Gọi ông là một trong “những người gây ảnh hưởng, can đảm hơn hết và tốt lành một cách sâu sắc xưa nay”, Tổng Thống Obama đã ra lệnh treo cờ rũ khắp nước để tôn kính Nelson Mandela, người vừa qua đời hôm Thứ Năm, ngày 5 tháng Mười Hai vừa qua. Cùng với những lời tán tụng ào ạt tuôn tới nhà lãnh đạo quá cố của Quốc Đại Phi Châu (African National Congress) và là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, thiển nghĩ nên tìm hiểu Mandela thực ra là người thế nào và không là người thế nào.
Là Tổng Thống Nam Phi, dù theo xã hội chủ nghĩa hết mình, Mandela đã không có óc trả thù. Sau khi sống phần lớn quãng đời trưởng thành của mình trong nhà tù, ông đã được mọi người khen ngợi không những vì đã từ khước việc trả đũa các nhà cai trị da trắng trước đây, mà còn thúc đẩy chính sách hòa giải và thỏa hiệp đối với chế độ Apartheid bất công. Tuy là một nhà Mácxít đầy dấn thân, Mandela cũng là người thực tiễn, từng làm thất vọng các đồng chí nôn nóng muốn trả thù của mình qua việc không lập tức quốc hữu hóa hàng loạt kỹ nghệ như đã hứa, nhờ thế đã duy trì được mức đầu tư của ngoại quốc. Ông cũng là người thức thời, biết nhìn nhận giới hạn của mình, cả về thể lý lẫn chính trị, qua việc quyết định không tiếp tục cầm quyền sau nhiệm kỳ đầu tiên.
Phần lớn người da trắng Nam Phi cho rằng Nelson Mandela không có lý do gì để trả thù bất cứ ai, cũng không có bất cứ căn bản nào để tha thứ cho những người trước đây cầm tù mình. Dù sao, là tù nhân nổi tiếng nhất của chế độ Apartheid trước đây, ông đã được xử án khá công minh và bị kết tội đồng loã trong nhiều vụ sát nhân. Chính ông thú nhận có tham gia 156 vụ khủng bố, những tội ác đáng đem lại án tử hình ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đàng khác, thời gian ngồi tù của ông khá thoải mái. Suốt 27 năm ngồi tù đó, Mandela được tự do giao tiếp với các người ủng hộ mình và phần nào tích lũy được một gia tài đáng kể. Ông liên tiếp được chính phủ Apartheid da trắng đề nghị phóng thích, với một điều kiện duy nhất là từ bỏ bạo lực. Ông liên tiếp bác bỏ điều kiện này.
Theo chứng từ rõ ràng trước Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải, Mandela đích thân can dự vào việc định mục tiêu và thời điểm cho các cuộc ném bom khủng bố diễn ra lúc ông đang ngồi tù, như vụ “Thảm Sát Phố Nhà Thờ” rất tai tiếng nhằm tối đa hóa các tử vong cho phụ nữ và trẻ em Afrikaner (hậu duệ những người da trắng lập nghiệp trong khoảng 1652-1795). Ngay cơ quan có khuynh hướng thiên tả là Ân Xá Quốc Tế cũng từ khước không cấp tư cách tù nhân chính trị cho Mandela vì đặc tính bạo lực hiển nhiên trong ý thức hệ và các hành động của ông. Đảng Quốc Đại Phi Châu của ông điều hành một trại giam kinh hoàng dành cho các tù nhân chính trị tại Angola, hàng ngày đều có những vụ tra tấn và sát nhân, qua phương pháp “đeo dây chuyền” tức cột một vỏ xe đầy dầu hỏa quanh cổ nạn nhân rồi châm lửa đốt. Hầu hết các nạn nhân của nỗi kinh hoàng đặc biệt này là người da đen.
