, thì giờ có giá trị. Nghĩa là sẵn sàng để lắng nghe một cách kiên nhẫn mọi điều người khác muốn nói. Việc này đòi phải tự ra kỷ luật cho mình để đừng nói cho tới lúc thuận tiện. Thay vì đề xuất ý kiến hay lời khuyên, ta cần phải chắc chắn là ta đã nghe hết mọi điều người khác muốn nói. Nghĩa là vun sới sự thầm lặng nội tâm giúp ta có khả năng lắng nghe người khác mà không xao lãng về phương diện tâm trí và xúc cảm. Đừng nên vội vã, hãy để qua một bên mọi nhu cầu và lắng lo của anh chị em, và chừa đủ không gian (cho việc lắng nghe). Người phối ngẫu kia thường không cần một giải đáp cho các vấn đề của họ, cho bằng đơn giản được lắng nghe, cảm thấy có ai đó đang thừa nhận các nỗi đau, các nỗi chán chường, lo sợ, giận hờn, hy vọng và giấc mơ của họ. Biết bao lần chúng ta đã nghe những ta thán như: “anh ấy không lắng nghe tôi”. “Ngay cả khi anh có vẻ (lắng nghe), thực ra anh vẫn đang làm một điều gì khác”. “Tôi nói với cô ấy nhưng tôi cảm thấy như cô ấy không thể chờ cho tôi nói hết”. “Khi tôi nói với cô ấy, cô ấy đều ráng đổi đề tài, hoặc trả lời tôi những câu trả cụt lủn để kết thúc câu chuyện”.
138. Hãy khai triển thói quen dành tầm quan trọng thực sự cho người khác. Nghĩa là đánh giá cao họ và nhìn nhận quyền họ được hiện hữu, được suy nghĩ như họ đang suy nghĩ và quyền được hạnh phúc. Đừng bao giờ coi thường điều họ nói hay suy nghĩ, ngay cả khi anh chị em cần phát biểu quan điểm riêng của mình. Mọi người đều có điều gì đó để đóng góp, vì họ có các kinh nghiệm riêng ở đời, họ nhìn sự vật từ một thế nhìn khác và họ có những quan tâm, các khả năng và những cái nhìn thấu suốt riêng. Ta nên có khả năng biết thừa nhận sự thật của người khác, giá trị trong các quan tâm sâu xa nhất của họ, và đâu là điều họ đang cố gắng thông đạt, bất kể hung hãn ra sao. Ta phải đặt ta vào đôi giầy của họ và ráng nhìn sâu vào trái tim họ, nhận rõ các quan tâm sâu xa nhất của họ và lấy đó làm khởi điểm để đối thoại thêm.
139. Hãy có một tâm trí rộng mở. Đừng bị sa lầy vào chính các ý nghĩ và ý kiến của mình, nhưng hãy sẵn sàng thay đổi và mở rộng chúng. Phối hợp hai lối suy nghĩ khác nhau có thể dẫn tới một tổng hợp làm phong phú cả hai. Sự hợp nhất mà ta muốn có không phải là sự độc dạng, mà là “sự hợp nhất trong đa dạng” hay “sự đa dạng hòa giải” (reconciled diversity). Sự hiệp thông huynh đệ được phong phú hóa nhờ lòng kính trọng và biết đánh giá các dị biệt trong một viễn ảnh toàn diện nhằm thăng tiến ích chung. Ta cần giải thoát ta khỏi tâm tư cho rằng tất cả chúng ta phải như nhau. Một sự sắc sảo nào đó cũng cần phải có để ngăn ngừa cái dáng “tĩnh tại” có thể nhiễu loạn diễn trình đối thoại. Thí dụ, nếu những tâm tư khó chịu bắt đầu ló dạng, chúng phải được xử lý một cách mẫn cảm, kẻo chúng làm ngưng đọng tính năng động của cuộc đối thoại. Khả năng nói điều mình nghĩ mà không xúc phạm tới người khác là một điều quan trọng. Phải cẩn thận lựa lời mà nói để đừng xúc phạm tới người khác, nhất là khi thảo luận các vấn đề khó khăn. Nhấn mạnh một điểm không bao giờ được bao gồm việc nói cho hả giận và gây mếch lòng. Giọng kẻ cả chỉ tổ gây mếch lòng, chế diễu, tố cáo và xúc phạm người khác. Nhiều bất đồng giữa các cặp vợ chồng không hẳn là về những việc quan trọng. Phần lớn là về những chuyện vụn vặt. Tuy nhiên, điều làm thay đổi bầu khí là cách sự việc được nói tới hay thái độ khi nói chúng ra.
