Phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh

Ngày 17 tháng 12 vừa qua phóng viên Sergio Centoganti chương trình Ý ngữ Đài Vaticăng đã phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, về các sinh hoạt của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2014. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn này.

Hỏi: Thưa cha, năm 2014 đã là một năm rất bận rộn của Đức Thánh Cha Phanxicô. Xin cha cho biết tổng kết, bắt đầu từ 5 chuyến công du quốc tế tại Thánh Địa, Nam Hàn, Albania, Quốc hội Âu châu Strasbourg và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáp: Vâng, có rất nhiều điều để nói. Trước hết tôi muốn nhắc rằng thật là đẹp việc Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Thánh Địa như các vị tiền nhiệm của ngài, bởi vì đó luôn luôn là trở về với cội nguồn đức tin của chúng ta, trở về với gốc rễ của Kitô giáo, trở về các nơi của Lich sử cứu độ, và điều này có một sức mạnh biểu tượng và tinh thần tuyệt diệu. Tôi nhớ những lúc trong đó Đức Thánh Cha đã cảm động đứng bên bợ sông Giordan, tại nơi Chúa chịu phép rửa, tại Mộ Thánh vv… Như thế chúng là các điều nền tảng đối với đức tin của chúng ta và thật là đúng đắn khi Đức Thánh Cha nhân danh tất cả chúng ta trờ lại các nơi này để nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta từ đâu đến và nhớ mầu nhiệm cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với nhân loại. Nhưng cũng có biết bao nhiêu khía cạnh khác nữa mà các chuyến công du đã đụng chạm tới. Tôi muốn nhắc tới khía cạnh đại kết trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, cũng như tại Costantinopoli với Đức Thương Phụ Bartolomaios. Nó nói lên tình bạn sâu xa và tương quan cá nhân mà Đức Phanxicô đã thiết lập với vị thứ nhất trong các Thượng Phụ của Giáo Hội chính thống, và nó là dấu chỉ hy vọng cho con đường đại kết tương lai của chúng ta.

Biên giới Á châu cũng rất quan trọng: trong năm nay Đức Thánh Cha đã công du Nam Hàn và trong vài tuần nữa ngài sẽ viếng thăm Sri Lanka và Philippines. Vị tiền nhiệm của ngài đã không thể viếng thăm Á châu. Các chuyến công du lớn này diễn tả sự chú ý mới của Giáo Hội đối với phần nhân loại trội nhất ngày nay cũng như trong tương lại, về phương diện dân số cũng như về phương diện các chiều kích và sức sinh động sự hiện diện gây ấn tượng của nó, và riêng đối với Giáo Hội, thì nó là một cánh đồng truyền giáo mênh mông, một môi trường loan báo Tin Mừng trong các hoàn cảnh văn hóa, xã hôi, chính trị rất khác nhau, thường là khó khăn. Như thế Á châu là một trong những biên giới của Giáo Hội thời nay. Và Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta thấy điều đó với các chuyến công du rất hứng khởi của ngài.

Cũng không nên quên chiều kích âu châu. Đã có chuyến viếng thăm rất ngắn bên Albania, tuy nhiên cũng ý nghĩa vì sự kiện Đức Thánh Cha ước mong khởi hành từ các vùng ngoại biên để đi tới trung tâm của đại lục. Thế nhưng ngài cũng tới Strasbourg: một chuyến viếng thăm rất ngắn nhưng nền tảng, bởi nó đã cho ngài dịp ngỏ lời với Âu châu, với các nước âu châu và lục địa này, một bài diễn văn sâu rộng, một bài diễn văn có cấu trúc hoàn toàn với biết bao nhiều viễn tượng, mà trong một cách thế nào đó đã rất được chờ đợi đối với một vị Giáo Hoàng đến từ ngoài Âu châu. Và giờ đây nó là một điểm tham chiếu cho biết bao nhiêu can thiệp khác mà Đức Thánh Cha có thể làm đối với các dân tộc riêng rẽ hay trong biết bao hoàn cảnh liên quan tới đji lục âu châu của chúng ta. Tôi muốn nhắc đến một đặc điểm nhỏ cùa các chuyến viếng thăm này đó là chiều kích của sự tử đạo, tại Nam Hàn nơi Lịch sử Giáo Hội mang đặc thái của sự tử đạo, cũng như tại Albania, nơi sự tử đạo trong các thời gian mới đây dưới chế độ công sản, đã rất là mạnh mẽ, cũng như trại Viễn Đông nơi sự tử đạo đang là một thực tại với biết bao nhiêu vấn đề xảy ra, Đức Thánh Cha gặp gỡ thực tại này và nhắc cho chúng ta biết tính cách thời suẹ của chiều kích này trong cuộc sống Giáo Hội mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta nữa.

