Thánh lễ an táng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan được cử hành cách long trọng vào lúc 9g00 ngày 21.08.2014, tại Nguyện đường Bát phúc của Tu Đoàn Bác ái Xã hội.
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ tế, đoàn đồng tế gồm 15 Giám mục (Đức TGM Hà nội, Đức TGM Huế, ĐGM Lạng sơn, ĐGM Bùi chu, ĐGM Vinh, ĐGM Đà nẵng, ĐGM Kontum, ĐGM Ban mê thuộc, ĐGM Đà lạt, ĐGM Xuân lộc, ĐGM Bà rịa, ĐGM Mỹ tho, ĐGM Cần thơ, ĐGM Phụ tá Long xuyên), Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, hơn 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng chục ngàn người từ các nhiều giáo xứ, anh chị em lương dân hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Khởi đầu thánh lễ, cha Antôn Nguyễn Minh Tuấn, hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử Đức Cha Phaolô. Kế đến Cha niên trưởng FX Phạm Quyền đọc di chúc của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Cha GB Trần Văn Thuyết hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc các điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng Y Fernando Filoni – Bộ trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Toàn Thánh, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGMVN, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức GM Phụ tá Laurenxô Chu Văn Minh, Toà Giám Mục GP Vinh, Cha JB Etcharren; ngoài ra còn có các Đức Cha gọi điện, viết thư phân ưu như Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – nguyên GM GP Phát diệm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu - GM Long xuyên, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - GM Quy nhơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn – nguyên GM Quy nhơn, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – GM Bùi chu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – GM Hưng hoá, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long - GM Phụ tá Hưng hoá, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – GM Nha trang, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – GM Hải phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - GM Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – GM Phát diệm, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - GM Kontum, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – GM Bắc ninh, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – GM Phú cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh hoá, Đức Cha GB Bùi Tuần – nguyên GM Long xuyên, Đức Cha Vinhcentê Nguyễn Văn Bản – GM Ban mê thuộc, Đức Cha FX Lê Văn Hồng – TGM Huế, cha Phêrô Dương Văn Thạnh, Giám quản Vĩnh long, cha Luy Nguyễn anh Tuấn – Thư ký HĐGMVN, và nhiều dòng tu nam nữ cũng đã gọi điện phân ưu.
Đức Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, ngỏ lời với cộng đoàn.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ an táng cho Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan hôm nay được diễn ra một cách đặc biệt; một phần vì có sự hiện diện rất đông của quý Đức Cha từ miền xa xôi cực Bắc đến cực Nam của đất nước Việt Nam, cũng như đông đảo các linh mục đến từ các giáo phận, hoặc liên hệ với Giáo phận Phan thiết hoặc liên hệ với Tu Đoàn Bác ái Xã hội, hay liên hệ với chính cá nhân Đức Cha Phaolô; và sự hiện diện vô cùng đông đảo quý Nam Nữ Tu Sĩ Chủng Sinh và cộng đoàn giáo dân các giáo xứ. Nhưng có lẽ đặc biệt, bởi vì đây là thánh lễ cuối cùng của Đức Cha Phaolô; chỉ nguyên việc ngài được đặt nằm trong quan tài để sát đất trước bàn thờ cũng đã diễn tả nên nét riêng biệt này. Nếu như trong các thánh lễ trước đây do ngài cử hành trong tư cách là chủ tế hiến dâng của lễ cầu dâng cứu độ cho tất cả mọi người, thì hôm nay ngài diện diện giữa cộng đoàn ấm áp với mọi thành phần trong Hội Thánh Việt Nam là trong tư cách của của lễ, ngày hôm nay được mọi người hiến dâng cho Thiên Chúa. Chính vì vậy, ngài được hợp tất cả những công ơn từ sự hiệp thông đặc biệt này. Xin cộng đoàn chung lời cầu nguyện để của lễ hiến dâng đời ngài được Thiên Chúa chuẩn nhận, thanh luyện và thánh hoá, mở cửa thiên đàng cho ngài và dẫn dắt ngài vào quê hương vĩnh phúc. Tất cả những công việc trần thế ngài đã thực hiện các trong tư cách là con Thiên Chúa hay trong tư cách mục tử dẫn dắt đoàn chiên của Giáo Phận Phan Thiết, cũng sẽ được Thiên Chúa ghi nhận. Và như thế của lễ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cũng sẽ được các thiên thần dâng lên và Thiên Chúa chuẩn nhận. Trong niềm tin ấy mời cộng đoàn cùng dâng lễ.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Mt 5, 1-12a, về Mối Phúc Thứ Nhất “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”.