140. Hãy tỏ tình âu yếm và quan tâm với người kia. Lòng yêu thương vượt thắng cả những rào cản mạnh nhất. Khi yêu thương ai, hay khi cảm thấy được ai yêu thương, ta có thể hiểu rõ hơn điều họ muốn thông đạt. Sợ người khác như một thứ “đối thủ” là dấu hiệu của yếu đuối, cần được vượt qua. Điều quan trọng là đặt căn bản cho lập trường của mình trên các chọn lựa, niềm tin hay giá trị vững chắc, chứ đừng trên nhu cầu phải thắng một luận điểm hay chứng tỏ mình đúng.
141. Sau cùng, ta hãy nhìn nhận điều này: để đối thoại xứng đáng, ta phải có một điều gì đó để nói. Điều này chỉ có thể là hoa trái của một sự phong phú nội tâm được nuôi dưỡng bằng việc đọc (sách báo), suy nghĩ bản thân, cầu nguyện và cởi mở đối với thế giới bao quanh. Nếu không, các cuộc đàm thoại sẽ trở nên buồn chán và tầm thường. Khi cả hai người phối ngẫu đều không cố gắng trong phạm vi này và ít giao tiếp thực sự với người khác, đời sống gia đình sẽ trở nên ngột ngạt và cuộc đối thoại trở nên nghèo nàn.
Tình yêu say mê
142. Công Đồng Vatican II dạy rằng lòng yêu thương vợ chồng này “bao gồm thiện ích của toàn bộ con người; nó có thể phong phú hóa các tâm tư tình cảm và các phát biểu thể lý của chúng bằng một phẩm giá độc đáo và cao thượng hóa chúng thành những nét đặc biệt và biểu hiện cho tình bạn chuyên biệt của hôn nhân” (138). Vì lý do này, lòng yêu thương nào thiếu khoái cảm hay say mê đều không đủ để biểu tượng hóa sự kết hợp của trái tim con người với Thiên Chúa: “Mọi nhà huyền nhiệm đều quả quyết rằng tình yêu siêu nhiên và tình yêu thiên giới tìm được biểu tượng mà chúng tìm kiếm nơi tình yêu vợ chồng, hơn là tình bạn, tình hiếu thảo hay việc hiến thân cho một chính nghĩa. Còn lý do thì phải tìm trong chính tính toàn bộ của nó” (139). Vậy thì làm sao ta có thể không dừng lại để nói tới các tâm tình và dục tính trong hôn nhân?
Thế giới xúc cảm
143. Thèm muốn, cảm giác, xúc cảm, những điều mà người xưa gọi là “các đam mê”, tất cả đều có vị trí quan trọng trong đời sống vợ chồng. Chúng được đánh thức mỗi khi “người kia” trở nên hiện diện và là một phần đời ta. Đặc điểm của mọi sinh vật là muốn vươn tới những sinh vật khác, và khuynh hướng này luôn có những dấu hiệu căn bản thuộc cảm giới: khoan khoái hay đau đớn, vui mừng hay buồn bã, âu yếm hay sợ sệt. Chúng làm cơ sở cho sinh hoạt tâm lý sơ đẳng nhất. Con người nhân bản sống trên trái đất này, nên tất cả những gì họ làm và tìm kiếm đều nhuốm mầu đam mê.
