Xem hình ảnh
Hai thắng cảnh cuả Barcelona:
Những du khách khi đến Barcelona, Tây Ban Nha, thường được giới thiệu 2 địa danh: đó là rặng núi Montserrat và nhà thờ Sagrada Familia.
Chúng tôi đã có dịp giới thiệu núi Montserrat với tượng 'Đức Mẹ Đen' là 'nơi chôn rau cắt rốn cuả dòng Tên' trong bài 'Một danh hiệu Đức Mẹ mà ĐTC Phanxicô yêu quí: Đức Mẹ Montserrat' . Vùng này cách xa thành phố trên 30 dặm cho nên du khách thường phải ghi danh đi 'tour' hoặc nhập vào những đoàn hành hương để viếng thăm.
Còn nhà thờ Sagrada Familia (Thánh Gia, Gia Đình cuả Chuá), khởi công từ năm 1882, dự trù hoàn thành 200 năm sau, thì nằm ngay trong phố có đường xe buýt, cho nên hầu như những ai hễ đã đến Barcelona thì không thể không biết đến.
Nhà thờ Sagrada Família:
Tên chính thức cuả nhà thờ là Basílica i Temple Expiatori de la Sagrada Família, Vương cung thánh đường và đền thánh cứu chuộc cuả Gia Đình Thánh.
Nhân dịp dừng chân tại Barcelona vào giữa tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã thăm viếng ngôi nhà thờ 'bất thường' nhưng nổi danh này.
Gọi là bất thường, không chỉ vì hình dáng khác lạ, nhưng còn là vì những sự kiện chưa từng xảy ra bao giờ như tuy chưa xây xong, Sagrada Familia đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thánh hiến và nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường (Basilica), đồng thời được UNESCO liệt kê là một di sản cuả thế giới.
Hình dáng bên ngoài:
Bây giờ hãy nói về hình dáng mà thôi. Ngôi nhà thờ đã là đề tài gây chia rẽ dân thành Barcelona một thời gian dài. Mới đầu nhà thờ được thiết kế theo mô hình cổ điển với những nét tròn và bệ vệ dựa theo mẫu ngôi đền Loreto ở Roma, nhưng sau khi ông Gaudi tham gia thì mô hình đã thay đổi trở thành kiểu Gothic cao và nhọn pha lẫn với nghệ thuật 'Art Nouveau' có nhiều dường cong uốn éo. Ngày nay, chỉ có gian hầm (crypt) là còn giữ dấu tích cổ điển nguyên thủy mà thôi.
Năm 1936, quân Cách Mạng thời nội chiến (1936-1939) đã đốt phá căn nhà hầm (crypt), trường học và xưởng thợ. Mặt phải (facade) cuả nhà thờ nằm ở hướng Đông, gọi là mặt Giáng Sinh, vẫn có dấu tích ám khói. Vết hằn cuả những sự căm thù vẫn còn để lại trên những bức tượng bị đập phá dù cho một số đã được sưả lại. Mầu đá mới vá víu vào mầu đá cũ. Đã 75 năm sau cuộc nội chiến rồi mà nhiều bức tượng vẫn còn gẫy tay, như thể làm nhân chứng cho một biến cố lịch sử đau thương.
Mặt phải này có cửa đi vào một trong 2 cánh cuả một mô hình thánh giá mà ngôi nhà thờ được thiết kế theo, việc quay mặt về hướng đông biểu lộ sự khởi đầu cuả sự sống. Mặt này diễn tả quang cảnh hang đá Bê Lem, lõm vào và có bùn đất rêu phong nhỏ giọt khắp nơi với nhiều quang cảnh về cuộc đời niên thiếu cuả Chuá Giêsu: 'cây bá hương biểu hiệu gia phả', 'Truyền Tin', 'Thăm Viếng bà Isave', 'Hang lừa', 'Mục đồng', 'Thiên Thần', 'Ba Vua', 'Di cư sang Ai Cập', 'Lạc trong đền Thánh', 'Làm Thợ Mộc' vv.