Tại Nam Phi, dưới lệnh trực tiếp của Winnie và Nelson Madela, Quốc Đại Phi Châu không chỉ nhằm người da trắng, mà cả mọi công chức, thầy giáo, luật sư, và thương gia da đen, chủ yếu bất cứ ai dám tưởng nghĩ một Nam Phi hậu Apartheid khác với Nam Phi của Quốc Đại Phi Châu Mácxít. Ngay các nông dân đa đen thông thường, nếu từ khước việc thi hành các cuộc tấn công khủng bố, đều bị coi là kẻ thù, và những người này bị giết khá nhiều. Do đó, giống phong trào khủng bố FLN từng sát hại nhiều người Angiêri hơn người Pháp suốt trong chiến tranh dành độc lập của nước này, Quốc Đại Phi Châu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hơn hết cho người Nam Phi da đen suốt thời Apartheid.
Thực tại duy nhất khiến người ta coi Mandela như một “chính khách” là ông sống tại một lục địa nơi người ta định nghĩa “thuật cai trị đất nước” một cách chẳng chặt chẽ và gương mẫu gì. Từ đợt phi thực dân hóa sau Thế Chiến II, con số các nhà nước Phi Châu được cai trị bởi các nhà độc tài tàn bạo luôn luôn vẫn ở phía đại đa số, thậm chí có lúc còn gần như nhất loạt nữa. Con số chính xác các bạo chúa liên hệ là điều rất khó xác định. Người ta đơn thuần đã không còn đếm được nữa và cái bóng của những tên tồi tệ nhất trong số này xem ra đã che khuất những tội ác “tàn bạo vừa vừa” của những tên bạo chúa ít bạo chúa hơn, đến nỗi không ai lưu ý tới tên tuổi của chúng, khiến nhiều khi ta tự hỏi “tên này tên nọ có thực sự phù hợp với câu định nghĩa của người Phi Châu về bạo chúa hay không?”
Trong số những người gây tội ác từng làm mưa làm gió tại lục địa này, ta thấy những tên buôn bán ma túy, nhập lậu kim cương và buôn bán nô lệ lớn nhất thế giới. Hình như một quốc gia Phi Châu càng nghèo, thì “ông tổng thống mãn đời” của nó càng giầu có hơn. Hầu như mọi quốc gia do người da đen cai trị tại Phi Châu đều có hệ thống gulags. Mọi cuộc bầu cử đều bị gian lận, tự do báo chí không có, và mọi người bất đồng đều xuất phát từ những nơi đầy ải. Trong 50 năm qua, tại Phi Châu xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh hơn mọi lục địa cộng lại. Và mọi sự đều được coi là vũ khí chiến tranh: thanh trừng sắc tộc, bắt trẻ em đi lính và hiếp dâm trẻ em, thậm chí cả ăn thịt người nữa. Chỉ hạn chế không phạm tội diệt chủng ở Phi Châu cũng đủ để bạn được sánh với Mẹ Têrêxa.
Thành thử về phương diện này, Mandela (ít nhất ở thời hậu Apartheid), quả tình có dáng của một người tốt lành. Dù có liên lụy tới nhiều vụ sát nhân, nhưng không có hồ sơ nào cho thấy ông làm thịt một kẻ thù chính trị, cổ vũ việc hiếp dâm trẻ em hay diệt chủng cả. Và chính ông đã từ bỏ chức vụ vào năm 1999, dù vì lý do tuổi cao, sức khỏe kém chứ không hẳn vì lợi ích của dân chủ. Nhưng dù sao, căn cứ vào tiêu chuẩn Phi Châu, điều ấy cũng đã đáng để ông được lãnh giải Nobel về Hòa Bình.