144. Là người thật, Chúa Giêsu cũng đã biểu lộ các xúc cảm của Người. Người đau đớn vì bị Giêrusalem từ bỏ (xem Mt 23:27) và điều này làm rơi nước mắt Người (xem Lc 19:41). Người cũng xúc động sâu xa trước nỗi đau khổ của người khác (xem Mc 6:34). Người cảm nhận sâu xa cảnh tang chế của họ (xem Ga 11:33), và Người khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:35). Các điển hình nhậy cảm này của Người cho thấy trái tim nhân bản của Người đã rộng mở ra sao đối với người khác.
145. Tự nó, cảm thấy một xúc cảm là điều không tốt không xấu về phương diện luân lý (140). Bắt đầu cảm thấy thèm muốn hay ghê tởm không hề có tội hay đáng trách. Chính hành vi ta làm, do một đam mê kích thích hay đi kèm, mới xấu hay tốt. Nhưng nếu các xúc cảm được vun sới, duy trì, và vì chúng ta phạm các hành vi xấu, thì cái xấu là ở trong quyết định nuôi dưỡng chúng và trong các hành vi xấu do đó mà ra. Cũng trong đường hướng này, sự kiện một ai đó làm tôi khoan khoái không nhất thiết là một điều tích cực. Nếu với sự khoan khoái này, tôi đi tìm cách để người này trở thành nô lệ của tôi, thì xúc cảm này rõ ràng là để phục vụ tính ích kỷ của tôi. Tin rằng chúng ta tốt chỉ vì “chúng ta cảm thấy tốt” là một sai lầm lớn lao. Có những người cảm thấy mình có khả năng yêu thương lớn lao vì họ có nhu cầu âu yếm lớn lao, nhưng họ không biết chiến đấu cho hạnh phúc của người khác và sống khép kín trong các thèm muốn riêng của mình. Trong trường hợp như thế, các cảm xúc chỉ làm ta quên đi các giá trị lớn lao và che đậy tính vị kỷ vốn không cho phép ta có được một cuộc sống gia đình lành mạnh và hạnh phúc.
146. Nói thế, nhưng nếu đam mê đi kèm một hành vi tự do, nó có thể biểu lộ sự sâu sắc của hành vi này. Lòng yêu thương vợ chồng luôn cố gắng bảo đảm để toàn bộ đời sống xúc cảm của người ta mang lợi ích lại cho gia đình như một toàn thể và phục vụ cuộc sống chung của gia đình. Gia đình sẽ trưởng thành khi đời sống xúc cảm của các thành viên trở thành một hình thức nhậy cảm không làm ngột ngạt hay che khuất các quyết định và giá trị lớn lao, nhưng đúng hơn tuân thủ tự do của mỗi người (141), phát sinh từ tự do này, phong phú hóa, hoàn thiện hóa và hoà hợp tự do này để phục vụ mọi người.
Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Người
147. Điều trên đòi phải có một diễn trình sư phạm bao gồm việc quên mình. Xác tín của Giáo Hội này thường bị bác bỏ như đi ngược lại hạnh phúc con người. Đức Bênêđíctô XVI tóm lược lời tố cáo này một cách hết sức rõ ràng như sau: “Với tất cả các giới điều và lệnh cấm, há Giáo Hội đã không biến điều qúy giá nhất ở trên đời thành đắng đót đó ư? Há Giáo Hội đã không thổi còi vào đúng lúc niềm vui, vốn là ơn phúc Đấng Tạo Hóa ban cho, đem lại cho chúng ta một hạnh phúc, mà, tự nó, vốn là một tiền vị của Đấng Thần Linh đó sao?” (142). Ngài trả lời rằng, dù các thổi phồng và các hình thức lệch lạc của lối sống khổ hạnh trong Kitô Giáo không thiếu, nhưng giáo huấn chính thức của Giáo Hội, một giáo huấn luôn trung thành với Thánh Kinh, không bác bỏ “ái dục (eros) đúng nghĩa, nhưng đúng hơn tuyên chiến với hình thức biến dạng và phá hoại của nó, vì việc thần hóa giả tạo eros... đã tước hết phẩm giá thần thiêng của nó và đã phi nhân hóa nó” (143).