Cách đây 2 năm, khi chuẩn bị khánh thành nguyện đường tu đoàn BAXH, chuyện trò với Đức Cha Phaolô, được biết ước nguyện của ngài là trình bày một nguyện đường gói gọn cả “Bài giảng trên núi”: vị trí phải ở trung tâm của cộng đoàn, như xưa Chúa Giêsu ngồi đó, môn đệ vòng trong, dân chúng vòng ngoài và xa hơn là cỏ xanh mút mắt; cấu trúc phải là bát giác hình tượng hóa “tám mối phúc thật” và chất liệu phải đơn sơ nhưng giầu ý nghĩa biểu trưng, như cộng đoàn thấy đây. Nghe xong, nhất là vào phòng khách, dừng chân trước bức phù điêu “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”, mới hiểu tấm lòng của ngài gắn bó thế nào với bát phúc, hay cụ thể hơn với mối phúc thứ nhất dành cho người nghèo. Và đó cũng chính là nét tiêu biểu trong đời Đức Cha Phaolô, xin chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ an táng ngài hôm nay.
1. Từ một xác tín “phúc cho người nghèo”
Nếu trong “tám mối phúc thật” như bài Phúc Âm ghi lại, mối phúc dành cho người nghèo đứng vị trí đầu tiên, khiến một cách nào đó người ta hiểu đây là mối phúc phổ biến nhất, chẳng những vì nghèo thường là số đông lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng gặp thấy, mà còn vì nghèo thường dắt díu cả gia đình dòng tộc như nghèo đói, nghèo cực, nghèo khốn, nghèo khổ… Nghèo có ai ham, và nghèo có xã hội nào thích. Nhưng nếu Chúa Giêsu dạy “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” thì chẳng phải Ngài tôn vinh sự nghèo khổ, mà ngược lại chỉ muốn cho thấy nghèo có thể là cơ hội để làm giàu về hạnh phúc Nước Trời. Sau này Giáo Hội nhận diện giá trị của đời sống nghèo, vì đó là theo gương Chúa Giêsu hiến mình vì Nước Trời, nhất là khi thanh thoát với của cải vật chất, người ta sẽ tín thác hơn vào tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và dễ dàng cảm thông sẻ chia hơn với những người đồng cảnh ngộ.
Đức Cha Phaolô đã sống mối phúc này với niềm xác tín đầy đặn. Những ai có dịp sống gần ngài đều công nhận như vậy. Cha Etcharren, nguyên bề trên Hội Thừa sai Paris (MEP), là cha sở của Đức Cha Phaolô trước đây ở Đông Hà, Quảng Trị, nhận định: ĐC Phaolô là một người vô cùng lạc quan, trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ, cách riêng thời chiến tranh ly tán và dịp tản cư vào nam, ngài đã vui vẻ nhận cảnh sống nghèo và sẵn sàng chia sẻ cũng như cưu mang những người nghèo gặp được trên đường.
2. Đến bận tâm mục vụ “lo cho người nghèo”
Không chỉ trong đời sống riêng mà còn trong sinh hoạt mục vụ, Đức Cha Phaolô đặc biệt quan tâm đến người nghèo, làm sao cho những người yếu thế này được nâng đỡ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất và bênh đỡ khỏi những thiệt thòi về quyền lợi nhân sinh cũng như kinh tế. Có thể bảo đây chính là bận tâm lớn nhất của ngài, khi còn là linh mục hay khi đã nhận thêm trọng trách giám mục. Chẳng phải nói đâu xa, mới thứ năm tuần trước, ngày 14/8, trong Hội nghị cấp tỉnh, phát biểu về “mô hình xây dựng đời sống văn minh tại các vùng dân cư”, ngài còn nêu lên kinh nghiệm: một lần đi mục vụ vùng Long Hương nơi cực bắc giáo phận Phan Thiết, cách đây chừng 150 km, ngang qua một bãi rác thấy có nhiều gia đình lầm than bới tìm cuộc sống trên đống phế thải, vừa tổn hại sức khỏe thân xác vừa tổn thất năng lực tinh thần, ngài đã giải quyết không đắn đo là lo cho 19 gia đình ấy có chỗ định cư, rồi đề nghị việc làm mới để người lớn có thể ổn định cuộc sống và trẻ thơ có điều kiện đến trường.
