Con trai của ông Jad Issa là Sader đang học ngành nha khoa và anh tự hào về những thành tích của cha mình.

Ông Jad Issa bị mắc hội chứng down, nhưng cuộc đời của ông thì lại không như bạn nghĩ. Hãy hỏi vợ của ông (một người bình thường), hay con trai của ông, một người đang theo học để trở thành một nha sĩ thì sẽ rõ.

Câu chuyện đời của ông Jad mới đây đã trở thành nhan đề hàng đầu khi con trai ông là Sader kể về người cha của mình trong một đoạn Video trên Facebook, dẫn đến một loạt những câu truyện và phỏng vấn về gia đình khác thường này (bao gồm một bài báo trên tờ báo Ý đã truyền cảm hứng để tôi viết về đề tài này.)

Một người cha yêu thương và một người nuôi dạy có trách nhiệm.

Sader là một thanh niên khỏe mạnh thích bơi lội, thích tập tạ, hiếu học và thích vui chơi với các bạn trang lứa, đang sống với cha mẹ tại Syria. Trong đoạn Video ấy, anh rất tự hào về cha của mình và nói rằng ngay cả khi anh có thể được chọn lựa, thì anh cũng không bao giờ chọn bất cứ ai khác là cha của mình. Anh nói rằng “Tôi rất tự hào về cha tôi, giống như cha tôi tự hào về tôi vậy.” Tình cảm này là có cơ sở; vì Jad là người cột trụ của gia đình, và mặc dù những khó khăn bệnh tật, ông “đã cố gắng để làm mọi thứ nhằm bảo đảm một cuộc sống bình thường cho [tôi] được giống như những đứa trẻ khác. Sader nói rằng “Trong thời gian tôi đi học, cha tôi là người nâng đỡ lớn nhất của tôi về kinh tế, tâm lý và về mọi lãnh vực.”

Như Sader giải thích trong cuốn Video, sự hãnh diên là của cả hai: “Một trong những điều tôi hãnh diện là mỗi khi giới thiệu tôi cho một người nào đó, thì cha tôi nói “Con tôi là một nha sĩ.” Bạn có thể nhìn thấy niềm hãnh diện và sự vui mừng trong mắt của ông ấy. Cũng như cha tôi nói rằng “Tôi bị hội chứng down, nhưng tôi nuôi dạy con trai tôi và làm mọi thứ để giúp nó trở thành một nha sĩ chữa bệnh cho người ta. Tôi rất hãnh diện về nó…”



Rõ ràng Jad và vợ ông đã có khả năng cung cấp một môi trường thích hợp đầy đủ để Sader lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc và khôn ngoan. Sader đã thổ lộ rằng“Một đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay của một người với hội chứng down vẫn có tất cả tình yêu và sự ưu ái giống như khi được chăm sóc bởi bất cứ ai khác. Điều này giúp mang lại cho một người sự cân bằng vững chắc về mặt tình cảm và xã hội để có thể thành công… Khi bạn nhìn một người với định kiến rằng đó là người dễ bị tổn thương hay phải lệ thuộc vào cộng đồng, mà người ấy lại chăm chỉ, cố gắng làm tất cả mọi thứ để bảo đảm cho một đưa trẻ như tôi không thiếu thốn gì. .. Điêu ấy dĩ nhiên thúc đẩy tôi làm tất cả mọi thứ mà tôi có thể để trở thành một con người tốt nhất [ mà tôi có thể là]

Môt người chồng và một người bạn.

Jad không chỉ là một người cha tốt, nhưng theo con trai của ông, thì ông cũng là một người chồng tuyệt vời. Trong cách đối xử với vợ, “Đôi khi cũng có bất đồng, nhưng họ có một đời sống tràn đầy yêu thương, đơn giản, và khiêm nhường tôn trọng nhau trong mọi sự.” Nói tóm lại, Sader nói rằng, tình nghĩa vợ của họ cũng giống như bất cứ một cặp đôi nào khác.

Ở ngoài xã hội, Jad đã và đang làm việc cho một nhà máy lùa mì được 25 năm, và ông có một quan hệ tốt với hàng xóm và những đồng nghiệp. “Mối quan hệ xã hội của ông đơn giản và trong sáng bởi vì ông yêu tất cả mọi người và bất cứ ai, để đổi lại, mọi người yêu mến và tôn trọng ông và đối xứ với ông giống như mọi người bình thường khác.

Xem xét lại hội chứng down có nghĩa gì.