148. Việc huấn luyện trong lãnh vực xúc cảm và bản năng là điều cần thiết, và đôi lúc, việc này cần phải đặt ra các giới hạn. Đi quá trớn, thiếu kiểm soát hay bị ám ảnh bởi một hình thức khoái cảm đơn nhất có thể đưa tới kết quả làm suy yếu hay làm vấy bẩn chính khoái cảm này (144) và phá hoại cuộc sống gia đình. Con người chắc chắn có thể vận dụng các đam mê của mình một cách tốt đẹp và lành mạnh, dần dần hướng chúng về lòng vị tha và việc tự hoàn thành mình một cách toàn diện, một thành toàn chỉ có thể làm giầu cho các mối liên hệ liên bản ngã giữa lòng gia đình. Việc này không có nghĩa phải từ bỏ các giờ phút hưởng thụ sâu sắc (145), nhưng đúng hơn, tổng hợp những giờ phút này với những giờ phút dành cho các cam kết quảng đại, các hy vọng kiên nhẫn, các mệt mỏi và đấu tranh để đạt một lý tưởng. Đời sống gia đình là tất cả những điều đó, và nó đáng được sống hết sức viên mãn.
149. Một số trào lưu linh đạo dạy rằng thèm muốn phải bị trừ khử, coi đây như là con đường giải thoát khỏi đau khổ. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thích việc vui hưởng được con người nhân bản cảm nhận: Người dựng nên chúng ta và “cung cấp dồi dào mọi sự để chúng ta vui hưởng” (1Tm 6:17). Chúng ta hãy vui mừng khi vì yêu thương lớn lao, Người phán với ta: “này con, hãy cư xử tốt với chính con... Đừng để con mất một ngày vui” (Hc 14:11-14). Các cặp vợ chồng cũng thế, họ đáp trả thánh ý Thiên Chúa khi tiếp nhận huấn thị của Thánh Kinh: “Hãy hân hoan trong ngày thịnh vượng” (Gv 7:14). Điều quan trọng là được tự do để thực hiện niềm khoái cảm vốn tìm được các cách phát biểu khác nhau ở những thời điểm khác nhau của đời sống, phù hợp với nhu cầu của tình yêu hỗ tương. Theo chiều hướng này, ta có thể đánh giá cao các giáo huấn của một số bậc thầy Đông Phương: họ thúc giục ta mở rộng ý thức, kẻo ta trở nên nghèo nàn bởi chỉ có duy một trải nghiệm hạn hẹp có thể che kuuất mắt ta.Việc mở rộng ý thức này không bác bỏ hay tiêu diệt thèm muốn cho bằng làm nó rộng lớn và hoàn hảo hơn.
Kỳ sau: Chiều kích gợi dục của tình yêu...
_____________________________________________________________________________________________________________
(138) Hiến Chế Gaudium et Spes, 49.
(139) A. SertillanGes, L’Amour chrétien, Paris, 1920, 174.
(140) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 24, art. 1.
(141) Cf. ibid., q. 59, art. 5.
(142) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 3: AAS 98 (2006), 219-220.
(143) Ibid., 4: AAS 98 (2006), 220.
(144) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 32, art.7.
(145) Cf. id., Summa Theologiae II-II, q. 153, art. 2, ad 2: “Abundantia delectationis quae est in actu venereo secundum rationem ordinato, non contrariatur medio virtutis” (tạm dịch: sự sung mãn hân hoan trong hành vi tính dục, được sắp xếp theo lý trí, không mâu thuẫn với phương thế nhân đức).
Đối thoại
136. Đối thoại là điều chủ yếu để cảm nghiệm, phát biểu và cổ vũ lòng yêu thương trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nó chỉ có thể là hoa trái của một thời kỳ tập luyện lâu dài và nhiều đòi hỏi. Đàn ông và đàn bà, người trẻ và người lớn, thông đạt khác nhau. Họ nói các ngôn ngữ khác nhau và hành xử khác nhau. Cách ta đặt câu hỏi và trả lời, âm sắc ta sử dụng, việc chọn thì giờ và một số nhân tố khác qui định cách thông đạt tốt của ta. Ta cần phát triển một số thái độ để phát biểu lòng yêu thương và khích lệ việc đối thoại chân chính.