Phúc cho người nghèo, nhưng cũng phúc cho người biết chăm lo cho người nghèo. Cuộc đời Đức Cha Phaolô là một dấu ấn không quên liên quan đến những người lâm cảnh túng quẫn mọi mặt, nhất là vào thời kỳ tao loạn phải dắt díu gánh gồng cô nhi người trẻ từ vĩ tuyến 17 vào nam lập nên xứ Đông Hà nay còn đó, hay trường trại “bồ câu trắng” nay thành xứ Thánh linh cận kề đây. Nhiều cô nhi năm nào giờ đã trưởng thành và chẳng bao giờ quên người cha đã cho mình cuộc sống xã hội, để xưng hô với ngài “bố bố-con con” nghe ấm áp tình cảm gia đình.
3. Để hình thành tu đoàn Bác Ái Xã Hội, đem “Tin Mừng cho người nghèo”
Khi được Tòa Thánh chọn làm giám mục phó Giáo Phận Phan Thiết vào năm 2001, Đức Cha Phaolô đã không ngần ngại chọn khẩu hiệu “Tin Mừng cho người nghèo” vốn đã là châm ngôn sống của ngài từ lâu. Với chức giám mục, nếu điều bất lợi là không còn được sống gần gũi với người nghèo như trước kia nữa, thì điều thuận lợi hơn là thực hiện được nhiều chương trình phát triển cho người nghèo không phân biệt lương giáo, từ dự án “đập nước tưới tiêu” cho vùng nông thôn khô cằn lửa cháy vùng Tân Hà (dân địa phương quen gọi là đập “cha Hoan”), đến những dự án “chăn nuôi gia súc” hằng trăm con, không chỉ để cải thiện đời sống mà còn hướng đến tích lũy làm giầu. Hồi chưa về giáo phận Phan Thiết, nghe ngài báo cáo trong các hội nghị thường niên HĐGM, nhất là thấy ngài coi trọng việc làm cụ thể hơn là tư duy lý thuyết, thú thực tôi không hiểu lắm, nhưng khi được mắt thấy tại chỗ, tôi đã bị thuyết phục: đúng là muốn đem Tin Mừng cho người nghèo, trước hết cần đem bác ái vào xã hội.
Thảo nào, trong nhiệm kỳ 2 làm chủ tịch UB/BAXH, năm 2004, ngài đã mạnh dạn thành lập tu đoàn cùng tên gọi với UB ngài đặc trách, với linh đạo truyền giáo qua nẻo bác ái, trong ước nguyện mỗi thành viên tu đoàn trở thành “Tin Mừng cho người nghèo”. Tại lối vào tu đoàn đây, chắc cộng đoàn cũng kịp nhìn thấy tấm bảng ghi chữ “Thiên Thảo Đường”. Đó là chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí tại vùng dân cư này cũng như tại các giáo điểm do ngài thiết lập, và theo nhãn giới của bài Phúc Âm, đây chính là “Tin Mừng cụ thể cho người nghèo” mọi lúc mọi nơi.
Đó là đôi nét khái quát về hành trình sống “bát phúc” của Đức Cha Phaolô. Sống được như thế, vì ngài đã chọn Chúa trong người nghèo làm hạnh phúc. Những gì ngài tâm huyết chọn lựa và thực hiện chắc đã được Chúa lượng giá. Hôm nay, trong thánh lễ an táng, chỉ xin Chúa nhớ lại lòng thương xót ngàn đời của Chúa, thương thanh tẩy lỗi lầm và ban hạnh phúc đời đời cho Đức Cha Phaolô, người tôi trung đã hết lòng phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Và Thưa Đức Cha Phaolô, sinh thời ngài đã sống gắn bó với bát phúc, nhất là với “mối phúc dành cho người nghèo”, hôm nay cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha đạt tới đích điểm hạnh phúc là chính Thiên Chúa hằng sống, và một khi rời “Thiên Thảo Đường” đây để về thiên đường vĩnh phúc, xin Đức Cha cũng nhớ đến mọi người đang thương mến cầu nguyện cho ngài. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha niên trưởng FX Phạm Quyền thay mặt Linh mục đoàn Phan thiết đọc lời từ biệt và chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Kính thưa Đức Cha Phaolô
Đức Cha đã đến chung sống với chúng con trên phần đất của Giáo phận từ năm 1972, với nhiệm vụ linh mục phụ trách trường trung học và cô nhi viện 6 năm, quản xứ 21 năm, sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, hạt trưởng 2 năm, Giám mục phó 4 năm, Giám mục Chính tòa 4 năm. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận một vị mục tử hiền lành và khiêm nhường, một người cha, một người thầy, một người anh, giàu lòng bác ái đối với người nghèo, đúng như châm ngôn Giám mục của Đức Cha: “Tin Mừng cho người nghèo”. Hình ảnh thân thương tốt đẹp của Đức Cha sẽ vẫn còn sống động mãi trong lòng giáo phận.