Kiến trúc sư Antoni Gaudí (1852–1926) đã cố ý thực hiện cánh phải này trước hết vì ông nghĩ rằng sự tích thần tiên cuả Giáng Sinh sẽ làm cho dân thành Barcelona sẵn sàng chấp nhận thiết kế của ông.
Nhưng dù thế vẫn không thiếu kẻ chỉ trích loại nghệ thuật mới mẻ cuả ông, nhà sử học Nikolaus Pevsner chế diễu rằng ngôi nhà thờ lớn lên như 'những ổ bánh mì ngọt và những ổ kiến', ông coi những giọt bùn và rêu nhỏ xuống trên mặt nhà thờ là 'mất thẩm mỹ' (bad taste) và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (ruthless audacity.)
'Những ổ bánh mì' mà Nikolaus Pevsner nói, là ám chỉ về những ngọn tháp cao vút. Sẽ có 18 ngọn tháp biểu hiệu cho 12 thánh tông đồ, 4 vị thánh sử, Đức Mẹ và Chuá Giêsu. Đã hoàn thành 8 ngọn tháp ở cửa đông và tây. Ngọn tháp chính và cao nhất biểu hiệu cho Chuá Giêsu đang được xây.
Ngọn tháp cao nhất này sau khi hoàn thành sẽ làm cho chiều cao cuả nhà thờ tăng gấp đôi hiện tại, lên tới 560ft (170m), trở thành công trình cao nhất cuả Thiên Chuá Giáo. Nhưng dù như thế thì đỉnh tháp cuả nhà thờ vẫn còn thấp hơn ngọn núi Montjuïc nằm trong tầm nhìn cuả Barcelona khoảng 1m. Theo sự suy luận cuả Gaudi thì không thể có một công trình nào cuả loài người được phép vượt qua công trình cuả Thiên Chuá.
Không như Nikolaus Pevsner dùng hình ảnh 'những ổ bánh mì' để diễn tả những ngọn tháp, những ngọn tháp ấy và toàn thể những trang hoàng khác đều dựa vào phong cảnh thiên nhiên cuả vùng Barcelona, tức là những thân cây dừa cao vút được tiả gọt và những tàng lá (cuả loại dừa gọi là cây Kè) rũ xuống trông như những cánh quạt.
Ông Gaudi đã rất có lý khi quyết định cho xây cánh phải trước tiên, bởi vì phiá Tây, diễn tả mầu nhiệm Thương Khó, thì rợn rùng khôn tả. Đó là những cảnh tượng cuả những đống xương khô, cuả những sọ người, đang nhìn về hướng cuả thần Chết.
Người ta đã gần hoàn thành mặt phiá Tây này, những bức tượng có nhiều góc cạnh tạo ra một phong cách đối chọi với những bức tượng trơn tru ở phiá Đông. Chủ đề cuả mặt Tây là cuộc thương khó tử nạn cuả Chuá Giêsu, gồm có nhiều cảnh tượng như 'Giuda hôn Thầy', 'Toà Philatô', 'chặng đàng Thánh Giá', 'đồi Golgotha' và trói vào một cây cột ở ngay trước cửa, là bức tượng cuả Chuá Giêsu đang chiụ đánh đòn.
Trong cảnh 'Cái hôn phản bội cuả Giuda' có một cái bảng vuông '4 x4' trông giống như cái 'bảng kỳ diệu' goị là Melancholia (U Sầu) (cuả Albrecht Dürer, 1514). Những 'bảng kỳ diệu' như thế thực ra chỉ là những trò chơi số học, người ta đã nhận ra là có thể sắp đặt những con số để làm cho mọi phép cộng trên mọi hàng (ngang hay dọc hay chéo) đều có cùng một đáp số như nhau. Đã có rất nhiều bảng kỳ diệu như thế bao gồm những bảng vuông 3x3, 4x4, 5x5, 6x6 v.v. Bảng Melancholia đem lại đáp số 34 nhưng bảng trong cảnh 'Giuda hôn Chuá' thì có đáp số là 33, ám chỉ số tuổi cuả Chuá Giêsu. Người ta phê bình rằng chiếc bảng 'Giuda hôn Chuá' này không đủ tiêu chuẩn để được gọi là kỳ diệu bởi vì trong 16 số thì thiếu mất hai số 12 và 16 và đổi lại thì lại có 2 số trùng nhau là 10 và 14.