137. Hãy dành thì giờ, thì giờ có giá trị. Nghĩa là sẵn sàng để lắng nghe một cách kiên nhẫn mọi điều người khác muốn nói. Việc này đòi phải tự ra kỷ luật cho mình để đừng nói cho tới lúc thuận tiện. Thay vì đề xuất ý kiến hay lời khuyên, ta cần phải chắc chắn là ta đã nghe hết mọi điều người khác muốn nói. Nghĩa là vun sới sự thầm lặng nội tâm giúp ta có khả năng lắng nghe người khác mà không xao lãng về phương diện tâm trí và xúc cảm. Đừng nên vội vã, hãy để qua một bên mọi nhu cầu và lắng lo của anh chị em, và chừa đủ không gian (cho việc lắng nghe). Người phối ngẫu kia thường không cần một giải đáp cho các vấn đề của họ, cho bằng đơn giản được lắng nghe, cảm thấy có ai đó đang thừa nhận các nỗi đau, các nỗi chán chường, lo sợ, giận hờn, hy vọng và giấc mơ của họ. Biết bao lần chúng ta đã nghe những ta thán như: “anh ấy không lắng nghe tôi”. “Ngay cả khi anh có vẻ (lắng nghe), thực ra anh vẫn đang làm một điều gì khác”. “Tôi nói với cô ấy nhưng tôi cảm thấy như cô ấy không thể chờ cho tôi nói hết”. “Khi tôi nói với cô ấy, cô ấy đều ráng đổi đề tài, hoặc trả lời tôi những câu trả cụt lủn để kết thúc câu chuyện”.
138. Hãy khai triển thói quen dành tầm quan trọng thực sự cho người khác. Nghĩa là đánh giá cao họ và nhìn nhận quyền họ được hiện hữu, được suy nghĩ như họ đang suy nghĩ và quyền được hạnh phúc. Đừng bao giờ coi thường điều họ nói hay suy nghĩ, ngay cả khi anh chị em cần phát biểu quan điểm riêng của mình. Mọi người đều có điều gì đó để đóng góp, vì họ có các kinh nghiệm riêng ở đời, họ nhìn sự vật từ một thế nhìn khác và họ có những quan tâm, các khả năng và những cái nhìn thấu suốt riêng. Ta nên có khả năng biết thừa nhận sự thật của người khác, giá trị trong các quan tâm sâu xa nhất của họ, và đâu là điều họ đang cố gắng thông đạt, bất kể hung hãn ra sao. Ta phải đặt ta vào đôi giầy của họ và ráng nhìn sâu vào trái tim họ, nhận rõ các quan tâm sâu xa nhất của họ và lấy đó làm khởi điểm để đối thoại thêm.