Kính thưa Đức Cha,
Trong thời gian 42 năm, Đức Cha phục vụ tại giáo phận, chắc chắn chúng con: các linh mục, tu sĩ, nam nữ, chủng sinh và giáo dân không tránh khỏi những việc làm buồn lòng Đức Cha. Chúng con cúi xin Đức Cha rộng lượng tha thứ.
Trong niềm tín thác vào lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, và với lời bầu cử của Đức Mẹ Tàpao, xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Đức Cha về hưởng thánh nhan như lời Ngài đã hứa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.. .Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom.” (Mt 25, 34-36). Chúng con xin tạm biệt Đức Cha, và xin Đức Cha cũng cầu bầu cho chúng con được gặp lại Đức Cha trên thiên quốc. Giáo Phận Phan Thiết xin bày tỏ sự hiệp thông sâu xa, và chân thành chia buồn với Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, cùng tang quyến của Đức Cha Phaolô.
Cha Giuse Đặng Văn Tiếp, linh mục tiên khởi của Tu đoàn dâng lời cảm tạ quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Linh cữu Đức Cha Phaolô được đưa đến trước nguyện đường Bát phúc, án táng trong phần mộ theo di chúc ngài để lại. Đức TGM FX Lê Văn Hồng chủ sự nghi thức trước phần mộ.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Cha Phaolô nằm trước nguyện đường có tiếng chuông ngân, có lời kinh hạt, có thánh lễ hàng ngày, giữa đoàn con cái Tu đoàn với cây xanh ruộng vườn nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Cha Phaolô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ tế, đoàn đồng tế gồm 15 Giám mục (Đức TGM Hà nội, Đức TGM Huế, ĐGM Lạng sơn, ĐGM Bùi chu, ĐGM Vinh, ĐGM Đà nẵng, ĐGM Kontum, ĐGM Ban mê thuộc, ĐGM Đà lạt, ĐGM Xuân lộc, ĐGM Bà rịa, ĐGM Mỹ tho, ĐGM Cần thơ, ĐGM Phụ tá Long xuyên), Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, hơn 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng chục ngàn người từ các nhiều giáo xứ, anh chị em lương dân hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Khởi đầu thánh lễ, cha Antôn Nguyễn Minh Tuấn, hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử Đức Cha Phaolô. Kế đến Cha niên trưởng FX Phạm Quyền đọc di chúc của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Cha GB Trần Văn Thuyết hạt trưởng Hạt Đức Tánh đọc các điện văn phân ưu của Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng Y Fernando Filoni – Bộ trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Toàn Thánh, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGMVN, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức GM Phụ tá Laurenxô Chu Văn Minh, Toà Giám Mục GP Vinh, Cha JB Etcharren; ngoài ra còn có các Đức Cha gọi điện, viết thư phân ưu như Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – nguyên GM GP Phát diệm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu - GM Long xuyên, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - GM Quy nhơn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn – nguyên GM Quy nhơn, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu – GM Bùi chu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – GM Hưng hoá, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long - GM Phụ tá Hưng hoá, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – GM Nha trang, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – GM Hải phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - GM Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – GM Phát diệm, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - GM Kontum, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – GM Bắc ninh, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – GM Phú cường, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh hoá, Đức Cha GB Bùi Tuần – nguyên GM Long xuyên, Đức Cha Vinhcentê Nguyễn Văn Bản – GM Ban mê thuộc, Đức Cha FX Lê Văn Hồng – TGM Huế, cha Phêrô Dương Văn Thạnh, Giám quản Vĩnh long, cha Luy Nguyễn anh Tuấn – Thư ký HĐGMVN, và nhiều dòng tu nam nữ cũng đã gọi điện phân ưu.