Tuy nhiên, Mandela để lại một cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa đang thành hình. Với khẩu hiệu “Giải phong trước giáo dục”, Quốc Đại Phi Châu tự chứng tỏ mình không có khả năng cai trị. Và do đó, Nam Phi đang rơi dần vào hỗn loạn ở mức báo động. Từ năm 2004, Nam Phi gần như lúc nào cũng có những cuộc biểu tình chính trị, nhiều cuộc có bạo động. Các nhà tranh đấu thích gọi Nam Phi là nước “giầu biểu tình nhất trên thế giới”. Nước này đang lao đao về nạn thất nghiệp, tham nhũng ở mọi cấp cảnh sát, quân đội, công chức… Cuộc sống tại Nam Phi hiện nay nguy hiểm hơn dưới thời Apartheid, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Với khoảng 50 vụ sát nhân mỗi ngày, Nam Phi hiện là một trong các thủ phủ sát nhân lớn nhất thế giới; đa số các vụ sát nhân này không được điều tra. Những ước lượng về con số các tội ác khác, kể cả hiếp dâm, cũng khó có thể tin được. Chỉ cần nhìn vào con số nhân viên an ninh tư nhân cũng đủ rõ mức tội ác ở đây cao nhất thế giới như thế nào: hơn một phần tư triệu nhân viên an ninh tư nhân cho một dân số không quá 53 triệu!
Học được kinh nghiệm thảm bại của nước láng giềng Zimbabwe, chính phủ Nam Phi đang nhìn hướng khác khi nông gia da trắng đang bị những vụ đốt nhà cố ý và sát hại lùa ra khỏi đất đai của họ. Người ta cho hay các quảng cáo tuyển dụng nhân viên, dù là của chính phủ, thường bao giờ cũng có câu “người da trắng không nên nạp đơn”. Có quá đáng chăng khi bảo rằng tại Nam Phi đang có thứ “Apartheid lộn đầu”? Gần một triệu người Nam Phi da trắng từng trốn chạy khỏi cảnh hỗn loạn mỗi ngày một gia tăng này không nghĩ vậy.
Và dĩ nhiên, sự sống tại Nam Phi hiện nay đang nguy hiểm nhất đối với những người ít tự bảo vệ được mình hơn cả, tức các trẻ em đang chờ được sinh ra. Hồi làm tổng thống, Mandela, một người luôn duy thực tiễn, đã ký ban hành đạo luật phá thai dễ dàng nhất trên thế giới, không cần bất cứ lý do gì phụ nữ cũng được phá thai lúc thai nhi dưới 20 tuần lễ của thai kỳ. Từ khi đạo luật này có hiệu lực vào năm 1997, dù ước lượng thật dè dặt người ta cũng cho rằng có tới 1 triệu vụ phá thai xẩy ra. Một lần nữa, những người xã hội chủ nghĩa và những người duy thực tiễn thuộc đủ mọi khuynh hướng đều giống nhau ở một điểm: họ không thể quan niệm được một hình thức cai trị nào mà không bao gồm việc sát hại hàng loạt.
Đúng, nhiều người Nam Phi coi Mandela gần như một nhân vật thiên sai. Tổng Giám Mục Desmond Tutu từng công khai tạ ơn Thiên Chúa vì “hồng ân” Mandela. Nhưng cũng vị giám mục (Anh Giáo) này gần đây tuyên bố rằng ông sẽ từ chối giấy mời ông vào thiên đàng nếu Thiên Chúa hóa thành người kỳ thị đồng tính! Thành thử bất cứ xưng tụng nào của ông giám mục này cũng đáng hoài nghi cả. Ta cũng khó có thể tin tưởng Barack Obama khi ông này tuyên bố rằng Mandela “thực hiện được nhiều điều hơn người ta chờ đợi ở bất cứ con người nào” và “ông ta là người của muôn thời đại”. Chắc chắn ông Obama cũng tin mình là “người của muôn thời đại” vì “các thành tựu” mang chữ ký của ông: chính phủ giành quyền chăm sóc sức khỏe, đề cao phá thai, và cổ vũ “hôn nhân” đồng tính, đều là các chính sách được Quốc Đại Phi Châu phát huy tại Nam Phi. Thành thử, ta không bao giờ nghe chính phủ Obama than phiền về quá khứ của Mandela. Những người theo chủ nghĩa duy nhà nước chả bao giờ tìm được điều gì đáng trách trong hàng ngũ của họ.