139. Hãy có một tâm trí rộng mở. Đừng bị sa lầy vào chính các ý nghĩ và ý kiến của mình, nhưng hãy sẵn sàng thay đổi và mở rộng chúng. Phối hợp hai lối suy nghĩ khác nhau có thể dẫn tới một tổng hợp làm phong phú cả hai. Sự hợp nhất mà ta muốn có không phải là sự độc dạng, mà là “sự hợp nhất trong đa dạng” hay “sự đa dạng hòa giải” (reconciled diversity). Sự hiệp thông huynh đệ được phong phú hóa nhờ lòng kính trọng và biết đánh giá các dị biệt trong một viễn ảnh toàn diện nhằm thăng tiến ích chung. Ta cần giải thoát ta khỏi tâm tư cho rằng tất cả chúng ta phải như nhau. Một sự sắc sảo nào đó cũng cần phải có để ngăn ngừa cái dáng “tĩnh tại” có thể nhiễu loạn diễn trình đối thoại. Thí dụ, nếu những tâm tư khó chịu bắt đầu ló dạng, chúng phải được xử lý một cách mẫn cảm, kẻo chúng làm ngưng đọng tính năng động của cuộc đối thoại. Khả năng nói điều mình nghĩ mà không xúc phạm tới người khác là một điều quan trọng. Phải cẩn thận lựa lời mà nói để đừng xúc phạm tới người khác, nhất là khi thảo luận các vấn đề khó khăn. Nhấn mạnh một điểm không bao giờ được bao gồm việc nói cho hả giận và gây mếch lòng. Giọng kẻ cả chỉ tổ gây mếch lòng, chế diễu, tố cáo và xúc phạm người khác. Nhiều bất đồng giữa các cặp vợ chồng không hẳn là về những việc quan trọng. Phần lớn là về những chuyện vụn vặt. Tuy nhiên, điều làm thay đổi bầu khí là cách sự việc được nói tới hay thái độ khi nói chúng ra.
140. Hãy tỏ tình âu yếm và quan tâm với người kia. Lòng yêu thương vượt thắng cả những rào cản mạnh nhất. Khi yêu thương ai, hay khi cảm thấy được ai yêu thương, ta có thể hiểu rõ hơn điều họ muốn thông đạt. Sợ người khác như một thứ “đối thủ” là dấu hiệu của yếu đuối, cần được vượt qua. Điều quan trọng là đặt căn bản cho lập trường của mình trên các chọn lựa, niềm tin hay giá trị vững chắc, chứ đừng trên nhu cầu phải thắng một luận điểm hay chứng tỏ mình đúng.
141. Sau cùng, ta hãy nhìn nhận điều này: để đối thoại xứng đáng, ta phải có một điều gì đó để nói. Điều này chỉ có thể là hoa trái của một sự phong phú nội tâm được nuôi dưỡng bằng việc đọc (sách báo), suy nghĩ bản thân, cầu nguyện và cởi mở đối với thế giới bao quanh. Nếu không, các cuộc đàm thoại sẽ trở nên buồn chán và tầm thường. Khi cả hai người phối ngẫu đều không cố gắng trong phạm vi này và ít giao tiếp thực sự với người khác, đời sống gia đình sẽ trở nên ngột ngạt và cuộc đối thoại trở nên nghèo nàn.
Tình yêu say mê
142. Công Đồng Vatican II dạy rằng lòng yêu thương vợ chồng này “bao gồm thiện ích của toàn bộ con người; nó có thể phong phú hóa các tâm tư tình cảm và các phát biểu thể lý của chúng bằng một phẩm giá độc đáo và cao thượng hóa chúng thành những nét đặc biệt và biểu hiện cho tình bạn chuyên biệt của hôn nhân” (138). Vì lý do này, lòng yêu thương nào thiếu khoái cảm hay say mê đều không đủ để biểu tượng hóa sự kết hợp của trái tim con người với Thiên Chúa: “Mọi nhà huyền nhiệm đều quả quyết rằng tình yêu siêu nhiên và tình yêu thiên giới tìm được biểu tượng mà chúng tìm kiếm nơi tình yêu vợ chồng, hơn là tình bạn, tình hiếu thảo hay việc hiến thân cho một chính nghĩa. Còn lý do thì phải tìm trong chính tính toàn bộ của nó” (139). Vậy thì làm sao ta có thể không dừng lại để nói tới các tâm tình và dục tính trong hôn nhân?
Thế giới xúc cảm
143. Thèm muốn, cảm giác, xúc cảm, những điều mà người xưa gọi là “các đam mê”, tất cả đều có vị trí quan trọng trong đời sống vợ chồng. Chúng được đánh thức mỗi khi “người kia” trở nên hiện diện và là một phần đời ta. Đặc điểm của mọi sinh vật là muốn vươn tới những sinh vật khác, và khuynh hướng này luôn có những dấu hiệu căn bản thuộc cảm giới: khoan khoái hay đau đớn, vui mừng hay buồn bã, âu yếm hay sợ sệt. Chúng làm cơ sở cho sinh hoạt tâm lý sơ đẳng nhất. Con người nhân bản sống trên trái đất này, nên tất cả những gì họ làm và tìm kiếm đều nhuốm mầu đam mê.