Đức Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, ngỏ lời với cộng đoàn.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ an táng cho Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan hôm nay được diễn ra một cách đặc biệt; một phần vì có sự hiện diện rất đông của quý Đức Cha từ miền xa xôi cực Bắc đến cực Nam của đất nước Việt Nam, cũng như đông đảo các linh mục đến từ các giáo phận, hoặc liên hệ với Giáo phận Phan thiết hoặc liên hệ với Tu Đoàn Bác ái Xã hội, hay liên hệ với chính cá nhân Đức Cha Phaolô; và sự hiện diện vô cùng đông đảo quý Nam Nữ Tu Sĩ Chủng Sinh và cộng đoàn giáo dân các giáo xứ. Nhưng có lẽ đặc biệt, bởi vì đây là thánh lễ cuối cùng của Đức Cha Phaolô; chỉ nguyên việc ngài được đặt nằm trong quan tài để sát đất trước bàn thờ cũng đã diễn tả nên nét riêng biệt này. Nếu như trong các thánh lễ trước đây do ngài cử hành trong tư cách là chủ tế hiến dâng của lễ cầu dâng cứu độ cho tất cả mọi người, thì hôm nay ngài diện diện giữa cộng đoàn ấm áp với mọi thành phần trong Hội Thánh Việt Nam là trong tư cách của của lễ, ngày hôm nay được mọi người hiến dâng cho Thiên Chúa. Chính vì vậy, ngài được hợp tất cả những công ơn từ sự hiệp thông đặc biệt này. Xin cộng đoàn chung lời cầu nguyện để của lễ hiến dâng đời ngài được Thiên Chúa chuẩn nhận, thanh luyện và thánh hoá, mở cửa thiên đàng cho ngài và dẫn dắt ngài vào quê hương vĩnh phúc. Tất cả những công việc trần thế ngài đã thực hiện các trong tư cách là con Thiên Chúa hay trong tư cách mục tử dẫn dắt đoàn chiên của Giáo Phận Phan Thiết, cũng sẽ được Thiên Chúa ghi nhận. Và như thế của lễ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cũng sẽ được các thiên thần dâng lên và Thiên Chúa chuẩn nhận. Trong niềm tin ấy mời cộng đoàn cùng dâng lễ.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Mt 5, 1-12a, về Mối Phúc Thứ Nhất “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”.
Cách đây 2 năm, khi chuẩn bị khánh thành nguyện đường tu đoàn BAXH, chuyện trò với Đức Cha Phaolô, được biết ước nguyện của ngài là trình bày một nguyện đường gói gọn cả “Bài giảng trên núi”: vị trí phải ở trung tâm của cộng đoàn, như xưa Chúa Giêsu ngồi đó, môn đệ vòng trong, dân chúng vòng ngoài và xa hơn là cỏ xanh mút mắt; cấu trúc phải là bát giác hình tượng hóa “tám mối phúc thật” và chất liệu phải đơn sơ nhưng giầu ý nghĩa biểu trưng, như cộng đoàn thấy đây. Nghe xong, nhất là vào phòng khách, dừng chân trước bức phù điêu “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”, mới hiểu tấm lòng của ngài gắn bó thế nào với bát phúc, hay cụ thể hơn với mối phúc thứ nhất dành cho người nghèo. Và đó cũng chính là nét tiêu biểu trong đời Đức Cha Phaolô, xin chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ an táng ngài hôm nay.
1. Từ một xác tín “phúc cho người nghèo”
Nếu trong “tám mối phúc thật” như bài Phúc Âm ghi lại, mối phúc dành cho người nghèo đứng vị trí đầu tiên, khiến một cách nào đó người ta hiểu đây là mối phúc phổ biến nhất, chẳng những vì nghèo thường là số đông lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng gặp thấy, mà còn vì nghèo thường dắt díu cả gia đình dòng tộc như nghèo đói, nghèo cực, nghèo khốn, nghèo khổ… Nghèo có ai ham, và nghèo có xã hội nào thích. Nhưng nếu Chúa Giêsu dạy “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” thì chẳng phải Ngài tôn vinh sự nghèo khổ, mà ngược lại chỉ muốn cho thấy nghèo có thể là cơ hội để làm giàu về hạnh phúc Nước Trời. Sau này Giáo Hội nhận diện giá trị của đời sống nghèo, vì đó là theo gương Chúa Giêsu hiến mình vì Nước Trời, nhất là khi thanh thoát với của cải vật chất, người ta sẽ tín thác hơn vào tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và dễ dàng cảm thông sẻ chia hơn với những người đồng cảnh ngộ.
