4. Kết luận
50. Để kết luận phần liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của các sách Kinh thánh (nguồn gốc thần thiêng tương ứng với khái niệm linh hứng), trước tiên chúng ta, một mặt, sẽ tóm tắt những gì đã được trình bầy về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và các tác giả loài người, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh sự kiện này là các trước tác Tân Ước nhìn nhận tính linh hứng của Cựu Ước, và thể hiện cách đọc Kitô học về nó. Sau đó, chúng ta sẽ mở rộng viễn ảnh và tìm cách hoàn tất các kết quả đã thu lượm được: Với việc xem xét theo lối đồng đại (synchnonique), chúng ta sẽ thêm một xem xét vắn tắt theo lối dị đại (diachronique) việc cấu tạo văn chương của các trước tác Kinh Thánh. Mặt khác, việc nghiên cứu các trước tác cá thể đã được trình bày sẽ được hoàn tất bằng một tổng quan về các trước tác Kinh thánh được tập họp lại trong cùng một qui điển. Khía cạnh cuối cùng này sẽ được bàn tới trong hai phần: đầu tiên sẽ nói đến qui điển của cả hai giao ước, tìm thấy trong Tân Ước, sau đó là lịch sử hình thành qui điển và việc tiếp nhận các sách Kinh thánh của Israel và của Giáo hội.
4.1 Tổng quan về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người"
51. Dự án của chúng ta hệ ở việc, qua một số sách Kinh Thánh, nêu bằng chứng cho mối liên hệ giữa những người viết chúng và Thiên Chúa, bằng cách đặc biệt chú ý đến cách họ chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chúng. Kết quả của nghiên cứu này hệ ở "hiện tượng học Kinh thánh" (phénoménologie biblique) về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người". Chúng ta trình bày ở đây một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã được thảo luận, và sau đó các đặc điểm chính về linh hứng sẽ được làm nổi bật, do đó cho phép mô tả các điều kiện của một sự tiếp nhận thích đáng và chính đáng các sách được linh hứng.
a. Tổng hợp ngắn gọn
Trong các bản văn Cựu Ước, mối liên hệ hiện hữu giữa các tác giả khác nhau và Thiên Chúa được phát biểu nhiều cách. Trong Ngũ kinh, Môsê xuất hiện như một nhân vật được Thiên Chúa đặt làm người trung gian duy nhất cho sự mặc khải của Người. Trong nhóm Kinh thánh này, chúng ta tìm thấy lời khẳng định nguyên ủy rằng chính Thiên Chúa đã viết bản Mười Điều Răn và giao nó cho Môsê (Xh 24:12); một điều chứng thực nguồn gốc thần thiêng trực tiếp của bản văn này. Môsê cũng được trình bầy chịu trách nhiệm viết các lời lẽ thần thiêng khác (xem Xh 24:4; 34:27), trở thành người trung gian dứt khoát của Chúa trong toàn bộ Tôra (xem Đnl 31:9). Còn các sách tiên tri, các sách này biết các công thức khác nhau để diễn tả sự kiện này là Thiên Chúa truyền đạt Lời của Người cho các sứ giả được linh hứng, những người có trách nhiệm truyền đạt lời này cho dân. Trong khi trong Ngũ kinh và các sách tiên tri, Lời của Thiên Chúa được tiếp nhận trực tiếp bởi các trung gian do Thiên Chúa tuyển chọn, chúng ta tìm thấy một tình huống khác trong các Thánh Vịnh và sách Khôn ngoan. Trong các Thánh vịnh, người cầu nguyện nghe tiếng Thiên Chúa, Đấng được tri nhận trước hết trong các biến cố vĩ đại của sáng thế và lịch sử cứu độ của Israel, và cả trong một số kinh nghiệm bản thân. Tương tự như vậy, trong các sách Khôn ngoan, việc suy gẫm Lề Luật và các Tiên tri, được linh hứng bởi việc kính sợ Thiên Chúa, nhờ các chỉ dẫn khác nhau, dẫn tới một nền huấn giáo khôn ngoan của Thiên Chúa.
Trong Tân Ước, con người của Chúa Giêsu, hoạt động và hành trình của Người diễn tả đỉnh cao của mặc khải thần thiêng. Đối với mọi tác giả và trong mọi trước tác Tân Ước, bất cứ mối liên hệ nào với Thiên Chúa cũng đều phụ thuộc vào mối liên hệ với Chúa Giêsu. Các Tin Mừng nhất lãm chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chính chúng, qua việc trình bày Chúa Giêsu và công trình mặc khải của Người. Đặc tính này chung cho bốn Tin Mừng, nhưng không phải không có những sắc thái nhất định. Các Tin Mừng Mátthêu và Máccô tự đồng nhất với con người và công việc của Chúa Giêsu. Chúng trình bày hành động của Người theo cách kể chuyện, cũng như cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người, vốn là một xác nhận tối cao của Thiên Chúa đối với toàn bộ các lời lẽ của Người và tất cả những lời khẳng định của Người liên quan đến danh tính của Người. Thánh Luca, trong phần mở đầu Tin Mừng của ngài, giải thích trình thuật của ngài dựa trên mối liên hệ của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên của Lời Chúa. Cuối cùng, Thánh Gioan quả quyết mình là nhân chứng tận mắt công trình của Chúa Giêsu kể từ lúc bắt đầu. Được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và tin vào tư cách làm con thần thiêng của Chúa Giêsu, ngài làm chứng cho công trình mặc khải của Người.