Hỏi: Liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có khía cạnh liên tôn rất quan trọng nữa có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng thế. Trong số các chiều kích của triều đại giáo hoàng năm nay có chiều kích đối thoại liên tôn cũng quan trọng và tại Thổ Nhĩ Kỳ nó đã tìm ra một sự hành động được tiếp tục thí dụ cả trong chuyến viếng thăm Albania và trong các dịp khác nữa. Xem ra Đức Giáo Hoàng cũng rất ý thức được tình hình của Hối giáo trong thế giới tân tiến ngày nay và tìm các con đường cho một tương quan xây ưụng, cả trong đối thoại, trong nghĩa đầy là điều có thể, dĩ nhiên bằng cách tránh các qúa đáng và lên án mọi quá đáng của việc sử dụng niềm tin tôn giáo một các bạo lực.

Hỏi: Thủa cha chúng ta cũng không thể quên các biến cố lớn của lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II cũng như việc phong Chân phước cho Đúc Phaolô VI…

Đáp: Phải, tôi tin rằng mẫu số chung của các biến cố vĩ đại này là tính cách thời sự của Công Đồng Chung Vaticăng II, là trung tâm cuộc sống của ba vị Giáo Hoàng này. Vì Đức Giaon XXIII đã triêu tập Công Đồng, Dức Phaolô VI đã dẫn đưa nó tói chỗ thành toàn, đã kết thúc và bắt đầu thực hiện nó và Đức Gioan Phaolô II đã dành suốt triều đại của ngài để thực hiện Công Đồng Chung Vaticăng II. Như vậy ba gương mặt Giáo Hoàng này, ngoài giá trị chứng tá kitô và nhân bản ngoại thường của các vị, các vị được gắn liền với biến cố canh tân Giáo Hội trong thời đại chúng ta, với cuộc đối thoại với thời đại và nền văn hóa ngày nay, với việc loan báo Tin Mừng cho thời nay do một Giáo Hội được canh tân theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II. Nhue vạy, xem ra hai biến cỗ vĩ đại này – lễ phong thánh và phong chân phước – cũng ghi dấu hướng đi trong triều đại của Đức Phanxicô theo dấu vết các vị tiền nhiệm, trong khung cảnh to lớn của Công Đồng Chung Vatcăng và việc thực hiện nó trong thời đại ngày nay.

Hỏi: Năm 2014 cũng có Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, đã dấy lên các tranh luận sống động cả trong thế giới Công Giáo nữa thưa cha…

Đáp: Vâng. Tôi tin rằng công tác mục vụ lớn của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với lộ trình được chia thành các chặng khác nhau, từ Hội nghị của các Hồng Y cho tới hội nghị ngoại thường và hội nghị bình thường của các Giám Mục, mà chúng ta còn đang chờ, cho tới việc lôi cuốn cộng đoàn Giáo Hội vào cuộc, công việc này là một trong các công việc mục vụ được Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra. Có lẽ nó chính yếu trong nghĩa nó thực sự đề cập đến cuộc sống của mọi người: cuộc sống của tín hữu cũng như cuộc sống của tất cả mọi người thời dại chúng ta, bởi vì nó là đề tài liên quan tới gia đình, tới việc rao truyền Tin Mừng cho thực tại gia đình; nó là cái gì liên quan tới thiện ích, trung tâm cuộc sống của từng người nam nữ trong thời đại chúng ta. Đây là một cuộc đầu tư rất can đảm, bời vì Đức Giáo Hoàng cũng đã để trên bàn các đề tài khó, và tế nhị, nhưng đó chính là điều thực sự cần thiết. Một cách đúng đắn người ta cũng nhắc nhớ rằng các vị Giáo Hoàng trước cũng thế vào đầu triều đại của các ngài, các đã chọn đề tài gia đình như là đề tài làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục và là đề tài quan trọng trong sứ mệnh mục vụ của các ngài. Như thế, chúng ta thấy rằng việc đi thằng vào trong con tim, vào trong thế giới của cuộc sống để tìm loan báo Tin Mừng và trao ban một con đường tốt cho cuộc sống tinh thần và nhân bản cho con người thời nay, là một cái gì vô cũng cấp bách. Và chúng ta chân thành cầu chúc Đức Thánh Cha Phanxicô thành công dẫn đưa Giáo Hội tới một suy tư về các đề tài thưc sự nền tảng liên quan tới gia đình, mà không bị lo ra bởi các đề tài tuy cũng quan trọng, nhưng có tính cách ngoài lề hay có thể gây ra các tranh cãi mà không tiếp nhận được đâu là các điểm nòng cốt nhất, bởi vì quan trong nhất đối với tất cả mọi người: đề tài về gia đình và sống làm sao như kitô hữu chiều kích nền tảng này của cuộc sống.