Trở lại các mặt cuả nhà thờ, mặt tiền, nhìn về phiá Nam, diễn tả cuộc phục sinh khải hoàn cuả Chuá Giêsu, đã bắt đầu từ năm 2002 nhưng chưa hoàn thành và chưa mở ra cho công chúng.
Đây sẽ là mặt vĩ đại nhất, đặt tên là mặt Khải Hoàn, diễn tả sự vinh hiển cuả Chuá Giêsu trên Trời và con đường cuả Chuá trong ngày Cánh Chung: Cái Chết, cuộc Phán Xét cuối cùng, sự Vinh quang cuả những người Lành và số phận Hoả Ngục dành cho kẻ Dữ.
...
Vào năm 2010 thì công trình xây dựng Sagrada Família được coi là mới chỉ hoàn thành được có một nửa mà thôi và những thách thức lớn nhất vẫn cần phải được giải quyết. Nhưng trong những năm vừa qua, nhờ sự trợ giúp cuả kỹ thuật thiết kế điện tử và nhờ việc áp dụng máy móc vào việc cưa đá thay vì phải đẽo gọt bằng tay, người ta dự trù ngày hoàn tất sẽ là vào năm 2028, nhưng hy vọng có thể rút ngắn vào năm 2026 để kỷ niệm 100 năm ngày chết cuả ông Gaudi.
Một điều kiện khác đã giúp việc xây dựng được tăng tốc là nhờ ở việc gây quĩ được dồi dào hơn, nhất là sau khi thế giới biết đến ngôi nhà thờ sau dịp Olympics ở Barcelona vào năm 1992, và nhờ ở việc bán vé cho du khách tham quan.
Bên trong nhà thờ:
Vào trong nhà thờ phải mua vé. Để kiểm soát số lượng du khách, người ta ấn định giờ vào, làm cho việc chờ đợi trở thành khá lâu, chưa kể việc phải xếp hàng khi mua vé.
Nhưng nếu không vào bên trong thì không thể cảm nghiệm được cái tinh tuý cuả một nghệ thuật có một không hai này.
Mọi người, khi bỏ lại sau lưng cái nóng cháy và cái ánh sáng choí chang bên ngoài để bước qua ngưỡng cửa, để nhận lấy một luồng không khí mát rượi trong một ánh sáng diụ dàng và trong vắt, thì đều có cảm tưởng như vừa thoát khỏi một cõi ô trọc mà được nhập vào một chốn thiên đường.
Những khung cảnh 'mất thẩm mỹ' và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (Nikolaus Pevsner) cuả chốn trần gian được thay thế bằng những khung cảnh tròn triạ, sáng như pha lê, và muôn sắc muôn màu giống như trong những giấc mơ.
Rõ ràng tác giả cuả công trình đã không chỉ muốn thiết kế ra một tác phẩm vật chất mỹ thuật mà thôi, nhưng đã cố gắng tạo ra một môi trường để phát huy nền tâm linh nội thức.
Những cây cột trơn tru và lóng lánh như ngọc vươn lên cao như một rừng cây, cao tít mãi, rồi chia cành tạo ra vòm, rồi trổ lá tạo thành trần. Và từ đỉnh cao nhất, từ vòm cuả cung thánh, một ánh sáng từ trời đổ xuống, men theo tia kim tuyến và tia ngọc bích, phản chiếu nhẹ nhàng trên lá màu bạc, rồi hoà vào vùng không gian rộng thênh thang cuả chính điện.