144. Là người thật, Chúa Giêsu cũng đã biểu lộ các xúc cảm của Người. Người đau đớn vì bị Giêrusalem từ bỏ (xem Mt 23:27) và điều này làm rơi nước mắt Người (xem Lc 19:41). Người cũng xúc động sâu xa trước nỗi đau khổ của người khác (xem Mc 6:34). Người cảm nhận sâu xa cảnh tang chế của họ (xem Ga 11:33), và Người khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:35). Các điển hình nhậy cảm này của Người cho thấy trái tim nhân bản của Người đã rộng mở ra sao đối với người khác.
145. Tự nó, cảm thấy một xúc cảm là điều không tốt không xấu về phương diện luân lý (140). Bắt đầu cảm thấy thèm muốn hay ghê tởm không hề có tội hay đáng trách. Chính hành vi ta làm, do một đam mê kích thích hay đi kèm, mới xấu hay tốt. Nhưng nếu các xúc cảm được vun sới, duy trì, và vì chúng ta phạm các hành vi xấu, thì cái xấu là ở trong quyết định nuôi dưỡng chúng và trong các hành vi xấu do đó mà ra. Cũng trong đường hướng này, sự kiện một ai đó làm tôi khoan khoái không nhất thiết là một điều tích cực. Nếu với sự khoan khoái này, tôi đi tìm cách để người này trở thành nô lệ của tôi, thì xúc cảm này rõ ràng là để phục vụ tính ích kỷ của tôi. Tin rằng chúng ta tốt chỉ vì “chúng ta cảm thấy tốt” là một sai lầm lớn lao. Có những người cảm thấy mình có khả năng yêu thương lớn lao vì họ có nhu cầu âu yếm lớn lao, nhưng họ không biết chiến đấu cho hạnh phúc của người khác và sống khép kín trong các thèm muốn riêng của mình. Trong trường hợp như thế, các cảm xúc chỉ làm ta quên đi các giá trị lớn lao và che đậy tính vị kỷ vốn không cho phép ta có được một cuộc sống gia đình lành mạnh và hạnh phúc.
146. Nói thế, nhưng nếu đam mê đi kèm một hành vi tự do, nó có thể biểu lộ sự sâu sắc của hành vi này. Lòng yêu thương vợ chồng luôn cố gắng bảo đảm để toàn bộ đời sống xúc cảm của người ta mang lợi ích lại cho gia đình như một toàn thể và phục vụ cuộc sống chung của gia đình. Gia đình sẽ trưởng thành khi đời sống xúc cảm của các thành viên trở thành một hình thức nhậy cảm không làm ngột ngạt hay che khuất các quyết định và giá trị lớn lao, nhưng đúng hơn tuân thủ tự do của mỗi người (141), phát sinh từ tự do này, phong phú hóa, hoàn thiện hóa và hoà hợp tự do này để phục vụ mọi người.
Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Người
147. Điều trên đòi phải có một diễn trình sư phạm bao gồm việc quên mình. Xác tín của Giáo Hội này thường bị bác bỏ như đi ngược lại hạnh phúc con người. Đức Bênêđíctô XVI tóm lược lời tố cáo này một cách hết sức rõ ràng như sau: “Với tất cả các giới điều và lệnh cấm, há Giáo Hội đã không biến điều qúy giá nhất ở trên đời thành đắng đót đó ư? Há Giáo Hội đã không thổi còi vào đúng lúc niềm vui, vốn là ơn phúc Đấng Tạo Hóa ban cho, đem lại cho chúng ta một hạnh phúc, mà, tự nó, vốn là một tiền vị của Đấng Thần Linh đó sao?” (142). Ngài trả lời rằng, dù các thổi phồng và các hình thức lệch lạc của lối sống khổ hạnh trong Kitô Giáo không thiếu, nhưng giáo huấn chính thức của Giáo Hội, một giáo huấn luôn trung thành với Thánh Kinh, không bác bỏ “ái dục (eros) đúng nghĩa, nhưng đúng hơn tuyên chiến với hình thức biến dạng và phá hoại của nó, vì việc thần hóa giả tạo eros... đã tước hết phẩm giá thần thiêng của nó và đã phi nhân hóa nó” (143).