Các trước tác khác của Tân Ước chứng thực theo nhiều cách khác nhau rằng chúng phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa. Qua mối liên kết chặt chẽ nối kết hai tác phẩm của ngài (xem Công vụ 1: 1-2), Thánh Luca làm người đọc hiểu rằng trong Công vụ các Tông Đồ, ngài tường thuật các hoạt động hậu phục sinh của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên Lời Chúa (xin xem Lc 1:3), những người ngài phụ thuộc trong việc trình bày công trình của Chúa Giêsu, trong Tin Mừng của ngài. Thánh Phaolô chứng thực đã tiếp nhận từ Thiên Chúa Cha sự mặc khải về Con của Người (xem Gl 1:15-16) và đã thấy Chúa Phục sinh (1 Cr 9: 15,8), và ngài đã khẳng định nguồn gốc thần thiêng tin mừng của ngài. Trong những điều liên quan đến việc nhận thức ơn cứu rỗi được Thiên Chúa mặc khải, tác giả thư Do Thái lấy làm nguồn các nhân chứng trực tiếp được nghe lời rao giảng của Chúa. Cuối cùng, tác giả Sách Khải Huyền mô tả một cách tinh tế và độc đáo cách ngài nhận được sự mặc khải được viết một cách dứt khoát và không thể thay đổi trong cuốn sách của ngài: về chính Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô, trong các dấu hiệu được giải mã nhờ sự giúp đỡ của một thiên thần giải thích.
Do đó, chúng ta tìm thấy trong các trước tác Kinh Thánh một bộ chứng từ lớn liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của chúng, và do đó có thể nói tới một "hiện tượng học" phong phú về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả loài người. Trong Cựu Ước, mối liên hệ được thiết lập, nhiều cách khác nhau, với chính Thiên Chúa. Trái lại, trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa luôn đi qua trung gian của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nơi Người, Thiên Chúa nói Lời tối hậu và quyết định của Người (Dt 1: 1-2). Trong phần dẫn nhập, chúng ta đã nhấn mạnh sự khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng giữa mặc khải và linh hứng, giữa việc thông đạt nội dung và sự giúp đỡ thần thiêng đối với công trình viết. Yếu tố căn bản và nguyên thủy là hành động thông đạt của Thiên Chúa và việc tiếp nhận bằng đức tin các nội dung sau đó được viết ra với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Trường hợp Mười Điều Răn, do chính Thiên Chúa viết và trao cho Môsê (Xh 24:12), rõ ràng ngoại thường, giống như Sách Khải Huyền, trong đó, diễn tả chi tiết diễn trình đi từ việc thông đạt của Thiên Chúa đến việc viết.
b. Các đặc điểm chính của linh hứng
52. Dựa vào các yếu tố vừa được tóm tắt, giờ đây ta có thể trình bầy các đặc điểm của khái niệm linh hứng, và làm rõ khái niệm "linh hứng của các sách Kinh thánh".
Bằng cách chú ý đến những dấu chỉ làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của các tác phẩm Kinh thánh khác nhau, chúng ta đã nhận thấy rằng trong Cựu Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng là căn bản, trong khi trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa đi qua sự trung gian của con Người là Chúa Giêsu. Mối liên hệ này mang nhiều hình thức. Đối với Cựu Ước, chúng ta hãy đề cập đến mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và Môsê, được Ngũ kinh mô tả, mối liên hệ được các công thức tiên tri gợi lên, kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của các Thánh vịnh, nỗi kính sợ Thiên Chúa, đặc điểm của sách Khôn Ngoan. Tự đặt mình vào mối liên hệ sống động này, các tác giả nhận được và nhận ra những gì họ truyền đạt trong lời lẽ và trong các trước tác của họ. Trong Tân Ước, mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu mang hình thức thân phận môn đệ, mà tâm điểm là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa (xin xem Mc 1: 1 Ga 20:31). Mối liên hệ này với Chúa Giêsu có thể là trực tiếp (Tin mừng Gioan, Thánh Phaolô), hoặc đi qua các trung gian (Tin mừng Luca, Thư Do Thái). Mối liên hệ căn bản này để truyền đạt Lời Chúa được mô tả một cách đặc biệt phong phú và chi tiết trong Tin Mừng Gioan: tác giả đã chiêm ngưỡng vinh quang của Người Con duy nhất đến từ Chúa Cha (x.em Ga 1:14). Ngài là một nhân chứng tận mắt cuộc hành trình của Chúa Giêsu (xin xem Ga 19:35; 21: 24); ngài đưa ra lời chứng của mình, được chỉ dẫn bởi Thánh Thần chân lý (xem Ga 15:26-27). Do đó, ở đây điều minh nhiên là đặc tính Ba Ngôi của mối liên hệ giữa tác giả và Thiên Chúa, có tính nền tảng cho một tác giả được linh hứng của Tân Ước.