Cũng từ vòm trời đổ xuống, giống như từ những vì sao, những ngọn pháo bông nở rộ.
Và từ những cửa kính khổng lồ, ánh sáng muôn màu vẽ lên cảnh vật những giọt lung linh.
Không ai mà không phải một lần nín thở để ngỡ ngàng... trước kỳ công và tuyệt diệu.
Người ta cảm thấy mình thật là bé nhỏ và an bình.
Báo chí đã không ngớt ca tụng sự thiết trí kỳ diệu và hoàn hảo về ánh sáng cuả nhà thờ Sagrada Família. Riêng tôi, khi sửa hình trên Photoshop, lại một lần nữa cảm phục cái kỳ tài cuả kiến trúc sư Gaudi vì mọi tấm hình đều có đủ ánh sáng, không cần sửa đổi gì cả, dù cho đó là những tấm hình lấy từ những chiếc điện thoại di động sơ sài.
...
Kết luận
Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về ngôi nhà thờ Sagrada Famila, nhưng nói chung thì sự đánh giá từ giới kiến trúc là rất tích cực; Ông Louis Sullivan, người được coi là tổ phụ cuả những căn nhà trọc trời ở Mỹ, ngưỡng mộ và mô tả Sagrada Família là "công trình kiến trúc sáng tạo vĩ đại nhất trong 25 năm vừa qua."
Còn ông Walter Gropius, người được coi là khai phá ra nền kiến trúc tân thời cuả nước Đức cũng ca ngợi Sagrada Família là "một ngạc nhiên về kỹ thuật hoàn hảo ".
Cho nên dù với hình dạng bất thường, mà tạp chí Time từng phê bình là 'gợi cảm, tinh thần, quái dị và cởi mở', ngôi nhà thờ Sagrada Familia đã trở thành biểu tượng cho thành phố Barcelona.
Mỗi năm có khoảng 2.5 triệu người đến thăm.
Hai thắng cảnh cuả Barcelona:
Những du khách khi đến Barcelona, Tây Ban Nha, thường được giới thiệu 2 địa danh: đó là rặng núi Montserrat và nhà thờ Sagrada Familia.
Chúng tôi đã có dịp giới thiệu núi Montserrat với tượng 'Đức Mẹ Đen' là 'nơi chôn rau cắt rốn cuả dòng Tên' trong bài 'Một danh hiệu Đức Mẹ mà ĐTC Phanxicô yêu quí: Đức Mẹ Montserrat' . Vùng này cách xa thành phố trên 30 dặm cho nên du khách thường phải ghi danh đi 'tour' hoặc nhập vào những đoàn hành hương để viếng thăm.
Còn nhà thờ Sagrada Familia (Thánh Gia, Gia Đình cuả Chuá), khởi công từ năm 1882, dự trù hoàn thành 200 năm sau, thì nằm ngay trong phố có đường xe buýt, cho nên hầu như những ai hễ đã đến Barcelona thì không thể không biết đến.
Nhà thờ Sagrada Família:
Tên chính thức cuả nhà thờ là Basílica i Temple Expiatori de la Sagrada Família, Vương cung thánh đường và đền thánh cứu chuộc cuả Gia Đình Thánh.
Nhân dịp dừng chân tại Barcelona vào giữa tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã thăm viếng ngôi nhà thờ 'bất thường' nhưng nổi danh này.
Gọi là bất thường, không chỉ vì hình dáng khác lạ, nhưng còn là vì những sự kiện chưa từng xảy ra bao giờ như tuy chưa xây xong, Sagrada Familia đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thánh hiến và nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường (Basilica), đồng thời được UNESCO liệt kê là một di sản cuả thế giới.