Theo tiến sĩ Timothy J. Williams, giáo sư Pháp Văn tại Đại Học Phan Sinh ở Steubenville, Nelson Mandela: A Candid Assessment, Crisis Magazine, số ngày 10 tháng 12, 2013.
Là Tổng Thống Nam Phi, dù theo xã hội chủ nghĩa hết mình, Mandela đã không có óc trả thù. Sau khi sống phần lớn quãng đời trưởng thành của mình trong nhà tù, ông đã được mọi người khen ngợi không những vì đã từ khước việc trả đũa các nhà cai trị da trắng trước đây, mà còn thúc đẩy chính sách hòa giải và thỏa hiệp đối với chế độ Apartheid bất công. Tuy là một nhà Mácxít đầy dấn thân, Mandela cũng là người thực tiễn, từng làm thất vọng các đồng chí nôn nóng muốn trả thù của mình qua việc không lập tức quốc hữu hóa hàng loạt kỹ nghệ như đã hứa, nhờ thế đã duy trì được mức đầu tư của ngoại quốc. Ông cũng là người thức thời, biết nhìn nhận giới hạn của mình, cả về thể lý lẫn chính trị, qua việc quyết định không tiếp tục cầm quyền sau nhiệm kỳ đầu tiên.
Phần lớn người da trắng Nam Phi cho rằng Nelson Mandela không có lý do gì để trả thù bất cứ ai, cũng không có bất cứ căn bản nào để tha thứ cho những người trước đây cầm tù mình. Dù sao, là tù nhân nổi tiếng nhất của chế độ Apartheid trước đây, ông đã được xử án khá công minh và bị kết tội đồng loã trong nhiều vụ sát nhân. Chính ông thú nhận có tham gia 156 vụ khủng bố, những tội ác đáng đem lại án tử hình ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đàng khác, thời gian ngồi tù của ông khá thoải mái. Suốt 27 năm ngồi tù đó, Mandela được tự do giao tiếp với các người ủng hộ mình và phần nào tích lũy được một gia tài đáng kể. Ông liên tiếp được chính phủ Apartheid da trắng đề nghị phóng thích, với một điều kiện duy nhất là từ bỏ bạo lực. Ông liên tiếp bác bỏ điều kiện này.
Theo chứng từ rõ ràng trước Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải, Mandela đích thân can dự vào việc định mục tiêu và thời điểm cho các cuộc ném bom khủng bố diễn ra lúc ông đang ngồi tù, như vụ “Thảm Sát Phố Nhà Thờ” rất tai tiếng nhằm tối đa hóa các tử vong cho phụ nữ và trẻ em Afrikaner (hậu duệ những người da trắng lập nghiệp trong khoảng 1652-1795). Ngay cơ quan có khuynh hướng thiên tả là Ân Xá Quốc Tế cũng từ khước không cấp tư cách tù nhân chính trị cho Mandela vì đặc tính bạo lực hiển nhiên trong ý thức hệ và các hành động của ông. Đảng Quốc Đại Phi Châu của ông điều hành một trại giam kinh hoàng dành cho các tù nhân chính trị tại Angola, hàng ngày đều có những vụ tra tấn và sát nhân, qua phương pháp “đeo dây chuyền” tức cột một vỏ xe đầy dầu hỏa quanh cổ nạn nhân rồi châm lửa đốt. Hầu hết các nạn nhân của nỗi kinh hoàng đặc biệt này là người da đen.
Tại Nam Phi, dưới lệnh trực tiếp của Winnie và Nelson Madela, Quốc Đại Phi Châu không chỉ nhằm người da trắng, mà cả mọi công chức, thầy giáo, luật sư, và thương gia da đen, chủ yếu bất cứ ai dám tưởng nghĩ một Nam Phi hậu Apartheid khác với Nam Phi của Quốc Đại Phi Châu Mácxít. Ngay các nông dân đa đen thông thường, nếu từ khước việc thi hành các cuộc tấn công khủng bố, đều bị coi là kẻ thù, và những người này bị giết khá nhiều. Do đó, giống phong trào khủng bố FLN từng sát hại nhiều người Angiêri hơn người Pháp suốt trong chiến tranh dành độc lập của nước này, Quốc Đại Phi Châu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hơn hết cho người Nam Phi da đen suốt thời Apartheid.