Đức Cha Phaolô đã sống mối phúc này với niềm xác tín đầy đặn. Những ai có dịp sống gần ngài đều công nhận như vậy. Cha Etcharren, nguyên bề trên Hội Thừa sai Paris (MEP), là cha sở của Đức Cha Phaolô trước đây ở Đông Hà, Quảng Trị, nhận định: ĐC Phaolô là một người vô cùng lạc quan, trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ, cách riêng thời chiến tranh ly tán và dịp tản cư vào nam, ngài đã vui vẻ nhận cảnh sống nghèo và sẵn sàng chia sẻ cũng như cưu mang những người nghèo gặp được trên đường.
2. Đến bận tâm mục vụ “lo cho người nghèo”
Không chỉ trong đời sống riêng mà còn trong sinh hoạt mục vụ, Đức Cha Phaolô đặc biệt quan tâm đến người nghèo, làm sao cho những người yếu thế này được nâng đỡ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất và bênh đỡ khỏi những thiệt thòi về quyền lợi nhân sinh cũng như kinh tế. Có thể bảo đây chính là bận tâm lớn nhất của ngài, khi còn là linh mục hay khi đã nhận thêm trọng trách giám mục. Chẳng phải nói đâu xa, mới thứ năm tuần trước, ngày 14/8, trong Hội nghị cấp tỉnh, phát biểu về “mô hình xây dựng đời sống văn minh tại các vùng dân cư”, ngài còn nêu lên kinh nghiệm: một lần đi mục vụ vùng Long Hương nơi cực bắc giáo phận Phan Thiết, cách đây chừng 150 km, ngang qua một bãi rác thấy có nhiều gia đình lầm than bới tìm cuộc sống trên đống phế thải, vừa tổn hại sức khỏe thân xác vừa tổn thất năng lực tinh thần, ngài đã giải quyết không đắn đo là lo cho 19 gia đình ấy có chỗ định cư, rồi đề nghị việc làm mới để người lớn có thể ổn định cuộc sống và trẻ thơ có điều kiện đến trường.
Phúc cho người nghèo, nhưng cũng phúc cho người biết chăm lo cho người nghèo. Cuộc đời Đức Cha Phaolô là một dấu ấn không quên liên quan đến những người lâm cảnh túng quẫn mọi mặt, nhất là vào thời kỳ tao loạn phải dắt díu gánh gồng cô nhi người trẻ từ vĩ tuyến 17 vào nam lập nên xứ Đông Hà nay còn đó, hay trường trại “bồ câu trắng” nay thành xứ Thánh linh cận kề đây. Nhiều cô nhi năm nào giờ đã trưởng thành và chẳng bao giờ quên người cha đã cho mình cuộc sống xã hội, để xưng hô với ngài “bố bố-con con” nghe ấm áp tình cảm gia đình.
3. Để hình thành tu đoàn Bác Ái Xã Hội, đem “Tin Mừng cho người nghèo”
Khi được Tòa Thánh chọn làm giám mục phó Giáo Phận Phan Thiết vào năm 2001, Đức Cha Phaolô đã không ngần ngại chọn khẩu hiệu “Tin Mừng cho người nghèo” vốn đã là châm ngôn sống của ngài từ lâu. Với chức giám mục, nếu điều bất lợi là không còn được sống gần gũi với người nghèo như trước kia nữa, thì điều thuận lợi hơn là thực hiện được nhiều chương trình phát triển cho người nghèo không phân biệt lương giáo, từ dự án “đập nước tưới tiêu” cho vùng nông thôn khô cằn lửa cháy vùng Tân Hà (dân địa phương quen gọi là đập “cha Hoan”), đến những dự án “chăn nuôi gia súc” hằng trăm con, không chỉ để cải thiện đời sống mà còn hướng đến tích lũy làm giầu. Hồi chưa về giáo phận Phan Thiết, nghe ngài báo cáo trong các hội nghị thường niên HĐGM, nhất là thấy ngài coi trọng việc làm cụ thể hơn là tư duy lý thuyết, thú thực tôi không hiểu lắm, nhưng khi được mắt thấy tại chỗ, tôi đã bị thuyết phục: đúng là muốn đem Tin Mừng cho người nghèo, trước hết cần đem bác ái vào xã hội.