Hình dáng bên ngoài:
Bây giờ hãy nói về hình dáng mà thôi. Ngôi nhà thờ đã là đề tài gây chia rẽ dân thành Barcelona một thời gian dài. Mới đầu nhà thờ được thiết kế theo mô hình cổ điển với những nét tròn và bệ vệ dựa theo mẫu ngôi đền Loreto ở Roma, nhưng sau khi ông Gaudi tham gia thì mô hình đã thay đổi trở thành kiểu Gothic cao và nhọn pha lẫn với nghệ thuật 'Art Nouveau' có nhiều dường cong uốn éo. Ngày nay, chỉ có gian hầm (crypt) là còn giữ dấu tích cổ điển nguyên thủy mà thôi.
Năm 1936, quân Cách Mạng thời nội chiến (1936-1939) đã đốt phá căn nhà hầm (crypt), trường học và xưởng thợ. Mặt phải (facade) cuả nhà thờ nằm ở hướng Đông, gọi là mặt Giáng Sinh, vẫn có dấu tích ám khói. Vết hằn cuả những sự căm thù vẫn còn để lại trên những bức tượng bị đập phá dù cho một số đã được sưả lại. Mầu đá mới vá víu vào mầu đá cũ. Đã 75 năm sau cuộc nội chiến rồi mà nhiều bức tượng vẫn còn gẫy tay, như thể làm nhân chứng cho một biến cố lịch sử đau thương.
Mặt phải này có cửa đi vào một trong 2 cánh cuả một mô hình thánh giá mà ngôi nhà thờ được thiết kế theo, việc quay mặt về hướng đông biểu lộ sự khởi đầu cuả sự sống. Mặt này diễn tả quang cảnh hang đá Bê Lem, lõm vào và có bùn đất rêu phong nhỏ giọt khắp nơi với nhiều quang cảnh về cuộc đời niên thiếu cuả Chuá Giêsu: 'cây bá hương biểu hiệu gia phả', 'Truyền Tin', 'Thăm Viếng bà Isave', 'Hang lừa', 'Mục đồng', 'Thiên Thần', 'Ba Vua', 'Di cư sang Ai Cập', 'Lạc trong đền Thánh', 'Làm Thợ Mộc' vv.
Kiến trúc sư Antoni Gaudí (1852–1926) đã cố ý thực hiện cánh phải này trước hết vì ông nghĩ rằng sự tích thần tiên cuả Giáng Sinh sẽ làm cho dân thành Barcelona sẵn sàng chấp nhận thiết kế của ông.
Nhưng dù thế vẫn không thiếu kẻ chỉ trích loại nghệ thuật mới mẻ cuả ông, nhà sử học Nikolaus Pevsner chế diễu rằng ngôi nhà thờ lớn lên như 'những ổ bánh mì ngọt và những ổ kiến', ông coi những giọt bùn và rêu nhỏ xuống trên mặt nhà thờ là 'mất thẩm mỹ' (bad taste) và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (ruthless audacity.)
'Những ổ bánh mì' mà Nikolaus Pevsner nói, là ám chỉ về những ngọn tháp cao vút. Sẽ có 18 ngọn tháp biểu hiệu cho 12 thánh tông đồ, 4 vị thánh sử, Đức Mẹ và Chuá Giêsu. Đã hoàn thành 8 ngọn tháp ở cửa đông và tây. Ngọn tháp chính và cao nhất biểu hiệu cho Chuá Giêsu đang được xây.
Ngọn tháp cao nhất này sau khi hoàn thành sẽ làm cho chiều cao cuả nhà thờ tăng gấp đôi hiện tại, lên tới 560ft (170m), trở thành công trình cao nhất cuả Thiên Chuá Giáo. Nhưng dù như thế thì đỉnh tháp cuả nhà thờ vẫn còn thấp hơn ngọn núi Montjuïc nằm trong tầm nhìn cuả Barcelona khoảng 1m. Theo sự suy luận cuả Gaudi thì không thể có một công trình nào cuả loài người được phép vượt qua công trình cuả Thiên Chuá.