Thực tại duy nhất khiến người ta coi Mandela như một “chính khách” là ông sống tại một lục địa nơi người ta định nghĩa “thuật cai trị đất nước” một cách chẳng chặt chẽ và gương mẫu gì. Từ đợt phi thực dân hóa sau Thế Chiến II, con số các nhà nước Phi Châu được cai trị bởi các nhà độc tài tàn bạo luôn luôn vẫn ở phía đại đa số, thậm chí có lúc còn gần như nhất loạt nữa. Con số chính xác các bạo chúa liên hệ là điều rất khó xác định. Người ta đơn thuần đã không còn đếm được nữa và cái bóng của những tên tồi tệ nhất trong số này xem ra đã che khuất những tội ác “tàn bạo vừa vừa” của những tên bạo chúa ít bạo chúa hơn, đến nỗi không ai lưu ý tới tên tuổi của chúng, khiến nhiều khi ta tự hỏi “tên này tên nọ có thực sự phù hợp với câu định nghĩa của người Phi Châu về bạo chúa hay không?”
Trong số những người gây tội ác từng làm mưa làm gió tại lục địa này, ta thấy những tên buôn bán ma túy, nhập lậu kim cương và buôn bán nô lệ lớn nhất thế giới. Hình như một quốc gia Phi Châu càng nghèo, thì “ông tổng thống mãn đời” của nó càng giầu có hơn. Hầu như mọi quốc gia do người da đen cai trị tại Phi Châu đều có hệ thống gulags. Mọi cuộc bầu cử đều bị gian lận, tự do báo chí không có, và mọi người bất đồng đều xuất phát từ những nơi đầy ải. Trong 50 năm qua, tại Phi Châu xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh hơn mọi lục địa cộng lại. Và mọi sự đều được coi là vũ khí chiến tranh: thanh trừng sắc tộc, bắt trẻ em đi lính và hiếp dâm trẻ em, thậm chí cả ăn thịt người nữa. Chỉ hạn chế không phạm tội diệt chủng ở Phi Châu cũng đủ để bạn được sánh với Mẹ Têrêxa.
Thành thử về phương diện này, Mandela (ít nhất ở thời hậu Apartheid), quả tình có dáng của một người tốt lành. Dù có liên lụy tới nhiều vụ sát nhân, nhưng không có hồ sơ nào cho thấy ông làm thịt một kẻ thù chính trị, cổ vũ việc hiếp dâm trẻ em hay diệt chủng cả. Và chính ông đã từ bỏ chức vụ vào năm 1999, dù vì lý do tuổi cao, sức khỏe kém chứ không hẳn vì lợi ích của dân chủ. Nhưng dù sao, căn cứ vào tiêu chuẩn Phi Châu, điều ấy cũng đã đáng để ông được lãnh giải Nobel về Hòa Bình.
Tuy nhiên, Mandela để lại một cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa đang thành hình. Với khẩu hiệu “Giải phong trước giáo dục”, Quốc Đại Phi Châu tự chứng tỏ mình không có khả năng cai trị. Và do đó, Nam Phi đang rơi dần vào hỗn loạn ở mức báo động. Từ năm 2004, Nam Phi gần như lúc nào cũng có những cuộc biểu tình chính trị, nhiều cuộc có bạo động. Các nhà tranh đấu thích gọi Nam Phi là nước “giầu biểu tình nhất trên thế giới”. Nước này đang lao đao về nạn thất nghiệp, tham nhũng ở mọi cấp cảnh sát, quân đội, công chức… Cuộc sống tại Nam Phi hiện nay nguy hiểm hơn dưới thời Apartheid, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Với khoảng 50 vụ sát nhân mỗi ngày, Nam Phi hiện là một trong các thủ phủ sát nhân lớn nhất thế giới; đa số các vụ sát nhân này không được điều tra. Những ước lượng về con số các tội ác khác, kể cả hiếp dâm, cũng khó có thể tin được. Chỉ cần nhìn vào con số nhân viên an ninh tư nhân cũng đủ rõ mức tội ác ở đây cao nhất thế giới như thế nào: hơn một phần tư triệu nhân viên an ninh tư nhân cho một dân số không quá 53 triệu!