Theo chứng từ của các sách Kinh thánh, linh hứng được trình bầy như mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa (hoặc với Chúa Giêsu), một mối liên hệ qua đó, Người ban cho tác giả loài người - qua trung gian Thánh Thần của Người - những gì Người muốn truyền đạt cho con người. Kết luận này minh họa và xác nhận Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 11): Sách Kinh thánh được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần; Thiên Chúa là tác giả của chúng, vì Người sử dụng một số người được chọn, hành động trong họ và qua trung gian của họ; mặt khác, những người này viết như những tác giả thực sự.
Các điểm khác được đưa ra ánh sáng bởi nghiên cứu của chúng ta xem ra có tính bổ sung.
* Hồng ân được đích thân liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng có tính nền tảng (niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa, kính sợ Thiên Chúa, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa).
* Trong khuôn khổ mối liên hệ này, tác giả hoan nghênh những cách khác nhau qua đó, Thiên Chúa mặc khải chính mình (sáng thế, lịch sử, sự hiện diện lịch sử của Chúa Giêsu thành Nadarét).
* Trong nhiệm cục mặc khải của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là việc sai Con của Người, Chúa Giêsu, các phương thức liên hệ của tác giả với Thiên Chúa và các phương thức của mặc khải là các yếu tố thay đổi, tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh của mặc khải. Có thể kết luận rằng linh hứng tương tự như nhau đối với mọi tác giả của các sách Kinh thánh (như Dei Verbum 11 đã cho thấy), nhưng được đa dạng hóa do sự kiện nhiệm cục trong mặc khải thần thiêng.
c. Làm thế nào tiếp nhận một cách thích đáng các sách được linh hứng?
Nghiên cứu việc linh hứng của các trước tác Kinh thánh cho thấy sự ân cần không mệt mỏi của Thiên Chúa khi nói với dân của Người, và chúng ta cũng đã nêu bật Chúa Thánh Thần, mà trong Người, những cuốn sách này đã được viết ra.
Với sự ân cần của Thiên Chúa cần có sự tương ứng của một lòng biết ơn sâu sắc, tự biểu lộ qua sự quan tâm sống động và chú ý sâu sắc trong việc lắng nghe và thấu hiểu Thiên Chúa, Đấng muốn tự thông đạt cho con người. Tuy nhiên, Thánh Thần mà trong Người các sách này được viết ra cũng là chính Thánh Thần mà trong Người chúng ta lắng nghe. Các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, được sinh động sâu sắc bởi đức tin vào Chúa của họ, đã viết ra các sách Tân Ước. Các sách này cũng nhằm để được lắng nghe bởi các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (xem Mt 28:19), bản thân những môn đệ này cũng được thấm nhuần niềm tin sống động vào Người (xem Ga 20:31). Họ được kêu gọi đọc các trước tác Cựu Ước, hợp nhất với Chúa Kitô phục sinh, bằng cách tuân theo lời dạy mà Người đã ban cho các môn đệ của Người (xem Lc 24:25-27,44-47). Điều cũng thích hợp không kém là lưu ý tới linh hứng trong khi nghiên cứu các trước tác Kinh thánh một cách khoa học, được thực hiện không theo cách trung lập, nhưng như một cách tiếp cận thần học thực sự. Tiêu chuẩn của cách đọc đích thực được Dei Verbum đề cập, khi Hiến chế này quy định rằng "Kinh thánh phải được đọc và diễn giải dưới ánh sáng của cùng một Thánh Thần, Đấng đã làm cho nó được soạn thảo" (12). Các phương pháp diễn giải đương thời không thể thay thế đức tin, nhưng nếu được thực hiện trong bối cảnh đức tin, chúng có thể tỏ ra rất hữu hiệu để hiểu các bản văn này về phương diện thần học.
4.2 Các truyền thống Tân Ước chứng thực tính linh hứng của Cựu Ước và đưa lại cho nó một giải thích Kitô học
54. Việc nghiên cứu của chúng ta về các bản văn Tân Ước thường giúp làm nổi bật cách chúng đề cập đến Kinh thánh của truyền thống Do Thái. Trong kết luận này, chúng ta trình bày một số thí dụ, qua đó có thể xác định mối liên hệ với các bản văn của Cựu Ước. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách bình luận hai đoạn của Tân Ước, là những đoạn không những chỉ trích dẫn Cựu Ước, mà còn khẳng định rõ ràng tính linh hứng của nó.
a. Một số thí dụ
Tin Mừng Matthêu, khi trích dẫn các tiên tri, có thể được lấy làm thí dụ. Khi nói tới việc nên trọn các lời hứa hoặc lời tiên tri, Tin mừng này không gán chúng cho chính nhà tiên tri (thí dụ bằng cách viết: "Như nhà tiên tri đã nói"), nhưng, minh nhiên hoặc mặc nhiên gán chúng cho chính Thiên Chúa, bằng cách sử dụng thể thụ động thần học: "Tất cả những điều này đã xảy ra để ứng nghiệm lời của Chúa được vị tiên tri nói ra" (Mt 1: 22; 2:15.17 ; 8:17 ; 12:17 ; 13:35 ; 21:4). Tiên tri chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Matthêu trình bày những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu như là việc nên trọn lời hứa xưa, do đó đưa ra một giải thích Kitô học về chúng.