Không như Nikolaus Pevsner dùng hình ảnh 'những ổ bánh mì' để diễn tả những ngọn tháp, những ngọn tháp ấy và toàn thể những trang hoàng khác đều dựa vào phong cảnh thiên nhiên cuả vùng Barcelona, tức là những thân cây dừa cao vút được tiả gọt và những tàng lá (cuả loại dừa gọi là cây Kè) rũ xuống trông như những cánh quạt.
Ông Gaudi đã rất có lý khi quyết định cho xây cánh phải trước tiên, bởi vì phiá Tây, diễn tả mầu nhiệm Thương Khó, thì rợn rùng khôn tả. Đó là những cảnh tượng cuả những đống xương khô, cuả những sọ người, đang nhìn về hướng cuả thần Chết.
Người ta đã gần hoàn thành mặt phiá Tây này, những bức tượng có nhiều góc cạnh tạo ra một phong cách đối chọi với những bức tượng trơn tru ở phiá Đông. Chủ đề cuả mặt Tây là cuộc thương khó tử nạn cuả Chuá Giêsu, gồm có nhiều cảnh tượng như 'Giuda hôn Thầy', 'Toà Philatô', 'chặng đàng Thánh Giá', 'đồi Golgotha' và trói vào một cây cột ở ngay trước cửa, là bức tượng cuả Chuá Giêsu đang chiụ đánh đòn.
Trong cảnh 'Cái hôn phản bội cuả Giuda' có một cái bảng vuông '4 x4' trông giống như cái 'bảng kỳ diệu' goị là Melancholia (U Sầu) (cuả Albrecht Dürer, 1514). Những 'bảng kỳ diệu' như thế thực ra chỉ là những trò chơi số học, người ta đã nhận ra là có thể sắp đặt những con số để làm cho mọi phép cộng trên mọi hàng (ngang hay dọc hay chéo) đều có cùng một đáp số như nhau. Đã có rất nhiều bảng kỳ diệu như thế bao gồm những bảng vuông 3x3, 4x4, 5x5, 6x6 v.v. Bảng Melancholia đem lại đáp số 34 nhưng bảng trong cảnh 'Giuda hôn Chuá' thì có đáp số là 33, ám chỉ số tuổi cuả Chuá Giêsu. Người ta phê bình rằng chiếc bảng 'Giuda hôn Chuá' này không đủ tiêu chuẩn để được gọi là kỳ diệu bởi vì trong 16 số thì thiếu mất hai số 12 và 16 và đổi lại thì lại có 2 số trùng nhau là 10 và 14.
Trở lại các mặt cuả nhà thờ, mặt tiền, nhìn về phiá Nam, diễn tả cuộc phục sinh khải hoàn cuả Chuá Giêsu, đã bắt đầu từ năm 2002 nhưng chưa hoàn thành và chưa mở ra cho công chúng.
Đây sẽ là mặt vĩ đại nhất, đặt tên là mặt Khải Hoàn, diễn tả sự vinh hiển cuả Chuá Giêsu trên Trời và con đường cuả Chuá trong ngày Cánh Chung: Cái Chết, cuộc Phán Xét cuối cùng, sự Vinh quang cuả những người Lành và số phận Hoả Ngục dành cho kẻ Dữ.
...
Vào năm 2010 thì công trình xây dựng Sagrada Família được coi là mới chỉ hoàn thành được có một nửa mà thôi và những thách thức lớn nhất vẫn cần phải được giải quyết. Nhưng trong những năm vừa qua, nhờ sự trợ giúp cuả kỹ thuật thiết kế điện tử và nhờ việc áp dụng máy móc vào việc cưa đá thay vì phải đẽo gọt bằng tay, người ta dự trù ngày hoàn tất sẽ là vào năm 2028, nhưng hy vọng có thể rút ngắn vào năm 2026 để kỷ niệm 100 năm ngày chết cuả ông Gaudi.