Tất cả những điều này làm cho chúng ta phải suy nghĩ kỹ lại. Trong khi hầu như mọi người hễ cứ nghĩ về hội chứng down, thì cho rằng cuộc sống đó chỉ là những điên khùng về tinh thần và khuyết tật về thể lý, phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác, chỉ là gánh nặng… Nói tóm lại, họ coi đó là cuộc sống không đáng sống. Đó là một quan niệm quá thông thường đến nỗi tại nhiều quốc gia những thai nhi bị chuẩn đoán là có hội chứng down thì thai bị phá.

Tuy nhiên, quan niệm này quá sai lầm và bi thảm với ít nhất hai cách.

Thứ nhất là cứ cho rằng người bị hội chứng down bị coi như số phận hẩm hiu rồi. Trong thực tế, người với bị chứng này vẫn có nhiều khả năng khác. Jad thì rõ ràng đã đạt tới mức cao về phạm vi chức năng,và việc ông ta có khả năng giúp cho con trai mình là rất đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế không có cách nào cho chúng ta biết trước là người bị hội chứng down, hay bất cứ ai, vì vấn đề đó, bị hay không bị khuyết tật, có hay không có tiền bạc, đặc quyền xã hội… sẽ có thể thành công được. Phá thai có nghĩa là cắt bỏ đi mọi khả năng, chấm dứt một đời sống do sợ hãi và hiểu sai về lòng thương xót.

Một lần nữa, lời hay nhất của Sader: “Là một đứa trẻ được nuôi dạy bởi môt người cha bị hội chứng down, tôi biết chính xác là họ có trái tim và tình yêu tinh ròng như thế nào nhưng họ cũng có tham vọng và động cơ và đáng sống một đời sống đàng hoàng và không bị phá bỏ. Anh nói trong video rằng, “Đối với nhiều người, cái ý tưởng về một người phụ nữ mang thai khi chuẩn đoán là thai nhi bị hội chứng down là một bi kịch tồi tệ nhất.. nếu ông bà nội của tôi cũng bị thuyết phục bởi cái tư tưởng này, thì hẳn là tôi sẽ không hiện diện với các bạn ở đây.”

Ý tưởng sai lầm thứ hai cho rằng một người không có khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt như Jad, là những người hoàn toàn phải lệ thuộc vào người khác vì những khuyết tật của họ và như vậy sẽ chẳng có niềm vui của một người chồng hay một người cha – thế thì đời không đáng sống. Thái độ này thật là vô nhân đạo, bởi vì giá trị cua mỗi người không phải là họ có thể làm gì mà là họ là ai: là một con người, đáng được thương yêu chăm sóc, và có cơ hội để phát triển mọi khả năng mà họ có được, dù rằng có thể bị giới hạn.

Là Kitô hữu, chúng ta nhận ra mỗi người mang hình ảnh của Thiên Chúa. Đôi khi nó là một hình ảnh nhắc nhớ chúng ta về Đức Kitô biến hình, rực rỡ ánh sáng quyền năng và sự tốt lành, nhưng cũng có khi là một hình ảnh Đức Kitô trên thập giá, thương tích, bị chối từ và hấp hối… Chúa Giêsu nói với chúng ta (Mt 25:40-45) rằng những gì chúng ta làm cho người anh em lúc túng quẫn là chúng ta làm cho chính Chúa. Những người khuyết tật, đau yếu, thiệt thòi, là cơ hội mà Chúa gởi đến cho chúng ta học cách yêu thương và thanh tẩy tinh tuyền hơn.

Chúng ta cần xây dựng một nền văn hóa nơi ấy các thai nhi được sẵn sàng chấp nhận và chào đón như một mầu nhiệm mà tương lai tiềm ẩn của các em chỉ có Thiên Chúa mới thấy trước được; một xã hội mà nơi ấy cha mẹ không cảm thấy sợ hãi và bối rối khi phải một mình đối mặt với một tương lai không chắn chắn, trong khi không có sự nâng đỡ hay những nguồn hỗ trợ cần thiết khác. Nhiệm vụ của chúng ta là yêu mọi trẻ em và giúp chúng phát triển đầy đủ tiềm năng của chúng, dù lớn lao hay nhỏ bé như ra nào, đừng cắt ngắn cuộc sống của các em bởi vì sự thiển cận của mình mà không nhận ra giá trị của các em hay thiếu lòng quảng đại để cho các em một cơ hội.


Source: aleteia.org Dad with Down syndrome inspires his son — and teaches us all to re-examine our assumptions