148. Việc huấn luyện trong lãnh vực xúc cảm và bản năng là điều cần thiết, và đôi lúc, việc này cần phải đặt ra các giới hạn. Đi quá trớn, thiếu kiểm soát hay bị ám ảnh bởi một hình thức khoái cảm đơn nhất có thể đưa tới kết quả làm suy yếu hay làm vấy bẩn chính khoái cảm này (144) và phá hoại cuộc sống gia đình. Con người chắc chắn có thể vận dụng các đam mê của mình một cách tốt đẹp và lành mạnh, dần dần hướng chúng về lòng vị tha và việc tự hoàn thành mình một cách toàn diện, một thành toàn chỉ có thể làm giầu cho các mối liên hệ liên bản ngã giữa lòng gia đình. Việc này không có nghĩa phải từ bỏ các giờ phút hưởng thụ sâu sắc (145), nhưng đúng hơn, tổng hợp những giờ phút này với những giờ phút dành cho các cam kết quảng đại, các hy vọng kiên nhẫn, các mệt mỏi và đấu tranh để đạt một lý tưởng. Đời sống gia đình là tất cả những điều đó, và nó đáng được sống hết sức viên mãn.
149. Một số trào lưu linh đạo dạy rằng thèm muốn phải bị trừ khử, coi đây như là con đường giải thoát khỏi đau khổ. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thích việc vui hưởng được con người nhân bản cảm nhận: Người dựng nên chúng ta và “cung cấp dồi dào mọi sự để chúng ta vui hưởng” (1Tm 6:17). Chúng ta hãy vui mừng khi vì yêu thương lớn lao, Người phán với ta: “này con, hãy cư xử tốt với chính con... Đừng để con mất một ngày vui” (Hc 14:11-14). Các cặp vợ chồng cũng thế, họ đáp trả thánh ý Thiên Chúa khi tiếp nhận huấn thị của Thánh Kinh: “Hãy hân hoan trong ngày thịnh vượng” (Gv 7:14). Điều quan trọng là được tự do để thực hiện niềm khoái cảm vốn tìm được các cách phát biểu khác nhau ở những thời điểm khác nhau của đời sống, phù hợp với nhu cầu của tình yêu hỗ tương. Theo chiều hướng này, ta có thể đánh giá cao các giáo huấn của một số bậc thầy Đông Phương: họ thúc giục ta mở rộng ý thức, kẻo ta trở nên nghèo nàn bởi chỉ có duy một trải nghiệm hạn hẹp có thể che kuuất mắt ta.Việc mở rộng ý thức này không bác bỏ hay tiêu diệt thèm muốn cho bằng làm nó rộng lớn và hoàn hảo hơn.
Kỳ sau: Chiều kích gợi dục của tình yêu...
_____________________________________________________________________________________________________________
(138) Hiến Chế Gaudium et Spes, 49.
(139) A. SertillanGes, L’Amour chrétien, Paris, 1920, 174.
(140) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 24, art. 1.
(141) Cf. ibid., q. 59, art. 5.
(142) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 3: AAS 98 (2006), 219-220.
(143) Ibid., 4: AAS 98 (2006), 220.
(144) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 32, art.7.
(145) Cf. id., Summa Theologiae II-II, q. 153, art. 2, ad 2: “Abundantia delectationis quae est in actu venereo secundum rationem ordinato, non contrariatur medio virtutis” (tạm dịch: sự sung mãn hân hoan trong hành vi tính dục, được sắp xếp theo lý trí, không mâu thuẫn với phương thế nhân đức).