Tin Mừng Luca cho biết thêm rằng cách giải thích đó có nguồn gốc từ chính Chúa Giêsu, Đấng mô tả thừa tác vụ của chính Người bằng cách sử dụng các sấm ngôn của Isaia (x. Lc 4:18-19) hoặc các nhân vật tiên tri Êlia và Êlisa ( xem Lc 4:25-27); với tất cả thế giá do sự phục sinh của Người đem lại cho Người, cuối cùng, Người chứng tỏ dứt khoát tất cả Kinh thánh đã nói về Người, về những đau khổ và vinh quang của Người như thế nào (x. Lc 24:25-27, 44-47).
Trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu khẳng định rằng Kinh thánh làm chứng cho Người; Người làm như vậy trong các cuộc chạm trán với những người đối thoại, là những người nghiên cứu kỹ những các sách thánh này để tìm được sự sống đời đời (x. Ga 5:39).
Thánh Phaolô, như đã được trình bày rất đầy đủ, nhìn nhận không do dự thẩm quyền của Kinh thánh; ngài làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của chúng và xem chúng như những lời tiên báo cho Tin mừng.
b. Chứng từ của 2 Tm 3:15-16 và 2 Pr 1:20-21
55. Chúng ta tìm thấy trong hai thư này (2 Tm và 2 Pr) những chứng từ minh nhiên duy nhất về bản chất linh hứng của các sách Cựu Ước.
Thánh Phaolô nhắc nhở Timôtê về sự đào tạo của ông trong đức tin, bằng cách nói rằng: " Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Chúa Kitô Giêsu. Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3,15-16). Kinh thánh Cựu Ước, đọc trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, đã tạo nền tảng cho giáo huấn tôn giáo của Timotê (xem Cv 16: 1-3; 2 Tm 1:5) và góp phần củng cố niềm tin của ông vào Chúa Kitô. Thánh Phaolô nhìn nhận tất cả các Sách thánh này “đều được linh hứng" và tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác giả của chúng.
Thánh Phêrô đặt nền tảng cho sứ điệp tông đồ của ngài (1 sứ điệp tuyên xưng: "quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô”: 2 Pr 1:16) trên chứng từ riêng của chính ngài về những điều đã được nhìn và nghe thấy, và trên lời lẽ của các tiên tri. Ngài đề cập (2 Pr 1:16-18) đến sự hiện diện của ngài trên núi Hiển Dung, khi, với các nhân chứng khác ("chúng tôi": 2 Pr 1:18), ngài nghe thấy tiếng của Thiên Chúa Cha: "Đây là Con Ta, Con yêu dấu của Ta" (2 Pr 1:17 ). Sau đó, ngài nhắc đến lời chắc chắn của các tiên tri (2 Pr 1:19), những vị ngài nói tới: "Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1:20-21). Khi nói đến tất cả những lời tiên tri được tìm thấy trong Kinh thánh, ngài quả quyết rằng chúng được liên kết với ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần nơi các tiên tri. Đó cùng là một Thiên Chúa mà tiếng nói được Thánh Phêrô nghe thấy trên núi hiển dung, và là Đấng đã nói qua các tiên tri. Sứ điệp Tông đồ liên quan đến Chúa Kitô phát xuất từ một Thiên Chúa duy nhất, qua hai trung gian này.
Điều có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa Cựu Ước và chứng từ Tông đồ là - trong 2 Tm cũng như trong 2 Pr - các tác giả nói về "các Sách thánh" sau khi đã nhấn mạnh vào công việc Tông đồ của chính họ. Trước tiên, Thánh Phaolô đề cập trước nhất đến việc giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình (2 Tm 3:10-11), sau đó là vai trò của Kinh thánh (2 Tm 3:16-17). Thánh Phêrô tự trình bầy mình như một nhân chứng thấy và nghe việc hiển dung (x. 2 Pr 1:16-18), và sau đó đề cập đến các tiên tri xưa (2 Pr 1:19-21). Do đó, hai bản văn cho thấy chứng từ Tông đồ tạo thành bối cảnh cho việc đọc và giải thích các Sách thánh được linh hứng (của Cựu Ước). Do sự kiện này, chính chứng từ này phải được nhìn nhận là được linh hứng.