Thảo nào, trong nhiệm kỳ 2 làm chủ tịch UB/BAXH, năm 2004, ngài đã mạnh dạn thành lập tu đoàn cùng tên gọi với UB ngài đặc trách, với linh đạo truyền giáo qua nẻo bác ái, trong ước nguyện mỗi thành viên tu đoàn trở thành “Tin Mừng cho người nghèo”. Tại lối vào tu đoàn đây, chắc cộng đoàn cũng kịp nhìn thấy tấm bảng ghi chữ “Thiên Thảo Đường”. Đó là chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí tại vùng dân cư này cũng như tại các giáo điểm do ngài thiết lập, và theo nhãn giới của bài Phúc Âm, đây chính là “Tin Mừng cụ thể cho người nghèo” mọi lúc mọi nơi.
Đó là đôi nét khái quát về hành trình sống “bát phúc” của Đức Cha Phaolô. Sống được như thế, vì ngài đã chọn Chúa trong người nghèo làm hạnh phúc. Những gì ngài tâm huyết chọn lựa và thực hiện chắc đã được Chúa lượng giá. Hôm nay, trong thánh lễ an táng, chỉ xin Chúa nhớ lại lòng thương xót ngàn đời của Chúa, thương thanh tẩy lỗi lầm và ban hạnh phúc đời đời cho Đức Cha Phaolô, người tôi trung đã hết lòng phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Và Thưa Đức Cha Phaolô, sinh thời ngài đã sống gắn bó với bát phúc, nhất là với “mối phúc dành cho người nghèo”, hôm nay cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Cha đạt tới đích điểm hạnh phúc là chính Thiên Chúa hằng sống, và một khi rời “Thiên Thảo Đường” đây để về thiên đường vĩnh phúc, xin Đức Cha cũng nhớ đến mọi người đang thương mến cầu nguyện cho ngài. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha niên trưởng FX Phạm Quyền thay mặt Linh mục đoàn Phan thiết đọc lời từ biệt và chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Kính thưa Đức Cha Phaolô
Đức Cha đã đến chung sống với chúng con trên phần đất của Giáo phận từ năm 1972, với nhiệm vụ linh mục phụ trách trường trung học và cô nhi viện 6 năm, quản xứ 21 năm, sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, hạt trưởng 2 năm, Giám mục phó 4 năm, Giám mục Chính tòa 4 năm. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận một vị mục tử hiền lành và khiêm nhường, một người cha, một người thầy, một người anh, giàu lòng bác ái đối với người nghèo, đúng như châm ngôn Giám mục của Đức Cha: “Tin Mừng cho người nghèo”. Hình ảnh thân thương tốt đẹp của Đức Cha sẽ vẫn còn sống động mãi trong lòng giáo phận.
Kính thưa Đức Cha,
Trong thời gian 42 năm, Đức Cha phục vụ tại giáo phận, chắc chắn chúng con: các linh mục, tu sĩ, nam nữ, chủng sinh và giáo dân không tránh khỏi những việc làm buồn lòng Đức Cha. Chúng con cúi xin Đức Cha rộng lượng tha thứ.
Trong niềm tín thác vào lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, và với lời bầu cử của Đức Mẹ Tàpao, xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Đức Cha về hưởng thánh nhan như lời Ngài đã hứa: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.. .Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom.” (Mt 25, 34-36). Chúng con xin tạm biệt Đức Cha, và xin Đức Cha cũng cầu bầu cho chúng con được gặp lại Đức Cha trên thiên quốc. Giáo Phận Phan Thiết xin bày tỏ sự hiệp thông sâu xa, và chân thành chia buồn với Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, cùng tang quyến của Đức Cha Phaolô.
Cha Giuse Đặng Văn Tiếp, linh mục tiên khởi của Tu đoàn dâng lời cảm tạ quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Linh cữu Đức Cha Phaolô được đưa đến trước nguyện đường Bát phúc, án táng trong phần mộ theo di chúc ngài để lại. Đức TGM FX Lê Văn Hồng chủ sự nghi thức trước phần mộ.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Cha Phaolô nằm trước nguyện đường có tiếng chuông ngân, có lời kinh hạt, có thánh lễ hàng ngày, giữa đoàn con cái Tu đoàn với cây xanh ruộng vườn nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Cha Phaolô thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).