Hội nghị kéo dài 3 ngày “Nostra Aetate - Kỷ niệm 50 năm đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo” đã kết thúc hôm thứ Năm 21 tháng 05 năm 2015 tại Ðại học Công Giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington. Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Các Tín Hữu Kitô, cũng là người đặc trách về đối thoại với người Do Thái, là Ðức Hồng Y Kurt Koch- đã tham dự Hội nghị này. Ngài nói rằng Tuyên ngôn Nostra Aetate là một mốc quan trọng trong quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác.
Tuyên ngôn Nostra Aetate, nghĩa là “Trong Thời Đại Chúng Ta”, bàn về quan hệ Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo không phải là Kitô đã được Công Đồng Chung Vatican II thông qua với 2221 phiếu thuận và 88 phiếu chống và đã được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố ngày 28 tháng 10 năm 1965.
Trong diễn từ của ngài, Ðức Hồng Y Kurt Koch lưu ý rằng mặc dù Giáo Hội tiến hành các cuộc đối thoại song phương với các nhà lãnh đạo Do Thái giáo và Hồi giáo, hiện nay vẫn còn là quá sớm để tham gia vào một cuộc đối thoại “tay ba” giữa ba tôn giáo độc thần.
“Chúng ta hiện không có đối thoại tay ba và đối với chúng tôi vẫn còn quá sớm để thực hiện điều này vì đôi khi chúng ta đề cập đến một Abraham đại kết - điều này rất rõ ràng - là một vấn đề hay đấy. Nhưng mặt khác, chúng ta có một lối giải thích rất khác nhau về Abraham và chúng ta không thể phủ nhận vấn nạn đó. Và trong cuộc thảo luận liên tôn, điều rất quan trọng là chúng ta cũng phải giải quyết sự khác biệt trong giải thích về Abraham”.
Khi được hỏi là liệu các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Do Thái giáo có cởi mở để tham gia một cuộc đối thoại như thế hay không và liệu điều đó có thể mở đường cho việc cải thiện quan hệ giữa ba tôn giáo hay không, Ðức Hồng Y Koch trả lời như sau:
“Chúng tôi hy vọng có thể đi theo đường hướng này trong tương lai, nhưng trong mỗi tôn giáo đều có sự chống đối. Chúng ta có các nhà lãnh đạo Hồi giáo cởi mở và các nhà lãnh đạo Kitô giáo cởi mở, nhưng chúng ta cũng có sự chống đối trong cả ba tôn giáo. Ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo vẫn có sự chống đối Tuyên ngôn Nostra Aetate. Đây cũng là những nhóm chống đại kết, chống đối thoại liên tôn, chống tuyên ngôn tự do tôn giáo. Và tôi nghĩ rằng họ chỉ là thiểu số. Chúng ta phải tiến bước trên nền tảng của Công đồng Vatican II với thẩm quyền cấp cao của Giáo Hội Công Giáo và chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng rất quan trọng này”.
Tuyên ngôn Nostra Aetate, nghĩa là “Trong Thời Đại Chúng Ta”, bàn về quan hệ Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo không phải là Kitô đã được Công Đồng Chung Vatican II thông qua với 2221 phiếu thuận và 88 phiếu chống và đã được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố ngày 28 tháng 10 năm 1965.
Trong diễn từ của ngài, Ðức Hồng Y Kurt Koch lưu ý rằng mặc dù Giáo Hội tiến hành các cuộc đối thoại song phương với các nhà lãnh đạo Do Thái giáo và Hồi giáo, hiện nay vẫn còn là quá sớm để tham gia vào một cuộc đối thoại “tay ba” giữa ba tôn giáo độc thần.
“Chúng ta hiện không có đối thoại tay ba và đối với chúng tôi vẫn còn quá sớm để thực hiện điều này vì đôi khi chúng ta đề cập đến một Abraham đại kết - điều này rất rõ ràng - là một vấn đề hay đấy. Nhưng mặt khác, chúng ta có một lối giải thích rất khác nhau về Abraham và chúng ta không thể phủ nhận vấn nạn đó. Và trong cuộc thảo luận liên tôn, điều rất quan trọng là chúng ta cũng phải giải quyết sự khác biệt trong giải thích về Abraham”.
Khi được hỏi là liệu các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Do Thái giáo có cởi mở để tham gia một cuộc đối thoại như thế hay không và liệu điều đó có thể mở đường cho việc cải thiện quan hệ giữa ba tôn giáo hay không, Ðức Hồng Y Koch trả lời như sau:
“Chúng tôi hy vọng có thể đi theo đường hướng này trong tương lai, nhưng trong mỗi tôn giáo đều có sự chống đối. Chúng ta có các nhà lãnh đạo Hồi giáo cởi mở và các nhà lãnh đạo Kitô giáo cởi mở, nhưng chúng ta cũng có sự chống đối trong cả ba tôn giáo. Ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo vẫn có sự chống đối Tuyên ngôn Nostra Aetate. Đây cũng là những nhóm chống đại kết, chống đối thoại liên tôn, chống tuyên ngôn tự do tôn giáo. Và tôi nghĩ rằng họ chỉ là thiểu số. Chúng ta phải tiến bước trên nền tảng của Công đồng Vatican II với thẩm quyền cấp cao của Giáo Hội Công Giáo và chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng rất quan trọng này”.