Kỳ tới: 4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng
50. Để kết luận phần liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của các sách Kinh thánh (nguồn gốc thần thiêng tương ứng với khái niệm linh hứng), trước tiên chúng ta, một mặt, sẽ tóm tắt những gì đã được trình bầy về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và các tác giả loài người, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh sự kiện này là các trước tác Tân Ước nhìn nhận tính linh hứng của Cựu Ước, và thể hiện cách đọc Kitô học về nó. Sau đó, chúng ta sẽ mở rộng viễn ảnh và tìm cách hoàn tất các kết quả đã thu lượm được: Với việc xem xét theo lối đồng đại (synchnonique), chúng ta sẽ thêm một xem xét vắn tắt theo lối dị đại (diachronique) việc cấu tạo văn chương của các trước tác Kinh Thánh. Mặt khác, việc nghiên cứu các trước tác cá thể đã được trình bày sẽ được hoàn tất bằng một tổng quan về các trước tác Kinh thánh được tập họp lại trong cùng một qui điển. Khía cạnh cuối cùng này sẽ được bàn tới trong hai phần: đầu tiên sẽ nói đến qui điển của cả hai giao ước, tìm thấy trong Tân Ước, sau đó là lịch sử hình thành qui điển và việc tiếp nhận các sách Kinh thánh của Israel và của Giáo hội.
4.1 Tổng quan về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người"
51. Dự án của chúng ta hệ ở việc, qua một số sách Kinh Thánh, nêu bằng chứng cho mối liên hệ giữa những người viết chúng và Thiên Chúa, bằng cách đặc biệt chú ý đến cách họ chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chúng. Kết quả của nghiên cứu này hệ ở "hiện tượng học Kinh thánh" (phénoménologie biblique) về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người". Chúng ta trình bày ở đây một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã được thảo luận, và sau đó các đặc điểm chính về linh hứng sẽ được làm nổi bật, do đó cho phép mô tả các điều kiện của một sự tiếp nhận thích đáng và chính đáng các sách được linh hứng.
a. Tổng hợp ngắn gọn
Trong các bản văn Cựu Ước, mối liên hệ hiện hữu giữa các tác giả khác nhau và Thiên Chúa được phát biểu nhiều cách. Trong Ngũ kinh, Môsê xuất hiện như một nhân vật được Thiên Chúa đặt làm người trung gian duy nhất cho sự mặc khải của Người. Trong nhóm Kinh thánh này, chúng ta tìm thấy lời khẳng định nguyên ủy rằng chính Thiên Chúa đã viết bản Mười Điều Răn và giao nó cho Môsê (Xh 24:12); một điều chứng thực nguồn gốc thần thiêng trực tiếp của bản văn này. Môsê cũng được trình bầy chịu trách nhiệm viết các lời lẽ thần thiêng khác (xem Xh 24:4; 34:27), trở thành người trung gian dứt khoát của Chúa trong toàn bộ Tôra (xem Đnl 31:9). Còn các sách tiên tri, các sách này biết các công thức khác nhau để diễn tả sự kiện này là Thiên Chúa truyền đạt Lời của Người cho các sứ giả được linh hứng, những người có trách nhiệm truyền đạt lời này cho dân. Trong khi trong Ngũ kinh và các sách tiên tri, Lời của Thiên Chúa được tiếp nhận trực tiếp bởi các trung gian do Thiên Chúa tuyển chọn, chúng ta tìm thấy một tình huống khác trong các Thánh Vịnh và sách Khôn ngoan. Trong các Thánh vịnh, người cầu nguyện nghe tiếng Thiên Chúa, Đấng được tri nhận trước hết trong các biến cố vĩ đại của sáng thế và lịch sử cứu độ của Israel, và cả trong một số kinh nghiệm bản thân. Tương tự như vậy, trong các sách Khôn ngoan, việc suy gẫm Lề Luật và các Tiên tri, được linh hứng bởi việc kính sợ Thiên Chúa, nhờ các chỉ dẫn khác nhau, dẫn tới một nền huấn giáo khôn ngoan của Thiên Chúa.
Trong Tân Ước, con người của Chúa Giêsu, hoạt động và hành trình của Người diễn tả đỉnh cao của mặc khải thần thiêng. Đối với mọi tác giả và trong mọi trước tác Tân Ước, bất cứ mối liên hệ nào với Thiên Chúa cũng đều phụ thuộc vào mối liên hệ với Chúa Giêsu. Các Tin Mừng nhất lãm chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chính chúng, qua việc trình bày Chúa Giêsu và công trình mặc khải của Người. Đặc tính này chung cho bốn Tin Mừng, nhưng không phải không có những sắc thái nhất định. Các Tin Mừng Mátthêu và Máccô tự đồng nhất với con người và công việc của Chúa Giêsu. Chúng trình bày hành động của Người theo cách kể chuyện, cũng như cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người, vốn là một xác nhận tối cao của Thiên Chúa đối với toàn bộ các lời lẽ của Người và tất cả những lời khẳng định của Người liên quan đến danh tính của Người. Thánh Luca, trong phần mở đầu Tin Mừng của ngài, giải thích trình thuật của ngài dựa trên mối liên hệ của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên của Lời Chúa. Cuối cùng, Thánh Gioan quả quyết mình là nhân chứng tận mắt công trình của Chúa Giêsu kể từ lúc bắt đầu. Được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và tin vào tư cách làm con thần thiêng của Chúa Giêsu, ngài làm chứng cho công trình mặc khải của Người.