Hỏi: Thưa cha, ngoài đề tài gia đình, còn có nhiều đề tài khác nữa mà Đức Thánh Cha Phanxicô hay đề cập đến, chằng hạn như hòa bình, công lý, người nghèo, những người bị khai thác bóc lột, nạn nô lệ, các kitô hữu bị bách hại vv….

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của mình Đức Thánh Cha đã nói với chúng ta là ngài muốn nhớ đến người nghèo và các vùng ngoại biên, nhớ đến tất cả những người đau khổ, bỏi vì họ có quyền được chúng ta chú ý, có quyền được hưởng tình liên đới và sự chia sẻ của chúng ta đối với các vấn đề của họ. Và điều này chúng ta nhận thấy la nó trở lại thường xuyên. Năm nay chúng ta có tình trạng thê thảm của vùng Trung Đông, với biết bao nhiêu người – kitô giáo và không kitô giáo – đã phải bỏ nhà cửa trốn chạy và phải sống trong điều kiện của người tỵ nạn với rất nhiều đau khổ; hay bị bách hại và trực tiếp trở thành nạn nhân của bạo lực. Và điều này luôn luôn trở lại trong các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, trong sự lưu tâm của ngài, cả trong lá thư gửi các kitô hữu vùng Trung Đông ngày 23 tháng 12, hai ngày trước lễ Giáng Sinh. Nhưng cũng có các đề tài khác trở lại thường xuyên và Giáo Hội tập trung nhiều chú ý trên các đề tài đó. Chúng ta hãy lấy các đề tài trong Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi cho ngày hòa bình thế giới năm nay chống lại các tệ nạn nô lệ mới, và đã có nhiều sáng kiến được để ra do Hàn Lâm Viện các Khoa Học của Toà Thánh, do các nữ tu chống lại nạn buôn người, chống lại biết bao nhiêu hình thức bạo lực khác và chống lại nạn nô lệ trong thời đại ngày nay… Đức Thánh Cha đã huy động toàn Giáo Hội và các người thiện chí trên các chiến tuyến này.

Hỏi: Đâu là ý nghĩa cuộc cải tổ mà Đức Thánh Cha muốn thực hiện thưa cha? Chúng ta cũng nghĩ đến diễn văn quan trọng mà ngài đã nói mới đây với các nhân viên trung ương Tòa Thánh.

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của ngài Đức Thánh Cha đã đưa ra một dự án cải tổ các co quan Trung Ương Tòa Thánh, cần phải hiểu cho rõ, vì nó chỉ đơn sơ là một phần của một chương trình canh tân Giáo Hội rộng rãi hơn rất nhiều, mà ngài đã trình bầy trong Tông huấn “Niêm Vui Phúc Âm”: chương trình của Giáo Hội đi ra, của Giáo Hội truyên giáo, của toàn Giáo Hội dấn thân rao truyêfn Tin Mừng, mà các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh là người phục vụ, là một dụng cụ giúp Giáo Hội trong sứ mạng của mình. Công việc suy tư về sự cải cách Trung Ương Tòa Thánh này cũng có tính cách cơ cấu, tiếp tục với tính cách đều đặn của nó, với các tiết nhịp dĩ nhiên là khá dài, với việc suy tư và tham khảo ý kiến. Nhưng điều xem ra rất quan trọng cần ghi nhận đó là đối với Đức Thánh Cha trọng tâm của mọi cuộc cải cách là nội tại:: các cuộc canh cải khởi hành từ con tim. Chúng ta cũng hãy nhơ Chúa Giêsu đã nói rằng: “Những diều tốt và những điều xấu phát xuất từ con tim”. Chính đó là nơi phải khởi hành để canh tân và để chữa lành khi có các điều không phù hợp. Khi đó cả các diễn văn Đức Thánh Cha đã nói trước lễ Giáng Sinh, với các nhân viên Trung Ương Tòa Thánh cũng như với các nhân viên Vaticăng, diễn văn kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục cho chúng ta biết ngài cai quản Giáo Hội như thế nào kể cả với sự phân định tinh thần để chữa lành trong chiều sâu các thái độ của chúng ta, dể khiến cho chúng ta trung thành triệt để hơn với Tin Mừng. Và như thế chúng ta có thể thi hành tất cả việc phục vụ của mình một cách tốt đẹp hơn, thực thi sinh hoạt rao truyền Tin Mừng hay phục vụ Giáo Hội một cách tốt đẹp hơn. Đó, cải cách là một đề tài trường cửu trong cuộc sống kitô – đề tài hoán cải của kitô hữu - và nó phải là cái gì sâu xa, không hời hợt bề ngoài, không chỉ có tính cách tổ chức.

Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng các vấn đề trước hết không chỉ có tính cách phối hợp và tổ chức – cả khi các điều này trợ giúp – nhưng cũng là các vấn đề nội tâm và sâu xa hơn. Theo tôi các diễn văn lớn này đã nêu bật một cách rất tốt trong thứ loại, trong định hướng của chúng sự lưu tâm ưu tiên này của Đức Thánh Cha nhằm chữa lành con tim trong chiều sâu. Tất cả các vấn đề hay các bất cập mà chúng ta có thể đang sống, đôi khi không chỉ có một chiều kích có tính cách cơ cấu mà cũng có một chiều kích liên quan tới các thái độ sống nữa, các thái độ thích đáng, có khả năng lắng nghe, có khả năng đối thoại, sẵn sàng phục vụ, thanh tẩy nội tâm… đây là các chiều kích mà Đức Thánh Cha lưu tâm và chúng là các chiều kích mà Đức Thánh Cha thường đề cập đến trong các bài giảng thánh lễ mỗi sáng trong nhà trọ thánh Marta. Trong đó biểu lộ tính cách bậc thầy tu đức của ngài, tính cách là người hướng đạo tinh thần theo truyền thống Linh thao của thánh Ignazio. Như thế tôi tin rằng thật quan trọng hiểu biết điều này: đó là mỗi một hình thái đích thực là vấn đề của trưòng cửu trong cuộc sống Giáo Hội, phải tìm ra điểm khởi hành thực sự của nó, là chiều sâu của con tim, được canh tân dưới ánh sáng Tin Mừng. Đó là điều Đức Thánh Cha nói với chúng ta và nói thường xuyên.

Hỏi: Sau cùng thưa cha, cha có lời nào định tính các sinh hoạt trong năm 2014 này của Đức Thánh Cha Phanxicô hay không?

Đáp: Các lời Đức Thánh Cha dùng và chúng đánh động thì nhiều lắm, vì thế có thể chọn trong biết bao nhiêu lời. Có một lời mà với thời gian qua đi tôi tin rằng nó ngày càng giúp hiểu biết và trông thấy ý nghĩa nòng cốt của nó hơn đó là nền văn hóa gặp gỡ. Nghĩa là Đức Thánh Cha Phanxicô có một thái độ riêng, một kiểu tương quan với những người khác như là một người gặp gỡ một người dấn thân cuộc sống và con người của ngài một cách sâu đậm đến độ làm cho người khác, người đối thoại cũng dấn thân. Và khi đó người ta có thể gặp gỡ nhau một cách sâu đậm và cũng có thể đưa ra các sáng kiến và các cuộc đối thoại mới, có khi đã bị chặn lại, với một tương quan đã ở trên bình diện hời hợt hay hình thức bề ngoài hơn. Tôi cũng nghĩ tới điều này liên quan một chút tới kiểu tương quan của Đức Thánh Cha với các nhân vật lớn.

Chúng ta đã nhắc tới cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios: đó đã là mọt cuộc gặp gỡ cá nhân, một tình bạn đích thật. Và điều này khiến chúng ta nghĩ rằng cả phong trào đại kết cũng có thể có các bước tiến tới trong đó cuộc gặp gỡ cá nhân giữa các con người thúc đầy và giúp tiến tới cả trong chiều kích cần thiết của cuộc đối thoại thần học, của cuộc gặp gỡ các tư tưởng, các nghiên cứu, tuy không hoàn toàn rốt ráo. Cũng cần có cuộg gặp gỡ giữa các con người trong đức tin và trong ý chí muốn tiếp tục con đường dẫn tới sự hiệp nhất của Giáo Hội, theo ý muốn của Chúa Kitô. Và trong một nghĩa nào đó cả dấu chỉ hy vọng mới đây của các tương quan giữa Hoa Kỳ và Cuba, trong đó hai vị lãnh đạo đã cám ơn Đức Thánh Cha về bức thư ngài viết cho họ. Nó nói lên rằng trong chiều kích này của các liên lạc quốc tế với các nhân vật lớn trên thế giới - cả với các vị lãnh đạo không phải chỉ của các tôn giáo, mà của cả các dân tộc nữa – Đức Giáo Hoàng đã có kiểu tiếp cận của ngài rất là cá nhân nhưng lôi cuốn vào cuộc, biểu lộ dặc sủng của ngài, một khả năng đi tới con tim cuả người khác và mời gọi họ bước đi, bước đi cho thiện ích của nhân loại. Đó, đối với tôi xem ra là điều gì đó rất quý báu, rất quan trọng và cũng là đặc điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đàng sau kiểu nói “nền văn hóa gặp gỡ” mà ban đầu tôi đã hơi đánh giá thấp một chút, trái lại tôi tìm thấy dịnh hướng đi tới với người khác trong biết bao nhiêu chiều kích tôn giáo cũng như tu đức, đại kết và chính trị cũng là một chiều kích khác diễn tả một đặc thái của Đức Giao Hoan này.