Học được kinh nghiệm thảm bại của nước láng giềng Zimbabwe, chính phủ Nam Phi đang nhìn hướng khác khi nông gia da trắng đang bị những vụ đốt nhà cố ý và sát hại lùa ra khỏi đất đai của họ. Người ta cho hay các quảng cáo tuyển dụng nhân viên, dù là của chính phủ, thường bao giờ cũng có câu “người da trắng không nên nạp đơn”. Có quá đáng chăng khi bảo rằng tại Nam Phi đang có thứ “Apartheid lộn đầu”? Gần một triệu người Nam Phi da trắng từng trốn chạy khỏi cảnh hỗn loạn mỗi ngày một gia tăng này không nghĩ vậy.
Và dĩ nhiên, sự sống tại Nam Phi hiện nay đang nguy hiểm nhất đối với những người ít tự bảo vệ được mình hơn cả, tức các trẻ em đang chờ được sinh ra. Hồi làm tổng thống, Mandela, một người luôn duy thực tiễn, đã ký ban hành đạo luật phá thai dễ dàng nhất trên thế giới, không cần bất cứ lý do gì phụ nữ cũng được phá thai lúc thai nhi dưới 20 tuần lễ của thai kỳ. Từ khi đạo luật này có hiệu lực vào năm 1997, dù ước lượng thật dè dặt người ta cũng cho rằng có tới 1 triệu vụ phá thai xẩy ra. Một lần nữa, những người xã hội chủ nghĩa và những người duy thực tiễn thuộc đủ mọi khuynh hướng đều giống nhau ở một điểm: họ không thể quan niệm được một hình thức cai trị nào mà không bao gồm việc sát hại hàng loạt.
Đúng, nhiều người Nam Phi coi Mandela gần như một nhân vật thiên sai. Tổng Giám Mục Desmond Tutu từng công khai tạ ơn Thiên Chúa vì “hồng ân” Mandela. Nhưng cũng vị giám mục (Anh Giáo) này gần đây tuyên bố rằng ông sẽ từ chối giấy mời ông vào thiên đàng nếu Thiên Chúa hóa thành người kỳ thị đồng tính! Thành thử bất cứ xưng tụng nào của ông giám mục này cũng đáng hoài nghi cả. Ta cũng khó có thể tin tưởng Barack Obama khi ông này tuyên bố rằng Mandela “thực hiện được nhiều điều hơn người ta chờ đợi ở bất cứ con người nào” và “ông ta là người của muôn thời đại”. Chắc chắn ông Obama cũng tin mình là “người của muôn thời đại” vì “các thành tựu” mang chữ ký của ông: chính phủ giành quyền chăm sóc sức khỏe, đề cao phá thai, và cổ vũ “hôn nhân” đồng tính, đều là các chính sách được Quốc Đại Phi Châu phát huy tại Nam Phi. Thành thử, ta không bao giờ nghe chính phủ Obama than phiền về quá khứ của Mandela. Những người theo chủ nghĩa duy nhà nước chả bao giờ tìm được điều gì đáng trách trong hàng ngũ của họ.
Theo tiến sĩ Timothy J. Williams, giáo sư Pháp Văn tại Đại Học Phan Sinh ở Steubenville, Nelson Mandela: A Candid Assessment, Crisis Magazine, số ngày 10 tháng 12, 2013.