Các trước tác khác của Tân Ước chứng thực theo nhiều cách khác nhau rằng chúng phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa. Qua mối liên kết chặt chẽ nối kết hai tác phẩm của ngài (xem Công vụ 1: 1-2), Thánh Luca làm người đọc hiểu rằng trong Công vụ các Tông Đồ, ngài tường thuật các hoạt động hậu phục sinh của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên Lời Chúa (xin xem Lc 1:3), những người ngài phụ thuộc trong việc trình bày công trình của Chúa Giêsu, trong Tin Mừng của ngài. Thánh Phaolô chứng thực đã tiếp nhận từ Thiên Chúa Cha sự mặc khải về Con của Người (xem Gl 1:15-16) và đã thấy Chúa Phục sinh (1 Cr 9: 15,8), và ngài đã khẳng định nguồn gốc thần thiêng tin mừng của ngài. Trong những điều liên quan đến việc nhận thức ơn cứu rỗi được Thiên Chúa mặc khải, tác giả thư Do Thái lấy làm nguồn các nhân chứng trực tiếp được nghe lời rao giảng của Chúa. Cuối cùng, tác giả Sách Khải Huyền mô tả một cách tinh tế và độc đáo cách ngài nhận được sự mặc khải được viết một cách dứt khoát và không thể thay đổi trong cuốn sách của ngài: về chính Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô, trong các dấu hiệu được giải mã nhờ sự giúp đỡ của một thiên thần giải thích.
Do đó, chúng ta tìm thấy trong các trước tác Kinh Thánh một bộ chứng từ lớn liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của chúng, và do đó có thể nói tới một "hiện tượng học" phong phú về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả loài người. Trong Cựu Ước, mối liên hệ được thiết lập, nhiều cách khác nhau, với chính Thiên Chúa. Trái lại, trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa luôn đi qua trung gian của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nơi Người, Thiên Chúa nói Lời tối hậu và quyết định của Người (Dt 1: 1-2). Trong phần dẫn nhập, chúng ta đã nhấn mạnh sự khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng giữa mặc khải và linh hứng, giữa việc thông đạt nội dung và sự giúp đỡ thần thiêng đối với công trình viết. Yếu tố căn bản và nguyên thủy là hành động thông đạt của Thiên Chúa và việc tiếp nhận bằng đức tin các nội dung sau đó được viết ra với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Trường hợp Mười Điều Răn, do chính Thiên Chúa viết và trao cho Môsê (Xh 24:12), rõ ràng ngoại thường, giống như Sách Khải Huyền, trong đó, diễn tả chi tiết diễn trình đi từ việc thông đạt của Thiên Chúa đến việc viết.
b. Các đặc điểm chính của linh hứng
52. Dựa vào các yếu tố vừa được tóm tắt, giờ đây ta có thể trình bầy các đặc điểm của khái niệm linh hứng, và làm rõ khái niệm "linh hứng của các sách Kinh thánh".
Bằng cách chú ý đến những dấu chỉ làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của các tác phẩm Kinh thánh khác nhau, chúng ta đã nhận thấy rằng trong Cựu Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng là căn bản, trong khi trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa đi qua sự trung gian của con Người là Chúa Giêsu. Mối liên hệ này mang nhiều hình thức. Đối với Cựu Ước, chúng ta hãy đề cập đến mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và Môsê, được Ngũ kinh mô tả, mối liên hệ được các công thức tiên tri gợi lên, kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của các Thánh vịnh, nỗi kính sợ Thiên Chúa, đặc điểm của sách Khôn Ngoan. Tự đặt mình vào mối liên hệ sống động này, các tác giả nhận được và nhận ra những gì họ truyền đạt trong lời lẽ và trong các trước tác của họ. Trong Tân Ước, mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu mang hình thức thân phận môn đệ, mà tâm điểm là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa (xin xem Mc 1: 1 Ga 20:31). Mối liên hệ này với Chúa Giêsu có thể là trực tiếp (Tin mừng Gioan, Thánh Phaolô), hoặc đi qua các trung gian (Tin mừng Luca, Thư Do Thái). Mối liên hệ căn bản này để truyền đạt Lời Chúa được mô tả một cách đặc biệt phong phú và chi tiết trong Tin Mừng Gioan: tác giả đã chiêm ngưỡng vinh quang của Người Con duy nhất đến từ Chúa Cha (x.em Ga 1:14). Ngài là một nhân chứng tận mắt cuộc hành trình của Chúa Giêsu (xin xem Ga 19:35; 21: 24); ngài đưa ra lời chứng của mình, được chỉ dẫn bởi Thánh Thần chân lý (xem Ga 15:26-27). Do đó, ở đây điều minh nhiên là đặc tính Ba Ngôi của mối liên hệ giữa tác giả và Thiên Chúa, có tính nền tảng cho một tác giả được linh hứng của Tân Ước.