Một điều kiện khác đã giúp việc xây dựng được tăng tốc là nhờ ở việc gây quĩ được dồi dào hơn, nhất là sau khi thế giới biết đến ngôi nhà thờ sau dịp Olympics ở Barcelona vào năm 1992, và nhờ ở việc bán vé cho du khách tham quan.
Bên trong nhà thờ:
Vào trong nhà thờ phải mua vé. Để kiểm soát số lượng du khách, người ta ấn định giờ vào, làm cho việc chờ đợi trở thành khá lâu, chưa kể việc phải xếp hàng khi mua vé.
Nhưng nếu không vào bên trong thì không thể cảm nghiệm được cái tinh tuý cuả một nghệ thuật có một không hai này.
Mọi người, khi bỏ lại sau lưng cái nóng cháy và cái ánh sáng choí chang bên ngoài để bước qua ngưỡng cửa, để nhận lấy một luồng không khí mát rượi trong một ánh sáng diụ dàng và trong vắt, thì đều có cảm tưởng như vừa thoát khỏi một cõi ô trọc mà được nhập vào một chốn thiên đường.
Những khung cảnh 'mất thẩm mỹ' và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (Nikolaus Pevsner) cuả chốn trần gian được thay thế bằng những khung cảnh tròn triạ, sáng như pha lê, và muôn sắc muôn màu giống như trong những giấc mơ.
Rõ ràng tác giả cuả công trình đã không chỉ muốn thiết kế ra một tác phẩm vật chất mỹ thuật mà thôi, nhưng đã cố gắng tạo ra một môi trường để phát huy nền tâm linh nội thức.
Những cây cột trơn tru và lóng lánh như ngọc vươn lên cao như một rừng cây, cao tít mãi, rồi chia cành tạo ra vòm, rồi trổ lá tạo thành trần. Và từ đỉnh cao nhất, từ vòm cuả cung thánh, một ánh sáng từ trời đổ xuống, men theo tia kim tuyến và tia ngọc bích, phản chiếu nhẹ nhàng trên lá màu bạc, rồi hoà vào vùng không gian rộng thênh thang cuả chính điện.
Cũng từ vòm trời đổ xuống, giống như từ những vì sao, những ngọn pháo bông nở rộ.
Và từ những cửa kính khổng lồ, ánh sáng muôn màu vẽ lên cảnh vật những giọt lung linh.
Không ai mà không phải một lần nín thở để ngỡ ngàng... trước kỳ công và tuyệt diệu.
Người ta cảm thấy mình thật là bé nhỏ và an bình.
Báo chí đã không ngớt ca tụng sự thiết trí kỳ diệu và hoàn hảo về ánh sáng cuả nhà thờ Sagrada Família. Riêng tôi, khi sửa hình trên Photoshop, lại một lần nữa cảm phục cái kỳ tài cuả kiến trúc sư Gaudi vì mọi tấm hình đều có đủ ánh sáng, không cần sửa đổi gì cả, dù cho đó là những tấm hình lấy từ những chiếc điện thoại di động sơ sài.
...
Kết luận
Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về ngôi nhà thờ Sagrada Famila, nhưng nói chung thì sự đánh giá từ giới kiến trúc là rất tích cực; Ông Louis Sullivan, người được coi là tổ phụ cuả những căn nhà trọc trời ở Mỹ, ngưỡng mộ và mô tả Sagrada Família là "công trình kiến trúc sáng tạo vĩ đại nhất trong 25 năm vừa qua."
Còn ông Walter Gropius, người được coi là khai phá ra nền kiến trúc tân thời cuả nước Đức cũng ca ngợi Sagrada Família là "một ngạc nhiên về kỹ thuật hoàn hảo ".
Cho nên dù với hình dạng bất thường, mà tạp chí Time từng phê bình là 'gợi cảm, tinh thần, quái dị và cởi mở', ngôi nhà thờ Sagrada Familia đã trở thành biểu tượng cho thành phố Barcelona.
Mỗi năm có khoảng 2.5 triệu người đến thăm.