Theo chứng từ của các sách Kinh thánh, linh hứng được trình bầy như mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa (hoặc với Chúa Giêsu), một mối liên hệ qua đó, Người ban cho tác giả loài người - qua trung gian Thánh Thần của Người - những gì Người muốn truyền đạt cho con người. Kết luận này minh họa và xác nhận Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 11): Sách Kinh thánh được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần; Thiên Chúa là tác giả của chúng, vì Người sử dụng một số người được chọn, hành động trong họ và qua trung gian của họ; mặt khác, những người này viết như những tác giả thực sự.
Các điểm khác được đưa ra ánh sáng bởi nghiên cứu của chúng ta xem ra có tính bổ sung.
* Hồng ân được đích thân liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng có tính nền tảng (niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa, kính sợ Thiên Chúa, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa).
* Trong khuôn khổ mối liên hệ này, tác giả hoan nghênh những cách khác nhau qua đó, Thiên Chúa mặc khải chính mình (sáng thế, lịch sử, sự hiện diện lịch sử của Chúa Giêsu thành Nadarét).
* Trong nhiệm cục mặc khải của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là việc sai Con của Người, Chúa Giêsu, các phương thức liên hệ của tác giả với Thiên Chúa và các phương thức của mặc khải là các yếu tố thay đổi, tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh của mặc khải. Có thể kết luận rằng linh hứng tương tự như nhau đối với mọi tác giả của các sách Kinh thánh (như Dei Verbum 11 đã cho thấy), nhưng được đa dạng hóa do sự kiện nhiệm cục trong mặc khải thần thiêng.
c. Làm thế nào tiếp nhận một cách thích đáng các sách được linh hứng?
Nghiên cứu việc linh hứng của các trước tác Kinh thánh cho thấy sự ân cần không mệt mỏi của Thiên Chúa khi nói với dân của Người, và chúng ta cũng đã nêu bật Chúa Thánh Thần, mà trong Người, những cuốn sách này đã được viết ra.
Với sự ân cần của Thiên Chúa cần có sự tương ứng của một lòng biết ơn sâu sắc, tự biểu lộ qua sự quan tâm sống động và chú ý sâu sắc trong việc lắng nghe và thấu hiểu Thiên Chúa, Đấng muốn tự thông đạt cho con người. Tuy nhiên, Thánh Thần mà trong Người các sách này được viết ra cũng là chính Thánh Thần mà trong Người chúng ta lắng nghe. Các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, được sinh động sâu sắc bởi đức tin vào Chúa của họ, đã viết ra các sách Tân Ước. Các sách này cũng nhằm để được lắng nghe bởi các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (xem Mt 28:19), bản thân những môn đệ này cũng được thấm nhuần niềm tin sống động vào Người (xem Ga 20:31). Họ được kêu gọi đọc các trước tác Cựu Ước, hợp nhất với Chúa Kitô phục sinh, bằng cách tuân theo lời dạy mà Người đã ban cho các môn đệ của Người (xem Lc 24:25-27,44-47). Điều cũng thích hợp không kém là lưu ý tới linh hứng trong khi nghiên cứu các trước tác Kinh thánh một cách khoa học, được thực hiện không theo cách trung lập, nhưng như một cách tiếp cận thần học thực sự. Tiêu chuẩn của cách đọc đích thực được Dei Verbum đề cập, khi Hiến chế này quy định rằng "Kinh thánh phải được đọc và diễn giải dưới ánh sáng của cùng một Thánh Thần, Đấng đã làm cho nó được soạn thảo" (12). Các phương pháp diễn giải đương thời không thể thay thế đức tin, nhưng nếu được thực hiện trong bối cảnh đức tin, chúng có thể tỏ ra rất hữu hiệu để hiểu các bản văn này về phương diện thần học.
4.2 Các truyền thống Tân Ước chứng thực tính linh hứng của Cựu Ước và đưa lại cho nó một giải thích Kitô học
54. Việc nghiên cứu của chúng ta về các bản văn Tân Ước thường giúp làm nổi bật cách chúng đề cập đến Kinh thánh của truyền thống Do Thái. Trong kết luận này, chúng ta trình bày một số thí dụ, qua đó có thể xác định mối liên hệ với các bản văn của Cựu Ước. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách bình luận hai đoạn của Tân Ước, là những đoạn không những chỉ trích dẫn Cựu Ước, mà còn khẳng định rõ ràng tính linh hứng của nó.
a. Một số thí dụ
Tin Mừng Matthêu, khi trích dẫn các tiên tri, có thể được lấy làm thí dụ. Khi nói tới việc nên trọn các lời hứa hoặc lời tiên tri, Tin mừng này không gán chúng cho chính nhà tiên tri (thí dụ bằng cách viết: "Như nhà tiên tri đã nói"), nhưng, minh nhiên hoặc mặc nhiên gán chúng cho chính Thiên Chúa, bằng cách sử dụng thể thụ động thần học: "Tất cả những điều này đã xảy ra để ứng nghiệm lời của Chúa được vị tiên tri nói ra" (Mt 1: 22; 2:15.17 ; 8:17 ; 12:17 ; 13:35 ; 21:4). Tiên tri chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Matthêu trình bày những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu như là việc nên trọn lời hứa xưa, do đó đưa ra một giải thích Kitô học về chúng.
Tin Mừng Luca cho biết thêm rằng cách giải thích đó có nguồn gốc từ chính Chúa Giêsu, Đấng mô tả thừa tác vụ của chính Người bằng cách sử dụng các sấm ngôn của Isaia (x. Lc 4:18-19) hoặc các nhân vật tiên tri Êlia và Êlisa ( xem Lc 4:25-27); với tất cả thế giá do sự phục sinh của Người đem lại cho Người, cuối cùng, Người chứng tỏ dứt khoát tất cả Kinh thánh đã nói về Người, về những đau khổ và vinh quang của Người như thế nào (x. Lc 24:25-27, 44-47).
Trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu khẳng định rằng Kinh thánh làm chứng cho Người; Người làm như vậy trong các cuộc chạm trán với những người đối thoại, là những người nghiên cứu kỹ những các sách thánh này để tìm được sự sống đời đời (x. Ga 5:39).
Thánh Phaolô, như đã được trình bày rất đầy đủ, nhìn nhận không do dự thẩm quyền của Kinh thánh; ngài làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của chúng và xem chúng như những lời tiên báo cho Tin mừng.
b. Chứng từ của 2 Tm 3:15-16 và 2 Pr 1:20-21
55. Chúng ta tìm thấy trong hai thư này (2 Tm và 2 Pr) những chứng từ minh nhiên duy nhất về bản chất linh hứng của các sách Cựu Ước.
Thánh Phaolô nhắc nhở Timôtê về sự đào tạo của ông trong đức tin, bằng cách nói rằng: " Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Chúa Kitô Giêsu. Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3,15-16). Kinh thánh Cựu Ước, đọc trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, đã tạo nền tảng cho giáo huấn tôn giáo của Timotê (xem Cv 16: 1-3; 2 Tm 1:5) và góp phần củng cố niềm tin của ông vào Chúa Kitô. Thánh Phaolô nhìn nhận tất cả các Sách thánh này “đều được linh hứng" và tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác giả của chúng.
Thánh Phêrô đặt nền tảng cho sứ điệp tông đồ của ngài (1 sứ điệp tuyên xưng: "quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô”: 2 Pr 1:16) trên chứng từ riêng của chính ngài về những điều đã được nhìn và nghe thấy, và trên lời lẽ của các tiên tri. Ngài đề cập (2 Pr 1:16-18) đến sự hiện diện của ngài trên núi Hiển Dung, khi, với các nhân chứng khác ("chúng tôi": 2 Pr 1:18), ngài nghe thấy tiếng của Thiên Chúa Cha: "Đây là Con Ta, Con yêu dấu của Ta" (2 Pr 1:17 ). Sau đó, ngài nhắc đến lời chắc chắn của các tiên tri (2 Pr 1:19), những vị ngài nói tới: "Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1:20-21). Khi nói đến tất cả những lời tiên tri được tìm thấy trong Kinh thánh, ngài quả quyết rằng chúng được liên kết với ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần nơi các tiên tri. Đó cùng là một Thiên Chúa mà tiếng nói được Thánh Phêrô nghe thấy trên núi hiển dung, và là Đấng đã nói qua các tiên tri. Sứ điệp Tông đồ liên quan đến Chúa Kitô phát xuất từ một Thiên Chúa duy nhất, qua hai trung gian này.
Điều có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa Cựu Ước và chứng từ Tông đồ là - trong 2 Tm cũng như trong 2 Pr - các tác giả nói về "các Sách thánh" sau khi đã nhấn mạnh vào công việc Tông đồ của chính họ. Trước tiên, Thánh Phaolô đề cập trước nhất đến việc giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình (2 Tm 3:10-11), sau đó là vai trò của Kinh thánh (2 Tm 3:16-17). Thánh Phêrô tự trình bầy mình như một nhân chứng thấy và nghe việc hiển dung (x. 2 Pr 1:16-18), và sau đó đề cập đến các tiên tri xưa (2 Pr 1:19-21). Do đó, hai bản văn cho thấy chứng từ Tông đồ tạo thành bối cảnh cho việc đọc và giải thích các Sách thánh được linh hứng (của Cựu Ước). Do sự kiện này, chính chứng từ này phải được nhìn nhận là được linh hứng.
Kỳ tới: 4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng